Vị trí: Ở giữa tiền âm và hậu âm (đàn ông thì lấy điểm giữa đường nối bìu và hậu môn, đàn bà lấy điểm giữa đường nối giữa bờ sau môi lớn và hậu môn). (H.1)
Hình 1
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn, phụ nữ có thai cấm châm. Cứu 5 mồi. (Trước khi châm nhắc người bệnh đi tiểu tiện)
Chủ trị: Đái dầm, khó tiểu tiện, liệt dương, di tinh, nhiều khí hư, co dạ con không đều.
2. Khúc cốt
Vị trí: Ở bờ trên xương mu, nằm ngửa lấy huyệt từ giữa rốn xuống 5 thốn, ở đường chính giữa bụng. (H. 2)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn, phụ nữ có thai cấm châm. cứu 5 mồi (trước khi châm nhắc người bệnh đi tiểu tiện).Chủ trị: Đái dầm, khó tiểu tiện, liệt dương, di tinh, nhiều khí hư, co dạ con không đều.
3. Trung cực
Vị trí: Phía trên huyệt Khúc cốt 1 thốn. Nắm ngửa lấy huyệt, từ giữa rốn thẳng xuống 4 thốn. (H. 2)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,8 đến 1 thốn, tê tức cục bộ, có khi lan xuống bộ phận sinh dục, phụ nữ có thai không châm. Cứu 5 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Di tinh, đái dầm, liệt dương, đau cắn dưới rốn, ỉa ra máu, ly, kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng hành kinh, tắc kinh, băng huyết, lậu huyết.
Tác dụng phối hợp: Với Tam âm giao, trị trẻ em đái dầm; Với Quan nguyên, Tam âm giao, trị di tinh; Với Tử cung trị băng, xuất huyết dạ con (huyệt Tử cung ở huyệtTrung cực, sang ngang mỗi bên 3 thốn).
4. Quan nguyên
Vị trí: Ở dưới rốn, nằm ngửa lấy huyệt, từ giữa rốn xuống 3 thốn, từ Khúc cốt lên 3 thốn. (H.2).
Hình 2
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,8 đến 1,5 thốn, phụ nữ có thai không châm. Cứu 7 mồi, hơ 5-15 phút.
Chủ trị: Đau lưng, đau bụng, đau quanh rốn, đái dầm, di tinh, liệt dương, ỉa chảy, kinh nguyệt không đều, băng lậu huyết, choáng váng sau đẻ, trúng gió hư thoát, ung nhọt trong ruột.
Tác dụng phối hợp: Với Tam âm giao, trị di tinh; Túc tam lý, trị 5 chứng lậu (đái buốt); với Khí hải, Dũng tuyền, trị bí đái sau đẻ.
5. Thạch môn:
Vị trí: Ở dưới rốn, từ giữa rốn xuống 2 thốn (H. 2)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 1,5 thốn, phụ nữ có thai cấm châm. cứu 3 mồi, hơ 5-15 phút.
Chủ trị: Kinh nguyệt quá nhiều, bế kinh sán khí, đau bụng, bí đái, đái dầm phù thũng, cao huyết áp.
Tác dụng phối hợp: Với Trung cực, Dương lăng tuyền trị đái dầm.
6. Khí hải:
Vị trí: Ở dưới rốn, nằm ngửa lấy huyệt, từ giữa rốn xuống 1,5 thốn. (H. 2)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,8-1,5 thốn, phụ nữ có thai không châm. Cứu 7 mồi, hơ 5-15 phút.
Chủ trị: Đau bụng, tảng sáng ỉa chảy (ngũ canh tiết), đau lưng, đái dầm, di tinh, kinh nguyệt không đều, băng lậu huyết, đau bụng hành kinh, tắc kinh, choáng váng sau đẻ, trúng gió hư thoát.
Tác dụng phối hợp: Với Tam âm giao, trị di tinh; Với Hành gian, Trung cực, trị đau bụng hành kinh; Với Huyết hải, Tam âm giao, trị kinh nguyệt không đều.
7. Âm giao
Vị trí: Thẳng rốn xuống 1 thốn, nằm ngửa lấy huyệt (H. 2)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5-2,5 thốn. Cứu 7 mồi.
Chủ trị: Viêm niệu đạo, viêm nội mạc tử cung, kinh nguyệt không đều, đau bụng sau đẻ, sản dịch không đứt, ngứa âm hộ, đau sán khí.8. Thần khuyết
Vị trí: Chính giữa rốn, nằm ngửa lấy huyệt (H. 2)
Cách châm: Cấm châm. Cứu cách muối, từ 5-15 mồi hoặc hơn nữa.
Chủ trị: Sôi bụng, đau bụng, ỉa chảy, ly trúng gió hư thoát, choáng váng sau đẻ.
Tác dụng phối hợp: Với Khí hải, Quan nguyên, Tam âm giao, trị trúng gió hư thoát.
9. Thuỷ phân
Vị trí: Giữa rốn thẳng lên 1 thốn, nằm ngửa lấy huyệt, phụ nữ có thai trên 5 tháng không châm (H. 2)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2,5 thốn. cứu 3- 15 mồi.
Chủ trị: Khó tiểu tiện, phù nước, sôi bụng, ỉa chảy.
10. Hạ quản
Vị trí: Giữa rốn thẳng lên 2 thốn, nằm ngửa lấy huyệt, phụ nữ có thai trên 5 tháng không châm (H. 2)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2,5 thốn. cứu 3-15 mồi
Chủ trị: Đau dạ dày, tiêu hoá kém, sa dạ dày, viêm ruột.
11. Kiến lý
Vị trí: Giữa rốn thẳng lên 3 thốn, nằm ngửa lấy huyệt, phụ nữ có thai trên 5 tháng không châm. (H. 2)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2,5 thốn. Cứu 3-15 mồi
Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hoá kém, phù nề, viêm phúc mạc
12. Trung quản
Vị trí: Trên rốn 4 thốn, nằm ngửa lấy huyệt, phụ nữ có thai trên 5 tháng không châm. (H. 2)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,8-1 thốn. Cứu 7 mồi, hơ 5-15 phút
Chủ trị: Đau da dày, trướng bụng, nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ly, táo bón, mất ngủ, cao huyết áp.
Tác dụng phối hợp: Với Thiên khu, Túc tam lý, trị lỵ; với Túc tam lý, trị đau bụng.
13. Thượng quan:
Vị trí: Trên rốn 5 thốn, nằm ngửa lấy huyệt (H. 2)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn, cứu 3-15 mồi.
Chủ trị: Viêm dạ dày, loét hành tá tràng, nôn mửa, trướng bụng, nấc.
14. Cự khuyết
Vị trí: Trên rốn 6 thốn, nằm ngửa lấy huyệt (H. 2)
Cách châm: Châm chếch kim xuống dưới, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3-15 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Bệnh tim, đau dạ dày, nôn mửa.
Tác dụng phối hợp: Với Tâm du, Thông lý, Khích môn, trị đau nhói vùng trước tim.
15. Cưu vỹ
Vị trí: Trên rốn 7 thốn, dưới lõm ức 1 thốn, đầu mũi nhọn xương ức (H. 2)
Cách châm: Châm chếch mũi kim xuống dưới, sâu 0,5-1,5 thốn. Không cứu.
Chủ trị: Đau vùng tim, chứng nghẹn, điên cuồng, động kinh.
Tác dụng phối hợp: Với Thần khuyết, Hậu khê, trị điên cuồng, động kinh.
16. Trung đình
Vị trí: Ở giữa ngực, ngang khe sườn 5-6, từ huyệt Chiên trung xuống 1,6 thốn. (H. 2)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 3-5 phân. cứu 5 mồi
Chủ trị: Ho, suyễn, trẻ em trớ sữa, nôn mửa
17. Chiên trung
Vị trí: Giữa đường nối hai núm vú trên ngực. (H. 2)
Cách châm: Châm dưới da, mũi kim ngược lên trên, xuống dưới, hoặc sang ngang, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 5 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Sữa không xuống, có nhọt ở vú, ho, hắng, hen, suyễn, nấc, đau ngực.
Tác dụng phối hợp: Với Thiếu trạch, Nhũ căn, trị ít sữa; Với Nội quan, Tam âm giao, trị đau tim; Với Thiên đột trị ho.
18. Ngọc đường
Vị trí: Trên huyệt Chiên trung 1,6 thốn, ngang với khe sườn 3-4. (H. 2)
Cách châm: châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn, cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm phế quản, lao phổi, viêm hung mạc
19. Tử cung
Vị trí: Trên huyệt Chiên trung 3,2 thốn, ngang khe sườn 2-3 (h. 2)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm phế quản, lao phổi, viêm hung mạc.
20. Hoa cái
Vị trí: Dưới huyệt toàn cơ 1,6 thốn, ngay chính giữa xương ức, chỗ tiếp gián đoạn cán và thân xương ức. (h. 2)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm hầu họng, đau ngực, ho hen.
21. Toàn cơ
Vị trí: Huyệt Thiên đột xuống 1 thốn. (H. 2)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau ngực, ho hen, hầu họng sưng đau.
22. Thiên đột
Vị trí: Chỗ lõm trên xương ngực, sát bờ trên xương ức, ngang với bờ trên xương đòn ở hai bên (phía trong xương ức) (H. 3)
Cách châm: Châm chếch mũi kim xuống phía trong xương ức, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 mồi hơ 5 phút.
Chủ trị: Ho hắng, hen xuyễn, sưng họng, nấc, bướu cổ, nôn mửa
Tác dụng phối hợp: Với Chiếu hải trị mai hạch khí (loạn cảm họng); Với Chiên trung trị ho hắng.
Hình 3
23. Liêm tuyền
Vị trí: Chỗ lõm phía trên yết hầu, ngửa cổ, đưa cằm ra phía trước, thầy thuốc dùng ngón tay cái chỉ xuống đặt nếp gấp ngang của ngón cái vào giữa cạnh xương cằm, đầu ngón quặp vào dưới hàm, tới đâu thì đó là huyệt. (H. 3).
Cách châm: Châm mũi kim hướng về huyệt não bộ, sâu 0,3 –0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Sưng lưỡi, đau dưới lưỡi, trúng gió cứng lưỡi không nói, nuốt khó.
Tác dụng phối hợp: Với Trung xung trị dưới lưỡi sưng đau.
24. Thừa tương
Vị trí: Ở chỗ lõm giữa môi dưới, dựa ngửa đầu, há mồm, huyệt ở chỗ lõm. (H. 3)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,2–0,3 thốn. Cứu 1 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Cổ cứng, động kinh, đau răng, méo miệng, chảy dãi.
Tác dụng phối hợp: Với Phong phủ trị cổ gáy cứng đau; với Địa thương trị môi lở.
Phụ lục : Hình ảnh tham khảo một số huyệt đạo và kinh mạc
Theo http://ue.vnweblogs.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét