Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

1. MINH TRIẾT VIỆT TRONG VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG (I)

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Kể từ khi xuất bản cuốn "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" vào năm 2006, sau gần 8 năm tôi mới xuất bản cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", để tiếp tục minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Sau khi xuất bản, cuốn sách đã được sự chú ý của dư luận quan tâm.

Một điều đặc biệt cho lần phát hành này với số lượng 1000 cuốn, là cuốn sách chủ yếu được biếu tặng do sự tài trợ của Cty Văn Hóa - Giáo Dục Việt và số lượng phát hành để bán trên thị trường hầu như không có.

Lúc đầu khi viết cuốn sách này, tôi chỉ đặt một tựa đề là "Minh triết Việt trong văn hóa truyền thống Việt Nam". Nhưng khi viết xong, xem lại toán bộ nội dung, tôi nhận thấy rằng: Đó không phải tầm của nền minh triết Việt trong mối tương quan với các nền văn minh khác trong lịch sử văn minh thế giới. Bởi vậy, tôi đã đặt tên lại cho cuốn sách như hiện nay "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Tất nhiên, khi tựa cuốn sách thay đổi, đã xác định nội dung cuốn sách cũng phải thay đổi và gần như tôi viết lại từ đầu.

Vị trí của những giá trị văn hóa truyền thống Việt qua những di sản còn lại, đã xác định và hé mở bức màn huyền bí của nền văn minh Đông phương, vốn đang thách thức tri tuệ của toàn nhân loại trong cuộc hội nhập toàn cầu giữa các nền văn minh.

Cuốn sách đã xác định thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.

Một định mệnh cho tất cả các phát kiến mới, ban đầu đều có những ý kiến trái chiều và sự phản đối với nhiều động cơ và trình độ nhận thức khác nhau

Để có thể phổ biến rộng rãi một quan niệm nhân danh khoa học với cơ sở của nó là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, khi xác định vị trí của nền văn hiến Việt trong lịch sử văn minh nhân loại, chúng tôi gồm cá nhân tôi là tác giả của cuốn sách và nhà tài trợ là Cty Văn hóa - Giáo dục Việt, thống nhất phổ biến công khai nội dung cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" trên website lyhocdongphuong.org.vn, để rộng đường dư luận.

Việc đưa lên công khai trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn có thể coi như lần tái bản của cuốn sách này với những luận cứ bổ sung. Bởi vì, ngay khi cuốn sách này còn trên bàn in của Nxb thì những chứng cứ mới nhất phát hiện được, đã chứng minh một cách sắc xảo cho những luận điểm chứng minh trong cuốn sách này.

Trong sự thể hiện nội dung của cuốn sách trên diễn đàn, tôi sẽ làm rõ hơn phương pháp chứng minh của tôi.

Bản đưa lên diễn đàn là bản thảo cuối cùng của tác giả còn trong máy, chứ không phải bản in đã được biên tập của Nxb. Do đó, có thể có vài sự khác biệt về lỗi chính tả và vài từ khác biệt. Nhưng sai lệch là không đáng kể.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị.
______________________________

MINH TRIẾT VIỆT TRONG VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG.

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
_______________
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Giáo sư Đào Vọng Đức
Nhận xết tổng quan về tác phẩm Minh triết Việt trong văn minh Đông phương
Tiến sĩ khoa học Nguyên Đồng.
Thay lời nói đầu
Phần dẫn nhập
Phần I: Cội nguồn Việt sử - giả thuyết và thực trạng
Chương I: Cội nguồn Việt sử trong văn minh Đông phương
I.1. Huyền sử thời Hùng Vương
I.2. Văn hóa truyền thống Việt và cội nguồn Việt sử
Chương II: Việt sử 5000 năm văn hiến. Cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương
II.1. Tìm lại nguồn gốc đích thực của văn minh Đông phương
II.2. Di sản văn hóa Việt và cội nguồn văn minh Đông phương
II.3. Tiêu chí khoa học là chuẩn mực thẩm định nội dung lý thuyết nhân danh khoa học
Chương III: Thuyết Âm Dương Ngũ hành từ văn hiến Việt một học thuyết hoàn chỉnh mô tả sự vận động và tiến hóa của vũ trụ
Phần II: Minh triết Việt trong văn hóa truyền thống và thuyết Âm Dương Ngũ hành
Mở đầu
Phần II.I. Minh triết Việt mô tả sự khởi nguyên vũ trụ
Chương I: “Thái cực sinh Lưỡng nghi” và sự khác biệt giữa hai đồ hình Âm Dương Hán – Việt
I.1. Thái cực sinh Lưỡng nghi và đồ hình Âm Dương Hán
I.2. Đồ hình Âm Dương Việt
I.3. Đồ hình Âm Dương Việt trong di dản văn hóa ở các quốc gia khác của nền văn minh Đông phương
I.4. Hiện tượng đồ hình Âm Dương Lạc Việt trong văn minh Đông phương
Chương II: Tính minh triết trong đồ hình Âm Dương Lạc Việt và những di sản văn hóa Việt giải thích sự khởi nguyên của vũ trụ
Chương III: “Lưỡng nghi sinh Tứ tượng” sự lý giải nguyên lý khởi nguyên của vũ trụ từ nền văn hiến Việt
III.1. Tứ tượng trong văn minh Hán
III.2. “Lưỡng nghi sinh Tứ tượng” nhìn từ di sản văn hóa truyền thống Việt
Chương IV: Tứ tượng biến hóa vô cùng
IV.1. Sai lầm trong bản văn chữ Hán cổ: “Tứ tượng sinh Bát quái”
IV.2. Minh triết Việt: “Tứ tượng biến hóa vô cùng”
IV.3. “Tứ tượng biến hóa vô cùng” xác định giá trị minh triết Việt trong văn minh Đông phương
Phụ chương
Chương V: Thái cực – sự khởi nguyên vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành từ minh triết Việt
Mở đầu
V.1. Thái cực theo cách lý giải của Hán Nho
V.2. Thái cực trong văn hien Việt
Chương VI: Minh triết Việt mô tả sự hình thành vũ trụ sau giây “0”
VI.1. Khởi nguyên vũ trụ theo giả thuyết của tri thức khoa học hiện đại
VI.2. Thái cực – sự khởi nguyên vũ trụ - từ minh triết Việt trong thuyết Âm Dương Ngũ hành
VI.3. Kết luận
Phụ chương
I. Việt Dịch trên bãi đá cổ Sapa
II. Công án nổi tiếng Phật giáo và “Thái cực sinh Lưỡng nghi”
Phần II.II: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và nguyên lý căn để từ minh triết Việt
Mở đầu
Chương I: Tóm lược những vấn đề liên quan từ bản văn chữ Hán cổ và sự xác định của nền văn hiến Việt về nguyên lý căn để trong ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành
I.1. Sơ lược lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành và những vấn đề liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch từ cổ thư chữ Hán 
I.2. Sự xác định của nền văn hiến Việt với Hà đồ Lạc thư
Chương II: Tranh thờ Ngũ Hổ & Hà đồ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong ứng dụng từ văn minh Lạc Việt
II.1. Lạc thư phối Hậu thiên Văn Vương – nguyên lý căn để trong các phương pháp ứng dụng từ cổ thư chữ Hán và mâu thuẩn trong nội hàm cấu trúc
II.2. Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt qua di sản văn hóa truyền thống Việt
Phụ chương
I. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và Lạc thư Hà đồ
II. Tính minh triết trong trò chơi Lò cò của trẻ em Việt và tính ứng dụng của Hà đồ trong Lý học Đông phương.
Chương III: Hậu thiên Bát quái Lạc Việt – mô hình biểu kiến trong nguyên lý căn để của Lý học Đông phương
III.1. Bát quái trong bản văn cổ chữ Hán
III.2. Mâu thuẩn nội hàm và những vấn đề liên quan đến Tiên thiên và Hậu thiên Bát quái từ cổ thư chữ Hán
III.3. Minh triết Việt và Hậu thiên Lạc Việt.
Chương IV: Những di sản văn hóa truyền thống Việt mang nội dung minh triết, liên quan đến việc đổi chổ Tốn/Khôn trong Hậu thiên Lạc Việt
IV.1. Tính minh triết Việt trong truyện “Tấm Cám” và vấn đề vị trí Tốn/Khôn trong Hậu thiên Bát quái Lạc Việt
IV.2. Bí ẩn thuyết quái truyện và sự chuyển đổi Tốn/Khôn
IV.3. Truyện cổ tích Việt Nam và những câu đối cổ
Phụ chương
I. Tính minh triết trong “Sự tích thằng Cuội” và vấn đề đổi chỗ Tốn/Khôn trong Hậu thiên Lạc Việt
II. Nguyên tắc ứng dụng của việc luận Dịch, liên quan đến nội dung giải mã truyện “Tấm Cám”
III. Một dị bản khác của truyện “Tấm Cám”, lưu truyền trong văn hóa truyền thống Việt
IV. Bài thơ của Lý Bạch – xác định những giá trị văn hóa Việt lưu truyền ở Nam Dương Tử - liên quan đến vị trí Tốn Khôn trong Hậu thiên Lạc Việt
Chương V: Minh triết Việt và Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ - nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương
Mở đầu
V.1. Hậu thiên Lạc Việt
V.2. Minh triết của cặp bánh chưng, bánh dầy – linh vật của nền văn minh Lạc Việt
V.3. “Chi chi, chành chành” – Bài đồng dao với Hà đồ và Hậu thiên Bát quái Lạc Việt
Phần III: Tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh trong sự tương quan hợp lý giữa nguyên lý căn để Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt với cấu trúc hệ thống trong các phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành
Mở đầu
Chương I: Hà đồ và Lạc thư Hoa Giáp
I.1. Nguyên tắc nạp âm của Lục thập Hoa giáp trong cổ thư chữ Hán
I.2. Hà đồ và bí ẩn Lạc thư Hoa giáp
I.3. Lạc thư Hoa giáp và tính hợp lý lý giải các vấn đề liên quan
Phụ chương
Chương II: Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt – lý giải vấn đề liên quan trong các phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành
II.1. Mô hình Tử vi và Hà đồ
II.2. Hoàng Đế nội kinh tố vấn, Hà đồ và những vấn đề liên quan
II.3. Lã Thị Xuân Thu và dấu ấn của Hà đồ
II.4. Hà đồ trong chính văn kinh Dịch
II.5. Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt – Mô hình biểu kiến mô tả một thực tại tương tác giữa vũ trụ và Địa cầu
II.6. Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt và khoa Phong thủy Đông phương
Phụ chương
I. Những truyện cổ tích Việt và sự liên hệ Bát trạch Lạc Việt trong Phong thủy
II. Nghịch lý trục Quỷ Môn trong cổ thư chữ Hán và Bí ẩn Thiên Môn – Địa Hộ với sự hoàn chỉnh của Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ
Chương III: Tính ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong hình thái ý thức xã hội và các mối quan hệ xã hội
Mở đầu
III.1. “Tam Dương khai thái” trong di sản văn hóa truyền thống Việt
III.2.”Tam Dương khai thái” trong di sản văn hóa Đông phương
III.3. “Tam Dương khai thái” từ nền văn hiến Việt và hình thái ý thức xã hội
III.4. Tín ngưỡng dân gian Việt và thuyết Âm Dương Ngũ hành III.5. Ảnh hưởng của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong di sản văn hóa truyền thống Việt
III.6. Ngôn ngữ Việt và danh xưng của Bát quái
Chương IV. Thay lời kết Phần III
Phần IV: Thay phần kết luận: sự hội nhập giữa các nền văn minh trong xu hướng toàn cầu hóa
I. Va chạm giữa hai nền văn minh
II. Chuẩn mực đối thoại và hội nhập giữa hai nền văn minh
III. Những giá trị đích thực của văn minh Đông phương từ nền văn hiến Việt và sự phát triển của tương lai
IV. Lời cuốn sách
Tài liệu tham khảo
_________________

LỜI GIỚI THIỆU

Nhân loại đang chứng kiến thời kỳ phát triển rực rỡ của khoa học và công nghệ, được đánh dấu bởi vô số những phát minh kỳ diệu từ những lĩnh vực lý thuyết trừu tượng nhất đến những ứng dụng kỹ thuật và công nghệ rộng rãi nhất trong thực tế sản xuất và đời sống. Phần lớn những thành tựu chủ yếu đó khởi nguồn từ sự ra đời sống. Phần lớn những thành tựu chủ yếu đó khởi nguồn từ sự ra đời của thuyết lượng tử và thuyết tương đối, những bước tiến mang tính đột phá ngoạn mục nhất của Vật lý học thế kỷ 20. Nhận định chung cho rằng, những phát minh vĩ đại này đã tạo nên “đợt sóng thần” ngày càng dâng cao trong khoa học và công nghệ suốt thế kỷ 20-21 với những ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống con người, có tác dụng rất lớn đối với sự tồn vinh của nhân loại.

Những thành tựu đó cũng đồng thời có tac dụng sâu rộng trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đặc biệt là khoa học lịch sữ, gắn bó mật thiết với khoa học thông tin và khoa học dự báo. Liên quan đến Thông tin – Dự báo, một lĩnh vực khoa học có tính thời sự đang phát triển mạnh mẽ là Máy tính lượng tử - Viễn tải lượng tử Thông tin lượng tử, và một hướng nghiên cứu nảy sinh từ đó là “Viễn tải tâm linh” (Psy – chic teleportation) đang được quan tâm đặc biệt. Người ta chờ đợi rằng Thông tin lượng tử sẽ là một cuộc đại cách mạng trong công nghệ thông tin mà ảnh hưởng to lớn của nó là điều chưa thể dự báo.

Những thành tựu của Vật lý học hiện đại rọi những tia sáng mới vào khoa học Dự báo, liên quan mật thiết đến phạm trù không gian – thời gian. Nghiên cứu bản chất sâu sắc của không gian – thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng lý thuyết Đại thống nhất.

Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học như trong tinh thần đã trình bày ở trên. Các kết quả nghiên cứu này tạo cơ sở để có thể khẳng định rằng dân tộc Việt với bề dày lịch sử gần 5000 năm băn hiến tính từ thời Hùng vương dựng nước là chủ nhân đích thực tạo dựng nên văn minh Đông phương mà nền tảng tri thức là lý thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Cuốn sách có nội dung phong phú với rất nhiều những bức tranh dân gian, những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, đồng bào,…trong di sản văn hóa truyền thống Việt cùng với những luận giải sáng sủa, đầy tính thuyết phục, nhằm khai sáng các nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Ngoài ý nghĩa khoa học, cuốn sách còn có tác dụng hun đúc lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khích lệ ý chí phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên.

Từ lâu tôi đã có nhiều dịp gặp và tiếp xúc với tác giả, trao đổi ý kiến về một số vấn đề liên quan đến các lĩnh vực tiên tri, dự báo, các khả năng tiềm ẩn của con người, và rất tâm đắc với những nội dung trong sách. Tôi tin rằng cuốn sách sẽ nhận được sự hưởng ứng của đông đảo độc giả.

21 – 5 – 2014
GS. Đào Vọng Đức
Viện Vật lý và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người
____________________________________

NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ TÁC PHẨM MINH TRIẾT VIỆT TRONG VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN VŨ TUẤN ANH

Chúng tôi rất hân hạnh được tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh (NVTA) mời đọc bản thảo tác phẩm Minh triết Việt trong văn minh Đông phương (MTVTVMĐP). Niềm vinh dự này càng lúc càng tăng khi chúng tôi tiếp tục đọc và suy ngẫm những tài liệu căn bản giới thiệu trong tác phẩm. Chúng tôi đã đọc đi đọc lại bản thảo ba bốn lần để thấm nhuần dòng tư tưởng của tác giả trước khi viết vài dòng nhận xét này. Tác phẩm MTVTVMĐP đòi hỏi người đọc có một số kiến thức căn bản về Dịch, từ đó quyển sách đã dẫn chúng tôi từng bước đến những chân trời mới lạ có sức thu hút rất kỳ diệu.

Chúng tôi đọc tác phẩm MTVTVMĐP qua lăng kính người làm khoa học duy lí và thực chứng. Cái nhìn của chúng tôi bị giới hạn bởi các phạm trù khoa học này. Tuy nhiên, hy vọng là những điều chúng tôi đề nghị có thể tăng sức thuyết phục khi tác phẩm này được đưa ra bàn cãi trước các diễn đàn quốc tế. Không sớm thì muộn tác phẩm này củng sẽ gây nhiều tranh cãi và phải đối đầu với các lời khen chê của các trường phái quốc tế, nhất là khi một quốc gia vì lý do nào đó cảm thấy căn bản nền văn hiến của họ bị đe dọa.

Cách bố cục quyển sách rất độc đáo. Tác giả cho biết kết luận tổng quát ngay từ phần dẫn nhập, sau đó qua bốn phần chính, tác giả đưa ra thứ lớp các bằng chứng chứng minh cho mô hình từ căn bản khai sinh ra vũ trụ cho đến sự biến hóa tiếp diễn từ giản đơn đến phức tạp qua tổng hơp Dịch với Âm Dương Hà đồ. Người đọc có cảm giác như đang phiêu lưu đi tìm một kho tàng cổ vô giá đã bị vùi lấp dưới lau sậy của hàng ngàn năm vô tri thức. Giá trị của kho tàng không phải để tôn vinh một niềm kiêu hãnh dân tộc suông, mà còn có tiềm năng cống hiến những giải pháp quý giá cho các bế tắc khoa học hiện đại. Với những thành công vượt bậc trong các khoa học chuyên ngành, khoa học hiện đại vẫn lúng túng khi đi tìm sự thống nhất giữa khoa học vi mô và khoa học vĩ mô, điển hình là sự thiếu dung hòa giữa lý thuyết lượng tử (quantum mechanics) và lý thuyết tương đối (relativity physics). Trong khi đó Lý học Dịch Âm Dương Đông phương đã có tham vọng lý giải tổng quát và định tính những tương tác phức tạp giữa các yếu tố thiên nhiên, từ hạt lượng tử đến các dải ngân hà, và con người với vũ trụ.

Thật là khó hiểu khi thấy kho tàng tri thức vĩ đại này vẫn tồn tại như một huyền bí với tiến bộ loài người hàng nghìn năm nay, mặc dù tiềm năng áp dụng không chỉ giới hạn trong khoa học tự nhiên, mà còn lan đến khoa học nhân văn (xã hội học, tâm lý học, triết học…) và cả những ngành liên quan đến nhân sinh như nghệ thuật hay tâm linh học. Cảm nhận điều này còn dẫn đến một nghi vấn lớn cho khoa học hiện nay: Động lực nào đã thúc đẫy loài người trong giai đoạn bị coi là bán khai từ 5-6 nghìn năm trước đi tìm và giải quyết những vấn đề mà nhân loại hiện nay mới bắt đầu phải đối đầu? Đây cũng là điểm đáng được đánh giá cao nhất của tác phẩm MTVTVMĐP vì đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng phong trào “duy tân” cho nền văn minh cổ kính vĩ đại này. Xây dựng trên nền tảng một tri thức khách quan và nhất quán về nguồn gốc vũ trụ tiền không gian, tiền thời gian và vô số lượng, nền văn minh này có thể còn vượt trên nền văn minh hiện đại về một số phương diện. Hiện nay khoa học hiện đại vẫn còn tranh cãi sự hiện diện một quyền uy tối cao có quyền thưởng phạt vào thời điểm O, thì tri thức tối cổ này đã minh triết một quy luật khách quan, nhất quán và phố quát về vận hành của vũ trụ. Hơn thế, tri thức này còn có thể hàm ẩn một giải pháp phổ quát cho những học giả muốn áp dụng quy luật khách quan này vào việc giải quyết những bế tắc lớn ngày nay của nhân loại. Đe dọa đến sự sống còn của nhân loại ngay trước mắt phải kể đến hiểm họa ô nhiễm môi trường và mất thăng bằng phân bố của cải trong xã hội. Nhà bác học Stephen W.Hawking đã tiên đoán là với trình độ khoa học hiện tại, nhân loại không thể giải quyết kịp những hậu quả do chính khoa học gây ra.

Chìa khóa để mở kho tàng này, lạ thay đã luôn luôn hiện diện trong nền văn minh Đông Nam Á, chỉ bị che phủ bởi một bức màng u minh nhân tạo. Công trình đặc sắc của tác giả NVTA chứng minh một cách hệ thống rằng bức màn vô minh này có thể bị soi thủng bởi minh triết văn chương bình dân Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản. Qua những lý luận đầy sáng tạo, tác giả NVTA đã nhiệt thành chứng minh và kết luận rằng Lý học Dịch Âm Dương phải có nguồn cội chính từ Lạc Việt mà Việt Nam là nơi duy nhất còn lưu giữ được. Tác giả NVTA cũng ứng dụng hết sức sắc sảo tinh túy văn hóa dân gian Việt Nam vào việc thanh lọc những bế tắc phi lý của logic Lý học Dịch Âm Dương tồn tại trong những thư tịch bác học cổ. Sau khi đọc hết phần I, II, và III, câu hỏi hiển nhiên là tại sao vấn đề rõ ràng là sai như thế mà không học giả Hoa Hạ nào tìm hiểu để giải quyết trong suốt mấy nghìn năm?

Không những ở Hoa Hạ, mà cả ở Việt Nam biết bao nhiêu nhân tài trong nền văn minh bác học cũng đã bất lực khi tìm hiểu căn bản Lý học Dịch Âm Dương qua kiến thức chấp nối từ thư tịch cổ. Vấn nạn như thế để hiểu phần nào trí tuệ vĩ đại của tiền nhân. Hầu như biết trước được sự suy tàn của nền văn minh Lý học Dịch Âm Dương, các ngài đã để lại di chúc cho đời sau bằng những ẩn dụ như ca dao, tục ngữ, truyện kể, những tranh dân gian mộc mạc màu sắc, những món ăn thiêng liêng hương vị, những trò chơi hồn nhiên cho trẻ em, những phong tục tập quán lễ nghĩa, v.v. để đợi ngày tinh túy được phục hưng. Tuồi thơ của chúng ta có lẽ đã trải qua bao lần bâng quơ tự hỏi tại sao lại có những dấu hiệu huyền bí trong tranh dân gian, câu cú đầy ẩn ý trong Lĩnh Nam Trích Quái, hay đời cô Tấm tại sao lại phong ba đến thế so với cô gái Lọ Lem?

Tác phẩm MTVTVMĐP giúp chúng ta hiểu rằng cái tinh túy của Lý học tiền nhân đã cẩn thận gói ghém để trao truyền. Điều kiện lựa chọn truyền nhân đích thực lại đơn giản đến tuyệt vời. Chỉ có những học giả có lòng trân trọng văn hóa thuần túy dân dã Việt – một văn hóa bát ngát với câu Kiều bờ tre, mái rạ (thơ Chế Lan Viên) – mới có thể có được cái trực giác thẳng vào trọng tâm của Lý học Dịch Âm Dương để tìm ra những tương tác căn bản. Tiền nhân đã bỏ qua những tiêu chuẩn hạn hẹp như chủng tộc, màu da, tôn giáo, hay giai cấp xã hội trong việc lựa chọn truyền nhân. Các ngài hiểu rằng qua bao thăng trầm của lịch sử, những yếu tố đó đều là phụ và khó bền vững. Tương tự như xây dựng một Kim Tự Tháp với chân vững chãi bên Ai Cập, tinh túy của một nền triết học huyền vĩ được bồi đắp trong tâm khảm người Việt bằng những ứng dụng nhuần nhuyễn phổ biến sâu rộng trong quần chúng nông thôn và hạ tầng cơ sở. Bài học này khiến chúng ta càng phải trân trọng giữ gìn những truyền thống xưa, vì biết đâu chúng còn chứa đựng những tinh hoa để lại mà chúng ta chưa tìm hiểu hết.

Tác phẩm MTVTVMĐP kết thúc bằng truyện ngụ ngôn “Trê Cóc” đầy ý nghĩa. Cóc là linh vật của văn minh Văn Lang, thường hay thấy trên mặt các trống đồng. Cóc được tôn vinh là cậu ông Trời hay cội nguồn vũ trụ trong văn chương truyền khẩu. Cóc sinh ra nòng nọc: Danh từ “nòng” (tròn rỗng) và “nọc” (sắc nhọn như cọc) là tượng hình nôm na nhất của yếu tố Âm Dương. Vũ trụ vận hành dẫn đến Âm Dương tương tác.

Trong truyện, cá trê đầy tham vọng hão huyền như Lý Ngư Vọng Nguyệt tượng trưng cho văn hóa Hoa Hạ, nhận lầm nòng nọc làm con. Cá trê mang nòng nọc về nuôi, hay mang Lý học Dịch Âm Dương về nhận làm văn hóa riêng, vì thế sau bao năm cọc cạch vẫn không hiểu được tinh túy. Nòng nọc đến ngày khôn lớn, mọc hai chân, lại trở về với Cóc là cha đẻ đích thực, tượng trưng cho sự phục hồi nền văn minh Văn Lang. Ẩn dụ tuyệt vời này đã được truyền khẩu bao đời, đến bây giờ ta mới thấm thía chiều sâu của nó.

Tác giả NVTA đã dùng một số lớn tài liệu thư tịch cổ Trung Hoa để minh chứng cho lý luận của mình. Nội dung phần lớn của Lý học Dịch Âm Dương, nhất là các kiến thức áp dụng đều được ghi chép kỹ lưỡng trong những thư tịch cổ xưa này. Ngày nay, nếu còn có thể phục hưng lại Lý học Dịch Âm Dương, cũng phải dựa trên những tài liệu sách vở còn lưu truyền lại. Truyền thống bảo tồn các tư liệu văn hóa từ ngàn xưa của người Hoa Hạ rất là uyên bác. Mặc dù không nắm được phần tinh túy của lý thuyết, người Hoa Hạ cũng cảm nhận được giá trị vĩ đại của Lý học Dịch Âm Dương nên họ đã dày công gìn giữ. Khi thôn tính Văn Lang, họ đã không thô bạo như Mã Viện sau này, mang hết những trống đồng chiếm được ra đun chảy để đúc đồng trụ Giao Chỉ.

Như thế, người Hoa Hạ có thể không có công sinh nhưng có đóng góp vào công dưỡng Lý học Dịch Âm Dương. Lý học Dịch Âm Dương là tài sản tinh thần cao quý chung của cả nhân loại. Trên con đường phục hưng giá trị cao quý này, chúng ta phải công tâm thừa nhận tất cả mọi đóng góp trong hàng ngàn năm qua. Một điều quan trọng là cờ quẻ Ly của Đại Hán cũng không có hai điểm Thiếu Âm và Thiếu Dương. Chúng ta cần tìm hiểu văn hóa bình dân của nước này để tìm thêm những tư liệu mới. Có thể Đại Hán cũng góp phần vào việc phục hồi tinh túy của Lý học Dịch Âm Dương.

Người Lạc Việt biết đâu cũng thừa hưởng Lý học Dịch Âm Dương từ một cội nguồn trước đó và cũng không phải là chủ nhân ông. Vinh dự là truyền nhân đích thực của hệ thống tư tưởng này trong một giai đoạn lịch sử nào đó đã lá quá lớn. Giới nghiên cứu Dịch hiện đại phải chuẩn bị hết sức công phu về mặt logic để công bố giả thuyết này, nếu không có thể không đứng vững được trên diễn đàn quốc tế. Trong thời gian hiện nay, nếu có thể được nên tránh những kết luận có tính chất đoán chắc. Tất cả những suy diễn từ một chứng cớ nào đó nên để dưới dạng giả thuyết.

Trong tác phẩm MTVTVMĐP, kết luận Lạc Việt là chủ nhân ông đích thực của Lý học Dịch Âm Dương được lăp đi lăp lại rất nhiều lần. Chúng tôi đề nghị nên thu tóm những kết luận này trong vài chương chính, còn để chỗ cho phần suy diễn. Kết luận này cũng nên coi là giả thuyết chứ chưa phải là sự thật hiễn nhiên đã được chứng minh.

Phần miêu tả về phương pháp suy diễn dựa trên các tiêu chuẩn khoa học hiện đại, cũng được lặp lại quá nhiều lần. Nếu có thể được, mong tác giả NVTA tạo một chương hay một mục về phương pháp luận chung. Khi cần thì trích ra là đủ, không cần phải lặp lại.

Một khái niệm so sánh trong phần II chương V về Thái cực với Kiến tánh có thể gây tranh cãi không cần thiết. Thái cực là thực thể vật chất mặc dù không chi phối bởi không gian, thời gian hay số lượng của bất cứ hệ thống vật lý nào của khoa học hiện đại. Sau thời điểm O, thái cực bất chợt biến hóa nhường chỗ cho Lưỡng nghi. Kiến tánh là một hiện tượng tâm thức thường hằng tồn tại với Thái cực và bất cứ biến hóa nào sau đó của Thái cực. Đối với Kiến tánh, hiện tượng Thái cực biến thành Lưỡng nghi cũng chỉ là Không (Không đây có nghĩa là không thường hằng chứ không phải là không có hiện hữu). Mặc dù hai khái niệm đều không bị chi phối bởi không thời gian và số lượng, nhưng theo thiển ý của chúng tôi, chúng hỗ trợ cho nhau nhưng không tương tự.

Hình như trong phần III, tác phẩm có chương đề cập đến nền văn minh Atlantic và phân loại thời đại số V cho văn minh Văn Lang. Theo thiển ý của chúng tôi, những suy diễn này quá xa với những tài liệu nêu ra, và không làm sáng tỏ thêm chủ đề. Nếu có thể được, xin tác giả gác lại những chi tiết này để dùng cho một tác phẩm khác.

Cũng xin tác giả cho một chương về phần định nghĩa các từ quan trong dùng trong sách chẳng hạn như: tiêu chí, minh triết, căn để, mệnh đề, định đề, v.v.để người đọc không hiểu lầm.

22 – 5 – 2014
TS. Nguyễn Đồng
Orange, California 
________________

THAY LỜI NÓI ĐẦU

Chia sẻ với bạn đọc

Sự bùng nổ liên kết thông tin toàn cầu, đã đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa và sự hội nhập giữa các nền văn minh. Trong đó có một nền văn minh lâu đời và huyền vĩ, vẫn sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh nhân loại hiện đại, vốn có xuất xứ từ văn minh Tây Phương. Đó chính là nền văn minh Đông phương huyền bí.

Nền văn minh Tây phương với khoa học thực chứng, thực nghiệm rõ ràng, mà nền tảng tri thức là cả một quá trình tiến hóa phát triển trong lịch sử nhận thức được của nó. Ngược lại, nền văn minh Đông phương hoàn toàn mơ hồ và thậm chí có thời kỳ bị coi là "mê tín dị đoan"; nhưng đó lại là nền văn minh và những giá trị tri thức của nó tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhận thức được của con người.

Chính sự tồn tại của những giá trị văn minh Đông phương, qua những hiệu quả ứng dụng trên thực tế của nó với sự bền vững hàng thiên niên kỷ, nên nó đã được giới khoa học hiện đại và những cơ quan có trách nhiệm chú ý tới. Cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đã 4 lần tổ chức hội thảo về kinh Dịch ở Bắc Kinh - thủ đô của Trung Hoa. Đất nước được mặc định là cái nôi của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Nhưng cho đến tận ngày hôm nay, mọi sự khám phá về nền văn minh Đông phương vẫn hoàn toàn bế tắc.

Những bí ẩn của nền văn minh Đông phương vẫn sừng sững một cách huyền vĩ, thách đố tri thức của toàn thể nhân loại, trong sự hội nhập toàn cầu giữa các nền văn minh.

Giáo sư Lê Văn Sửu - một học giả có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa cổ Đông phương - đã nhận xét trong tác phẩm "Nguyên lý thời sinh học cổ Đông phương" của ông, như sau:

Gần đây có rất nhiều nhà khoa học ở đủ mọi ngành và ở nhiều nơi trên thế giới, với các phương tiện hiện đại có nhiều đặc tính ưu việt, như: tinh vi, nhanh chóng, chính xác trong tay. Họ đã và đang nghiên cứu nền tảng của những di sản văn minh Đông phương này. Thế nhưng sự tiếp cận thực chất của nó còn đang là một khó khăn to lớn.

Bởi vì: "Người ta không thể tìm một cái đúng từ một cái sai".

Đã hơn hai ngàn năm trôi qua trong lịch sử văn minh Đông phương, cho đến tận ngày hôm nay - khi người viết thực hiện tiểu luận này - chưa hề có một cuốn sách nào miêu tả một cách tóm tắt những những yếu tố cấu trúc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nền tảng tri thức căn bản của nền văn minh Đông phương - cũng như lịch sử hình thành của nó.

Vậy tương lai của sự hội nhập, hoặc đối thoại giữa hai nền văn minh Đông phương và Tây phương sẽ diễn biến như thế nào?

Đó sẽ là một sự hội nhập những kho tàng tri thức của nhân loại thuộc về hai nền văn minh, một cách hoàn chỉnh, có hệ thống; hay là sự chinh phục hoàn toàn của văn minh Tây phương, khi mà nền văn minh Đông phương không thể hiện được giá trị đích thực của nó?

Những giá trị nền tảng của nền văn minh Đông phương - thể hiện trên thực tế ứng dụng - chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Những nguyên lý, hệ quy chiếu, mô hình biểu kiến và cả một hệ thống phương pháp luận với những khái niệm của học thuyết này, dù chỉ là những mảnh vụn còn sót lại, cũng là một yếu tố quan trọng trên thực tế, đã tác động và gây ảnh hưởng đến mọi giá trị quan hệ xã hội với sự định hình lịch sử của nền văn minh Đông phương.

Vậy thì việc phục hồi lại những giá trị tri thức nền tảng đích thực của nền văn minh Đông phương này sẽ bắt đầu từ đâu, khi mà nền văn minh Hán, vốn tự nhận là chủ nhân đích thực của nền văn minh này, hơn hai ngàn năm qua đã không thể thực hiện được?

Hay nói rõ hơn bằng một cách khác: nền văn minh Hán không phải chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Vì nền tảng tri thức của nền văn minh Hán không thể phục hồi được những giá trị của nền văn minh này. Không phải bây giờ mà đã hơn 2000 năm trôi qua.

Một tiêu chí khoa học xác định rằng:

Một lý thuyết, hoặc một học thuyết thuộc về nền văn minh nào thì nền tảng tri thức của nền văn minh đó, phải là cơ sở để hình thành nên lý thuyết, hoặc học thuyết đó.

Tất nhiên, hệ quả của tiêu chí này là: nền tảng tri thức của nền văn minh đó, phải có khả năng phục hồi lại chính lý thuyết, hay học thuyết được coi là thuộc về nền văn minh đã sinh ra nó.

Xét tiêu chí trên với tư cách là một chuẩn mực khoa học để thẩm định thì nền văn minh Hán không thỏa mãn.

Vậy thì nền văn minh nào là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành?

Các nhà khoa học hiện đại đã xác định có một nền văn minh cổ đại tồn tại ở miền Nam sông Dương Tử và họ gọi là nền văn minh thứ V. Họ cũng xác định rằng: nền văn minh Nam Dương Tử này đã sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC.

Sự tồn tại của nền văn minh thứ V này hoàn toàn trùng khớp với những sách sử xưa còn ghi nhận; như "Sử ký" của Tư Mã Thiên, đã nói về "Vùng đất Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở".

Chính sử Việt cũng ghi nhận và trở thành một truyền thống văn hóa sử trong tâm thức của dân tộc Việt:

Nước Văn Lang, dưới sự trị vì của các vua Hùng, là quốc gia đầu tiên của Việt tộc. Lập quốc vào năm Nhâm Tuất, năm thứ 8 vận 7, hội Ngọ - Tức năm 2879 BC. Biên giới nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục và Đông giáp Đông Hải, là cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Những giá trị văn hóa sử truyền thống ấy được lưu giữ trong lịch sử thăng trầm của dân tộc Việt và được coi là một chân lý hiển nhiên, trở thành niềm tự hào chính đáng trong mỗi người Việt Nam. Điều này cũng đã được ghi nhận một cách rõ ràng trong các bản văn Hiến pháp, sau khi Việt Nam giành lại độc lập từ đế quốc Pháp 2- 9-1945, cho đến trước 1992.

Mặc dù trải bao thăng trầm trong lịch sử giống nòi: Hơn 1000 năm dưới sự đô hộ của đế chế Hán, hơn 1000 năm hưng quốc với một lịch sử chiến tranh giữ nước oanh liệt, nhưng đầy máu lửa qua từng triều đại:

Cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng; diệt quân Nam Hán thời Ngô Quyền; đánh Tống, bình Chiêm thời nhà Lý; ba lần chống Nguyên Mông thời nhà Trần; quật khởi giành độc lập mở đầu thời nhà Lê sau hơn 20 năm bị đô hộ khốc liệt bởi nhà Minh; đánh tan tác quân Thanh thời Tây Sơn và sau gần 100 năm thuộc Pháp đã giành độc lập với bao cuộc chiến tranh tàn khốc. Truyền thống văn hóa sử Việt với tâm thức Việt sử hơn 4000 năm văn hiến vẫn được trân trọng giữ gìn, lưu truyền qua bao thế hệ.

Suốt hàng ngàn năm lịch sử với hơn 1000 năm đô hộ của Bắc phương và bao thăng trầm của lịch sử của 1000 năm sau đó, dân tộc Việt vẫn thể hiện một sức sống mạnh liệt. Bởi chính bề dầy của một nền văn hiến trong cội nguồn Việt sử còn ghi dấu ấn trong truyền thống văn hiến Việt. Đấy là nguyên nhân sâu xa tạo nên sức mạnh tiềm ẩn hào hùng của Việt tộc, khiến người Việt không bị đồng hóa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc và góp phần quan trọng tạo nên những kỳ tích lịch sử, khi quật khởi hưng quốc bắt đầu vào thế kỷ thứ X  AC

Nhưng cũng với hàng ngàn năm Hán hóa, tiếp đó là sự thăng trầm của Việt sử, đã khiến một lớp bụi thời gian phủ dày lên lịch sử dân tộc. Cả một quá khứ huy hoàng của dân tộc Việt bị khuất lấp. Hơn hai ngàn năm thăng trầm của Việt sử không phải là con số vô cảm để đọc trong một giây. Chính sự thăng trầm của Việt sử, đã khiến cho cội nguồn Việt sử bị xóa sổ, bao di sản văn hóa bị xói mòn, thất lạc. Truyền thống văn hiến ấy chỉ còn đọng lại trong tâm linh người Việt với những di sản văn hóa còn lại có vẻ như mơ hồ, có vẻ dường như không đủ sức chứng minh cho một thực tế lịch sử bị khuất lấp hàng thiên niên kỷ.

Dựa trên sự thất thoát của một lịch sử bị khuất lấp, bởi những thăng trầm của Việt sử, cho nên đã có những học giả cả trong nước lẫn ngoại quốc, căn cứ trên sự hoài nghi cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, đặt lại vấn đề cội nguồn Việt sử.

Họ cho rằng thời Hùng Vương, cội nguồn của Việt sử chỉ tồn tại khoảng 300 năm, bắt đầu khoảng thế kỷ thứ VII BC và chỉ là "một liên minh gồm 15 bộ lạc", hay cùng lắm là "một nhà nước sơ khai" với địa bàn sinh hoạt "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam ngày nay". Những luận điểm này đã phủ nhận truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt và phủ nhận thực tế khách quan.

Nhưng những luận điểm này chỉ dựa trên sự hoài nghi và đòi hỏi chứng cứ về Việt sử 5000 năm văn hiến bị khuất lấp với những suy luận chủ quan, chứ không phải là một minh chứng khoa học thật sự, căn cứ vào tiêu chí khoa học là những chuẩn mực nhân danh khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, nên nó không đủ sức thuyết phục để xác định tính khoa học cho luận điểm của họ.

Hỗ trợ cho những luận điểm phủ nhận những giá trị văn hóa sử Việt, cũng không ít những học giả cả trong và ngoài nước, đặt câu hỏi hoài nghi rằng:

Tại sao gọi là văn hiến mà nền văn hiến truyền thống đầy tự hào ấy, thiếu vắng những giá trị minh triết?

Tại sao những nền văn minh tồn tại ngắn hơn về thời gian, lại ghi nhận những giá trị minh triết với những triết gia tên tuổi và những di sản như là những kỳ tích của nền văn minh nhân loại? Còn 5000 năm văn hiến Việt được ghi nhận trong lịch sử và truyền thống đầy tự hào ấy thể hiện ở đâu?

Thực chất đây không phải là những luận cứ của phản biện. Mà chỉ là đặt vấn đề cho việc tìm kiếm một trong những yếu tố cần đề xác định một nền văn minh.

Nhưng chúng tôi xác định rằng:

Chính bề dày của nền văn hiến huyền vĩ Việt và những giá trị đích thực của nền văn minh này, nên chỉ với những mảnh vụn còn sót lại và được ghi nhận trong văn hóa truyền thống của Việt tộc, cũng đủ sức minh chứng cho một thời huy hoàng của Việt sử bên bờ Nam Dương Tử hàng ngàn năm trước. Và nền văn hiến Việt chính là chủ nhân đích thực của những giá trị tri thức của nền văn minh Đông phương. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch.

Khi nền văn hiến Việt bị sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử vào thế kỷ thứ III BC, hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành chỉ tồn tại một cách mơ hồ, bí ẩn, rời rạc và tam sao thất bản qua những di sản còn lại, được chuyển thể thành văn tự Hán với hàng ngàn năm Bắc thuộc và một ngàn năm tiếp tục Hán hóa ở bờ Nam sông Dương Tử tiếp theo đó. Cho nên đã tạo một cảm giác huyền bí cho những hiểu biết của tri thức khoa học hiện đại.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết lý giải từ sự khởi nguyên vũ trụ, sự vận động của các thiên hà khổng lồ, cho đến mọi hiện tượng thiên nhiên, đến từng hành vi của con người trong cuộc sống và xã hội, có khả năng tiên tri. Hay nói cách khác:

Đây chính là một lý thuyết mà chỉ với những yếu tố còn lại trong nội hàm của nó, phù hợp với tiêu chí của một lý thuyết thống nhất, mà những nhà khoa học hiện đại đã đặt vấn đề về sự tồn tại hay không của nó trong tương lai của văn minh nhân loại.

Bởi vậy, việc đi tìm những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ từ một nền văn minh khác phi Hán, chính là một giả thuyết hoàn toàn hợp lý trong sự hòa nhập giữa các nền văn minh để giải quyết những vấn đề được đặt ra.

Người viết đã hân hạnh trình bày với quý độc giả hàng loạt những đầu sách tìm hiểu về cổ sử Việt và nền Lý học Đông phương đầy huyền bí (*). Trong đó người viết đã chứng minh rằng:

Dân tộc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử với quốc hiệu Văn Lang, chính là cội nguồn của nền Lý học Đông phương và là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nền tảng tri thức của văn minh Đông phương.

Chính từ bề dày từ nền văn hiến trải gần 5000 lịch sử đó, nên mặc dù trải bao thăng trầm của lịch sử, những di sản văn hóa còn sót lại của nền văn hiến Việt, vẫn lưu truyền trong cuộc sống văn hóa truyền thống Việt, như là những hóa thạch mô tả những giá trị nền tảng đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành và có khả năng phục hồi lại toàn bộ học thuyết này. Chỉ có chủ nhân thực sự của nền văn minh Đông phương, mới có thể phục hồi những giá trị tri thức đích thực của nền văn minh đó.

Việc phục hồi lại những giá trị nền tảng của thuyết Âm Dương Ngũ hành từ những di sản văn hóa truyền thống Việt, thể hiện nền tảng tri thức của một nền văn minh chú nhân của một học thuyết có xuất xứ từ nền văn minh đó, theo tiêu chí khoa học, lại chính là điều kiện để xác định rằng:

Nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử, là cội nguồn của các dân tộc Việt Nam hiện nay.

Đây chính là mối tương quan nhân quả, liên kết hữu cơ hai mặt trong một sự kiện, phù hợp với tiêu chí khoa học cho việc xác định chủ nhân của một nền văn minh và những giá trị đích thực của nó.

Trong tiểu luận này, người viết hân hạnh trình bày với bạn đọc những giá trị minh triết Việt liên quan, như một thành tố trong một hệ thống nhất quán, chứng minh cho các vấn đề thuộc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, để xác định giá trị của học thuyết này trong di sản văn hóa truyền thống Việt, thể hiện trong những bức tranh dân gian, những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, đồng dao …vv .. Những di sản này, miêu tả và lý giải một cách khác hẳn cách lý giải về nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các sách Hán cổ và minh chứng một cách có tính hệ thống, nhất quán toàn bộ học thuyết Âm Dương Ngũ hành và những vấn đề liên quan trong lịch sử văn minh Đông phương.

Đây là một công việc hết sức khó khăn, vì sự việc đã bị khuất lấp bởi hơn hai ngàn năm Hán hóa của lịch sử văn minh Đông phương, bên bờ Nam sông Dương Tử. Một khối lượng thời gian quá nặng nề của lịch sử Việt. Trong khi đó, khả năng của chúng tôi chỉ có giới hạn. Cho nên mặc dù hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và bất cập.

Tuy vậy, chúng tôi vẫn hy vọng góp phần công sức của mình vào việc làm sáng tỏ cội nguồn gần 5000 văn hiến của Việt tộc và làm sáng tỏ những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương.

Người viết mong được có những ý kiến đóng góp quí báu từ bạn đọc.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc.

Ngươi viết cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến với Giáo sư Viện sĩ Đào Vọng Đức; Giáo sư tiến sĩ Chu Hảo đã quan tâm và cho ý kiến của mình về nội dung cuốn tiểu luận này.

Người viết cũng xin bày tỏ lời cảm ơn với Nhà xuất bản Tri Thức đã quan tâm và giành nhiều thời gian để giúp đỡ cuốn sách hoàn tất những thủ tục pháp lý xuất bản.

Người viết cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến tất cả những bậc trí giả và tác giả những cuốn sách được trích dẫn trong cuốn sách này.

Người viết cũng xin bày tỏ lời cảm ơn với các cộng sự trong Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã đóng góp những bài viết, hình ảnh tư liệu và những luận chứng trong cuốn sách này.

==============

* Chú thích: Trong tiểu luận này, người viết thường dẫn câu: "Trong các sách đã xuất bản của người viết" với tư cách giới thiệu tài liệu tham khảo thêm, bổ sung cho những vấn đề được đặt ra trong tiểu luận này.

Những cuốn sách này gồm:

- Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại. Nxb VHTT 2002. Tái bản lần II.

Tìm về cội nguồn kinh Dịch. Nxb VHTT 2002. Tái bản lần II.

Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam Nxb VHTT 2002. Tái bản lần II.

Hà đồ trong văn minh Lạc Việt, Nxb TH T/p HCM 2006. Tái bản lần II


Tất cả nội dung của những cuốn sách này và các bài viết liên quan đều đã được công khai trên web lyhocdongphuong.org.vn.
_____________________

PHẦN DẪN NHẬP

Trong cuốn sách này, gồm nhiều bài viết với những luận cứ do chính người viết chịu trách nhiệm. Ngoài ra còn một số bài viết của những tác giả khác là hội viên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, do ban biên tập Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương tập hợp và nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đồng thời là tác giả nội dung chính của tiểu luận này, chịu trách nhiệm chủ biên với toàn bộ nội dung.

Nội dung chính của cuốn sách này là: Qua sự phân tích nội hàm những di sản văn hóa truyền thống Việt, xác định một cách hệ thống kết cấu hợp lý, nhất quán, hoàn chỉnh phù hợp với tiêu chí khoa học, là chuẩn mực để thẩm định tính khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Từ đó, sự tiếp tục minh chứng cho cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến (2879 BC đến 2013 AC), như chính sử và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian ghi nhận trong nền văn hiến Việt và là chủ nhân đích thực của những giá trị của nền văn minh Đông phương.

Trong cuốn sách này là sự tập hợp một cách có hệ thống nhiều bài viết đã trình bày một cách độc lập trong các sách đã xuất bản, trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, được biên tập, chỉnh sửa và hiệu chỉnh sắp xếp lại, nhằm thể hiện tính hệ thống của chuỗi liên hệ trong chủ đề riêng của cuốn sách. Do đó, có thể xuất hiện vài đoạn trích dẫn, hoặc mô tả luận điểm được lặp lại trong từng bài viết vốn riêng rẽ. Nhưng xét thấy những hiện tượng này không làm ảnh hưởng đến nội dung. Nên chúng tôi vẫn giữ nguyên.

Trong cuốn sách này và nhiều cuốn sách, bài viết khác liên quan đã xuất bản, chúng tôi sử dụng cụm từ "Việt sử gần 5000 năm văn hiến" , thay cho cụm từ "Việt sử hơn 4000 năm văn hiến". Bởi vì, danh xưng "Việt sử hơn 4000 năm văn hiến" trở thành một thành ngữ trong ngôn ngữ Việt, được cho là xuất phát tử thời Hậu Lê. Nếu tính từ cột mốc 2879 BC theo chính sử ghi nhận thì đến thế kỷ XV, bắt đầu từ thời Hậu Lê, triều đại mở đầu với Lê Thái Tổ thì giới hạn thời gian này hoàn toàn chính xác.

Nhưng cũng từ cột mốc này - "2879 BC" - tính đến nay là năm 2014 AC, người viết thấy cần xác định đúng nội dung thời gian là "Việt sử gần 5000 năm văn hiến". Bởi vì: 2879 BC + 2014AC = 4893 năm. Tức là chỉ còn đúng 107 năm nữa là tròn 5000 năm lịch sử văn hiến Việt.

Để bạn đọc tiện theo dõi, tham khảo, chúng tôi cũng cần phải nói rõ hơn cho phương pháp của chúng tôi khi trình bày những luận cứ của mình, trong việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến và sự liên hệ những giá trị minh triết Việt liên quan đến một học thuyết còn bí ẩn là thuyết Âm Dương Ngũ hành, tri thức nền tảng của nền văn minh Đông phương:

Đây là một việc rất khó khăn. Vì sự tìm hiểu này mang tính rất đặc thù trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại hiện đại có nền tảng trí thức xuất xứ từ văn minh Tây phương. Bởi vì, trong lịch sử phát triển của nền văn minh hiện đại thì những lý thuyết khoa học đều bắt đầu từ nhận thức trực quan, thông qua phương tiện kỹ thuật khoa học thực nghiệm, thực chứng, được tổng hợp và mô tả trong học thuyết đó. Những lý thuyết khoa học hiện đại, khi được những tầng lớp tri thức khoa học tinh hoa chấp thuận, nó sẽ lại trở thành nền tảng của tri thức khoa học hiện đại và nền văn minh lại tiếp tục phát triển trên cơ sở nền những lý thuyết khoa học mới. Do đó, mặc dù những giá trị của các học thuyết khoa học thuộc về nền văn minh hiện đại, ngày càng mang tính chuyên ngành và không phải là kiến thức phổ thông so với tính chuyên ngành của nó, nhưng nó có sự rõ ràng với mối liên hệ hợp lý từ nền tảng tri thức và lịch sử nền văn minh hiện đại đã sinh ra nó.

Ngược lại với tất cả các học thuyết khoa học đã trở thành nền tảng tri thức trong lịch sử văn minh hiện đại nhận thức được, thì thuyết Âm Dương Ngũ hành lại là một học thuyết đã có sẵn so với lịch sử văn minh hiện đại nhận thức được. Nhưng nền tảng trí thức và lịch sử phát triển của nền văn minh sáng tạo ra nó đã sụp đổ và thất truyền. Học thuyết này chỉ còn lại những mảnh vụn rời rạc với những phương pháp ứng dụng rất mơ hồ, mâu thuẫn trong các lĩnh vực: Y học và sức khỏe (Đông y); kiến trúc, xây dựng (Phong thủy); các phương pháp dự báo trong mọi lĩnh vực, liên quan đến cuộc sống, xã hội, thiên nhiên và từng hành vi của con người, như: Bốc Dịch, Tử Vi, Lạc Việt độn toán; Thái Ất, Độn giáp..vv...

Bởi vậy, những khái niệm, những nguyên lý, định đề trong các phương pháp ứng dụng ấy, hoàn toàn mang tính mặc định và rất mâu thuẫn; vì không có sự liên hệ từ một nền tảng tri thức xã hội của một nền văn minh đã tạo ra nó và từ một học thuyết đã thất truyền là cơ sở của nó. Nhưng chính những luận cứ trong hệ thống phương pháp luận của những phương pháp ứng dụng này liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành, đã chứng tỏ học thuyết này là một thực tế đã tồn tại một cách hoàn chỉnh và có tính hệ thống trong lịch sử văn minh Đông phương.

Như vậy, học thuyết này phải xuất phát từ một nền văn minh rất cổ xưa và nền tảng tri thức, cũng như tất cả những phương tiện mà nền văn minh này có được từ lịch sử phát triển của nó, không thuộc về lịch sử nền văn minh hiện đại nhận thức được. Bởi vậy, sẽ có những khái niệm mô tả thực tại người xưa nhận thức được thì chưa phải là thực tại mà người thời nay nhận thức được.

Do đó, để phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành, không thể là sự lặp lại lịch sử tiến hóa của nhận thức và những phương tiện kỹ thuật đã xây dựng nên học thuyết Âm Dương Ngũ hành của nền văn minh đã sụp đổ trong quá khứ cổ xưa.

Đây chính là tính đặc thù của việc phục hồi lại và chứng minh những giá trị nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, hoàn toàn không như sự hình thành những học thuyết khoa học trong lịch sử văn minh hiện đại.

Cho nên, chúng tôi chỉ có thể sử dụng chính những tiêu chí khoa học hiện đại, được hình thành trên nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại, cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, làm chuẩn mực để so sánh, đối chiếu, nhằm phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành, trên cơ sở những giá trị còn sót lại của nền minh triết Việt trong những di sản văn hóa truyền thống Việt, chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mà chúng tôi đã chứng minh trong các sách đã xuất bản và tiếp tục minh chứng trong tiểu luận này.

Trong tiểu luận này, có nhiều bài viết mô tả những giá trị minh triết Việt từ những di sản văn hóa truyền thống, mang tính thể hiện sự phản bác rất trực tiếp, liên quan đến những vấn đề thuộc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, so với bản văn chữ Hán. Thí dụ như câu chuyện "Thày đồ tham ăn". Trong trường hợp này, chúng tôi chỉ so sánh, phân tích với những luận cứ chứng minh trực tiếp tính đúng đắn trong nội dung của những di sản văn hóa truyền thống Việt, khác hẳn sự kiện và vấn đề liên quan trong các sách Hán cùng mô tả, thuộc về thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Nhưng cũng có những di sản văn hóa truyền thống, không thể hiện trực tiếp nội dung liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và chúng tôi phải giải mã những giá trị minh triết ẩn dấu trong nội dung của nó, qua những hình ảnh, biểu tượng được mô tả trong những di sản đó. Thí dụ như chuyện "Con Tấm, con Cám", "Nữ Oa vá trời"..vv....Trong sự giải mã đó hoàn toàn mô tả cái nhìn chủ quan của chúng tôi, khi liên hệ với những hiện tượng và vấn đề liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng hiện nay, do chưa có một chuẩn mực nào cho sự giải mã được coi là đúng. Đó cũng là lý do mà chúng tôi luôn xác định và lưu ý bạn đọc rằng:

Chúng tôi không bao giờ coi sự giải mã nội hàm những sự kiện và hiện tượng trong di sản văn hóa truyền thống, là luận cứ chứng minh cho vấn đề liên quan. Nhưng đó sẽ là sự định hướng cho riêng chúng tôi đến một giả thuyết và giả thuyết đó sẽ được thẩm định bằng những tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

Chúng tôi cũng cần xác định rõ hơn rằng: Tất cả mọi sự mô tả và xác định nội dung từng hiện tượng và vấn đề trong di sản văn hóa truyền thống Việt, cho đến sự chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, ban đầu chúng tôi chỉ coi là một giả thuyết. Tính khách quan và chân lý sẽ được thẩm định, khi sự xác định và mô tả của chúng tôi của từng hiện tượng và vấn đề liên quan được tổng hợp và so sánh với chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

Có quan điểm cho rằng: Muốn chứng minh cho lịch sử thì cần có những di vật khảo cổ, như là một thực tế khách quan để thẩm định giả thuyết được coi là khoa học, liên quan đến thời gian lịch sử. Đây là một quan điểm phổ biến trong nghiên cứu lịch sử hiện nay.

Về vấn đề này, chúng tôi cần khẳng định rằng:

Di vật khảo cổ tìm thấy được là hiện tượng khách quan đã tồn tại trong lịch sử. Nhưng sự hiện diện của di vật khảo cổ chỉ là sự nhận thức trực quan, được dùng để mô tả, minh chứng cho một giả thuyết khoa học liên quan đến nó. Hoặc nó cũng có thể là cơ sở để từ đó người ta đặt một giả thuyết mới, hoặc chứng minh cho một giả thuyết về thời kỳ lịch sử liên quan.

Do đó, di vật khảo cổ tìm thấy được chỉ có thể coi là một bằng chứng khách quan minh chứng cho một giả thuyết khoa học, nếu như sự hiện hữu của di vật khảo cổ tìm thấy được, tồn tại một cách hợp lý trong nội hàm và có tính hệ thống của một giả thuyết khoa học. Cho nên, di vật khảo cổ tìm thấy được, không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng.

Hơn nữa, vấn đề coi di sản khảo cổ là điều kiện minh chứng cho lịch sử, còn phụ thuộc vào khả năng phát hiện di vật khảo cổ và điều này xác định một sự thật hiển nhiên rằng: Nếu không tìm thấy di vật khảo cổ thì không lẽ vì thế lịch sử không tồn tại?!

Bởi vậy, chúng tôi cần nhắc lại để khẳng định rằng:

Di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử.

Ngay cả những bản văn lịch sử, khi có nhiều bản văn mô tả cùng một sự kiện, nhưng có những nội dung mâu thuẫn nhau; tất nhiên, nó vẫn cần một giả thuyết hợp lý và được thẩm định bằng tiêu chí khoa học cho một giả thuyết được coi là đúng.

Do đó, trong việc chứng minh và phục hồi một học thuyết cổ xưa đã tồn tại trên thực tế ứng dụng, tức sản phẩm của tư duy trừu tượng, di vật khảo cổ gần như không có vai trò nào trong trường hợp đặc thù này. Mà trong trường hợp đặc thù này, nó đòi hỏi tính thỏa mãn với chuẩn mực được đối chiếu, so sánh với nội hàm của học thuyết đó. Chuẩn mực đó chính là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

Vào tháng 5. 2002, cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đã thừa nhận những di sản văn hóa phi vật thể trong văn hóa truyền thống của một nền văn hóa, được coi là bằng chứng khoa học cho những giả thuyết về lịch sử của nền văn minh có những di sản văn hóa phi vật thể đó. Điều này một lần nữa xác định di vật khảo cổ, bản văn cổ không phải là bằng chứng trực quan duy nhất chứng minh cho tính khách quan của các hiện tượng thuộc về lịch sử. Khi việc tìm hiểu về quá khứ lịch sử chưa sáng tỏ hoàn toàn và được đặt ra bởi các giả thuyết nhân danh khoa học liên quan, nó cần phải phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

Lấy tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định những luận cứ minh chứng cho một giả thuyết, một học thuyết khoa học là phương pháp nhất quán và xuyên suốt của chúng tôi, qua những sách đã xuất bản và trong tiểu luận này, trong việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến và phục hồi những giá trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tất cả những giá trị nhận thức trực quan, như di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản khảo cổ, văn bản cổ và các nguồn tư liệu khác.... chỉ là những yếu tố cấu thành trong mối tương quan hợp lý, có tính hệ thống trong giả thuyết được thẩm định bằng tiêu chí khoa học.

Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ chia làm bốn phần; mỗi phần có thể gồm nhiều chương; mỗi chương có nhiều tiểu mục, có nội dung chủ yếu như sau:

1/ Phần I xác định luận điểm minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử và quốc gia đầu tiên của Việt tộc là Văn Lang dưới triều đại các vua Hùng.

Những luận điểm này đã được minh chứng qua những bài viết trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, đăng tải trên những web khác, trong những sách đã xuất bản của người viết. Nhưng chúng tôi sẽ tóm tắt và giới thiệu trong tiểu luận này với những luận chứng bổ sung.

Đây là cơ sở cho sự minh chứng với những luận cứ tiếp theo thể hiện trong nội dung chính của tiểu luận này.

2/ Phần II là nội dung chính của cuốn sách, tiếp tục minh chứng tính minh triết qua những di sản văn hóa truyền thống Việt, chính là nền tảng tri thức của nền văn minh Phương Đông với lịch sử gần 5000 năm văn hiến và khả năng phục hồi lại những giá trị đích thực của nền văn minh này, thông qua những di sản văn hóa vật thể, hoặc phi vật thể còn lưu truyền trong văn hóa truyền thống Việt.

Trong lịch sử phát triển của một nền văn minh thì chính là sự phát triển của nhận thức con người quan sát tự nhiên. Sự hình thành và phát triển một học thuyết trong một nền văn minh, đều bắt đầu bằng sự tổng hợp những nhận thức tự nhiên. Do đó, một học thuyết hình thành thì nó phải có hai phần liên hệ nhân quả. Đó là:

1/ Thực tại khách quan mà học thuyết đó mô tả.

2/ Nội dung học thuyết với hệ thống phương pháp luận được mô tả bằng những khái niệm, mô hình biểu kiến, ký hiệu tổng hợp quy luật vận động của thực tại và mô tả thực tại.

Do đó, trong phần II lại được chia làm hai phần có chủ đề riêng.

Phần II. I:

Trong phần này, chúng tôi thông qua những giá trị minh triết Việt, xác định đối tượng quan sát của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ và giới hạn ở trạng thái khởi nguyên vũ trụ với sự vận động của vũ trụ trong giai đoạn đầu. Đồng thời xác định những sai lầm trong các bản văn chữ Hán cổ và các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Hán Nho từ hàng ngàn năm nay, liên quan đến sự mô tả thực tại vũ trụ theo chính bản văn cổ chữ Hán.

Phần II. II:

Mô tả nội hàm những khái niệm, mô hình biểu kiến, ký hiệu tổng hợp chủ yếu, thể hiện nguyên lý căn để và những nguyên lý chuyên ngành, những mệnh đề, định đề, những nguyên lý cục bộ trong nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, được phục hồi từ những di sản của nền văn hiến Việt với sự xác định là chủ nhân đích thực của văn minh Phương Đông.

3/ Phần III:

Như chúng tôi đã trình bày: sự phục hồi một học thuyết cổ xưa là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt , là một việc chưa có tiền lệ và mang tính đặc thù trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Bởi vì, nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật của nền văn minh tạo nên học thuyết này, không thuộc về nền văn minh hiện đại.

Do đó, chúng tôi chỉ có thể sử dụng những tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, làm chuẩn mực để so sánh, đối chiếu, nhằm phục hồi học thuyết Âm Dương Ngũ hành, trên cơ sở những giá trị còn sót lại của nền minh triết Việt trong những di sản văn hóa truyền thống Việt, chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. 

Tiêu chí khoa học căn bản cho một lý thuyết nhân danh khoa học, xác định rằng:

Một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng thì nó phải có khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri.

Căn cứ vào những kết quả của phần II về sự mô tả và phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành, qua các di sản văn hóa truyền thống Việt, chúng tôi tiếp tục chứng tỏ sự phù hợp với chuẩn mực của một lý thuyết nhân danh khoa học là những tiêu chí khoa học, cho những vấn đề liên quan đến những nguyên lý căn bản của học thuyết đã được phục hồi với hầu hết những giá trị còn mơ hồ trong những phương pháp ứng dụng tiêu biểu của học thuyết này, như: Tử Vi, Phong thủy và các phương pháp dự báo tiêu biểu....cùng với mọi giá trị trong nhiều lĩnh vực liên quan, để chứng minh tính phù hợp với chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

Đây là nội dung của phần III.

4/ Phần VI là phần kết luận.

Từ những luận cứ chứng minh ở các phần trước, trong phần này chúng tôi mô tả thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết vũ trụ quan thống nhất, hoàn chỉnh, được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương với những tiêu chí khoa học của chính nền văn minh Tây phương, là chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng, sẽ là cơ sở cho sự hội nhập giữa hai nền văn minh. Đồng thời chúng tôi cũng xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà các nhà khoa học đang mơ ước.

Trên cơ sở sự phục hồi lại những giá trị căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, lại là sự chứng minh cho chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử. Đây là mối liên hệ nhân quả cho vấn đề được đặt ra.

Trong cuốn sách này, chúng tôi không thể diễn đạt một cách hoàn hảo thuyết Âm Dương Ngũ hành, như thực tế nó đã tồn tại trong quá khứ; vì tính đồ sộ của cả một hệ thống tri thức thuộc về một nền văn minh đã tạo ra nó, thể hiện ở sự bao trùm lên khắp mọi lĩnh vực: từ lịch sử hình thành vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống, cho đến mọi hành vi của con người với khả năng tiên tri. Hay nói cách khác: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết bao trùm cả không gian, thời gian của vũ trụ và mọi vấn đề liên quan.

Do đó, việc mô tả một cách hoàn chỉnh của học thuyết này trong một vài cuốn sách là một điều không tưởng. Nhưng ít nhất, chúng tôi cũng trình bày để minh chứng, xác định lịch sử và cội nguồn đích thực của một nền văn minh với những giá trị căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Từ đó xác định một định hướng cho những công trình nghiên cứu tiếp theo.

Trong cuốn sách này, phần chính văn của các tác giả được thể hiện bằng kiểu chữ Times New Roman, in đứng hoặc nghiêng; phần trích dẫn được thể hiện bằng kiểu chữ Arian in nghiêng.

Để kết thúc phần dẫn nhập, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ chia sẻ và đóng góp những ý kiến phát triển cho hướng nghiên cứu của chúng tôi với tinh thần khách quan khoa học.

Một lần nữa chân thành cảm ơn quí bạn đọc.
______________________________________________________________
PHẦN I.
CỘI NGUỒN VIỆT SỬ - GIẢ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG.

Trăm năm bia đá thì mòn.
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
(Ca dao Việt)

CHƯƠNG I.
CỘI NGUỒN VIỆT SỬ TRONG VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG

Truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến Việt được xác định trong tiềm thức của dân tộc Việt trong suốt hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Điều này còn được ghi nhận trong chính sử và cả trong "Lời nói đầu" của các bản văn Hiến pháp từ trước 1992.

Nhưng tất cả những cuốn chính sử Việt thành văn còn giữ lại được, có nội dung xác định cội nguồn Việt sử gần 5000 năm văn hiến, đều chỉ từ thời Hậu Lê trở lại đây và nội dung cũng chưa rõ ràng, vì sự thăng trầm của Việt sử sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Do đó, cội nguồn Việt sử gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử với quốc hiệu Văn Lang, dưới triều đại của các vua Hùng chỉ được mô tả trong truyền thuyết, huyền sử.

Đó là nguyên nhân chủ yếu để ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước, những nhà nghiên cứu ảnh hưởng của văn minh phương Tây như: Ngô Tất Tố, Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim... Xa hơn nữa là chính sử gia Ngô Sĩ Liên, tác giả bộ sử nổi tiếng "Đại Việt sử ký toàn thư", đã đặt vấn đề hoài nghi tính xác thực của truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến với quốc hiệu Văn Lang, dưới triều đại các vua Hùng. Tuy nhiên, họ chỉ dừng lại ở việc đặt vấn đề hoài nghi và không đưa ra những luận điểm bác bỏ mang tính hệ thống.

Vào những thập niên 70 của thế kỷ trước, xuất hiện ngày càng nhiều ý kiến của các nhà sử học không chỉ dừng lại ở sự hoài nghi, mà họ đưa ra những luận điểm nhân danh tính khách quan khoa học, phủ nhận văn hóa sử truyền thống về cội nguồn Việt sử gần 5000 năm văn hiến. Quan điểm của họ cho rằng: "Thời Hùng Vương thực chất chỉ là liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai" và "địa bàn hoạt động chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng".

Vậy chân lý thực sự nằm ở đâu?

Sau nhiều năm xem xét, tìm hiểu những luận cứ phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, người viết nhận thấy rằng: Những luận điểm này không đủ sức thuyết phục, vì không phù hợp với những tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học làm chuẩn mực.

Có thể xác định ngay rằng: những luận cứ phủ nhận truyền thống văn hóa sử căn bản dựa trên sự hoài nghi và mang tính suy diễn chủ quan. Những luận cứ đó, chỉ căn cứ vào sự đòi hỏi những bằng chứng trực quan lịch sử từ nhận thức mang tính mặc định được coi là khoa học liên quan, như: sự ghi nhận mơ hồ và mâu thuẫn trong các bản văn cổ và việc đòi hỏi những di vật khảo cổ liên quan, nhưng không tìm thấy. 

Cũng có những ý kiến phản biện quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt của nhiều học giả. Nhưng không được coi là ý kiến mang tính phổ biến.

Tôn trọng tính chân lý khách quan khoa học và nhân danh khoa học, người viết đã trình bày luận điểm của mình qua những sách đã xuất bản và nhiều tiểu luận trên các trang mạng, nhằm chứng minh và xác định tính chân lý của truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử với thời đại Hùng Vương và quốc hiệu Văn Lang.

Như vậy, mọi vấn đề được đặt ra cho cội nguồn Việt sử, bắt đầu từ những sự tồn nghi liên quan đến huyền sử thời Hùng Vương và những di sản văn hóa truyền thống. Cho nên trong tiểu luận này, người viết cũng xin được bắt đầu từ đây.

I.1. HUYỀN SỬ THỜI HÙNG VƯƠNG

Một dân tộc bị đô hộ hơn 1000 năm. Đây không phải là con số vô cảm để đọc trong một giây. Trong hơn 1000 năm đô hộ của Bắc phương, lịch sử chính thống Việt đã bị xóa sổ.

Đương nhiên, lịch sử chính thống của một quốc gia thì không giành sự tiếp tục lịch sử cho một dân tộc mất nước. Trong lịch sử văn minh nhân loại, chưa có một trường hợp nào ngoại lệ. Đó là nguyên nhân để không thể có một lịch sử chính thống ghi lại Việt sử, sau khi quốc gia Văn Lang của Việt tộc sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử vào thế kỷ thứ III BC với hơn một ngàn năm Bắc thuộc và một ngàn năm tiếp theo ở vùng đất này.

Đó cũng là nguyên nhân chủ yếu để cội nguồn Việt sử chỉ còn lại trong ký ức Việt tộc qua những truyền thuyết, huyền sử và những câu chuyện thần thoại lưu truyền trong dân gian về thời Hùng Vương trong lịch sử dựng nước của Việt tộc. Nhưng truyền thuyết, huyền thoại thì không phải là chính sử. Chính sử Việt còn lại thì gần nhất là thế kỷ XV sau Công nguyên, vào thời Hậu Lê. Chính sử của các triều đại trước Hậu Lê đã bị xóa sổ bởi quân xâm lược nhà Minh, sau gần 20 năm đô hộ Việt tộc.

Chúng ta giả thiết rằng:

Nếu các bộ chính sử từ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần ghi nhận về thời Hùng Vương dựng nước một cách hoàn chỉnh còn tồn tại, thì cũng còn khoảng cách hơn 1000 năm của thời kỳ Bắc thuộc với thời gian nhà nước Văn Lang sụp đổ ở miền nam Dương tử từ năm 258 BC (Có sách chép là 257 BC). Trong điều kiện này, những nhà nghiên cứu có tư duy hoài nghi về cội nguồn Việt tộc, vẫn có thể đặt vấn đề cho sự nghi vấn của họ về tính chân thực lịch sử, giống như hiện nay của hầu hết những nhà khoa học lịch sử có quan điểm đặt lại vấn đề cội nguồn Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến.

Do đó, việc tìm lại cội nguồn Việt sử, như đích thực nó đã tồn tại là một công việc cực kỳ khó khăn và phải bắt đầu lại với những phương pháp khác. Tất nhiên, chúng tôi cũng phải bắt đầu từ truyền thuyết. Nhưng không phải duy nhất chỉ có truyền thuyết, huyền thoại, dã sử... là bằng chứng cho cội nguồn Việt sử trong sự đối chiếu với các vấn đề, sự kiện lịch sử liên quan. Những nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng: "Truyền thuyết có nguồn gốc từ sự thật lịch sử nào đó, nhưng nó không phải lịch sử".

Nhưng với lịch sử bị khuất lấp hàng thiên niên kỷ, thì chúng ta phải bắt đầu từ truyền thuyết, huyền sử và tất cả những gì còn lại liên quan để xác định nguồn gốc lịch sử của nó và chứng minh cho lịch sử. Hay nói một cách khác: Đi tìm một "nguồn gốc từ sự thật lịch sử" đằng sau sự mơ hồ của những truyền thuyết, huyền sử....

Có thể nói rằng: Những truyền thuyết, dã sử và huyền thoại, thần thoại, cổ tích....vv....liên quan đến thời Hùng Vương dựng nước của Việt tộc rất phong phú, đa dạng. Trong số những truyền thuyết huyền sử phong phú về thời Hùng Vương, có nhóm truyền thuyết nổi tiếng mô tả những sự kiện tiêu biểu của từng thời Hùng Vương, chính là hệ thống truyền thuyết lịch sử thời Hùng. Nhóm truyền thuyết về thời Hùng Vương lập quốc của Việt tộc nổi tiếng này, đều bắt đầu bằng cụm từ: "Vào thời Hùng Vương thứ.....". Sau này, khi Việt tộc hưng quốc từ thế kỷ thứ X AC, được các học giả Việt sưu tầm viết thành sách.

Đây chính là nhóm truyền thuyết lịch sử thời Hùng Vương dựng nước, có cấu trúc từ tổng thể đến nội dung từng câu chuyện hết sức chặt chẽ. Người viết đã hân hạnh trình bày riêng nhóm truyền thuyết lịch sử thời Hùng Vương dựng nước này trong cuốn sách đã xuất bản "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Tái bản lần thứ II. Nxb VHTT 2002.

Mặc dù dã sử, truyền thuyết, huyền thoại...liên quan đến thời Hùng Vương, cội nguồn Việt tộc hết sức phong phú và đa dạng, mô tả lịch sử dựng nước và cội nguồn văn hiến Việt; nhưng nhiều học giả cho rằng nội dung mang màu sắc huyền bí, không đủ để tin cậy. Quả thật là: nếu chỉ dừng lại ở nội dung huyền thoại của truyền thuyết thì sẽ không thấy gì qua màu sắc huyền thoại bí ẩn của nó. Nhưng nếu chúng ta liên hệ nội dung truyền thuyết này với những di sản văn hóa truyền thống thì hoàn toàn lại thấy một mối liên hệ hợp lý, chứng tỏ tính hiện thực của truyền thuyết. Thí dụ như: "Sự tích trầu cau"với di sản văn hóa truyền thống là tục ăn trầu còn lại ở Việt Nam, Đài Loan hiện nay và khắp miền nam sông Dương Tử với cả Nhật Bản từ hàng ngàn năm trước. Hoặc "Sự tích bánh chưng, bánh dày" với phong tục dùng bánh chưng, bánh dày trong những ngày lễ Tết ở Việt Nam...vv...

Những đặc điểm của những truyền thuyết huyền sử thời Hùng Vương có thể tạm phân loại như sau:

1. Mơ hồ về địa danh.

Có những truyền thuyết lịch sử mô tả địa danh rất mơ hồ. Thí dụ như truyền thuyết về An Dương Vương xây Loa thành. Nhưng Loa Thành có đúng là thành Cổ Loa ở Hanoi, như nhiều học giả mặc định không? Hiện nay chưa có chứng cứ rõ ràng về địa danh này.

2. Mơ hồ về thời gian.

Có những truyền thuyết lịch sử nói rõ địa danh, nhưng mơ hồ về thời gian. Thí dụ: Truyền thuyết về"Sự tích đầm Nhất Dạ", nói về Chử Đồng Tử và Tiên Dung, mô tả các ngài hóa ở đầm Nhất Dạ thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay. Nhưng về thời gian thì chỉ ghi: Vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII. Nhưng thời Hùng Vương thứ XVIII bắt đầu từ bao giờ thì không ghi trong truyền thuyết và huyền sử. Hoặc truyền thuyết "Sơn tinh, Thủy Tinh", cũng chi ghi "Vào cuối thời Hùng Vương thứ XVIII..."

3. Mâu thuẫn trong nội dung giữa một số truyền thuyết và quan niệm truyền thống.

Chính sử và truyền thống văn hóa sử xác định: Nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải...Nhưng có rất nhiều truyền thuyết, huyền sử lại có nội dung xác định địa danh chỉ ở đồng bằng Bắc bộ. Thí dụ truyền thuyết về trao quyền cho An Dương Vương ở địa danh Nghĩa Lĩnh thì được cho rằng: chính là núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay. Mặc dù những người có luận điểm cho rằng kinh đô Văn Lang ở Phú Thọ, nhưng chính họ lại không hề có "di vật khảo cổ" chứng minh được điều này.

Hoặc có truyền thuyết mô tả Thục Phán An Dương Vương đánh bại vua Hùng thứ XVIII và lập nên nước Âu Lạc; cũng với sự kiện này lại có truyền thuyết ghi nhận vua Hùng Vương thứ XVIII trao quyền cho An Dương Vương.

Hoặc có những truyền thuyết mô tả sự kiện xảy ra ở Nam Dương tử, như sự tích Đức Mẫu Thoải, tức Bà công chúa Ba. Nhưng cũng lại có những truyền thuyết mô tả sự kiện xảy ra lại chỉ ở vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay, như truyền thuyết của đồng bào Tày về Thục An Dương Vương trong cuộc chiến giữa Hùng Vương và Thục Phán.

Tất nhiên, với hàng ngàn năm lưu truyền trong thăng trầm của Việt sử, cho nên những truyền thuyết lịch sử cội nguồn dân tộc và những văn bản liên quan, không thể tránh khỏi "tam sao, thất bản". Vấn đề là những nhà nghiên cứu nghiêm túc cần phải tìm ra giá trị nội dung đích thực của nó, từ một giả thuyết phù hợp với tiêu chí khoa học và nhân danh khoa học.

Trong việc tìm về cội nguồn Việt sử gần như bị xóa sổ sau hàng ngàn năm Bắc thuộc và Hán hóa. Tôi xin được lưu ý bạn đọc là: hàng ngàn năm không phải là con số vô cảm được đọc trong một giây. Bởi vậy, qua truyết thuyết và huyền thoại có thể có nhiều giả thuyết liên quan. Nhưng bất cứ giả thuyết như thế nào, cũng chỉ được coi là đúng, khi nó phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

Tuy nhiên, từ cội nguồn Việt sử, không chỉ có những truyền thuyết lịch sử, huyền sử...còn lưu lại. Mà trong di sản văn hóa truyền thống của Việt tộc còn rất nhiều những di sản văn hóa khác, vô cùng đồ sộ. Những di sản này, gắn liền với quá khứ và mang một nét văn hóa độc đáo riêng của Việt tộc. Nền văn hóa này, dù chung sống với cộng đồng văn hóa Hán đô hộ và bị Hán hóa trong hàng ngàn năm, vẫn thể hiện một bản chất văn hóa rất riêng, minh chứng cho cội nguồn Việt sử và xuất phát từ cội nguồn văn minh Việt sử.

Đó là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt tộc, mô tả một cách rất minh triết, liên quan đến một học thuyết còn bí ẩn của nền văn hóa Đông phương. Nó xác định một nền tảng tri thức của nền văn hiến Việt có khả năng phục hồi toàn bộ những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương, vốn được coi là huyền bí từ hàng ngàn năm qua. Tất nhiên, sự chứng tỏ tính khoa học đích thực của nền văn minh Đông phương, từ nền tảng tri thức đầy minh triết của văn hiến Việt, là một yếu tố cần cho việc minh chứng nền văn hiến Việt với bề dày gần 5000 năm lịch sử.

Chính từ bề dày của nền tảng văn hiến Việt, khiến cho dù tan tác với thời gian trong sự thăng trầm của Việt sử qua hàng ngàn năm bị đô hộ, nên chỉ những mảnh vụn còn lại cũng đủ làm sáng tỏ những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương. 

Bởi vậy, phần tiếp theo trong chương này, người viết giới thiệu những nét đặc trưng của những giá trị văn hóa truyền thống Việt từ nhận xét nêu trên.

I.2. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT VÀ CỘI NGUỒN VIỆT SỬ.

Cội nguồn lịch sử văn hiến Việt, không chỉ để lại những truyền thuyết, huyền thoại, dã sử...từ thời Hùng Vương dựng nước, mà còn là cả một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng đồ sộ, thể hiện trên mọi loại hình từ văn chương, thơ ca, tranh, tượng, phong tục, tập quán...Hầu hết nội dung trong kho tàng văn hóa truyền thống Việt, đều hàm chứa giá trị minh triết sâu sắc với những yếu tố minh chứng một cách khách quan khoa học làm sáng tỏ những bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh Đông phương.

Có lẽ tất cả những người Việt có tuổi từ vị thành niên trở lên, đều nhận thấy tục ăn trầu gắn liền với truyền thuyết lịch sử thời Hùng Vương thứ III là: "Sự tích trầu cau". Tục ăn trầu không chỉ còn riêng ở người Kinh, mà còn có cả những dân tộc ít người ở trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Không những vậy, Theo sách "Lĩnh ngoại đại đáp" của Chu Khứ Phi, người đầu đời Tống biên soạn vào thế kỷ XII chép rằng:

Từ Phúc Kiến, miền dưới Tứ Xuyên, miền Tây tỉnh Quảng Đông, đều có tục ăn trầu....

(Theo "Trầu cau đầu truyện". Tác giả Phạm Côn Sơn. Nxb Đồng Tháp)

Như vậy, tục ăn trầu vẫn còn ở Nam Dương tử vào thời Tống, (Tức cách đây hàng ngàn năm) và cả ở Đài Loan bây giờ. Sự phổ biến của văn hóa trầu cau ở khắp miền nam sông Dương tử, không thể bắt đầu từ một "liên minh bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố" mà vùng cư trú chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc bộ".

Hoặc với "Sự tích bánh chưng, bánh dày" vào cuối thời Hùng Vương thứ VI. Di sản văn hóa phi vật thể này còn tồn tại trong văn hóa truyền thống Việt, như là linh vật thiêng liêng dâng cúng lên tổ tiên vào những ngày Tết cổ truyền của Việt tộc.

Và chính những di sản văn hóa phi vật thể phổ biến ở Nam Dương tử này (Trầu cau) và bánh chưng, bánh dày trong văn hóa truyền thống Việt, lại là bằng chứng chứng minh cho một quyền lực thống trị cấp quốc gia đã tồn tại, được mô tả qua truyền thuyết sau hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử, phù hợp với tính phổ biến của những di sản trong phong tục truyền thống.

Những hiện tượng di sản văn hóa phi vật thể trong truyền thống văn hóa Việt xác định và minh chứng cho cội nguồn Việt sử, đã được chứng minh trong cuốn sách đã xuất bản của người viết "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" (Nxb VHTT.Tái bản 2002).

Việc đi tìm "nguồn gốc từ sự thật lịch sử" cho những truyền thuyết và huyền sử qua những phong tục, tập quán còn lại, mặc dù rất khó khăn và mất nhiều công sức, nhưng đó cũng chưa phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho cả một thời đại, đã tồn tại trong lịch sử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương.

Những hiện tượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, minh chứng cho nội dung truyền thuyết huyền sử về cội nguồn Việt sử nêu trên, cũng chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng văn hóa sử truyền thống Việt. Những giá trị minh triết đích thực của truyền thống văn hóa Việt vô cùng phong phú, nhưng do khả năng có hạn, nên trong tiểu luận này mới chỉ miêu tả và minh chứng được một phần nhỏ. 

Chính những di sản mang đầy tính minh triết Việt, trong văn minh Đông phương, là những thành tố góp phần xác định cội nguồn và những giá trị thực sự của nền văn minh Đông phương một thời huyền vĩ thuộc về Việt tộc. Đây cũng là nội dung mô tả của tiểu luận này.

Nội dung minh triết trong văn hóa truyền thống Việt, là hệ quả của những giá trị tri thức đích thực và là nền tảng của văn minh Đông phương. Do đó, nó có sự liên quan chặt chẽ đến cả một hệ thống lý thuyết, đã tồn tại trên thực tế từ thời cổ xưa trong nền văn minh này. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn còn nguyên giá trị và ghi dấu ấn qua những di sản còn lại được lưu truyền trong văn hóa truyền thống Việt.

Sự minh triết mô tả những giá trị đích thực của văn minh Đông phương qua những hình tượng được thể hiện trong những bức tranh dân gian; trong những nét chạm khắc trong các đình chùa, miếu mạo; trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích và thần thoại... vẫn lưu truyền. Thậm chí ngay cả trong ngôn ngữ của người Việt.

Bởi vậy, việc đi tìm lại cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương và làm sáng tỏ những giá trị huyền vĩ của nó, trên cơ sở di sản văn hóa truyền thống Việt với tính minh triết có liên hệ chặt chẽ với những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương, chính là mối liên hệ nhân quả và so sánh với chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Đó là một phương tiện minh chứng một cách khoa học thực sự cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử.

Cùng với những bài viết và sách đã xuất bản, những phần tiếp theo đây tiếp tục chứng tỏ điều này.

CHƯƠNG II.
VIÊT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN. CỘI NGUỒN ĐÍCH THỰC CỦA NỀN VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG.

Như phần trên chúng tôi đã trình bày:

Nền văn minh Đông phương huyền bí trải hàng ngàn năm. Khi văn minh Đông Tây giao lưu và hội nhập, những giá trị của nền văn minh Đông phương vẫn sừng sững thách đố trí tuệ của văn minh hiện đại của nhân loại. Cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đã bốn lần tổ chức hội thảo về kinh Dịch tại Bắc Kinh. Nhưng sự huyền bí vẫn hoàn huyền bí. Bởi vì: "Người ta không thể tìm một cái đúng từ một cái sai!".

Cái sai đầu tiên là sự mặc định sai lầm trên cơ sở nhận thức trực quan trong tâm thức của con người, từ trước và sau khi hai nền văn minh Đông Tây hội nhập đã trải qua hàng nửa thiên niên kỷ. Đó là sự mặc định cội nguồn văn hóa Đông phương, mà cốt lõi là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, thuộc về văn minh Hán tộc. Do đó, vấn đề được đặt ra là tìm lại nguồn gốc đích thực của những giá trị tri thức của nền văn minh Đông phương.

II.1. TÌM LẠI NGUỒN GÔC ĐÍCH THỰC CỦA VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG.

Khi mà hơn hai thiên niên kỷ trước, nền văn hiến Việt tộc đã bị xóa sổ và mọi giá trị của nền văn minh Nam Dương Tử đã bị Hán hóa. Đương nhiên, trong lãnh thổ của một đế chế, phải có sự thống nhất hành chính về hệ thống chữ viết và ngôn ngữ chính thức. Cho nên, hoàn cảnh lịch sử Việt tộc, trong hàng ngàn năm đô hộ của đế chế Hán, đã bị Hán hóa hầu hết những di sản của nền văn hiến Việt. Lịch sử đã tạo ra một hình thức bên ngoài bằng văn tự Hán với những tác giả người Hán, được gán ghép cho tất cả những giá trị của nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở Nam Dương tử.

Nhưng, sự đồ sộ đến huyền vĩ của cả một nền văn hiến với bề dày thời gian gần ba thiên niên kỷ ở Nam Dương tử (Từ 2879 BC - 258 BC), trước khi sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC, không phải là một hệ thống kiến thức dễ hiểu, để người ta có thể dễ dàng muốn chiếm đoạt.

Hàng thiên niên kỷ trôi qua, những nhà nghiên cứu Hán Nho qua các triều đại phong kiến Trung Hoa, vẫn không hề khám phá được những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, mà họ tự nhận là của chính họ. Thậm chí cho đến ngày nay, với mạng thông tin toàn cầu, sự tổng hợp của tất cả những tri thức của nền văn minh hiện đại vẫn không thể có một khám phá nào làm sáng tỏ được những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương. Ngoại trừ chính những giá trị còn lại trong di sản văn hóa truyền thống Việt.

Chỉ một hệ thống phân loại theo học thuyết Âm Dương Ngũ hành cho vận khí hàng năm, mang tính ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành là bảng "Lục thập hoa giáp", nổi tiếng và rất phổ biến trong văn hóa Đông phương. Những học giả người Hán cũng không hiểu nguyên lý nào tạo dựng nên bảng Lục thập hoa giáp này. Thiệu Vĩ Hoa, là nhà nghiên cứu Dịch học nổi tiếng của Trung Quốc hiện đại, trong các tác phẩm của mình, phải thừa nhận:

"Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 giáp Tý , căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định, người xưa tuy có bàn đến, nhưng không có căn cứ cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu.

Bảng 60 Giáp Tý biến hóa vô cùng. Đối với giới học thuật Trung Quốc đến nay vẫn còn là huyền bí khó hiểu."

"Chu Dịch và dự đoán học"trang 12; "Dự đoán theo tứ trụ", Trang 68. Thiệu Vĩ Hoa. Nxb VHTT 1996.

Chưa hết, gần đây chính những nhà khoa học tên tuổi của Trung Quốc đã nhận thấy không thể khám phá hết những bí ẩn của y thuật Đông phương, họ đề nghị bác bỏ Đông y, vốn được coi như ngành y thuật truyền thống của chính văn minh Hán.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết về hiện tượng này bên Trung Quốc, với tựa:

"Trung Quốc: Đông y sẽ đi về đâu?"

Người khơi mào cho cuộc chiến “chống đông y” là nhà nghiên cứu lịch sử khoa học Trương Công Diệu, làm việc ở Sở Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và xã hội của Trường ĐH Trung Nam, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Trên blog của mình (http://zhgybk.blog.hexun.com/), ông kêu gọi xóa bỏ đông y và sửa điều 21 hiến pháp về việc khuyến khích phát triển y học truyền thống. Ông còn vận động chữ ký ủng hộ của những chuyên gia, học giả về y học. Một số thông tin nói rằng đã có trên 10.000 người tham gia ký tên, nhưng trong blog của ông Trương Công Diệu chỉ có khoảng 150 chữ ký. Thật ra, việc tranh luận về ưu khuyết điểm của đông y đã rộ lên ở Trung Quốc từ năm 2000. Tuy nhiên, sự việc chỉ trở nên “nóng ” gần đây khi ông Trương Công Diệu đăng một loạt bài viết trên blog của mình để phản đối đông y như “Chia tay đông y”, “Luận một lần nữa về sự chia tay đông y”, “Phân tích nguyên nhân thất bại của việc khoa học hóa đông y...”. Ông còn kêu gọi những chuyên gia y tế ký tên để ủng hộ việc kêu gọi chính phủ xóa bỏ đông y khỏi chính sách nhà nước và sửa hiến pháp.
Ông Trương lập luận rằng y học cũng là khoa học, khoa học phải tiến bộ, thế nhưng từ vài nghìn năm trước đông y đã ngừng tiến bộ. Bởi thế hiện nay đông y vẫn mang hơi hướm ma thuật. Trong những bài đăng trên blog, ông Trương cho rằng đông y không phải là khoa học, vì người ta không thể xác định quan hệ nhân quả trong đông y, cũng không thể thể hiện bằng kinh nghiệm và sự thật.
Ông nói rằng từ trước đến nay, những nỗ lực nhằm khoa học hóa đông y đều đã thất bại, ví dụ nhân sâm được đông y xem là bài thuốc rất hiệu quả, nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây, nhân sâm hoàn toàn không có hiệu quả y tế, chỉ là một loại thực phẩm an toàn bình thường thôi. Ông cho rằng ưu thế của đông y so với y học hiện đại thật ra chỉ là hiệu ứng thuốc trấn an tinh thần.
Theo báo Tuổi Trẻ
Nguồn web: khoahoc.com.vn..

Chưa hết, sự bế tắc trong nghiên cứu Đông y của các nhà nghiên cứu Đông y hiện đại không chỉ ở Trung Quốc, mà còn ở tất cả các quốc gia có tham vọng nghiên cứu về lý luận của Đông y , còn có một nguyên nhân sâu xa hơn nữa. Đó chính là cuốn sách kinh điển về lý luận Đông y là cuốn "Hoàng Đế Nội Kinh tố vấn", cho đến ngày nay vẫn là một sự bí ẩn một cách huyền vĩ. Sự bí ẩn này không chỉ ở nội dung cuốn sách, mà còn ở ngay thời điểm mô tả trong nội dung với lịch sử mơ hồ của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong các bản văn chữ Hán liên quan.

Đó là: Tất cả những nhà nghiên cứu Đông y đều biết rất rõ rằng: Nội dung của cuốn “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” thể hiện hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Đông y . Chúng ta có thể tìm thấy sự ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong toàn bộ cuốn sách nói trên (kể cả sự ứng dụng Âm Dương lịch, mà ở đó đã có sự phối hợp can chi). Như vậy, thuyết Âm Dương – Ngũ hành đã hoàn chỉnh, nhất quán và được ứng dụng trong "Hoàng Đế nội kinh tố vấn". Tức là từ thời Hoàng Đế, có niên đại ước tính khoảng 3000 năm BC, trước cả Lạc thư do vua Đại Vũ làm căn cứ phát hiện ra Ngũ hành hàng ngàn năm (Niên đại của vua Đại Vũ khoảng 2000 năm BC). Rõ ràng đây là một điều cực vô lý. Nếu như chúng ta tin vào tính chính xác về thời điểm xuất hiện của cuốn "Hoàng Đế nội kinh tố vấn"thì sẽ phủ nhận toàn bộ những tác giả Trung Hoa được coi là sáng lập ra thuyết Âm Dương và Ngũ hành sau đó.

Vậy thì trước Hoàng Đế ai là người sáng tạo thuyết Âm Dương Ngũ hành? 
Trong khi chính cuốn "Hoàng Đế nội kinh tố vấn" chỉ thể hiện sự ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm dương Ngũ hành , chứ không phải thể hiện nội dung của học thuyết đó ?

Trên đây, chúng tôi chỉ lấy vài hiện tượng để minh họa. Nhưng qua những thí dụ trên, bạn đọc cũng thấy rõ sự bế tắc trong nghiên cứu cội nguồn và những giá trị đích thức của nền văn minh Đông phương, mà chính người Trung Quốc tự nhận là của họ. Không phải chỉ đến bây giờ với các nhà nghiên cứu hiện đại mới xuất hiện sự bế tắc này. Mà sự bế tắc đã trải hàng thiên niên kỷ trong lịch sử văn minh Hán với những nhà nghiên cứu Hán Nho tên tuổi, tiêu biểu cho nền văn minh Hán suốt hai thiên niên kỷ đến ngày nay.

Hơn thế nữa, là sự bế tắc này không chỉ giới hạn ở vài lĩnh vực học thuật liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Mà còn là một sự bế tắc toàn diện, từ nội dung học thuyết, lịch sử hình thành và nền tảng tri thức để có thể lý giải được nội hàm của học thuyết này. Thậm chí cho đến từng mệnh đề, nguyên lý trong các phương pháp ứng dụng, như Phong thủy, Đông y, dự báo...vv...cũng hoàn toàn bế tắc.

Đây là bằng chứng sắc xảo xác định rằng:

Nguồn gốc của nền văn minh Đông phương, không thuộc về văn minh Hoa Hạ. Bởi vì, nó xác định một thực tế rằng: Nền tảng tri thức của nền văn minh Hoa Hạ, không có khả năng phục hồi lại chính những di sản tri thức mà họ tự nhận là của họ. Sự bế tắc trong việc tìm hiểu những giá trị của nền văn minh Đông phương, không phải bây giờ mà đã hơn 2000 năm trôi qua, kể từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử. Tất nhiên, với thời gian hơn 2000 năm, cũng không phải là con số vô cảm để đọc trong một giây.

Sai lầm lớn nhất để phục hồi học thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là sự mặc định học thuyết này thuộc về văn minh Hoa Hạ. Những tri thức của khoa học hiện đại đã xác định ba tiêu chí căn bản để xác định một học thuyết thuộc về một nền văn minh nào đó, phải thỏa mãn ba tiêu chí này.

Đó là các tiêu chí sau đây:

1/ Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống lý thuyết, được xác định thuộc về một nền văn minh nào thì nó phải có tính liên hệ hợp lý trong lịch sử phát triển của nền văn minh đó.
2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó.
3/ Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chính trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó.

Đây là ba tiêu chí được phân loại, nhưng chúng liên quan và bổ sung cho nhau, làm chuẩn mực để xác định nền văn minh là nguồn gốc của một học thuyết, hoặc lý thuyết được xây dựng từ nền văn minh đó.

Xét trên ba tiêu chí này thì nền văn minh Hoa Hạ hoàn toàn không hề thỏa mãn tiêu chí nào.

1 .Tiêu chí thứ nhất:

Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống lý thuyết, được xác định thuộc về một nền văn minh nào thì nó phải có tính liên hệ hợp lý trong lịch sử phát triển của nền văn minh đó.
Về tiêu chí này thì có thể nói rằng: Cho đến tận ngày hôm nay, chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa, cũng không hề xác định được thời điểm ra đời của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong lịch sử văn minh Hán. Bởi vì những mâu thuẫn trong nội dung các bản văn chữ Hán liên quan đến lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành với thời điểm lịch sử ra đời của nó, đã khiến không thể xác định được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hoa Hạ.

Thí dụ:

Hầu hết các nhà nghiên cứu Trung Hoa hiện nay cho rằng: Thuyết Âm Dương và Ngũ hành hoàn chỉnh vào thế kỷ thứ III BC, do phái Âm Dương gia tổng hợp. Nhưng nội dung bản văn cuốn "Hoàng đế nội kinh tố vấn" , cuốn sách lý luận mang tính kinh điển của Đông y, lại xác định đã ứng dụng hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, cách sự ra đời của phái Âm Dương gia hơn 3000 năm trước đó - vào thời Hoàng Đế, ước tính gần 6000 năm cách ngày nay?!

Chưa hết. Truyền thuyết lưu truyền trong các bản văn chữ Hán xác định rằng: "Hà đồ do vua Phục Hy tìm ra trên lưng con Long Mã trên sông Hoàng Hà". Nhưng thực chất thì Hà đồ lại chỉ công khai phổ biến bắt đầu từ đời Tống, sau thời điểm vua Phục Hy tìm ra đến 4000 năm và tự nó đã mang nội dung của Âm Dương Ngũ hành.

Cũng truyền thuyết lưu truyền trong các bản văn chữ Hán xác định rằng:

Vua Đại Vũ (2000 năm BC), tức cách phái Âm Dương gia khoảng 1700 năm, đã thấy rùa thần trên sông Lạc Thủy và căn cứ vào đấy để tìm ra thuyết Ngũ hành, được miêu tả trong trù thứ nhất của"Hồng phạm cửu trù"(*).

2. Tiêu chí thứ hai:

Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức, đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó.

Nền văn minh Trung Hoa cũng không thể hiện được tiêu chí này. Hơn 2000 năm đã trôi qua, những nhà nghiên cứu Hán Nho và cả những nhà nghiên cứu hiện đại Trung Hoa, cũng không thể phục hồi bản chất đích thực của chính những giá trị tri thức được coi là của họ đã chứng tỏ điều này.

Cho đến tận ngày hôm nay, khi hai nền văn minh Đông Tây hội nhập thì những giá trị của nền văn minh Đông phương huyền vĩ vẫn sừng sững thách đố trí thức của toàn thể nhân loại. Cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc, tổ chức văn hóa lớn nhất của cả nhân loại , đã bốn lần tổ chức hội thảo về kinh Dịch ở Bắc Kinh, nhưng vẫn không thể khám phá được bản chất đích thực của kinh Dịch. Trong khi đó, kinh Dịch chỉ mới là một mảng trong toàn bộ tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Hay nói rõ hơn: Cả nền văn minh Hán cộng luôn với nền văn minh hiện đại cũng không thể làm sáng tỏ được sự huyền vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Điều này chứng tỏ nền văn minh Hán và nền văn minh hiện đại với lịch sử nhận thức được, không phải là nền tảng tri thức tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành.

3.Tiêu chí thứ ba.

Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chỉnh trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó.

Điều kiện này thì những di sản liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành qua bản văn chứ Hán cũng không thể hiện được. Những xuất phát điểm được coi là tiên đề của một học thuyết hoàn toàn mơ hồ:

Con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà, vua Phục Hy căn cứ vào ký hiệu trên lưng Long Mã làm ra Hà đồ. Con thần quy xuất hiện trên sông Lạc Thủy, vua Đại Vũ căn cứ vào những chấm trên mình thần quy làm ra Lạc thư....là vài ví dụ.

Chưa hết, lịch sử ra đời và nội dung học thuyết hết sức mâu thuẫn với những khái niệm hoàn toàn không thể giải thích được với chính những nhà nghiên cứu Hán Nho trải hàng thiên niên kỷ cho đến tận bây giờ đã chứng tỏ điều này.

Sự bế tắc trong việc phục hồi và khám phá những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương trải hàng ngàn năm qua, cho đến tận bây giờ là một bằng chứng sinh động cho thấy rằng: Nền văn minh Hoa hạ không phải là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nền tảng tri thức cốt lõi của những giá trị văn minh Đông phương cổ đại.

Như vậy, xét trên ba tiêu chí làm chuẩn mực để xác định một học thuyết ra đời trong lịch sử của một nền văn minh thì nền văn minh Hán không hề thỏa mãn.

Do đó, tất cả những nghiên cứu về nền văn minh Đông phương với giá trị cốt lõi của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành, sẽ không thể có một kết quả hợp lý. Sự sai lầm ngay từ đầu, khi những nhà nghiên cứu mặc định chúng có cội nguồn văn minh Hán. Hệ quả của sự mặc định này, khiến cho những nội hàm khó hiểu và đầy mâu thuẫn trong giá trị nội dung của học thuyết này được coi như những thành tựu, nên không thể hiệu chỉnh, hoặc phủ định. Cho dù nó hết sức vô lý.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nền tảng cốt lõi của nền văn minh Đông phương không thuộc về văn minh Hán. Vậy nó thuộc về nền văn minh nào trong lịch sử văn minh Đông phương?

II.2. DI SẢN VĂN HÓA VIỆT VÀ CỘI NGUỒN VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG.

Các nhà khoa học quốc tế với chuyên môn liên quan đến khoa lịch sử, đã nói đến nền văn minh thứ V của nhân loại ở Nam Dương Tử và cho rằng: Nền văn minh này biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ III BC.

Kết luận về sự biến mất bí ẩn của nền văn minh thứ V bên bờ Nam sông Dương Tử và thời điểm kết thúc của nền văn minh này, hoàn toàn trùng khớp với truyền thống văn hóa sử Việt và những sự kiện lịch sử được ghi nhận trong chính sử Việt.

Trong truyền thuyền và huyền sử Việt cũng nhắc tới một thời huy hoàng của Việt sử: Nước Văn Lang - Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải và là một quốc gia tạo dựng nền văn hiến Việt tộc. Thời Hùng Vương kết thúc vào năm 258 BC. Tức thế kỷ thứ III BC.

Trong cuốn Sử ký của sử gia cổ đại Tư Mã Thiên cũng viết: "Nam Dương Tử là nơi Bách Việt ở".

Trên cơ sở tổng hợp giữa những phát hiện của giới khoa học về nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử và những di sản của văn hóa sử truyền thống Việt, một giả thuyết nhân danh khoa học được đặt ra và xác định rằng:

Chính Việt tộc là chủ nhân của nền văn minh thứ V ở miền nam Dương Tử và là chủ nhân đích thức của những giá trị văn minh Đông phương.

Đây cũng là yếu tố xác định một nền văn minh của một dân tộc đầy tự hào với danh xưng văn hiến Việt và lịch sử gần 5000 năm, tính tới ngày nay.

Vấn đề là chứng minh giả thuyết này.

II.3. TIÊU CHÍ KHOA HỌC LÀ CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH NỘI DUNG LÝ THUYẾT NHÂN DANH KHOA HỌC.

Sự hình thành và phát triển tri thức khoa học hiện đại có nguồn gốc từ văn minh phương Tây, đã trải qua nửa thiên niên kỷ, tính đến ngày nay. Tri thức khoa học hiện đại có nguồn gốc từ Tây phương, bắt đầu từ những nhận thức trực quan có tính ứng dụng, đến những lý thuyết khoa học được hình thành qua thực chứng, thực nghiệm. Từ đó đã xuất hiện, hình thành và phát triển những tiêu chí khoa học, như là những chuẩn mực để xác định một lý thuyết, giả thuyết khoa học được coi là đúng.

Nếu như những tiêu chí khoa học để thẩm định một hệ thống lý thuyết thuộc về một nền văn minh, đã chứng tỏ rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về văn minh Hán, thì chính những tiêu chí đó phải chứng tỏ rằng nó thuộc về văn minh Việt cổ, như giả thuyết được đặt ra và nó phải được tiếp tục thẩm định trên cơ sở những tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Sự tổng hợp những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng có nội dung như sau:

Một lý thuyết hoặc một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Những chuẩn mực trong tiêu chí khoa học để thẩm định một giả thuyết khoa học được coi là đúng, sẽ được ứng dụng để chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến với quốc gia đầu tiên là Văn Lang, khởi nguồn ở miền nam sông Dương Tử.

Trong tiêu chí khoa học nhằm xác định một lý thuyết thuộc về nền văn minh nào thì điều kiện là: nền tảng tri thức của nền văn minh đó phải là cơ sở tri thức để tạo dựng nên học thuyết đó. Tất nhiên, hệ quả hiển nhiên của nó phải là: Nếu một nền tảng tri thức của một nền văn minh là cơ sở để hình thành một học thuyết thì nó phải có khả năng phục hồi lại những giá trị đích thực của học thuyết đó. Nếu tiếp tục xét theo nội dung khoa học của một học thuyết nhân danh khoa học, nó còn phải thỏa mãn những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học, điều mà người viết đã trình bày ở trên.

Sự lựa chọn tiêu chí khoa học thuộc tri thức của nền văn minh hiện đại làm chuẩn mực để thẩm định một giả thuyết, lý thuyết khoa học, chính là sự lựa chọn nhân danh tư duy khoa học hiện đại và phù hợp với quy luật tự nhiên. Bởi vì, trí thức khoa học hiện đại Tây phương là nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay. Hiển nhiên, nó phải là chuẩn mực để thẩm định mọi giá trị thuộc các nền văn minh khác.

Tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, giả thuyết nhân danh khoa học, chính là hệ quả của nền khoa học hiện đại, là chuẩn mực để thẩm định cho mọi giả thuyết khoa học trong hiện tại và tương tai. Không thể nhân danh khoa học mà không có những chuẩn mực khoa học để thẩm định những giá trị tri thức khoa học. Đây cũng là chuẩn mực để xác định tính khoa học và cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Nền văn hiến Việt đã tồn tại với bề dày của hàng ngàn năm huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. Cho nên, dù trải qua hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử, nhưng chỉ với những giá trị còn sót lại còn lưu truyền trong văn hóa truyền thống Việt, cũng đủ chứng tỏ sức sống mãnh liệt của những giá trị Việt và khả năng phục hồi lại những giá trị nền tảng của nền văn hóa Đông phương huyền vĩ.

Đây cũng là nội dung chủ yếu của cuốn tiểu luận này, nhằm bổ sung có tính hệ thống cho luận điểm của người viết qua những sách và bài viết đã xuất bản và trình bày. Hay nói rõ hơn:

Những di sản văn hóa truyền thống Việt, phổ biến trong cuộc sống Việt là hệ quả của một nền tảng tri thức đích thực của những giá trị minh triết thuộc văn minh Đông phương. Do đó, nó phản ánh những nội dung của nền tảng tri thức thuộc về văn minh này. Và qua đó chúng ta sẽ tìm thấy những giá trị minh triết đích thực của nền văn minh Đông phương với khả năng phục hồi lại một cách có hệ thống học thuyết Âm Dương Ngũ hành, bắt đầu từ những di sản còn lại từ nền văn hóa chủ nhân của nó.

Trên cơ sở những vấn đề được đặt ra, cuốn tiểu luận có trong tay bạn đọc sẽ chứng tỏ một nền minh triết Việt, qua những di sản văn hóa truyền thống, đã mô tả một cách độc đáo và khác hẳn nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành được lưu truyền qua các bản văn chữ Hán từ hàng thiên niên kỷ.

Bởi vậy, phần tiếp theo trong tiểu luận này, chúng tôi trình bày nội dung căn bản của một hoc thuyết tối cổ và là nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, qua những di sản của nền văn hiến Việt. Nhằm chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử.

CHƯƠNG III.
THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TỪ VĂN HIẾN VIỆT MỘT HỌC THUYẾT HOÀN CHỈNH MÔ TẢ SỰ VẬN ĐỘNG & TIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh trên thực tế ứng dụng. Có thể nói rằng: Tất cả các bộ môn ứng dụng phổ biến trong xã hội Đông phương từ cổ đại đến ngày nay, đều được mô tả với hệ thống phương pháp luận của học thuyết này. Đó là: Đông y, Phong thủy, Tử Vi, Bốc Dịch...với các môn dự báo khác và chúng đều có khả năng tiên tri.

Nếu nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại thì đây là hệ quả của một mô thức tư duy phức hợp đa ngành. Tất nhiên học thuyết này phải là sự tổng hợp những tri thức của một nền văn minh cao cấp đã từng tồn tại trên trái Đất này.

Khi hai nền văn minh Đông Tây hội nhập với mạng thông tin toàn cầu, thì nền văn minh Đông phương vẫn sừng sững thách đố trí tuệ của nhân loại, trong việc tìm hiểu những bí ẩn của kho tàng văn hóa Đông phương.

Nhưng ngược lại, chính hệ quả của học thuyết này, thể hiện trong những di sản văn hóa truyền thống Việt, lại mô tả khác hẳn những cách hiểu về học thuyết này trong bản văn chữ Hán. Và nó xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lý thuyết nhất quán và hoàn chỉnh, mô tả toàn bộ vũ trụ từ khởi nguyên cho đến mọi sự vận động vũ trụ trong thời gian lịch sử của nó, có thể tiên tri cho đến từng hành vi của con người, bằng những phương pháp tiên tri độc đáo và nổi tiếng vẫn tồn tại trong văn minh hiện đại.

"Không có sự nhận thức tính quy luật thì không có khả năng tiên tri".

Đây là một nguyên lý tất yếu và cũng là yếu tố cấu thành trong tiêu chí khoa học, để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì nó phải có khả năng tiên tri. Do đó, hoàn toàn hợp lý khi đặt một giả thuyết cho rằng:

Những phương pháp tiên tri, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là sự tổng hợp những quy luật căn bản của vũ trụ chi phối mọi hiện tượng của tự nhiên, cuộc sống và xã hội, cho đến từng hành vi của con người.

Những phương pháp tiên tri và khả năng tiên tri trải rộng trong tất cả mọi mặt của các phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành và là hệ quả của nó, từ Đông y, phong thủy, dự báo... đã mặc nhiên xác định: đây là một học thuyết mà sự nguyên thủy của nó mang tính nhất quán, hoàn chỉnh trong một cấu trúc hợp lý nội tại, phản ánh một thực tại khách quan của lịch sử vũ trụ và quy luật phát triển của nó.

Nhưng điều đó chỉ được thực hiện và sáng tỏ, khi được những giá trị minh triết Việt mô tả với một nội dung khác tất cả những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Hán Nho từ hàng ngàn năm qua và của cả các nhà nghiên cứu khoa học hiện đại, liên quan đến thuyết Âm Dương ngũ hành, nền tảng tri thức căn bản của nền văn minh Đông phương cổ.

Chúng tôi sẽ trình bày với bạn đọc về tính minh triết Việt, ngay trong phần II của tiểu luận này, qua những di sản văn hóa truyền thống Việt, vốn là hệ quả đích thực của cội nguồn văn minh Đông phương, trong việc chứng minh những nội hàm của những di sản này.

Tiếp theo
Nguyễn Vũ Anh Tuấn

1 nhận xét:

Tony nói...

Sách đã tái bản 2019 bổ sung nhiều vấn đề hấp dẫn dày gấp đôi sách cũ. Trình bày đẹp. Quý vị và các bạn có thể đặt mua theo đường dẫn dưới đây:

1. Bìa cứng: https://www.dialylacviet.com/sach/minh-triet-viet-trong-van-minh-dong-phuong-bia-cung
2. Bìa mềm: https://www.dialylacviet.com/sach/minh-triet-viet-trong-van-minh-dong-phuong-bia-mem