Các quy mô của bản thể con người
Theo nhiều trường phái và nhiều tác giả thì nhân thể gồm nhiều quy mô (hay mức) khác nhau:
- Về vật chất (vật chất hạt thô hay tinh vi - sống tần số thấp hay cao, siêu cao tạo nên các cơ thể).
- Về hình thể (dạng) của cơ thể.
- Và về hình thái vận động của cơ thể.
A. Quy mô (mức) vật lý hay xác
- Các phân tử, tế bào, mô, cơ quan, tạng, phủ.
B. Quy mô (mức) trường sinh học
Các thành phần trường sinh học được nhân loại phát hiện từ lâu, trong dân gian thường gọi là phách, vía, trí.
Theo Barbara Ann Brenan và theo khoa học truyền thống có thể phân chia Trường sinh học thành các cơ thể vô hình thuộc ba bình diện sau:
Bình diện Vật lý hay Hậu thiên
1. Cơ thể Etheric - Hạ Phách,
2. Cơ thể Cảm xúc - Hạ Vía,
3. Cơ thể Tâm thần - Hạ Trí
Bình diện trung gian
4. Cơ thể Tinh tú - Trung Vía.
Bình diện Tâm linh hay Thiên tiên
5. Cơ thể Etheric mẫu - Thượng Phách
6. Cơ thể Thiên, Cảm xúc cao cấp - Thượng Vía,
7. Cơ thể tâm thần cao cấp, Ketheric - Thượng trí.
Các cơ thể số lẻ 1,3,5,7 đều có cấu trúc dạng lưới.
Các cơ thể số chẳn 2,4,6 là khí (bioplasma).
C. Quy mô (mức) HARA - ĐƯỜNG HARA (theo barbara Ann Brennan).
Sâu hơn trường sinh học là một cấu trúc gọi là Đường Hara. Cấu trúc Hara là chỗ dựa của Trường sinh học. Nếu Trường sinh học liên quan đến năng lượng con người, thì đường Hara lại liên quan đến các ý định của nó.
Nhiệm vụ sự hiện diện của con người chúng ta trên hành tinh này và các mục đích tạo dựng mọi hành vi mỗi người tại mọi thời điểm đều xuất phát từ cấu trúc Hara.
Cấu trúc Đường Hara là đơn giản hơn nhiều so với cấu trúc Trường Sinh học.
Đường Hara có chiều rộng khoảng một phần ba của insơ và có cấu trúc như sau:
Đường Hara xuất phát từ một điểm - gọi là Thiên Điểm - nằm khoảng 70 cm bên trên đầu. Còn về phía dưới thì Đường Hara đâm sâu vào vỏ đất. Ngoài Thiên Điểm, trên đường Hara lại có hai điểm khác. Một trong hai điểm đó ở dưới cùng là quá quen thuộc với chúng ta. Đó chính là Đan Điền. Đan Điền nằm khoảng một insơ rưỡi dưới rốn. Còn điểm giữa - trung điểm - thì nằm ở phía ngực trên.
Thiên Điểm: Thiên điểm trên cùng có dạng hình phểu dựng ngược: Miệng phểu đâm xuống dưới và rộng khoảng một phần ba insơ. Nó là sự cá thể hoá đầu tiên của con người khi tách ra khỏi vũ trụ. Qua thiên điểm này, con người liên hệ được thực thể thiêng liêng nhất của mình trong vũ trụ.
Trung Điểm: Trung Điểm của Đường Hara trông như một ngọn đèn sáng mờ. Đó là cấu trúc của xúc cảm. Nó mang sự khao khát tâm linh mãnh liệt của con người, một sự khao khát thiêng liêng định hướng hoạt động của mỗi người trong suốt cả đời mình. Nó mang sự say mê sâu xa nằm bên trong cơ thể, cần thiết để thực hiện những việc lớn có định hướng trong cuộc đời. Với sự say mê đặc biệt này, con người muốn có một hoạt động nhiều nhất nào đó so với mọi thứ hoạt động khác. Các nhà khoa học cho rằng nó gọi nó là điểm tựa của linh hồn.
Đan Điền: Đan Điền là điểm sinh lực của các nhà vũ thuật, có liên quan đến Mệnh Môn Hoả đầy tâm đắc của Hai Thượng Hải Ông. Nó có dạng một quả bóng rubi mang năng lượng. Nó có một màng bên ngoài rất chắc. Nó cũng là một điểm ý chí, cái ý chí cần thiết để sống trong cõi vật lý.
Với Đan Điền, con người gắn liền với Mẹ Đất của mình. Đường Hara càng cắm sâu vào lòng đất bao nhiêu thì con người càng gom được nhiều năng lượng từ đất bấy nhiêu, như với các nhà chữa bệnh chẳng hạn. Trong quá trình chữa bệnh này, Đan Điền trở nên đỏ sáng và rất nóng, và toàn thân nóng lên.
Khi con người có một ý định rõ ràng ở mức Hara, thì nó cảm thấy dễ chịu ở mức trường sinh học và mức thể xác. Còn bệnh tật liên quan đến những ý định không rõ ràng, lộn xộn, hoặc trái ngược lẫn nhau.
D. Quy mô (mức) Chân Nhân (theo Barbara Ann Brennan)
Chân nhân nằm sâu hơn đường Hara.
Với khả năng thiền định đến ngưỡng Chân Nhân, chủ thể có thể nhìn thấy Chân Nhân như một vì sao rất đẹp.
Trong sách Phật, Chân Nhân mang tên là Sở Quán Chân Tính của mình sau khi thiền liên tục 81 phút…
Chân Nhân nằm khoảng một insơ rưỡi trên rốn.
Chân nhân liên quan đến cội nguồn thiêng liêng của mỗi người, đó là nguồn gốc bên trong của sự sống. Chân Nhân là chỗ định xứ của nhân cách thiêng liêng của mỗi người. Chân Nhân là bản thể chủ yếu nhất của sự sống mỗi người. Xuất phát từ Chân Nhân, chúng ta tồn tại và có sự sống.
Nếu trụ tại Chân Nhân, chủ thể sẽ thấy mình là trung tâm của vũ trụ. Khi thiền định đến ngưỡng Chân Nhân, và nhìn vào một nhóm người khác, thì chủ thể sẽ thấy mỗi người như một ngôi sao rất đẹp đang chiếu ra ngoài và thấm loang vào những ngôi sao khác. Từ đấy chúng ta hiểu tại sao Nhân Loại chỉ là Một!
Chân Nhân nằm ngoài các giới hạn của không gian, thời gian và tín ngưỡng, cho nên có thể nói rằng Chân Nhân nằm trong chúng ta ngay trước cái “khởi đầu của thời gian”.
Với Chân Nhân, chúng ta trở thành minh triết, yêu đời và tràn đầy can đảm.
Nhưng Chân Nhân - cái bản thể chủ yếu đó của cuộc sống - thực ra không thay đổi theo thời gian. Không một thực tiễn âm tính nào có thể làm hỏng nó. Những thực tiễn âm tính có thể bao quanh nó, nhưng không bao giờ có thể làm thay đổi nó. Nó là cái nguồn phun nước vĩnh hằng của mọi người.
Chân Nhân là xuất xứ của một sự tạo dựng, sáng tạo của chúng ta:
Mọi sự tạo dựng, sáng tạo đều xuất phát từ ý thức của Chân Nhân, đi qua các mức sâu xa của cơ thể cho đến cơ thể vật lý.
CHÂN NHÂN--->> HARA--->>TRƯỜNG SINH HỌC --->> CƠ THỂ VẬT LÝ
(Ý Thức) (Ý Định) (Năng Lượng) (Hoạt động)
LỘ TRÌNH CỦA MỌI SỰ TẠO DỰNG, SÁNG TẠO
Cấu trúc lộ trình của mọi sự tạo dựng, sáng tạo trong cuộc sống là như sau:
Trước hết là ý thức của Chân Nhân, sau đó là ý định của của Hara, sau đó là năng lượng của Trường Sinh học và cuối cùng là hoạt động của cơ thể vật lý.
Khi các năng lượng đó chảy trực tiếp và song suốt từ ý thức của Chân nhân, thông qua nhiệm vụ ở mức Hara, xuyên qua năng lượng ở Trường Sinh học, và đi vào cơ thể vật lý, thì con người tạo được sức khoẻ và niềm vui trong cuộc sống.
Công việc trước mắt chúng ta là đánh thức Chân Nhân chúng ta sao mà ánh sáng và sự tạo dựng, sự sáng tạo từ Chân Nhân có thể phát thành niềm vui, hạnh phúc. Bằng cách đó chúng ta tạo ra được một thế giới hài hoà, hoà bình và đồng cảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét