- Bốn Niệm Xứ là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn.
- Bốn Niệm Xứ là chi đạo Chánh Niệm của Bát Chánh Đạo.
- Bát Chánh Đạo: nơi nào có thì có thành tựu bậc Thánh, nơi nào không có thì không có thành tựu bậc Thánh.
- Đạo Phật chính là Bát Chánh Đạo (Đạo Đế). Bát Chánh Đạo chính là Đạo Phật.
- Tu tập Bốn Niệm Xứ, trước hết phải LUYỆN TẬP cho tâm đạt đến Tỉnh Giác tại từng sát na (tức là tỉnh giác liên tục KHÔNG GIÁN ĐOẠN). Pháp luyện tập này có hai pháp luân phiên, bao gồm di chuyển và tĩnh tọa nơi thanh vắng, vì đây là giai đoạn LUYỆN TẬP CHO TÂM, không phải giai đoạn ỨNG DỤNG. Di chuyển chính là đi kinh hành. Tĩnh tọa tức là niệm hơi thở vào ra.
- Khi nào tâm đạt được tầng tỉnh giác? Khi ta tu tập đạt đến an tịnh thân hành một cách thuần thục. Đây là việc đầu tiên phải làm cho thành tựu, nghĩa là TẬP LUYỆN CHO TÂM TỈNH GIÁC TẠI TỪNG SÁT NA. Nếu không, ta sẽ không thể tỉnh giác để quán thân, thọ, tâm, pháp; không thể tỉnh giác trong từng sát na cuộc sống (giai đoạn ứng dụng); không thể tỉnh giác nơi pháp thân hành niệm (ứng dụng); không thể tỉnh giác nơi thân khẩu ý (ứng dụng), chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.
- Đó là lý do tại sao khi đức Phật dạy tu tập Bốn Niệm Xứ, tu tập thân hành niệm, tu tập niệm hơi thở vào ra, đều phát khởi bằng điều kiện tu tập nơi thanh vắng để thực hiện tu tập bốn giai đoạn của hơi thở đến an tịnh thân hành một cách thuần thục.
- LUYỆN TẬP CHO TÂM TỈNH GIÁC TẠI TỪNG SÁT NA (tức là tỉnh giác liên tục KHÔNG GIÁN ĐOẠN) là mục đích của bốn giai đoạn đầu của pháp niệm hơi thở vào ra và kết hợp pháp đi kinh hành. Đi hoài cũng không được, ngồi im một chỗ hoài cũng không được, do vậy mà có hai pháp tĩnh động luân phiên.
Sư Quang Vô Sắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét