Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

LỢI THA

A. BIẾT ƠN TRẢ ƠN 

Đức Phật bảo các ông trưởng giả Diệu Đức, Dũng Mãnh, Thiện Pháp ở trong thành Vương Xá rằng: Này các trưởng giả! Ta sắp nói pháp mầu nhiệm, vì muốn lợi ích cho những ai chưa biết ơn đức trong đời vị lai. Ơn trong thế gian và xuất thế gian có 4 thứ:
Ơn cha mẹ
Ơn chúng sanh
Ơn quốc vương
Ơn Tam bảo
Bốn ơn này tất cả chúng sanh, bình đẳng cõng đội.
Kinh Tâm Địa Quán 

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Bài đồng dao CỰC LẠC LÀ ĐÂY

Một thời mạt kiếp
Con người Trái Đất
Tham hơn đỉa đói,
Sân tựa cuồng phong,
Vô minh che kín
Khắp cả năm Châu,
Lại có pháp cầu
Chuyên niệm một câu
A Di Đà Phật,
Vãng sanh Cực Lạc
Đông như đi hội.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Buông bỏ - Thành tựu pháp Không - Hành Bồ-tát đạo

GN - Đức Phật là vị đại lương y, chỗ chứng ngộ của Phật, hiểu biết của Phật không thể đem dạy người. Ý này Phật khẳng định trong kinh Pháp hoa rằng Ngài không thể nói chân lý, vì chúng sanh không hiểu được, sẽ sanh tâm hủy báng.

Có thể chia mọi người trên cuộc đời này thành ba bậc. Bậc một là chúng sanh ở trong sáu đường sinh tử luân hồi, Phật nói họ như người mù, đương nhiên không làm được gì. Vì vậy, họ phải lo chữa bệnh trước, ví như người bị trúng tên độc, phải nhổ mũi tên và chữa lành vết thương, còn lo tìm nguyên nhân ai bắn tên, có mục đích gì, thì chưa nghĩ ra được đã chết.

CHÂN RUỘNG, SỰ TỒN VONG CỦA DÂN TỘC

1. Vì sao Việt Nam chưa hề xảy ra đại dịch?

Lịch sử chưa ghi một đại dịch nào trong suốt mấy ngàn năm tồn tại của dân tộc. Vì sao vậy? Vì dân ta chưa bao giờ thoát khỏi môi trường sống tự nhiên là chân ruộng. Người ta nói nhiều về nền văn minh lúa nước nhưng ít ai đề cập đến môi trường sống tự nhiên của người Việt, môi trường sống tự nhiên đó quy định màu da, màu mắt, cấu tạo sinh học và thể trạng của giống nòi. Cốt lõi của môi trường sống tự nhiên đó chính là chân ruộng.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

SÂU VÀ NÔNG

Xưa nay cái thực sự
Làm nên người đàn bà
Không phải sự mạnh mẽ
Mà là lòng vị tha.

Là đức tính chịu đựng
Để trong ấm ngoài êm
Và gia đình hạnh phúc, 
Dù khóc thầm ban đêm.

THANH TỊNH

- Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh này. Thế nào là ba? Thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý thanh tịnh.

Thế nào là thân thanh tịnh?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, này các Tỷ-kheo, đây gọi là thân thanh tịnh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lời nói thanh tịnh?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lời nói thanh tịnh.

NHẬN BIẾT "THAM - SÂN - HÔN TRẦM - TRẠO HỐI - NGHI" VÀ PHÁP ĐOẠN TẬN.

II. Phẩm Ðoạn Triền Cái

Những pháp đoạn trừ và nuôi dưỡng năm triền cái.

1-10 Tịnh Tướng v.v...

1.- Ta không thấy một phép nào khác, này các Tỷ-kheo, dẫn đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như tịnh tướng. Tịnh tướng, này các Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, và dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

SAU KHI CHẾT TA VỀ ĐÂU?

XII. Phẩm Ðọa Xứ

116.- Chính Xác.

KHIẾM KHUYẾT

1.- Này các Tỷ kheo, có ba khiếm khuyết này, thế nào là ba? 
- Này các Tỷ-kheo, có ba sự khiếm khuyết này. Thế nào là ba? Khiếm khuyết về giới, khiếm khuyết về tâm, khiếm khuyết về tri kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khiếm khuyết về giới?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về giới.

Chữa bệnh bằng trường sinh học

Những người đã từng gặp cụ Trưởng Cần đều ấn tượng với một đôi mắt sáng quắc, như dẫn dắt suy nghĩ, hành động của người khác. Có được "thần nhãn" là do cụ đã khổ luyện. Cho đến nay, những chuyện luyện "thần nhãn" của cụ đã bước đầu được khoa học làm sáng tỏ.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Câu chuyện cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni và lời tiên tri cho thời đại chúng ta

Đức Phật, Người vốn là ai? Ai có thể trở thành Phật? Chúng ta cùng xem câu chuyện cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để hiểu rằng từ một vị hoàng tử dũng cảm rời bỏ cuộc sống nhung lụa nơi hoàng cung, trải qua hành trình tìm kiếm sự giác ngộ đầy khó khăn và gian khổ, cuối cùng thấy được chân lý vũ trụ và truyền bá Phật Pháp, để lại những dự liệu tiên tri cho tới tận thời đại chúng ta ngày nay…

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG CŨNG LÀ THÔNG TIN

Hiện nay có một số nhà khoa học nghi ngờ rằng vũ trụ là số. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn, bởi vì nếu vũ trụ là số, vậy thì vũ trụ cũng là ảo, nếu là ảo thì nó hoàn toàn tương đồng với thế giới tin học của chúng ta hiện nay, chỉ cao cấp hơn chứ không khác về bản chất. Nếu đúng như vậy thì vũ trụ cũng chỉ là thông tin, nói cách khác vật chất và năng lượng cũng là thông tin, hạt hay sóng thì tất cả cũng chỉ là thông tin. Và như vậy con người có thể điều khiển được vũ trụ.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

SỰ TÀN NHẪN VÀ VÔ NHÂN ĐẠO

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

LUẬT LÀ GÌ?

Tưởng là dễ. Thật ra rất khó định nghĩa luật. Khó đến nỗi chẳng ai định nghĩa được. Hiện tượng luật bàng bạc khắp mọi hiện tượng xã hội; làm sao chiết ra được từ những hiện tượng xã hội một thứ hiện tượng gọi là hiện tượng luật? Lấy tiêu chuẩn gì mà chiết? Lấy tiêu chuẩn gì mà gọi đó là hiện tượng luật?

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?

Tiếng ta còn thì nước ta còn!

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

CÔNG ĐỨC VÀ PHƯỚC ĐỨC

“Một hôm, Vi Sử Quân vì Sư thiết hội Trai Tăng. Trai xong, Sử Quân mời Sư thăng tòa rồi cùng với quan chức, dân chúng cung kính lễ bái, hỏi Sư: Ðệ tử nghe Hòa Thượng thuyết pháp, thật là bất khả tư nghì, nay có một ít nghi vấn, xin Hòa Thượng từ bi giải thuyết cho.

Sư nói: "Có nghi cứ hỏi, Ta giải đáp cho.

Sử Quân nói: Cái Pháp mà Hòa Thượng giảng dạy, có phải là tông chỉ của Tổ Ðạt Ma chăng?

Sư đáp: Phải. 

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

THÍCH CA MÂU NI PHẬT

LỜI NÓI ĐẦU

Chào các cháu yêu quí,
Ông Tân, Ông Béo đây.
Hôm nay ông lại đến
Với tập Thơ Phật này.

Phật Giáo là Đạo chính
Bao đời ở nước ta.
Phật là người có thật,
Tên Ngài là Thích Ca.

TU THIỆN – PHÁ ÁC

Lời nói, việc làm, trung thực đức tin; trong ngoài phải thuận hợp với nhau.
Kinh Vô Lượng Thọ 

Dùng nhiều ví dụ để rộng nói ngôn giáo.
Kinh Pháp Hoa 

Kỳ Bà nói: bề tôi này nghe Phật thường nói tu một niệm lành phá được trăm điều ác.
Phật dạy: Đại vương, ví như chút kim cang, có thể phá núi tu di; cũng như lửa có thể đốt cháy tất cả; như chút thuốc độc, có thể hại mạng chúng sanh. Chút lành cũng vậy, tuy gọi chút lành, kỳ thật là lớn, vì sao vậy? Vì có thể phá đại ác vậy.
Đừng khinh ác nhỏ cho là không tội, giọt nước tuy ít chứa dồn đầy lu.
Kinh Niết Bàn 

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

TỰ LỢI

A. CHẾ TÂM

Đức Phật dạy: Người thường bị mắt dối gạt, bị tai dối gạt, bị mũi dối gạt, bị miệng dối gạt, và bị thân dối gạt. 
Kinh A Hàm Chánh Hạnh 

Nếu chuyên niệm phân biệt kỹ sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; cùng sáu cảnh trần là sắc, thanh, hương, vị xúc, và pháp thì quyết chẳng đọa vào ác đạo. 
Mắt xem sắc hoặc tốt hay xấu, thấy tốt thì ưa, xấu thì ghét. Tai nghe tiếng, hoặc hay hay dở, nghe hay là ưa, dở là ghét. Mũi, lưỡi, thân, ý cũng giống như thế.

SÁM HỐI

Gây điều ác rất nặng, hối lỗi lần mòn mỏng, thường hối chẳng trễ nãi, nhổ hẳn được gốc tội. 
Kinh Tăng Nhứt A Hàm 

Người có nhiều lỗi, mà chẳng tự hối, mau dứt lòng ác, tội dồn đến thân, như nước về biển, lần thành sâu rộng. Nếu người có lỗi, tự biết tội lỗi, cải ác tu thiện, tội tự tiêu dứt, như bịnh xuất hạng, lần bớt mạnh vậy. 
Kinh Tứ Thập Nhị Chương 

KINH ĐIỂN VÀ CÁI THỰC

Phật giáo Nguyên Thủy hiện nay còn giữ được hầu như nguyên vẹn toàn bộ giáo lý uyên nguyên của Đức Phật thuở bình minh. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta sẽ ôm chặt Tam tạng kinh điển ấy như một kho bảo vật. Không phải vậy. Chúng ta học đạo, trong tinh thần phát hiện cái thực thì chúng ta sẽ không lệ thuộc Phật giáo Nguyên Thủy, Đại Thừa, Tiểu Thừa hay Thiền Tông gì gì cả. Kinh điển chẳng phải là cái gì thiêng liêng lắm. Nó chỉ là một đống ngôn ngữ trống rỗng! Tôi xin nói bạo một chút để chúng ta cùng có một ấn tượng sâu đậm về nó. Mặc dầu kinh điển cả đấy, của toàn bộ các tông phái, nhưng thật ra chúng chỉ là mớ ngôn ngữ trống rỗng. Chúng ta sẽ cùng nhau "bươi" cái đống bừa bộn lỉnh kỉnh văn tự chữ nghĩa ấy ra. Quý vị có cùng với tôi làm cái công việc ấy không? "Bươi" nó ra để nương theo đó mà thấy chân lý, sự thật, cái thực.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

NIỆM PHẬT

Đức Phật bảo Ca Diếp Bồ tát: "Nếu có trai lành gái thiện nào, thường hay chăm lòng chuyên cần niệm Phật, hoặc nơi núi rừng, hoặc nơi xóm làng, hoặc ngày đêm, hoặc ngồi nằm, các đức Phật Thế Tôn thường thấy người này như hiện trước mắt. 
Kinh Niết Bàn 

CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ

Đại đức W. Rahula
Thích Nữ Trí Hải dịch


Lời Giới Thiệu
Đại Đức Rahula, người Tích-Lan được đào tạo trong truyền thống Thượng-Tọa Bộ tại các Phật Học Viện (Pirivena), sau vào Đại-Học Tích-Lan đậu bằng B.A. (London) rồi viết luận án Tiến Sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích-Lan và được cấp bằng Tiến Sĩ Triết học (Ph. D.). Sau Đại Đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Đại-Thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây-Tạng. Cuối cùng Đại-Đức qua Đại Học Đường Sorbonne để nghiên-cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và mai nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy, Đại-Đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý Đại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Đại-Đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản.

LÒNG TIN

Quay về nương dựa nên gọi là quy y. Hành tướng quy y như con theo cha mẹ, nương dựa phục tùng; như dân nương nhờ vua, như người yếu nương nhờ kẻ mạnh. Nương Phật như thầy, nên gọi là quy y Phật. Nhờ pháp như thuốc, nên gọi là quy y Pháp. Nương Tăng là bạn, nên gọi là quy y Tăng. 
Kinh Đại Thừa Nghĩa 

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Một nắm lá chữa dứt đến 90% bệnh trĩ dù trĩ dài 1 đốt tay

Đây là một chia sẻ hoàn toàn có thật của một thành viên trên Phununews về kinh nghiệm chữa dứt bệnh trĩ đến 90% chỉ bằng một nắm lá. 

Em đọc được rất nhiều bài chia sẻ về kinh nghiệm chữa bệnh trĩ trong diễn đàn rất hay. Hôm nay em xin đóng góp một bài thuốc mà bản thân em đã áp dụng rất thành công. Tại thời hiện nay bệnh của em chưa dám nói khỏi hẳn nhưng cũng đã dứt được đến 90%. Được vậy thôi cũng đủ làm em vô cùng vui sướng. Em hy vọng nếu tiếp tục điều trị sẽ khỏi hoàn toàn.Em là con gái năm nay 29 tuổi, sắp lập gia đình. Trước đây em cũng không ý thức về mức độ nguy hiểm của căn bệnh ở vùng kín. Em ngại không dám nói với ai, kể cả đi khám bác sĩ. Cứ âm thầm chịu đựng sống chung với bệnh tật từ năm em học cấp 3 đến nửa năm trước. Đến khi trĩ của em dài khoảng 1 đốt ngón tay.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

MINH TRIẾT TRONG ĐỜI SỐNG

http://lh3.ggpht.com/_GRvA3rycUj4/S1HfM_WeHtI/AAAAAAAABUU/6fXNU7OZWVk/s800/DSC01668.JPGTiểu sử tác giả.
Dar­shani Deane là một diễn giả nổi tiếng, đã giúp đỡ nhiều người trên phương diện tâm linh. Cuộc diễn thuyết nào của bà cũng thu hút rất đông quần chúng, sau buổi nói chuyện bà thường dành thời giờ tiếp xúc với thính giả để thảo luận thêm về những đề tài liên quan đến đời sống cá nhân của họ. Chi tiết cuộc tiếp xúc được ghi nhận và in thành sách dưới tựa đề Wis­dom, Bliss, and Com­mon Sense (Tạm dịch: Minh Triết Trong Đời Sống). Cuốn sách này đã giúp nhiều người tìm được sự thoải mái trong đời sống tinh thần và là một trong những cuốn sách tâm linh bán chạy nhất năm 1989.

Bài thuốc cứu giúp rất nhiều người bị gai cột sống và thoát vị đĩa đệm hành hạ

Chỉ cần bạn kết hợp vỏ bưởi tươi với chanh và ngải cứu, dùng hơn chục ngày, bệnh tình sẽ chắc chắn thuyên giảm ngay mà không cần sử dụng thêm bất cứ viên thuốc nào.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

CHÂN NHƯ

Đừng bao giờ sợ chết vì ta đã chết, đang chết, sẽ chết và không chết. (Pháp Không Chân Như)

Ba pháp tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam

Tam tổ Trúc Lâm 
GN - Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh, Mật được phổ biến tại nước ta. Lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu này có ảnh hưởng tích cực đến con người và xã hội qua nhiều thời đại.

BÁT CHÁNH ĐẠO LÀ NGUYÊN LÝ KHÔNG THỂ THAY ĐỔI

Nếu bất kỳ ai có niềm tin về Bát Chánh Đạo, rồi tìm hiểu, nghiên cứu đúng Bát Chánh Đạo của Đức Phật Thích Ca thì chắc chắn chúng ta không bao giờ tu hành lạc lối.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

NÚI TU DI


HẠT BỤI


PHÁP THOẠI: NÓI VỀ NGHIỆP - NGHIỆP QUẢ (tiếp theo 2)

Phap Khong Chan Nhu: Trái đất cũng như những hành tinh, vì sao, thiên hà,... hệ vật chất của nó có quá trình tụ tập, hình thành, ổn định, biến động lớn, biến đổi lớn, hủy hoại, rồi lại tụ tập, hình thành, ổn định, biến động lớn, biến đổi lớn, hủy hoại. Quá trình tụ tập, hình thành, ổn định, biến động lớn, biến đổi lớn, hủy hoại của các hành tinh, vì sao, thiên hà,... gắn liền với quá trình tụ tập, hình thành, ổn định, biến động lớn, biến đổi lớn, hủy hoại các hệ thực vật (nếu có), các loài hữu tình các nơi ấy.

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

HỘ THẾ TỨ THIÊN VƯƠNG

Hộ Thế Tứ Thiên Vương là bốn vị Thiên tướng thủ hộ Phật Pháp, thuộc chư Thiên Bộ trong Nhị Thập Thiên hoặc Thập Nhị Thiên của Phật Giáo. Tứ Đại Thiên Vương cư trú trên núi Do Kiền Đà La bên hông của núi Tu Di, mỗi vị cùng với quyến thuộc của mình trấn giữ bốn phương Đông Nam Tây Bắc, cai quản hộ trì tứ châu là: Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hạ Châu, Bắc Cu Lô Châu. Ở Trung Quốc, do ảnh hưởng của “Phong thần Diễn Nghĩa” và truyền thuyết dân gian còn gọi Tứ Đại Thiên Vương là “Tứ Đại Kim Cang”, lại nói chức phận của bốn vị này là: Phong, Điều, Vũ, Thuận.

PHÁP THOẠI: NÓI VỀ NGHIỆP - NGHIỆP QUẢ (tiếp theo)

Phap Khong Chan Nhu: Như các vị đã nghe tôi trình bày về thực thể chúng sinh trong phẩm Nói về Linh hồn, trình bày về Xá lợi và trình bày nghiệp là gì, nội nghiệp, ngoại nghiệp. Trong những trình bày này, thực thể chúng sinh và tâm thức đều có cấu trúc vật chất. Trong thế giới vật chất, mọi sự thay đổi, biến động dù là vi tế đều được lan truyền trong không gian, trong vật chất. Ví như chư vị nghĩ thì sự nghĩ đó là một quá trình thay đổi, biến động của vật chất trong thực thể của chư vị và nó sẽ lan truyền trong không gian và trong vật chất. Ví như chư vị có một niệm trong tâm thức thì niệm đó cũng là sự thay đổi, biến động của vật chất trong tâm thức của chư vị và nó sẽ lan truyền trong không gian và trong vật chất. 

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Bài thuốc kỳ diệu từ rau sam tống hết sỏi thận không cần mổ

Rau sam là một loại thân thảo mọc hoang ở những vùng ẩm mát như bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu.

Rau sam có tên là khoa học: Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau sam Portulacea.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

TA LÀ AI? (Cấu trúc bản thể con người)

Các quy mô của bản thể con người

Theo nhiều trường phái và nhiều tác giả thì nhân thể gồm nhiều quy mô (hay mức) khác nhau:

- Về vật chất (vật chất hạt thô hay tinh vi - sống tần số thấp hay cao, siêu cao tạo nên các cơ thể).
- Về hình thể (dạng) của cơ thể.
- Và về hình thái vận động của cơ thể.

Lạy Phật và những trải nghiệm của tự thân

Thành kính lạy Phật
GNO - Lạy Phật lợi ích vô cùng 
Lưu thông máu huyết khiêm cung tánh tình
Vừa có phước vừa dưỡng sinh 
Hàng ngày thường lạy an khinh cõi lòng...

Trong thời buổi hiện đại, với sự tiến bộ của khoa học, trong nhịp sống công nghiệp, máy móc và các tiện nghi vật chất đã thay thế sức người. Con người ít vận động, nhưng phải chạy theo nhiều nhu cầu vật chất, nên quay cuồng với bao áp lực, nhất là những vị làm văn phòng và các nghề nghiệp ngồi một chỗ, không có nhiều thời gian để sống thỏa mái với thiên nhiên, khiến tinh thần dễ bị căng thẳng, cơ bắp toàn thân cũng tự nhiên căng cứng theo.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

PHÁP THOẠI: NÓI VỀ LINH HỒN (tiếp theo)

Phap Khong Chan Nhu: Hôm nay, chúng ta sẽ nói đến vấn đề sau khi thay đổi lớn (tức là sau khi chết), thực thể chúng sinh là thứ gì.
Một số vị đã trình bày tri kiến của mình và trong đó có một số vị nói đúng. Như thế nào là đúng, tức là sau khi thay đổi lớn (tức là sau khi chết), thực thể chúng sinh là thứ gì?

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

KINH NIẾT BÀN

Tôi nghe như vầy[01]:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Niết-bàn có tập[02] chứ không phải không tập. Tập của Niết-bàn là gì? - Giải thoát là tập.

Trong kinh A Hàm chứng thực Đức Phật có khai thị hai từ 'Tiểu thừa' và 'Đại thừa'

PHẦN 1: DẪN NHẬP

Trong giới Phật học hiện nay vẫn chia làm 2 nhánh lớn là Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Hán truyền (Phật giáo Bắc truyền). Những người theo Phật giáo Nam truyền chủ yếu tu tập đạo Giải thoát, hay còn gọi là Tiểu thừa, hay Thanh văn thừa, chứng quả vị cao nhất là A La Hán (ở đây tạm không nhắc đến Duyên giác thừa). Còn những người tu theo các pháp môn Phật giáo Bắc truyền là tu theo đạo Phật Bồ Đề, hay còn gọi là Đại thừa, chứng quả vị cao nhất là Phật quả.

Liệu pháp Điều hoà Năng lượng (Prana)

Ấn thường được thể hiện trong các tranh, tượng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt khi nói đến khí công và tĩnh tọa, nhiều người thường liên tưởng ngay đến các vị đạo sư hoặc những nhà khí công ngồi thiền, hai tay bắt ấn!
Tại sao phải bắt ấn? Phải chăng ấn chỉ liên quan đến những điều huyền bí, mê tín, không giải thích được?
Bài viết sau đây sẽ đề cập đến ý nghĩa và tác động khí hóa của ấn trong việc tu luyện tập khí công và tĩnh tọa, thiền định để giúp bản thân tự chữa bệnh cho mình bằng Năng lượng luân lưu trong cơ thể.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Người xưa dạy 2 huyệt đạo bí truyền đánh thức khí lực vô hình của cơ thể

Chân Âm là từ ngữ của y học đông phương, ám chỉ khí lực vô hình tiềm tàng của phần âm ở bên dưới cơ thể. Chân Âm sung mãn là điều kiện để não bộ được bền vững, khỏe mạnh.

Chuyện thật có thật ở Phú Thọ: Tiến sĩ có 2 con đều là Thần Phật hóa thân

Chồng là Tiến sĩ, Giám đốc một Bệnh viện đa khoa ở Phú Thọ, vợ là chủ một ảnh viện áo cưới nổi tiếng, họ sinh được 2 người con 1 trai 1 gái đẹp như tranh vẽ, thông minh học giỏi. Bỗng một ngày người ta sững sờ khi bắt gặp ở trên ngọn núi thiêng của Tam Đảo cảnh tượng 2 vợ chồng vị Tiến sĩ này đang chắp tay cúi lạy và xưng hô là “con” với chính…2 đứa con nhỏ do mình sinh ra…

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

TUYÊN BỐ TỔNG QUÁT SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ (từ tuyên bố 48 đến 60)

48) Tất cả chúng hữu tình đều có Tánh linh.

49) Mỗi Tánh linh đều có môi trường nội tại liên tục (sau đây được đặt tên là Linh Quang, ai đó muốn gọi tên khác đều được vì đây là từ mới), xuyên thấu mọi vị trí và trùm khắp Vũ trụ. Ngoại trừ môi trường Linh Quang liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác thuộc về Tánh linh.

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

BẢN THỂ TUYỆT ĐỐI

Chân lý tuyệt đối:

Tất cả tồn tại đều là năng lượng.

Công thức diễn đạt Bản Thể:

Năng lượng có thể được phân biệt theo nhiều loại hoặc không biệt tùy theo nhu cầu phân biệt của con người. Con người có thể phân biệt năng lượng theo hai loại cơ bản: năng lượng vô tính và năng lượng hữu tính. Năng lượng vô tính là năng lượng không tham gia sản sinh và tạo tác. Năng lượng hữu tính là năng lượng tham gia sản sinh hoặc/và tạo tác. Bỡi vì sự phân biệt này, cho nên bên trong trường năng lượng vô tính có trường năng lượng hữu tính, bên trong trường năng lượng hữu tính có trường năng lượng vô tính; Trường năng lượng vô tính không nằm ngoài trường năng lượng hữu tính, trường năng lượng hữu tính không nằm ngoài trường năng lượng vô tính.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

PHÁP THOẠI: NÓI VỀ TỤNG KINH (tiếp theo)

Phap Khong Chan Nhu: Tụng như thế nào là đúng pháp, như thế nào là không đúng pháp thì tôi đã trình bày với chư vị.
Còn việc tụng kinh hiện nay ở các chùa, đa số không đúng pháp, nhưng nhờ việc tụng kinh hàng ngày mà chư vị cư sĩ thường lui đến chùa để tham gia tụng kinh. Vậy phải làm như thế nào để việc gieo duyên Phật pháp này vẫn được duy trì như vậy mà vẫn phải thực hành đúng pháp? Theo chư vị thì phải làm như thế nào?

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

THỜI ÁO LỤA

Cô gái ngày xưa,
Một thời áo lụa
Đi nhặt phượng buồn
Ép hồn lên vở
Cho ngày chia ly.