- Hỏi:
Xin ý kiến hành giả: Vạn pháp, nhất thiết duy tâm tạo?
- Đáp:
Tất cả pháp do tâm tạo.
Pháp ở đây là pháp hữu vi.
Pháp ở đây có hai.
Nếu chỉ nói nội pháp trong thân ngũ uẩn, thì hầu hết hành giả đều biết tất cả pháp ấy do tâm tạo tác.
Nếu xét tất cả pháp hữu vi. Ở đây, sự thật rằng mỗi chúng sinh nhận biết pháp bằng các căn. Không có các căn đồng như không có pháp nào hiện hữu đối với vị ấy, các pháp đối với vị ấy tự trả về vô vi.
Các căn nhận biết không chính xác khi chúng tiếp xúc với các pháp. Vì tất cả nhận biết đều là gián tiếp và chậm trễ.
Về chậm trễ, tức là chỉ biết quá khứ. Quá khứ đã qua. Do vậy pháp được nhận biết đó không có thật, chỉ có trong tâm.
Về sự gián tiếp nhận biết nên nhận biết đó không đúng về chính cái được nhận biết. Nghĩa là kết quả được biết không có trong sự thật. Ví như một ngọn đèn nến, ta thấy to bằng ngón tay. Ta biết, ta thấy như vậy, có một ngọn đèn to bằng ngón tay. Nhưng sự thật ngọn đèn là ánh sáng, nó thật không thể diễn tả to đến mức nào. Vậy thì cái ngọn đèn to bằng ngón tay không thể tìm thấy trong sự thật, vì sự thật chỉ có ngọn đèn vô cùng to lớn. Còn nói chi đến ánh sáng. Ánh sáng thật không có, nó chỉ do nhân duyên hợp, trong đó có bị chi phối bởi căn mắt và các Danh.
Sự nhận biết như vậy, dù là căn hay tâm thì cũng từ tâm tạo tác cả vậy.
- Hỏi:
Xin chỉ bày thêm cùng nhau mọi người cùng biết.
Vậy, cái tâm có liên quan pháp vô vi không ạ?
- Đáp:
Thưa bạn. Tâm mà bạn nói là tâm vô vi hay hữu vi.
- Hỏi:
Thưa bạn. Tâm có thể có hai, là một như đồng tiền hai mặt, âm dương… tạm gọi hữu vi và vô vi.
Như vậy, tâm hữu vi có thể tu đạt vô vi? Hay còn cái nghĩa nào ạ?
- Đáp:
Thưa bạn.
Không có vô vi thì hữu vi không thể thuyết. Nếu lìa hữu vi tức vô vi.
- Hỏi:
Thưa bạn, theo niềm tin của bạn, đấy là tâm thái của Tri kiến thanh tịnh chưa? Khi ly xả hữu vi pháp tức đạt vô vi.
- Đáp:
Thưa bạn. Theo niềm tin của mình, khi chứng ngộ Bốn Thánh đế một cách trọn vẹn, tức minh, tức hữu vi, mọi lậu hoặc, tức hữu vi, đoạn tận. Chúng là một cặp sinh diệt tận cùng của hữu vi. Khi Thánh giả A La Hán mạng chung, minh tự trả về vô vi. Gọi là lìa hữu vi vậy, chứ thật chẳng có pháp lìa. Lìa hữu vi tức vô vi. Vô vi không có minh cùng vô minh.
Thưa bạn. Đến đây, nói vô vi vì có bạn, có chúng sinh, có hữu vi. Hữu vi và vô vi cũng là đối đãi nhị nguyên để hiểu biết mà thôi. Thật chẳng có vô vi cùng hữu vi. Ví như thế giới chỉ có một người thì vị ấy cũng không tên vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét