Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Nguyên Đán Trung Hoa. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán".
Tết Nguyên đán của Việt Nam được người Trung Quốc hiện nay gọi là Xuân tiết hoặc Nông lịch tân niên, còn tết của Trung Quốc ngày nay lại là Tết dương lịch tức ngày 1 tháng 1 hằng năm. Nhưng với cộng đồng người Hoa ở Đài Loan, Hồng Kông hay nhiều nước khác, Tết Nguyên Đán vẫn là tết cổ truyền của họ.
Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa khác.
(Theo Wikipedia)
2.
Tết là ngày đầu năm âm lịch. Ngày xưa, người Việt dùng âm lịch, chứ không dùng lịch như ngày nay ta dùng, hay là dương lịch.
Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Ít nhất cũng được vui chơi ba ngày (nên thường gọi là ba ngày tết). Trong ba ngày tết, mọi công việc đều được tạm ngưng để tất cả mọi người dù giàu hay nghèo, vui chơi, thăm viếng lẫn nhau. Vì thế, trong tháng chạp (12), mọi người đã chuẩn bị thức ăn cho ngày tết, không chỉ riêng gia đình mà phải nhiều hơn để tiếp đãi khách. Ngày tết, đi đến nhà nào cũng được chủ mời ăn, do đó chúng ta luôn nói là “ăn tết”. Có những món ăn mà chỉ ngày tết mới dùng tới (ngày thường trong năm ít khi ăn) như là bánh chưng, bánh tét, mứt, dưa món, thịt đông, củ kiệu, củ hành ngâm, v.v.
(Theo aucocenter.org)
3.
Một câu hỏi xưa như trái đất những cũng luôn mới như trái đất. Đời người trải qua biết bao nhiêu cái tết, nhưng mỗi lần tết đến vẫn thấy nguyên vẹn cảm xúc hồi hộp. Tết là:
- Là dịp để một số kẻ cơ hội “hối lộ hợp pháp” bằng “quà Tết”!
- Tết là mua hàng nhiều nhất, ăn uống nhiều nhất, vui nhất... Chẳng thế mà dân gian gọi là “Tết nhất”!
- Tết là ngày mà người ta đến nhà thăm nhau để rồi... rất ít khi gặp nhau!
- Tết là ngày để người ta ăn xả láng, uống vượt khả năng để rồi nếu vợ nhắc nhở thì cười khì: Tết mà!
- Tết là những ngày nghỉ đích thực của cu Tí vì chắc chắn nó không phải đi học… hè!
- Trong “Tết” có chữ “tế”, giống như cúng nên ngày Tết là ngày cúng tổ tiên!
- “Tết” có chữ “ế” vì nhiều người ham Tết đắt hàng nên đầu cơ đến mức... ế hàng!
- Trong “Tết” còn có chữ “ết”, bởi ba ngày Xuân nhiều “gà ngứa cựa” uống rượu rồi đi tìm “gà móng đỏ” để mà... mắc AIDS!
(Theo camcuoi.com)
4.
Tết là một danh từ được rút ngắn từ “Tiết Nguyên Đán” hay là “Ngày Hội Đầu Năm”, chính là một tục lệ đón Xuân.Tết hay năm mới (Tân Xuân).Tết là một danh từ được rút ngắn từ “Tiết Nguyên Đán” hay là “Ngày Hội Đầu Năm”, chính là một tục lệ đón Xuân.
Tết là dịp mà người Việt Nam mừng theo âm-lịch, thường nhằm vào tháng Giêng hay tháng Hai dương-lịch. Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp và người mình cho rằng sự tái sinh của vạn vật trong mùa Xuân diễn tiến rất từ tốn và chậm rãi. Vì thế, mừng Xuân không thể là một việc gấp rút. Và rằng tục ngữ ta có câu: “Tháng Giêng ăn Tết ở nhà” !
Đành rằng không ăn Tết cả tháng, người ta vẫn dành riêng nhiều thời giờ, ngay cả trong hoàn cảnh vội vã của Việt Nam thời nay, để sửa soạn đón Tết hàng mấy tuân lễ trước và mừng đón Xuân về bằng cách thăm viếng chùa chiền, cúng quẩy, cờ bạc, ăn uống cùng thăm viếng bạn bè thân hữu hàng mấy ngày liền.
Ngay cả bây giờ, Tết vẫn còn là một dịp có thể xem tương đương với lễ Giáng sinh và đầu năm Tây (dương-lịch) và nhiều lễ khác chung gộp lại.
Cuộc chuẩn bị để đón mừng ba ngày Tết thật là chu đáo và bắt đầu từ nhiều ngày trước. Nhiều gia đình dành dụm suốt năm để có tiền tiêu trong dịp Tết.
Nhà cửa được dọn dẹp ngăn nắp sạch sẻ hoặc quét vôi hay sơn lại tường vách thật là chu đáo và bắt đầu từ nhiều ngày trước.
Những câu đối viết bằng chữ Nho trên giấy hồng-điều ghi những lời chúc đẹp đẽ đầu năm Phúc-Lộc-Thọ được trưng tại những nơi trang trọng.
Ở miền quê, người ta thường hay trồng một cây nêu bằng tre ở trước sân nhà, trên có dán bùa để trừ tà ma và treo cờ để rước mời hương linh tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Bàn thờ tổ tiên được thiết lập tại hầu hết mọi nhà. Lư đỉnh và các đồ đồng thờ cúng được đánh bóng sáng loáng.
Người ta cũng đến nghĩa trang thăm mộ ông bà, quét dọn sạch sẽ. Quần áo mới được mua sắm. Bánh chưng hay bánh tét được gói và nấu chín. Ngoài ra còn các thứ bánh khác hay mứt đã được làm để cúng kiến và sau đó để ăn.Thực phẩm cũng được lo liệu sẵn để dùng trong mấy ngày Tết. Thường thì nhà nào cũng có dưa hành, củ kiệu đế ăn dặm với bánh chưng hay bánh tét hay một nồi thịt kho. Những người đi làm việc ở xa nhà đều cố gắng trở về nhà để xum họp gia đình.
Mặc dù tục ăn Tết khác nhau tùy theo từng địa phương và truyền thống gia đình, nhưng các tập tục đại chúng hầu như nơi nào cũng có.
(Theo blog phong thuy)
TTđTD - Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét