Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

PHÁP THOẠI: NÓI VỀ NGHIỆP - NGHIỆP QUẢ (tiếp theo)

Phap Khong Chan Nhu: Như các vị đã nghe tôi trình bày về thực thể chúng sinh trong phẩm Nói về Linh hồn, trình bày về Xá lợi và trình bày nghiệp là gì, nội nghiệp, ngoại nghiệp. Trong những trình bày này, thực thể chúng sinh và tâm thức đều có cấu trúc vật chất. Trong thế giới vật chất, mọi sự thay đổi, biến động dù là vi tế đều được lan truyền trong không gian, trong vật chất. Ví như chư vị nghĩ thì sự nghĩ đó là một quá trình thay đổi, biến động của vật chất trong thực thể của chư vị và nó sẽ lan truyền trong không gian và trong vật chất. Ví như chư vị có một niệm trong tâm thức thì niệm đó cũng là sự thay đổi, biến động của vật chất trong tâm thức của chư vị và nó sẽ lan truyền trong không gian và trong vật chất. 

Quảng Pháp: Thưa sư phụ, cho con hỏi, vậy cái gì tạo tác sự khởi đầu của một niệm?

Han Eun Hee: Anh Quảng Pháp, theo em một niệm khởi lên và lập thành ngay khi một Tánh linh chấp thủ vào một hoặc một số vi trần có tâm không nằm ở trọng tâm của hạt. 

Quảng Pháp: Bạn Han Eun Hee, sự việc tâm của 1 hạt hoặc 1 số hạt vi trần đó không nằm ở trọng tâm của hạt cũng là do sự biến đổi cường độ chân không của các hạt tiếp xúc tác động gây ra. Vậy nguyên nhân đầu tiên gây nên sự biến đổi là gì?

Trần Kim Chung: Do sáu căn tiếp xúc với sáu trần

Quảng Pháp: Em đồng ý chị Trần Kim Chung, do 6 trần tác động qua 6 căn sau đó lan truyền đến tâm thức.

Phap Khong Chan Nhu: Ví như chư vị thấy sầu, bi, ưu, khổ, vui, lạc, hạnh phúc, tức giận, thương yêu,... những trạng thái tâm như vậy là sự thay đổi, biến động của vật chất trong tâm của chư vị và nó sẽ lan truyền trong không gian, trong vật chất. Ví như chư vị mong muốn, ước ao, cố gắng, quyết tâm, tác ý ác, tác ý thiện,... là sự thay đổi, biến động của vật chất và nó sẽ lan truyền trong không gian, trong vật chất. 

Như vậy, mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, ý nghĩ, tâm trạng,..., mọi cảm thọ, tưởng, hành, thức là sự thay đổi, biến động của vật chất và nó sẽ lan truyền trong không gian, trong vật chất. Mà rằng, tâm thức, thực thể của chúng sinh có cấu trúc vật chất. Và thế giới vật chất xung quanh.

Vậy tâm thức của người này, tâm thức của người kia,... và thế giới vật chất xung quanh luôn bị ảnh hưởng lẫn nhau vì chúng có cấu trúc vật chất và mọi thay đổi, biến động đều lan truyền qua lại.

Chư vị cũng đã từng nghe tôi tuyên bố thế giới vật chất là một trường chân không liên tục. Một biến động tại một vị trí thì sự biến động đó sẽ lan truyền ra xung quanh. Nói đến đây, chư vị đã hiểu được tại sao con người dùng ý nghĩ có thể làm thay đổi trạng thái của vật chất, hiểu được thần giao cách cảm, hiểu được ý nghĩ và tâm trạng của con người ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến thế giới vật chất xung quanh. Mặc dù, con người hiện nay không thể hiểu được vì sao như vậy.

Bây giờ tôi sẽ nói về thực vật từ đâu mà có. Sau đó, tôi sẽ nói thân chúng sinh từ đâu mà có, ví như thân con người chẳng hạn. Ở một nơi, ví như Trái đất chúng ta, thực vật là thứ có mặt sau chúng sinh. Mọi nơi khác cũng đều như thế.

Từ thời sơ khai trên Trái đất, chúng sinh có mặt trên Trái đất này với cái thân đơn giản ví như một đám khí, một nhóm vật chất kết tụ, một hạt vật chất thô sơ,... không cần ăn, không cần uống, không cần hít thở không khí.

Trong quá trình tồn tại của chúng sinh, chúng sinh ước muốn, loài này ước muốn, loài kia ước muốn, kẻ này ước muốn, kẻ khác ước muốn, ước muốn xung quanh ta có thứ như thế này, có thứ như thế kia, thân ta như thế này thế kia. Những ước muốn nối tiếp nhau từ ước muốn ban đầu đơn giản. Do ước muốn mãnh liệt và kéo dài, những ước muốn ấy lan truyền trong không gian và trong vật chất làm cho không gian và vật chất thay đổi dần dần hình thành những thứ theo những ước muốn đó.

Sự hình thành của một loại thực vật đơn sơ là một quá trình lâu dài nhiều đời nhiều kiếp. Thực vật tiến hóa theo sự đòi hỏi trong ước muốn ngày càng cao của chúng sinh. Quá trình tiến hóa thực vật là một quá trình lâu dài nhiều đời nhiều kiếp. Trên Trái đất có nhiều loài chúng sinh và nhiều ước muốn khác nhau nên quá trình thành và phát triển thực vật có nhiều loài khác nhau theo ước muốn của chúng sinh. Ví như cây lúa hôm nay, nếu những người nông dân đều ước muốn lâu dài rằng nó trở thành một cây nhiều hạt to gấp bội thì qua nhiều đời nhiều kiếp, nó sẽ phát triển thành cây lúa có nhiều hạt to gấp bội so với bây giờ.

Quảng Pháp: Thưa sư phụ, như vậy là thực vật không có Tánh linh ạ?

Trần Kim Chung: Tánh linh người vật cũng đồng, thực vật có tánh linh, người ta đã chứng minh.

Quảng Pháp: Người ta chứng minh như thế nào, chị Trần Kim Chung?

Trần Kim Chung: Chị có đọc trên một tờ báo, nhà khoa học người nhật bản (tên họ chị quên rồi), họ lấy hai khay nước trong, một khay họ khen ngợi, cảm ơn những tác dụng của nước, một khay họ xi nhục nước, sau đó họ bỏ vô tủ làm lạnh. Một thời gian nước đông lại, họ mang máy chụp hình hai Khay trên, họ thấy các vân nổi lên khác nhau.cái khay nước nhận lời từ ái, cảm ơn có hinh bông hoa; cái khay bị mắng nhiếc hinh thù kỳ quái, (trong tờ báo có chụp hai hình ảnh). Như thế đó Quảng Pháp.

Quảng Pháp: Chị Trần Kim Chung, em nghĩ rằng những hình ảnh mà họ chụp như vậy và đặt tên như vậy là do tưởng uẩn, chứ không phải nó là bông hoa thật hay hình gì đó thật.

Chân Như Tuệ Quang: Theo đệ thì thực vật không có tánh linh. Vì hai khay nước có các vân khác nhau là do ước muốn của con người là lan truyền thay đổi không gian và trong vật chất (nước), hai ước muốn khác nhau nên cho ra hai khay có các vân khác nhau.

Quảng Pháp: Huynh cũng nghĩ như Chân Như Tuệ Quang. Nhưng còn thực vật không có tánh linh thì huynh còn băn khoăn.

Trần Kim Chung: Chị vẫn cho rằng thực vật có tánh linh.

Chân Như Vô Ngại: Giờ đệ đang thắc mắc ranh giới thực vật động vật là đâu. Đệ thấy vẫn chưa đủ sức thuyết phục thực vật không phải là do Tánh Linh chấp thủ. Đến thân người do Tánh Linh chấp thủ còn do ước muốn của chúng sinh tạo thành mà.

Trần Kim Chung: Con mong một ngày nào đó Sư phụ sẽ giúp chúng con. Nam mô sư phụ. 

Chân Như Bồ Đề: Muội có ý kiến một chút:
- Nước có phải là thực vật không?
- Trong nước có nhiều chúng sinh. (Vi khuẩn có phải là chúng sinh có Tánh linh)
- Sao không thử thí nghiệm hai khay nước mà không chửi và không khen, rồi so kết quả 4 khay.
Thực vật có sau chúng sinh. Muội nghĩ đa số sẽ không ước muốn mình giống như cái cây... đứng trơ trọi... để chịu khổ, bị tàn phá... Tuy nhiên, muội cũng có nghe có người muốn được là một bông hoa xinh đẹp. Mọi người hoan hỷ! 

Phap Khong Chan Nhu: Ở trên tôi đã nói nguyên nhân hình thành các loài thực vật đó là do ước muốn của chúng sinh mãnh liệt qua nhiều đời nhiều kiếp. 

Hôm nay chư vị có cây lúa để ăn, có trái bí để ăn, có bắp ngô để ăn, có rau quả để ăn,... từ thực vật, có loài cây này cây nọ để phục vụ cho nhu cầu đời sống của chư vị là nhờ chúng sinh nhiều đời nhiều kiếp ước muốn mà có. Nên nay tôi nói cho chư vị biết, những gì mà chư vị có được hôm nay kể cả cái thân của chư vị là nhờ ân đức của chúng sinh trong nhiều đời nhiều kiếp trước. Đây, điều tôi vừa nói, chính là ân đức của chúng sinh. Phật từng dạy chúng ta phải báo đáp ân đức của chúng sinh. Nay tôi nói cho chư vị biết ân đức lớn của chúng sinh là như vậy.

Quảng Pháp: Thưa sư phụ, bây giờ đây con ước: Không ăn mà vẫn sống thì có phải tốt hơn không?

Chân Như Vô Ngại: Đệ nghĩ sẽ vẫn đạt được trong nhiều kiếp. Nhưng vẫn nằm trong vô thường. Sư phụ đã dạy sống chết là tương tục. Chúng ta cần cố gắng xả bỏ được tư tưởng sợ chết huynh ơi. Nam mô Phật.

Quảng Pháp: Chân Như Vô Ngại, huynh đang nói là tại thời điểm này, huynh đang ước, ước gì mình không ăn, không uống, không thở mà vẫn sống! Nam mô Phật.

Chân Như Vô Ngại: Để làm gì ạ?

Quảng Pháp: Để đỡ khổ! Vì lúc đói, khát mình thấy khổ, lúc ngừng thở 1 lát mình thấy khổ.

Chân Như Vô Ngại: Chúng sinh phải chịu đựng cả khổ lẫn vui. Gốc từ vô minh. Không nhổ bật rễ vô minh thì ước muốn đó của huynh thành tựu thì cũng khổ vì cái khác thôi. Đệ nghĩ vậy.

Quảng Pháp: Đúng vậy Vô Ngại Chân Như! Nhưng vì nhân duyên bài giảng của sư phụ nên huynh vẫn ước như vậy. Còn xa hơn nữa thì huynh ước mong tất cả chúng sinh thoát ly được sinh tử luân hồi. Nam mô Phật.

Chân Như Tuệ Quang: Theo đệ không có chết thì chẳng có sống. Vì từ lúc khởi sinh thì tánh linh là tánh linh, vật chất là vật chất. Tánh linh chẳng sinh cũng chẳng diệt, do ta chấp vào vật chất là mình là của mình vì vật chất luôn biến đổi nên ta có định nghĩa cho sự biến đổi của vật chất là chết và sống. Vì vậy chúng ta luôn dính mắc, chấp trước mà không giải thoát khỏi vật chất để tự tại với tánh linh chân thực.

Chân Như Vô Ngại: Vâng. Tự nhiên nghĩ đến đây, đệ lại có suy nghĩ vậy việc mong cầu có lợi lạc về vật chất không? Có lẽ là có chứ nhỉ. Huynh Chân Như Tuệ Quang nói đúng ạ. Suy cho cùng vẫn là tâm ý ham sống sợ chết, chưa thật sự muốn xả bỏ vật chất. Chân đế thì mình không chết. Tục đế thì có sống chết. Hoan hỷ với huynh Tuệ Quang.

Quảng Pháp: Vì vậy Đức Phật mới dạy chúng ta pháp quán Tứ niệm xứ để xả bỏ tâm chấp ngã của chúng sinh.

Phap Khong Chan Nhu: Các loài chúng sinh trên Trái đất này, hiện tại đều góp phần vào sự sinh tồn của chúng ta, mỗi loài đều đem lại lợi ích cho chính mình, cuộc sống và môi trường sống của mình huống chi nhiều đời nhiều kiếp, các loài ấy có ân đức to lớn với mình nên mình mới có được như ngày hôm nay. Chẳng nên lấy oán báo ân. Chẳng nên vì bản thân mình mà làm khổ đau kẻ đã giúp mình có được như ngày hôm nay. Nghịch cảnh thay, thương xót thay nếu mình lấy oán báo ân.

Trần Linh Thùy: Nam mô sư phụ! Như Ngài Đại Ca Diếp từng nói chỉ vì miếng ăn và chổ ở của ta mà gây khổ đau và giết hại cho nhiều chúng sinh. Ăn chỉ cần 1 bữa. Ngủ chỉ cần có chỗ là được! Không nên vì bản thân mình mà làm hại chúng sinh. Lời dạy của Thầy con xin ghi nhớ.

Pháp thoại vào lúc 21giờ ngày 17 - 6 - 2016
Chủ giảng: Pháp Không Chân Như
Kết tập: Hoàng Lạc

Không có nhận xét nào: