Hiển thị các bài đăng có nhãn CHÂN NHƯ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHÂN NHƯ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

(36) THỜI GIAN ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI HOẰNG PHÁP?

Hoa Thanh Long: Thưa quý thầy, quý cô chú, quý anh chị, quý bạn!
Con có một thắc mắc mà lâu nay chưa rõ. Kính mong quý thầy, quý cô chú cùng quý anh chị và các bạn có thể giúp cho mọi người biết về sự thật - đó là số năm mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hoằng pháp độ sanh sau khi Ngài thành đạo 45 năm hay 49 năm?

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2022

(35) NGHIỆP

"Trong quá trình vận động của ý thức của chúng sinh, nó luôn ảnh hưởng đến thế giới xung quanh huống chi là vận động thô sơ bằng thân thể hoặc thiết bị công nghệ,.. Trong quá trình vận động của ý thức của chúng sinh và những vận động của thân hay thiết bị công nghệ,... có những điểm chung tương tự nhau hoặc riêng lẻ. Sự vận động có những điểm chung của đa số ảnh hưởng đến chính bản thân, những chúng sinh xung quanh và thế giới xung quanh. Sự vận động như vậy là nghiệp cộng đồng và chúng sinh nơi đó sẽ nhận kết quả của sự vận động đó." (Pháp Không Chân Như)
***

(34) CHI PHẦN NHÂN QUẢ.

Nguyễn Đức Quang: Kính bạch thầy! Thầy cho con hỏi: 
Nhân duyên giữa cha mẹ và con cái trong đời này như thế nào? Tại sao trong gia đình lại có đứa con bất hiếu với cha mẹ, có đứa lại hiếu thảo với cha mẹ?
Sinh con trai hay con gái có phải là do nhân duyên giữa cha mẹ và đứa con đó có ân tình hoặc nợ nần nhiều đời, nhiều kiếp không ạ?
Sinh con theo các phương pháp như khoa học nói và chứng minh trên sách, báo, tạp chí,... Theo cách nhìn nhận của Phật giáo về vấn đề này như thế nào?

(33) LÝ NHÂN DUYÊN CÁC PHÁP

"Tất cả pháp nhờ nhân duyên mà khởi ra. Nếu không nhân thì pháp chẳng thể được khởi ra. Nếu không duyên thì pháp chẳng thể được khởi ra. Ví như cây lúa. Nhân là hạt giống, là chất dinh dưỡng trong đất, là không khí, là ánh sáng, là nước, là công trồng và chăm sóc, là phân bón,... Duyên là tất cả nhân ấy gặp được nhau và kết hợp được nhau. Nếu không nhân thì lúa chẳng có, nếu các nhân không gặp nhau thì lúa chẳng có, nếu các nhân gặp nhau mà không kết hợp được nhau thì lúa chẳng có". (Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

(32) CHẾT CHỈ LÀ BẮT ĐẦU CỦA MỘT SỰ SỐNG MỚI.

Nguyễn Ngọc Huyền: Bạch thầy! Nhà con có người anh trai mới qua đời, con rất đau khổ vì thương anh. Trong đầu con, bất kể là ngày hay đêm, hình ảnh anh con lúc còn sống và những kí ức cứ hiện về làm con rất đau khổ. Con xin thầy chỉ dạy cho con phải làm sao để vơi bớt nỗi buồn này ạ? 

(31) NÓI VỀ PHẬT TÁNH

"Ta tu tập để thấy ngũ uẩn (nó) không phải là Ta, không phải của Ta, không phải là Tự Ngã của ta để ta xả bỏ nó, thoát khỏi nó (ngũ uẩn), thoát khỏi luân hồi sanh tử, đạt đến chánh biến tri thì cũng là lúc ta thấy Phật tánh chính là Ta. Hai cái thấy và hai đối tượng được thấy này khác nhau. Một cái là thấy để xả bỏ, đó chính là ngũ uẩn, là cái thấy xảy ra trước của chúng sinh. Một cái là thấy chính mình đích thực, không phải xả bỏ, mình là Phật tánh, Phật tánh là mình, làm gì có cái gọi là xả bỏ chính mình. Cái thấy này xảy ra sau của chúng sinh, tức là cái thấy của bậc tu hành đã thành tựu." (Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2022

(30) NGHIỆP THÌ KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ CHỌN LỰA.

"Kiếp con người không thể chọn thân thể, nơi chốn được. Thọ thân ở đâu, loài nào là tùy thuộc vào nghiệp đã thành tựu. Nghiệp thì không có cái gọi là chọn lựa. Có thể hiểu nôm na là nó "rất trung thực". Ví như sóng ti vi vậy. Sóng ti vi mang theo dữ liệu ảnh và tiếng của một bộ phim về cuộc đời Đức Phật. Nó không có cái gọi là chọn cái tủ, cái bàn, cái micro,... hay cái ti vi. Mà là khi gặp đối tượng tương ưng là cái ti vi thì nó có thể kết hợp. Khi cái ti vi được bật đúng tần số với nó thì nó kết hợp." (Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

(29) Phẩm: NÓI VỀ TỤNG KINH

"Chư Phật tử! Những ai tụng kinh với ý nghĩ như sau là đúng pháp. 
Vị ấy nghĩ: Đây là lời Phật, chư đại Bồ tát dạy. Tôi cần phải hiểu rõ lời dạy của chư Ngài. Lời chư Ngài dạy, từng từ, từng cú pháp, từng đoạn, từng đề mục, từng phẩm rất kỹ càng, rất giá trị, không thừa không thiếu, thâm sâu vi diệu. Vì vậy, tôi cần phải đọc kỹ, cần phải suy nghĩ kỹ, cần phải quán chiếu kỹ từng từ, từng cú pháp, từng đoạn, từng đề mục, từng phẩm để hiểu biết đầy đủ, để hiểu biết chính xác.." (Pháp Không Chân Như)
***

(28) Phẩm: NÓI VỀ XÁ LỢI

"Khoa học không thể biết chính xác cấu trúc của Xá Lợi. Đối với họ, Xá Lợi là một vật mà cấu trúc của nó không như những cấu trúc vật chất mà họ đã biết. Nhiều người đã tôn thờ Xá Lợi, cầu xin Xá Lợi như một vị thần, tu pháp Xá Lợi, xem Xá Lợi là một linh thiêng,... vì họ không biết nó là gì. Sự không biết dễ dàng trở nên mê tín." (Pháp Không Chân Như)
***

(27) Phẩm: NÓI VỀ LINH HỒN

"Sau khi có sự thay đổi lớn, hệ vật chất vi tế còn lại đến lúc đó sẽ rời khỏi thân thể thô sơ phụ thuộc những thứ từ bên ngoài để nuôi sống (để cân bằng ổn định trạng thái). Cái đó, con người gọi là linh hồn. Nó chính là thực thể chúng sinh sau khi chết (sau khi thay đổi lớn). Nó, những gì còn lại của chúng sinh, tức là những gì còn được chấp thủ là của mình, là chính mình, là của tự ngã của mình. Nếu một vị tu hành đắc đạo nhập niết bàn thì Nó không còn là của vị ấy. Nó bị bỏ lại và nó tự tại như chính nó, không có tánh biết để biết mọi thứ và những thứ thuộc về chân tâm." (Pháp Không Chân Như)
***

(26) QUẢNG PHÁP QUÁN XÉT PHÁP.

Quảng Pháp: Thưa thầy Pháp Không Chân Như! Thầy cho đệ tử hỏi đoạn pháp thoại dưới đây có phải là Chánh pháp không?: 
"[Trích] Đường Về Xứ Phật (tập 8) của Trưởng Lão Thích Thông  Lạc: 
Tâm thức còn hay hoại diệt khi người đã chết?
Chơn Thành hỏi: Kính thưa Thầy! Khi xác thân hoại diệt thì tâm thức thường hằng bất biến hay đã hoại diệt hoàn toàn theo thân xác của nó?

(25) SÁU LỢI ÍCH LỚN CHO NGƯỜI ĐẾN CHÙA.

Phật tử Nguyen Thi Quyen bày tỏ: Bạch Thầy! Con đã đọc bài CON CẦU XIN NGÀI. Trong giáo lý nhà Phật, con từng nghe tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nhưng vì bị vô minh che lấp nên tâm bất an. Vậy để tâm không còn bất an thì phải tự mình phá đi cái màn vô minh ấy (tự mình đốt đuốc lên mà đi) thì sẽ trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật. Như vậy theo con hiểu đâu thể cầu xin Đức Phật, hoặc cầu xin chính bản thân mình mà được. Nhưng nếu nói như vậy thì tại sao các chúng sanh đến chùa để cầu nguyện? Theo con, đến chùa không phải để cầu nguyện mà để nương theo hạnh Phật và Phật lực của các Ngài, từ đó dần dần sẽ gỡ được cái bức màn vô minh tùy theo bản thân mình có giác ngộ được chưa và tu hành có rốt ráo chưa? Con nghĩ như vậy đúng không Thầy? A Di Đà Phật.

(24) ĐẾN CHÙA ĐỂ LÀM GÌ?

"Đọc và suy nghĩ, quán chiếu về từng câu từ mà Phật đã dạy để hiểu thấu lời Phật dạy, và từ đó khéo hành trì. Không thể đọc một lần thật nhiều câu kinh mà đọc từng câu và suy nghĩ, quán chiếu từng câu. Hiểu rồi thì mới đọc câu khác. Nếu có gặp khó khăn về văn tự làm cho mình không hiểu hoặc nghĩ hoài mà không hiểu thì nên nhờ quý thầy giảng giải để hiểu. Nếu quý thầy giảng mà mình không hiểu thì phải hỏi lại. Hỏi và nghe giảng cho đến khi nào hiểu mới thôi. Làm như vậy là tụng kinh." (Pháp Không Chân Như)
***

(23) Phẩm: XÁC LẬP NIỀM TIN TAM BẢO

"Niềm tin được xác lập trên hai cơ sở. Một là niềm tin ấy được xác lập trên cơ sở quán xét kỹ. Hai là niềm tin ấy được xác lập trên cơ sở là tin vào lời tuyên nói của vị tỉnh thức như Phật, Bồ tát." (Pháp Không Chân Như)
***

(22) VẤN ĐÁP VỀ QUY Y TAM BẢO

Phật tử Ben Vo hỏi: Tôi không quy y Tam Bảo, tự mình quay lòng làm Phật, vậy có thành Phật không? Không biết một pháp gì, không chấp một pháp gì, tâm không trụ vào bất cứ gì, vậy có phải là Đạo không?

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

(21) TAM TỊNH NHỤC: Ý PHẬT VÀ Ý NGƯỜI.

"Có người cho rằng ta có nhu cầu ăn thịt nhưng ta không thấy, ta không nghe, ta không nghi. Người này thật dối trá. Người ăn thịt biết thịt. Biết thịt thì tại sao lại không biết rằng do nhu cầu ăn thịt của mình mà chúng sinh vì ta mà chết. Người có nhu cầu ăn thịt làm sao có thể tự loại mình ra khỏi danh sách khách hàng tiêu thụ của các nhà cung cấp thịt được. Các nhà cung cấp thịt cũng không có lý do gì loại người có nhu cầu ăn thịt ra khỏi danh sách khách hàng tiêu thụ của họ được. Hành vi bắt bớ, giết thịt từ danh sách khách hàng tiêu thụ thịt mà có." (Pháp Không Chân Như)
***

(20) TIỂU NGÃ, ĐẠI NGÃ VÀ PHẬT TÁNH.

"Nếu nói tu để giải thoát khỏi vô thường khổ đau hiện tại mà không thoát khỏi luân hồi khổ đau thì không phải là con đường mà chư Phật đã dạy. Nếu nói tu để giải thoát khỏi vô thường khổ đau và không trở lại trạng thái như vậy nữa, tức không còn luân hồi khổ đau thì đó là con đường mà chư Phật đã dạy." (Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2022

(19) LUÂN HỒI

Trong những cái biết hiện tại, trong từng cái biết đó, có cái biết là của Ta, của Phật tánh của ta chưa từng thay đổi, có cái biết được phát sinh, thay thế, tích lũy từ vô thủy đến nay, hiện tại, ngay bây giờ.
Cái được phát sinh, thay thế, tích lũy từ vô thủy đến nay, hiện tại, ngay bây giờ thuộc về tàng thức, thuộc về trung ấm, thuộc về năm uẩn.
Còn cái biết luôn có mặt để những cái biết khác hiện hữu và tồn tại như phát sinh, thay thế, tích lũy từ vô thủy đến nay, hiện tại, ngay bây giờ thì không thuộc về tàng thức, không thuộc năm uẩn. Cái biết này là thường hằng, không bao giờ thay đổi. Cái biết này là của Ta, là của Phật tánh của ta. (Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

(18) DIỆT TRỪ VỌNG TÂM.

"Vọng tâm như vi rút phần mềm trong máy vi tính, máy điện thoại di động vậy. Con vi rút này tồn tại và khởi sinh dựa vào suy nghĩ của chúng sinh. Có nghĩa rằng nếu dùng suy nghĩ để diệt trừ nó thì chính là tạo môi trường cho nó tồn tại và khởi sinh. Vì vậy, càng xua đuổi nó, càng muốn diệt trừ nó thì nó càng mạnh hơn.
Vì vậy, các bậc đại thiện tri thức chỉ dạy cho chúng sinh các pháp môn dẫn đến vọng tâm tự nó bị diệt trừ. Khi vọng tâm tự nó bị diệt trừ đồng với chúng sinh thành Phật." (Pháp Không Chân Như)
***

(17) QUÁN CHIẾU PHẬT TÁNH

"Và này Sang Ho, ông khéo quán chiếu lời tôi nói. Nói chúng sinh không có ngã thì có nghĩa rằng bất cứ thành phần khởi ra chúng sinh đều không có ngã. Ví như nói nhà tôi không có tiền tức nói rằng bất cứ ai trong nhà tôi đều không có tiền. Nói chúng sinh có ngã thì có nghĩa rằng không phải bất cứ thành phần khởi ra chúng sinh đều có ngã. Như thân ngũ ấm, tâm hư vọng không có ngã. Còn chúng sinh có tự thể chính mình ấy là ngã. Ví như nói nhà tôi có tiền. Không có nghĩa rằng bất cứ ai trong nhà đều có tiền, nhưng trong nhà có người có tiền".
***