Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

BÀI 46. THIỀN NƠI THỰC TẠI

Người thật, việc thật, thành tựu thật. (Lê Thanh Hảo)

Biết bao sự tranh cãi đàm luận về các cảnh giới thiền chứng ,người tu tập nên có nội tâm nhẹ nhàng .... Chứng gọi vậy chứ chẳng chứng gì cái vốn sẵn có do ái dục vô minh che khuất, hết che mờ thì tánh sáng hiện ra. Ai dính mắc tự trói mình. 
Chứng là chứng kiến tiến trình tâm... thật thấy, thật biết, cái thấy biết không nằm trong học cao hiểu rộng, không thuộc ý thức, tưởng, hành suy diễn...
Nhiều người cho rằng Phật tử tại gia không chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. đó là lối tư tưởng sai lầm ...
điều thật không chối cãi là người Phật tử tại gia đa phần gia duyên ràng buộc về ái dục... nhưng không phải ai cũng vậy ... đối tượng khó chứng là những người tràn ngập sự ham muốn và ưa thích mãi không biết đủ ...
Khi người biết buông bỏ hướng ngoại cầu huyền để trở về soi dọi sự vận hành nơi thân tâm của mình khi căn đối cảnh trên mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn... không dính mắc chìm đắm thường hằng quán chiếu giữa cuộc sống dù thuận hay nghịch ,ưa hay ghét, được hay mất, vui hay buồn, thành hay bại, vinh hay nhục, giàu hay nghèo, hèn hay trí, Khỏe hay bệnh ....... cứ ngay cái thực tại mà thấy ... sự tu tập chuyển hóa ngay nơi ấy . nhưng phải nói thêm những người còn phải lo việc buôn ba, cơm áo gạo tiền, tính toán ... thì phải bằng lòng với phần trăm tu tập của mình “làm theo năng lực hưởng theo thành quả” hưởng sự an vui ngang bằng với sự xả ly ấy.
Người thực tập hạnh viễn ly buông xả tức thời tự có an vui .
Sự hỷ lạc, hân hoan, vui mừng, phấn khởi như mùa xuân đang nở rộ trong lòng ... niềm hân hoan ấy Người ngoài rất dễ cảm biết... hành giả tu tập đạt tới hỷ lạc này không để sự vui vui đó băng qua cái vui của thế gian ,khéo tác ý thọ nhẹ nhẹ sống trong tỉnh thức, cũng không ít người cho rằng hỷ cũng phải buông bỏ , nói không sai nhưng nhắm mình có hỷ chưa và được bao nhiêu mà buông, trong khi đó hỷ lạc này sinh từ sự viễn ly chứ không phải sinh từ tham sân si . nhờ hoan hỉ mà bao dung tha thứ , nhờ hoan hỷ mà bố thí cúng dường (cho những người đáng cho, cúng dường những bậc đáng cúng) Nhờ hoan hỷ, xả ly, từ bỏ ... mà không chấp trước (ly sanh hỉ lạc ) 
Từ sự Viễn ly ấy mà có tâm thiện lành, thanh tịnh, định định...( định sanh hỷ lạc) loại hỷ lạc này không thô như nói trên, Hỷ lạc này luôn suất hiện cùng trạng thái khinh an Trạng thái vi diệu của nội tâm . Trạng thái khinh an này có khả năng tăng trưởng hệ miễn dịch chuyển hóa bệnh đau, nặng thành nhẹ nhẹ thì khỏi, nếu không khỏi người bệnh cũng vẫn tự tại an vui “thân bệnh mà tâm không bệnh” .
Người Sống trong mừng, giận , thương, sợ, yêu ghét, muốn thì trạng thái bất an khó chịu ,thường thường, trơ trơ, đơ đơ , khi vui quá khi buồn khổ chìm sâu...
Người sống trong sự Xả ly, Ly tham, đoạn diệt .,. thì trạng thái hỷ lạc, khinh an , thanh tịnh hiển cùng ngay trong khi đi ,khi đứng, khi nằm, khi ngồi, trong các oai nghi thì nằm và ngồi được "yêu tiên " nhất dù muốn hay không muốn pháp tự ứng như thế . Hỷ CÓ RẤT NHIỀU TRẠNG THÁI KHÁC NHAU . Người sống trong vọng không nếm được hương vị ấy ... vậy chúng ta nhắm xem mình đã nhuần nhuyễn trong ly sanh hỷ lạc (sơ thiền), định sanh hỷ lạc (nhị thiền) chưa mà đòi xả, cẩn trọng không rơi vào vọng ngôn ái ngữ ... còn nói về xem nhẹ nó là đúng...
Các bậc thánh không phải họ xả tới mức không còn hỷ lạc khinh an mà là họ tự tại không dính mắc vào nên gọi là người viễn ly "hỷ diệu lạc".
Ly hỷ lạc Đắc diệu lạc (tam thiền) ly hỷ diệu lạc đắc tịnh tịch tâm (tứ thiền) hai trạng thái thiền này phần lớn chỉ có người Xuất gia cả về thân và tâm mới hành nhuần nhuyễn được , người tại gia có nhưng không thường , khi thể nhập, khi không vì gia duyên ràng buộc vướng bận. người tại gia sống độc cư cũng được xem như xuất gia rồi vì vậy điều kiện, hoàn cảnh, môi trường rất quan trọng với người tu hành. còn ( người thân xuất gia tâm chưa xuất gia miễn bàn không nhắc tới).
Thiền tới đây Phật tử chúng ta cứ an tâm từ từ mà tu từ từ mà sửa (từ từ khác với giải đãi lơ là) . Tu ngay cái hiện tại bước từng bước chắc chắn “không phải một tấc lên đến trời” nếu có chút hỷ lạc hay sự định tĩnh nào đó cũng đừng cho mình là giỏi là hay ,đừng đưa mình lên cao rồi rớt đau đớn . tôi ta trở ngại con đường tiến tới ngày toàn giác.
Diệu an vô cùng kính quý những người hành hạnh xuất gia (tâm xuất gia, thân xuất gia) .
Quý thay! những vị đang tu tập trải nghiệm trong các trường thiền, thiền viện, chùa, tịnh xá, tu viện, nơi Tăng Đoàn thanh tịnh ,hòa hợp !
Lành thay! những người đã đang sống trong môi trường tịnh, am, thất, chòi.... an tịnh trong sự từ bỏ ,Viễn ly, 
Sơ thiền, Nhị thiền ,Tam thiền ,Tứ thiền chỉ là những văn ngôn nói về nội tâm Sâu Thẳm trên bước đường Xả Ly ,Ly Tham, Đoạn Diệt . Văn tự ngôn thuyết rỗng tuếch nhưng lại là phương tiện gợi bao ý thẳm sâu.
Diệu an viết chia sẻ trải nghiệm. Kính mong chư vị Huynh Tỷ Muội Đệ và các Bạn thêm những ý kiến hay nơi trải nghiệm, thực nghiệm để xách tấn nhau cùng nhau bước trên con đường Chánh Giác "cơm thêm canh tu hành thêm bạn hiền ".
Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni phật 
Diệu an ngày 20-11-2018

Không có nhận xét nào: