Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Vô Niệm – Sự quy nhất của Thiền-Tịnh-Mật

Niệm Phật hay Tham thiền (tham câu thoại đầu phát sanh nghi tình) nếu công phu đến "vô niệm" thì tự tâm chuyển sang con đường Mật đạo mà không hề tác ý (muốn hay không muốn tu mật).

Niệm Phật (tâm niệm) giúp nhiếp tâm, tịnh hóa nghiệp chướng, trưởng dưỡng tâm Bồ Đề. Tham thiền đốn siêu thức - biết thế gian (kiến văn giác tri), trực chỉ chơn tâm bổn tánh. Mật chú là mật ngôn mật hạnh của chư Phật, từ tâm Mật vô lượng mà thành nên kẻ phàm phu chẳng thể nào diễn hiểu, ngôn từ chẳng thể nào thuyết tận, diệu dụng trong việc tịnh hóa nghiệp lực, khai ngộ chúng sanh trong khôn cùng cảnh giới là vô lượng vô biên. Niệm Phật, Tham thiền, Trì chú đến khi thuần thục, đạt "vô niệm" thì Thiền, Tịnh, Mật đều quy về một cội tánh Chơn Như, tức tánh Phật của chính mình. Đến đây, trong Tịnh có Thiền-Mật, trong Thiền có Tịnh-Mật, trong Mật có Tịnh-Thiền… Tuy ba nhưng không khác, trở về bổn Tánh Không nên “Pháp tức Vô pháp”. Thế nên cổ nhân nói: “Vô pháp khả đắc, Vô pháp khả thuyết”, bởi còn có Pháp để đắc, còn Pháp để thuyết sao?

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Lời cảnh báo của vị Thiền sư trước khi lâm chung

Vị thiền sư ấy là một người bạn thâm giao nhiều năm của tôi, mắc phải bệnh nan y, trong thiền định mà đối mặt với cái chết, cũng như tham ngộ về cái chết.

Vốn là bạn tốt của nhau, trước lúc ông qua đời, tôi thường xuyên đến thăm và lắng nghe những lời chỉ bảo từ ông ấy. Mỗi lần tôi đến, thấy ông luôn ngồi ngay ngắn, trên gương mặt tiều tụy luôn mỉm cười.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

MẸO NHỎ NHƯNG CÓ THỂ CỨU SỐNG MẠNG NGƯỜI

Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thi thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, thực ra chỉ cần một vài mẹo nhỏ là bạn có thể “thoát nạn” trong gang tấc, còn chờ gì mà không xem thử nhỉ? 

Dưới đây là chia sẻ một số mẹo nhỏ để xử trí rắc rối trong cuộc sống. Nó hoàn toàn là tri thức để có thể cứu người.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Cách hóa giải bùa chú

Hỏi: Khi người thân bị bùa ếm, bị bùa của ngoại đạo ếm thì phải làm sao, chứ nếu mà cũng tìm bùa để giải nữa thì giống như là mình sai với Phật pháp?

Đáp: Cái này chúng tôi có nói trong một số bài giảng, mình hiểu bùa là gì thì mình sẽ dùng Phật pháp mình giải một cách rất là nhẹ nhàng, không có gì sợ hết cả. Có một lĩnh vực mà quý thầy mình không có chuyên đó là bùa ngãi, mà nó có thật, có những pháp sư họ xài bùa xài ngải, họ dùng âm binh họ tấn công mình được, họ hại mình được. Mà lỡ khi mà gia đình mình bị bùa ngải thì mình lính quýnh vì mình biết quý thầy mình đâu biết bùa, mình lật đật đi kiếm ông thầy bùa khác, thế là mình rơi vào ngoại đạo sai lầm.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

BẤT KHẢ TƯ NGHỊ LÀ THẾ NÀO?

Trong Phật giáo có một thuật ngữ là Bất khả tư nghì (nghị) 不可思議 Hễ nói tới điều gì không thể hiểu được thì người ta bèn nói đó là điều bất khả tư nghì. Thật ra dù cho điều gì sâu kín khó hiểu cũng không hẳn phải là bất khả tư nghì. Thí dụ nói nhất thiết duy tâm tạo 一切唯心造 tuy khó hiểu nhưng không phải là bất khả tư nghị.

Quan điểm của Đức Phật về khởi nguyên của vũ trụ

Đối với Phật giáo, vũ trụ được sanh ra như thế nào, con người bắt đầu từ đâu không có gì quan trọng vì tất cả chỉ là thế giới hiện tượng có sinh có diệt. Khi Đức Phật còn tại thế, một hôm Tỳ kheo Man Đồng Tử đặt ra những câu hỏi siêu hình để hỏi Thế Tôn rằng:

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

CHÂN TÂM, VỌNG TÂM

Tối ngày 2/20/1989, trong khi thảo luận về Giải Thoát, đạo hữu Nguyễn Cao Triển đã đặt vấn đề như sau: Khi Tiểu Ngã đạt Tâm điểm hằng cửu của trời đất, sẽ làm gì sau đó? Đạo Hữu cho rằng suy tới đó, thấy kẹt, không thông sướng. Mỗi người bàn một cách. Sau đó mấy phút đột nhiên đạo hữu lại tự tìm được câu giải đáp: Nếu ta và vạn vật là một, thì làm gì có Tiểu Ngã. Thế là đạo hữu mặc nhiên đã giải được công án: "Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ" của Thiền Tông.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Khổ vui do mình

Theo tuệ giác của Thế Tôn, nghiệp cũ quyết định hoàn cảnh xuất thân nhưng nghiệp mới sẽ quyết định tương lai. Nghiệp mới là cái mà chúng ta hoàn toàn tự chủ tạo dựng trong cuộc sống này. Người đệ tử Phật nếu thực sự hiểu đúng và thực hành Chánh pháp luôn chủ động phấn đấu để chuyển hóa chính mình để tạo ra tương lai tốt đẹp. Nói cách khác, khổ vui trong hiện tại và tương lai là do chính chúng ta tạo nên.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

TRƯỜNG SINH HỌC LÀ GÌ?

Vào những năm 80 của thế kỉ 20, các nước Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc đã nghiên cứu về trường sinh học. Thời gian này, chuyện xảy ra: Một công nhân Nga do vô ý bị máy tiện cắt đứt cánh tay. Các nhà khoa học Nga bảo quản cánh tay bị cắt đứt trong dung dịch và kết hợp với các nhà khoa học Hoa Kỳ tiến hành một thực nghiệm đặc biệt.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Làm sao để kiếm tìm vị thầy tâm linh?

Chúng ta cần sự hỗ trợ trên con đường tâm linh để giúp tìm ra con đường đúng đắn. Rõ ràng, một người tốt nhất để chúng ta đi theo có thể xem như là một hướng dẫn viên du lịch giỏi, người đã đi qua con đường đó một cách thành công. Người ấy có thể giúp ta rút ngắn lộ trình của mình và tránh những chướng ngại trên đường.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Mở cánh cửa Không

HT.Thích Thanh Từ
Muốn bước vào cửa thiền trước tiên phải thâm nhập lý Bát-nhã. Lý Bát-nhã còn được gọi là cửa Không. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Tại sao chúng ta tu thiền phải đi từ cửa Không ? Vì nếu thấy thân này thật, đối với ngoại cảnh, từ con người cho tới muôn vật, chúng ta đều thấy thật hết thì tâm sẽ chạy theo nó.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN

I- THẬT NGHĨA CỦA KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN:

Cái gì là “Không thường cũng không đoạn”? Ý nghĩa “Không Thường” chính là tất cả sự vật không phải cố định vĩnh cữu bất biến, mà là thời khắc nào cũng bị biến đổi mãi mãi. Ý nghĩa “Không Đoạn” là chỉ trong chỗ biến đổi này chưa từng có dừng lại, cũng chính là chưa có phút giây nào “Gián Đoạn”. Giả sử như sự sự vật vật trong thế giới này đích thực có thật tại thì không cần phải phát sanh ra hiện tượng “Không”.

Truy tìm gốc tích người Kinh

Là sắc tộc đa số, giữ vị trí trung tâm của cộng đồng dân cư Việt Nam nên từ cuối thế kỷ XIX, nguồn gốc, văn hóa, lịch sử người Kinh được các học giả nổi tiếng phương Tây bỏ nhiều công sức tìm hiểu. Sau khi giành được độc lập, các học giả người Việt trên cơ bản tiếp tục đường hướng nghiên cứu này. Hơn thế kỷ khảo cứu của nhiều lớp nhà Việt học đem lại kết quả nhất định, tạo nên cái nhìn như hôm nay. Tuy nhiên, với những khám phá mới về nguồn gốc dân tộc Việt, nhiều vấn đề về người Kinh cần được xem xét lại. Bài viết này trình bày một lý giải mới về nguồn gốc người Kinh.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

BÙA CHÚ DƯỜI GÓC NHÌN CỦA ĐẠO PHẬT

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về đề tài bùa chú để hiểu rõ bùa chú là gì? Và tại sao nhiều người lại tin tưởng, sợ hãi nó đến vậy! 

Bùa chú có nhiều loại và nhiều trường phái khác nhau. Mình là người Phật tử, mình đứng trên quan điểm của đạo Phật thì mình sẽ chú trọng vào cái cốt lõi của nó để nghiên cứu ảnh hưởng của nó và cách hoá giải. Sau đây là một vài trường hợp để chúng ta có thể có được cái nhìn rõ nét hơn : 

Sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào,
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
----------
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đao binh.
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

TẾT LÀ GÌ?

1
Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Nguyên Đán Trung Hoa. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán".

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

TƯỚNG DO TÂM SANH, TÂM ĐẸP TƯỚNG MẠO SẼ ĐẸP

Bất luận phúc báo nào đều là có căn nguyên tất nhiên của nó, giống như tài phú sẽ đến từ việc năng làm từ thiện, sự tôn quý đến từ sự khiêm nhường, dung mạo xinh đẹp sẽ đến từ tính ôn hòa và thiện lương.

VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG HUYỀN VĨ

“Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại trong tương lai”. Đây là một trong những lời tiên đoán nổi tiếng của bà Vanga, nhà tiên tri vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại, mà nhiều người biết. Đọc đến đây, bạn có thể cười “Ồ!” và nói rằng : Chuyện này ai mà chẳng biết. Bà Vanga ở bên Tây thì liên quan gì đến những bí ẩn của văn hóa Đông Phương?

Hà Đồ, Lạc Thư và tranh thờ Ngũ Hổ

Bức tranh dân gian được trình bày ở trang bên chắc không xa lạ với các bậc huynh trưởng. Đó là bức tranh thể hiện tín ngưỡng của người Lạc Việt về một sức mạnh thiên nhiên huyền bí. Những gia đình có thờ “Ông Ba mươi”thường đặt bức tranh này dưới tranh tượng thờ thần thánh hoặc thờ Phật. Bản thân trong nhà người viết, trước đây cũng có một am hai tầng: tầng trên thờ Phật, tầng dưới thờ Ngũ hổ. Vào những ngày rằm, mùng một hoặc lễ chạp, ngoài hương hoa, oản chuối, các cụ còn cúng một miếng thịt heo sống trên ban thờ “Ông Ba mươi” một cách rất tôn kính. Hồi còn nhỏ, người viết đã bị bậc sinh thành rầy la, chỉ vì trước ban thờ các ngài dám phạm húy gọi ngài là “con hổ”. 

Tìm về cội nguồn Kinh Dịch

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Tài liệu: Tải về
Say sưa miệt mài trên con đường tìm hiểu về nền văn hóa Á Đông, từ tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” rồi “Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp” và bây giờ là cuốn “Tìm về cội nguồn kinh Dịch”, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh dường như không biết mệt mỏi, đã cố gắng tham khảo tìm tòi, luận cổ suy kim rồi vắt óc mình mà đưa ra những phát kiến mới lạ trong Dịch học để cống hiến cho mọi người. Thiện chí và công phu của tác giả tưởng đáng nên trân trọng.

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

24 Huyệt trên Nhâm mạch

1. Hội âm:

Vị trí: Ở giữa tiền âm và hậu âm (đàn ông thì lấy điểm giữa đường nối bìu và hậu môn, đàn bà lấy điểm giữa đường nối giữa bờ sau môi lớn và hậu môn). (H.1)

LỄ HỘI BÌNH THUẬN

Bình Thuận có nhiều lễ hội được phân đều các tháng trong năm. Dưới đây là một số lễ hội chính:

1. Lễ hội Dinh Thầy Thím

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Sức khỏe và đời sống tâm linh

Trong đời sống hàng ngày, con người thường quan tâm đến sức khỏe thể xác, chăm sóc cho thân xác khỏe mạnh, đẹp đẽ bằng các chế độ dinh dưỡng phù hợp và dùng thuốc để phòng và trị bệnh, đây là cách làm tự nhiên. Thể xác có mạnh khỏe, thì mới có cảm giác trung thực về đời sống.

Mạch đường tâm linh Đông - Tây Yên Tử

(BGO) - Khu vực Đồng Thông thuộc xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) vốn thuộc quần thể di tích Phật giáo Yên Tử gồm nhiều di tích như: đền, chùa Trình, chùa Cầu, chùa Kim Quy, đèo Bụt, núi Phật Sơn. Quần thể thắng tích này nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử là vùng đất địa linh, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, là một phần của mạch đường tâm linh Đông-Tây Yên Tử.

Từ các tư liệu lịch sử và khảo sát thực tế, có thể nhận thấy từ thời Lý (thế kỷ XI) và sau đó là thời Trần (thế kỷ XIII – XIV) đến các triều đại sau này, khu vực núi Yên Tử và Tây Yên Tử đã có dấu tích các thiền sư đến nơi này tu hành dựng chùa. Với vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hội tụ khí thiêng rất phù hợp với việc dựng chùa, tu thiền, giác ngộ đạo pháp, xứng đáng là vùng đất linh, chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền thuần Việt, tiêu biểu cho bản sắc văn hoá và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc.


Việc dựng chùa ở các điểm cao này ngoài để tu hành, tham thiền học đạo còn cho thấy nhãn quan chiến lược của các vương triều phong kiến xưa lưu tâm đến vấn đề an ninh quốc gia ở khu vực Đông Bắc – một vùng đất có vị trí quan trọng, trấn giữ kiểm soát cả khu vực rộng lớn địa đầu của Tổ quốc về quân sự, chính trị và kinh tế. Từ đó có cái nhìn ở góc độ du lịch văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trong thời đại ngày nay và có thể hình thành các tuyến du lịch văn hóa tín ngưỡng Phật giáo Trúc Lâm, gồm: Tây Yên Tử và Đông Yên Tử.


Kết hợp tuyến Đông-Tây Yên Tử là một con đường văn hóa tâm linh ý nghĩa. Từ trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm đi cụm di tích thứ nhất với chùa Bình Long, Yên Mã, Hòn Tháp (Lục Nam) đi tiếp Côn Sơn, Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai (Chí Linh - Hải Dương), tiếp đến chùa Hồ Bấc, khu đền Trần, khu sinh thái/ đền Suối Mỡ (Lục Nam); Trung tâm/chùa Vĩnh Nghiêm đi chùa Bình Long, Yên Mã, Hòn Tháp.

Sau đó đi tiếp chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai, Ngũ Đài Sơn; đến trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm, đền An Sinh, chùa/am Ngoạ Vân, Hồ Thiên, đi tiếp xuống cụm di tích thứ ba chùa Đồng Vành, Am Vãi, đền Trần (Lục Nam), sau đó đi tiếp lên chùa Đồng, xuống Bảo Sứ, Một Mái, chùa Tiên, Hoa Yên, Giải Oan (Quảng Ninh) và kết thúc.


Từ Vĩnh Nghiêm - đến hết toàn bộ di tích Tây Yên Tử, sau đó lên chùa Đồng, Hoa Yên, Giải Oan và quay về Quỳnh Lâm, An Sinh, Ngoạ Vân, Hồ Thiên, về Côn Sơn, Kiếp Bạc hoặc là từ Vĩnh Nghiêm đi Côn Sơn, Kiếp Bạc, Thanh Mai, đến Quỳnh Lâm, An Sinh, Ngoạ Vân, Hồ Thiên để rồi lên Hoa Yên, chùa Đồng và xuống chùa Đồng Vành, đền Trần, chùa Am Vãi rồi trở về Suối Mỡ, Hồ Bấc và kết thúc ở Bình Long, Hòn Tháp, Yên Mã.


Để con đường du lịch văn hoá tín ngưỡng Trúc Lâm Yên Tử trở thành hiện thực cần có sự chung tay hành động trong việc bảo tồn sinh cảnh của di tích, cụm di tích cũng như toàn bộ khu vực thuộc núi Yên Tử và các vùng phụ cận. Nếu có lộ trình khai thác, phát huy, giữ gìn văn hoá Trúc Lâm Yên Tử thiết thực, chắc chắn trong thời gian không xa nữa, con đường du lịch văn hoá tín ngưỡng Trúc Lâm Yên Tử sẽ trở thành hiện thực, đáp ứng mong mỏi của du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái, ngưỡng mộ Yên Tử huyền tích, hùng vĩ.

Theo Thân Quang Huy (báo Bắc Giang)

TÂM LINH NHÂN ĐIỆN - LINH HỒN - BỆNH THẦN KINH

Dù cho khoa học cứ tiếp tục theo đà tiến bộ nhanh chóng như trong mấy thập niên vừa qua, người ta không tin rằng nhân loại sẽ có một đáp án đồng nhất cho vấn nạn về nguồn gốc con người. Sự đối nghịch giữa hai chủ thuyết duy tâm (hay duy linh) và duy vật có lẽ còn lâu lắm mới bị xóa nhòa. Sự sụp đổ của các quốc gia từng theo chủ thuyết trên nền tảng duy vật biện chứng kéo theo sự lung lay niềm tin của khá nhiều người đối với chủ thuyết này nhưng điều đó không có nghĩa là biện chứng duy tâm có thêm căn bản khả tín của khoa học.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Truyện Kiều đã bị hậu nhân làm méo mó ra sao?

Từ khi ra đời tới nay, "Truyện Kiều" đã trở thành tác phẩm văn học thẩm thấu vào tâm trí người Việt với biết bao dạng thức như ngâm Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều… "Truyện Kiều" cũng là một tác phẩm văn học kiệt xuất của dân tộc Việt Nam trên diễn đàn văn hóa thế giới. Bản thân tác giả của "Truyện Kiều" là đại thi hào Nguyễn Du cũng trở thành Danh nhân văn hóa Thế giới. Thế nhưng, nhiều ý nghĩa của tác phẩm này đã bị hậu thế hiểu sai đi hoặc làm "méo mó". Cách đây gần trăm năm, Phạm Quỳnh, cố học giả, nhà báo, nhà văn, đã viết: ""Truyện Kiều" còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn…". Nếu hậu nhân cứ theo ý mình làm "méo mó" "Truyện Kiều" thì không biết văn hóa nước ta sẽ trông vào đâu để định hình? 

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Thân Khôn khọn (khỉ) - phần 6A

Trong lịch sử văn hóa TQ (Trung Quốc), phải công nhận là các học giả Hán xưa kia rất chịu khó viết lách và đã để lại nhiều tài liệu phong phú cho hậu thế. Tuy nhiên, các chủ đề được ghi nhận qua chữ Hán không có nghĩa là chúng có xuất xứ từ TQ, mà đa số từ quá trình giao lưu văn hóa ngôn ngữ theo dòng thời gian - càng lâu bao nhiêu thì lại càng khó truy nguyên và xác định nguồn bấy nhiêu.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Hoa Đà dạy 4 điều cấm kị trong khi ngủ để tránh gây tổn hại cho thân thể

Ăn uống, ngủ nghỉ hay vận động… là những nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Thiếu ngủ, con người sẽ suy kiệt sức lực, hao mòn thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da chóng nhăn, khô và sạm…

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Ý NGHĨA BÁNH DẦY BÁNH CHƯNG (2)


- Tượng lửa : Như đã nói ở trên hình vuông có một khuôn mặt lửa, thái dương.

Bánh chưng có một nghĩa tượng lửa nằm trong ý nghĩa của cực dương. Để phân biệt bánh loại này nên cột dây đỏ. Về cấu tạo, nhân bánh chưng biểu tượng cho dương thường làm bằng đậu vo tròn rồi ép dẹp xuống thành hình đĩa tròn mặt trời mang ý nghĩa hột, mặt trời, lửa. 

Ý NGHĨA BÁNH DẦY BÁNH CHƯNG (1)

Chúng ta thường nghe nói về sự tích bánh chưng bánh dầy dựa theo Lĩnh Nam chích quái.

Theo truyền thuyết “sau khi vua Hùng phá được giặc Ân, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi hai vị quan lang và công chúa lại mà phán rằng : ‘Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi’. 

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

1. MINH TRIẾT VIỆT TRONG VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG (I)

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Kể từ khi xuất bản cuốn "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" vào năm 2006, sau gần 8 năm tôi mới xuất bản cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", để tiếp tục minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Sau khi xuất bản, cuốn sách đã được sự chú ý của dư luận quan tâm.

Một điều đặc biệt cho lần phát hành này với số lượng 1000 cuốn, là cuốn sách chủ yếu được biếu tặng do sự tài trợ của Cty Văn Hóa - Giáo Dục Việt và số lượng phát hành để bán trên thị trường hầu như không có.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

MINH TRIẾT VIỆT MÔ TẢ SỰ HÌNH THÀNH VŨ TRỤ SAU GIÂY O.

CHƯƠNG V: THÁI CỰC - SỰ KHỞI NGUYÊN VŨ TRỤ THEO THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TỪ MINH TRIẾT VIỆT.

Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng biến hóa vô cùng.
Di sản văn hóa truyền thống Việt.

MỞ ĐẦU

Như vậy, trong bốn chương liên tiếp của phần II.I, chúng tôi đã chứng minh sự sai lệch về cả hình thức thể hiện lẫn nội dung của câu: "Thị cố dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái" trong bản văn cổ chữ Hán. Đồng thời chúng tôi cũng chứng minh cách giải thích mơ hồ của các nhà nghiên cứu Hán Nho, từ hơn 2000 năm qua, khi cố gắng tìm những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, vốn tự nhận là của họ.

Ngơ ngẩn Lý học Tàu. Thần sầu Minh triết Việt

Ngẩn ngơ, vơ vẩn Lý học Tàu.
Hàng ngàn năm trôi qua, nền văn minh Đông phương đã lưu truyền những bản văn chữ Hán nói về thuyết Âm Dương Ngũ hành, một cách mơ hồ và bí ẩn. Cho đến ngày nay, khi xu thế hội nhập toàn cầu đã hội nhập hầu hết những nền văn minh nhân loại thì có thể nói rằng cả thế giới này đã mặc định thuyết Âm Dương Ngũ hành – cốt lõi của nền Lý học Đông phương – thuộc về nền văn hóa Hán. Mặc dù cho đến ngày nay, học thuyết này vẫn chỉ để lại những dấu ấn mơ hồ và sừng sững thách đố trí tuệ của nhân loại.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Cách chữa 46 loại bệnh tật bằng mẹo không cần thuốc

Dưới đây là chia sẻ của GS Nguyễn Lân Dũng.

1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:

Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

Sex trong Truyện Kiều

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, những ai tinh ý đều không bỏ qua hình ảnh khỏa thân của Kiều khi tắm dưới mắt Thúc Sinh: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Đó là câu thơ tụng ca thân thể người đẹp duy nhất trong văn học trung đại Việt Nam, không có trong nguyên tác Thanh Tâm Tài Nhân. Chữ “tòa thiên nhiên” đã gợi lên một công trình, một kiến tạo, một kiến trúc mà chỉ có thiên nhiên mới làm được. Một sự thật hiển nhiên nghìn đời mà bây giờ mới đi vào văn học. Nhưng đó chỉ mới là phần lộ trên mặt nước của một tảng băng trôi.

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Công đức xuất gia

GN - Ai cũng biết xuất gia tu hành đúng Chánh pháp thì gieo trồng được nhiều công đức, phước báo. Nhưng thực tiễn thì không phải ai cũng được xuất gia, nên Thế Tôn mới trợ duyên cho hàng Phật tử tại gia phát tâm xuất gia gieo duyên, có thời hạn, ít nhất là một ngày đêm tập sự xuất gia như tu Bát quan trai chẳng hạn.

NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH TAM GIỚI

Tam giới (三界 ba cõi-sa. triloka) theo ý nghĩa của Phật giáo bao gồm Dục giới (thế giới vật chất nơi chúng sinh có nhiều ham muốn, nhưng cũng bị nhiều hạn chế, điển hình là Thế gian của chúng ta), Sắc giới (thế giới vật chất nơi chúng sinh ít ham muốn hơn, vì không còn nhu cầu vật chất, không còn thân thể vật chất, chỉ còn hình bóng, đó là Các Cõi trời hay Tây phương Cực lạc của Phật A Di Đà, đó là thế giới thông tin hoàn toàn bằng softwares, không có hardwares), Vô Sắc giới (thế giới tinh thần, không còn vật chất, cũng không còn hình bóng, không phải có ý thức, tâm niệm, cũng không phải không có ý thức, tâm niệm, chúng sinh giao tiếp trực tiếp, không cần biểu hiện qua ngôn ngữ hay hình sắc bên ngoài, điển hình là Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Như vậy tam giới bao gồm toàn bộ thế giới vật chất và tinh thần với vô lượng cõi giới và chúng sinh trong đó. Cụ thể : 

Yếu chỉ Kinh Hoa Nghiêm

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH YẾU CHỈ


GIẢI ĐỀ

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG là siêu việt số lượng.
ĐẠI là thể tánh bao gồm tất cả.
PHƯƠNG QUẢNG là nghiệp dụng phổ biến khắp nơi.
PHẬT là quả giác viên mãn.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

An trú bây giờ

GNO - Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn Bụt dạy có pháp “hiện trú lạc pháp” (an trú trong hiện tại) nhằm giúp hành giả có cơ hội tiếp xúc với hiện tại mầu nhiệm, yếu chỉ của hạnh phúc. 

Ngay từ tên gọi của pháp thực tập đã thấy được giá trị của giây phút hiện tại nếu ai nắm được phương pháp và có sự hành trì.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

TỨ PHÁP GIỚI CỦA KINH HOA NGHIÊM

Tứ pháp giới là 4 pháp giới đề cập trong Kinh Hoa Nghiêm, bao gồm :
1. Sự pháp giới: các pháp sắc và tâm của chúng sanh mỗi mỗi sai biệt, có giới hạn phân cách, nên gọi là “sự pháp giới”.
2. Lý pháp giới: các pháp sắc và tâm của chúng sanh dù có sai biệt, mà đồng một thể tánh, nên gọi là “lý pháp giới”.
3. Lý sự vô ngại pháp giới: Lý do sự mà hiển bày, sự do lý mà thành tựu, lý sự dung hợp lẫn nhau nên gọi là “lý sự vô ngại pháp giới”.
4. Sự sự vô ngại pháp giới: Tất cả giới hạn, phân cách của sự vật xứng với tánh dung thông, một tức nhiều, nhiều tức một, lớn vào nhỏ, nhỏ vào lớn, trùng trùng vô tận, nên gọi là “sự sự vô ngại pháp giới”.
(trích trong Yếu chỉ Kinh Hoa Nghiêm của Thầy Duy Lực lược giải)

VŨ TRỤ THUỞ SƠ KHAI

Người khổng lồ: 

Thuở xưa ở vùng núi Ngọc Ang (1) có ông Rờ Xi, vóc người to lớn như trái núi. Ông đã đi khắp thế gian này, chỗ ông qua nhiều lần mặt đất trở nên lồi lõm và đó là các vùng núi bây giờ. Có một lần, ông Rờ Xi ngồi ăn trầu, rảnh rang mới lấy chân khua mặt đất, lập tức một vùng đồng bằng mênh mông hiện ra. Những dòng sông, dòng suối lớn là vết ngón tay ông Rờ Xi quờ tìm cái đánh lửa. Nếu không có ông thì bầu trời đã chùng xuống trùm sát mặt đất, bởi vì bầu trời là cái chăn lớn giàng căng ra phơi. Ông Rờ Xi đã đứng cúi lưng để đỡ cho bầu trời khỏi chùng. Ông đứng lâu lắm. Một dấu chân hiện còn ở vùng Đak Tam lung (phía tây Trà Mi), còn dấu chân kia nghe nói ở mãi vùng đất Quy Nhơn sát biển.

PHƯƠNG THỨC SINH RA VŨ TRỤ và CON NGƯỜI theo các câu kinh trong THIỀN THƯ

http://www.thongthienhoc.com/tthniemtransp3-patch+fix-2.gif
Khoa học huyền bí đã thay phiên đổi chỗ cho khoa học chính thống và khẳng định rằng có tồn tại những loại vật chất khác, tinh vi hơn vật chất mịn nhất của vật lý. Nó liệt kê ra bảy cấp độ vật chất tinh vi (trong số đó có cõi vật lý); vả lại con số này chỉ là một cách thực tiễn để ấn định khuôn khổ của ý niệm, vì sự phân cấp ra một cách tinh vi từ vật chất vật lý chuyển thành vật chất tinh vi hơn vốn mang tính lũy tiến và liên tục; sao cho cái mà ta có thói quen gọi là các cõi không biểu diễn thành các nấc thang mà đúng ra thì các cõi này tiếp nối nhau thành một dốc thoai thoải giống như một khoảng dốc lài lài dành cho xe của những người bị tàn tật.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Ngồi thiền tốt cho thể chất và tâm trí

Trong một trường ca sử thi cổ của Ấn Độ, xuất hiện từ cách đây hàng mấy ngàn năm đã kể rằng: Có một vị tướng trong khi đang đánh đuổi giặc, lúc mệt quá đã tạt vào một hẻm núi ngồi tĩnh tâm thiền định. Một lúc sau, khi sức khỏe hồi phục, tâm trí trở lại sáng suốt, vị tướng đó leo lên chiếc xe chiến mã của mình đuổi theo quân giặc và tiếp tục chiến đấu. Trận đó ông thu được thắng lợi.

Đồ hình bát quái hay 8 quẻ thiên nhiên.


Giữa đồ hình bát Quái này và Lạc đồ có sự tương thông về hình thức và nội dung

Số 1 = độc →đục → đặc , chất đục nặng cô đọng thành đất , đất dày là tượng quẻ khôn .
Số 2 hai → hà – hồ , quẻ Đoài = cái hồ
Số 3 – tam- xám → xẫm , quẻ Khảm = màu đen.

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

PHÁP THỰC HÀNH THÂN KHẨU Ý

Tìm hiểu các pháp ác,
Tìm hiểu các pháp thiện,
Chuyên cần học lời Phật,
Biết rõ đây pháp ác,
Biết rõ đây pháp thiện.
Tâm phải luôn nhắc nhở
Không làm mọi điều ác.
Phải làm cho sung mãn,
Thực hành từng hạnh lành.

NGŨ UẨN GIAI KHÔNG

Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không. Trong bốn từ này có ba từ dễ hiểu, không cần giải thích, mọi người đều có thể mường tượng ý nghĩa của nhóm chữ, chỉ có từ Uẩn là khá khó hiểu.
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp. Ngũ uẩn bao gồm : Sắc (vật chất, matter, material); Thọ (cảm giác, perception); Tưởng (tưởng tượng, imagination) ; Hành (chuyển động, motion); Thức (nhận thức, phân biệt, conciousness, alaya, discrimination).