Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Đồ hình bát quái hay 8 quẻ thiên nhiên.


Giữa đồ hình bát Quái này và Lạc đồ có sự tương thông về hình thức và nội dung

Số 1 = độc →đục → đặc , chất đục nặng cô đọng thành đất , đất dày là tượng quẻ khôn .
Số 2 hai → hà – hồ , quẻ Đoài = cái hồ
Số 3 – tam- xám → xẫm , quẻ Khảm = màu đen.
Số 4 – tứ →tây = phương tây , quẻ Tốn chỉ phương tây .
Số 5 -trung tâm tức ngũ lãnh .
Số 6 – lục = màu xanh ; màu xanh chỉ phương đông , quẻ Chấn – Thìn chỉ phương đông
Số 7 – sách →xích = màu đỏ , quẻ Ly = màu đỏ .
Số 8 – bạt → bệ = nền , cấn – căn = nền , người ta thường dùng ‘đất liền’ đối với ‘bể cả’ , đây là câu nói sai chính xác phải là ‘đất nền’, quẻ cấn tượng là đất , cấn = căn = nền .
Số 9 – cửu → cao , trời cao là tượng quẻ Kiền , dân gian Việt thường nói 9 tầng trời cũng vì lẽ này .
Nhờ sự tương thông ý nghĩa ta xác định được 1 bát quái đồ, gọi tên là Bát Quái – Lạc đồ hay đồ hình 8 quẻ Trời mà một phần ý nghĩa của nó ta đã luận ở phần hệ toạ độ không – thời gian 4 chiều trên.

1. Ý nghĩa của Bát Quái trong đồ hình này là gì?
Đó là sự nhìn nhận của Tiền nhân người Việt về thế giới và cuộc đời, tức những ý niệm rất căn bản, rất sơ nguyên nhưng lại là sự bao trùm toàn diện.
Cặp đối: Kiền -Khôn chỉ thế giới tự nhiên hay một không gian bao la gồm hết cả những thứ thấy và không thấy .
Cặp đối: Ly - Khảm chỉ thời gian , ly là mặt trời Khảm là mặt trăng , sự soay vần đến đi tự nhiên tạo thành ngày đêm nên thánh nhân dùng hình tượng này chỉ thời gian , người Việt thường nói : ba bảy hăm mốt ngày chỉ thời gian chóng qua , 3-7 chính là số của Lạc đồ ( xem hình trên ) .
Cặp đối: Chấn -Tốn chỉ tại thiên thành tượng; cặp Đoài -Cấn chỉ tại địa thành hình; Thiên và địa, trời và đất là cái nôi nuôi sống loài người, thế giới hiện thực, sinh động, bầu trời là tập hợp, những chất nhẹ- trong, nên đâu có hình, chỉ có thể nhận biết qua các hiện tượng mà cổ nhân chọn biểu diễn là: sấm sét và gió bão, đất thì lấy thế cao thấp để tượng trưng phần lõm xuống là đại dương mênh mông chỉ định bởi quẻ Đoài và phần lồi lên là đất liền tượng trưng bằng Quẻ Cấn. ( Chính xác là ‘đất nền’ ) .
Trong Việt ngữ chữ Kiền Khôn lớn hơn chữ vũ trụ nhiều lắm, vũ trụ chỉ phần không và thời gian hay nói theo thuyết tương đối là vũ trụ 4 chiều.
Càn - Khôn bao trùm cả những gì vượt qui luật hay là 1 siêu “không – thời gian”, vũ trụ chỉ là1 bên còn bên kia là siêu vũ trụ, đạo giáo gọi là thượng giới, Thiên Quốc của Ngọc hoàng Thượng đế v.v…
Bát Quái – Lạc đồ chính với kết cấu : Mẹ tròn –con vuông là thế giới quan của họ Hùng; thể hiện rõ sự cố gắng vượt qua chính mình của con người, siêu nhiên là sự vượt qua tầm với của khả năng nhận thức, quá khả năng phán đoán của não bộ… nhưng vẫn xác quyết là có đấy; nó tồn tại như mặt đối của tự nhiên theo đúng luật lưỡng lập.

2/ Bát quái Tiên thiên hay 8 Quẻ con Người 

Đồ hình 8 quẻ con người lấy con người làm đối tượng , nó diễn tả vị trí và sự tương tác trong guồng máy vĩ đại :con người – thiên nhiên – xã hội .
4 quẻ Càn, Khôn, Ly, Khảm là nội quái, là các thành phần bên trong làm nên phần tinh thần của mỗi con người, đồ hình 8 quẻ người diễn tả sự tương tác nội thân đồng thời tương tác với môi trường.
a. Trục Càn – Khôn .
Kiền là lớn mạnh, là ý chí tự chủ của con người.
Khôn là bản năng sinh lý, thể xác con người cũng chỉ là 1 sinh vật nó cũng bị chi phối bởi các qui luật sinh hóa và vật lý. Khuynh hướng của quẻ Khôn rất là hoang sơ, hoang sơ như loài thú vậy, nhưng sở dĩ con người vượt trên mọi loài vì Khôn phải quy phục cái lớn mạnh tức quẻ Kiền hay Cường; sự tuân phục này ngôn ngữ Việt Nam gói trong từ kép “khôn ngoan”, khôn tức bản năng đã được chỉ định trong tượng tin quẻ Khôn, ngoan là nghe theo (từ Việt). Ta thấy ý nghĩa rất rõ ràng, tương tự với quẻ Kiền Việt ngữ có từ “lớn mạnh” ngắn gọn nhưng đầy đủ về ý nghĩa, tương đương với cả câu của đại tượng: “Thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức”
Tới đây có thể nói không quá lời là với người Việt thì Dịch là văn và văn chính là Dịch; nghĩa là trong 1 câu nói rất dân giả chẳng cần chút trí thức nào cũng đã vận dụng Dịch lý nhuần nhuyễn như cơm ăn, áo mặc vậy.
Thí dụ: mong con cái khôn lớn như những dòng trên đã chỉ ra: khôn lớn chính là 2 quẻ Kiền, Khôn đấy. Khôn ngoan và lớn mạnh là tiêu chí của trưởng thành tức là thành “người lớn” từ ‘quân tử’ trong Nho giáo cũng chỉ có nghĩa là người lớn – người trưởng thành , đám Tàu ô ấm ớ biến ‘quân tử’ thành ‘con vua’ làm ô danh Nho giáo . , họ cũng biến Quẻ Khôn chỉ bản năng thành đối tượng … của khuynh hướng triết lý khinh rẻ thân xác dạy con người phải “khắc kỷ - diệt dục ” ; đã là bản năng hay sinh lý tức là cái gì đó rất bình thường, vấn đề là thỏa mãn nó như thế nào thôi, đói thì ăn khát thì uống là lẽ tự nhiên , nhưng phải ăn uống trong cái đạo lý … công bình, chiếm đoạt của người khác để thỏa lòng mình mới là điều phải lên án.
b. Trục Ly – Khảm
Ly - Khảm tức Lý và Tình hay Lý trí và Tình cảm.
Lý trí là sự sáng suốt của con người. Nhờ có lý trí con người mới phân biệt được đúng sai phải trái. Quẻ Ly “chủ trì” sự tương tác “con người – tự nhiên”, tự nhiên vận động theo qui luật của tự nhiên, việc khám phá và vận dụng các qui luật là chức năng của lý trí con người. Người ta thường nói ‘công lý’ vì lý đúng với mọi người mọi nơi mọi lúc không có ngoại lệ, ngược lại tư tình là tình cảm riêng biệt cho từng đối tượng, người có thân có sơ, có yêu có ghét không ai giống ai. Còn khi đạo đức hay triết học nói đến yêu người hay lòng nhân ái tức nói đến một con người chung, hay đại biểu “người”, lòng nhân ái là 1 đức hạnh phi vật thể đó là sự chia xẻ vật chất, nhường cơm xẻ áo, lý và tình đâu có đối lập? mà là 1 sóng đôi- lưỡng lập của Dịch học. Lý trí và tình cảm là 1 lưỡng nghi hợp với sóng đôi của nó là cặp ý chí – bản năng hình thành tứ tượng bên trong hay nội thân .
Tứ tượng bên trong sóng đôi với Tứ tượng bên ngoài diễn tả sự tương tác giữa con người và môi trường, 1 bên là môi trường xã hội bên kia là môi trường tự nhiên. Con người là 1 sinh vật xã hội, nói như thế tức khẳng định không thể nào tìm được con người độc đinh chỉ 1 mình vì ngay từ khi sinh ra rồi lớn dần thì trong não bộ thông qua giao tiếp đã mang cái vốn trí thức của cộng đồng .
loài người là sinh vật cao cấp nhất sinh sống trong môi trường kép khác với loài vật chỉ có môi trường tự nhiên mà thôi .
c. Trục Đoài – Chấn
Đối với môi trường tự nhiên thì con người tương tác với 2 dạng thức:
- Hiểu biết về tự nhiên, phát hiện các qui luật vận động trong giới tự nhiên và lợi dụng các qui luật này để phục vụ cho chính mình, nói chung sự hiểu biết này gọi là tri thức được Dịch học tượng trưng bằng quẻ Đoài hay Điều, Điều là lời lẽ, điều tiếng trong tiếng Việt nó còn có nghĩa là “cái đúng, lẽ phải”. Thí dụ : tên cướp hù dọa mọi người biết “điều” thì đứng yên.
- Tác động vào tự nhiên được Dịch học biểu thị bằng quẻ Chấn. Ban đầu con người tác động vào tự nhiên chỉ bằng sức cơ bắp, sau này dần tăng lên với sức máy móc, người chỉ còn tham gia bằng trí tuệ, sức mạnh tác động ngày càng lớn đem lại của cải vật chất ngày càng nhiều, và đời sống con người ngày một thêm phong phú.
d. Trục Tốn – Cấn
Xét cho cùng xã hội cũng là 1 cơ thể sống, bản thân nó cũng có nhiều cơ phận, làm sao để thống nhất điều khiển hoạt động của các cơ phận đó? Như vậy xã hội cũng cần có bộ não, với con người thì các bộ phận trong cơ thể là cấu tạo “tự nhiên, ý muốn của con người không can thiệp vào được, nhưng đối “cơ thể” xã hội hay cộng đồng người thì khác, việc tổ chức xã hội ra sao do con người quyết định, cơ chế vận hành cũng do con người ấn định không có sự “đương nhiên” ở đây. Ta thấy ngay thế giới đương đại cũng tồn tại nhiều thể chế khác nhau từ độc tài tới dân chủ .
Việc tổ chức quốc gia, tuyển chọn người lãnh đạo và mối tương quan hiến định giữa các cơ quan … hợp thành nền chính trị ; Dịch học biểu thị bằng quẻ Tốn hay Toán, từ kép của Việt ngữ ‘lo toan’, ‘gánh vác’ là mô tả quyền hành chính trị quốc gia rất đúng nghĩa, Dịch học gọi là Tề hồ Tốn tức quẻ Tốn là sắp đặt, tổ chức và quản trị (Tề).
Tóm lại: quẻ Tốn chỉ nền chính trị của một quốc gia .
- Chế độ kinh tế là sự cố kết giữa người và người để tác động vào thiên nhiên làm ra của cải, phân phối và tiêu thụ số của cải đó, Dịch học tượng trưng chế độ kinh tế bằng quẻ Căn hay Cấn, tại sao lại là Căn? Căn là cái nền, những gì xây dựng trên phải tựa vào nó. Nếu Căn là chế độ kinh tế thì cái xây dựng trên nó chính là chế độ chính trị, kinh tế là cái nền của chính trị Là ý nghĩa của quẻ Cấn- căn . Còn kinh tế đối với trình độ kỹ thuật hay công cụ sản xuất lại là Cản. Với mỗi trình độ kỹ thuật hay mức tiên tiến của công cụ mà con người sử dụng để tác động vào tự nhiên cho ta 1 cơ cấu tổ chức kinh tế khác nhau. Sự phù hợp cho ta kết quả tối ưu với năng suất ở mức cao nhất, do sự phân phối quyền và lợi trong bản thân chế độ, kinh tế thường cản trở sự cải tổ chính trị làm sự chuyển biến thay đổi chế độ xã hội thường chậm so với yêu cầu khách quan.
Quẻ căn còn 1 nghĩa nữa là ‘Cán’, cán là cái người sử dụng phải nắm lấy, cầm lấy để điều khiển công cụ . Tư tưởng nắm lấy “tiền của” để điều khiển, kiểm soát sự vận hành guồng máy xã hội đã có ngay trong Dịch học, cụ thể là Chu Dịch thời 3.000 năm về trước.
Đồ hình 8 quẻ con người với kết cấu : tròn ẩn trong vuông chính là nhân sinh quan của họ HÙNG
Chỉ với từ ‘Cấn’ biến thành Căn, Cản, Cán cũng cho thấy Dịch học không thể phiên dịch qua ngôn ngữ khác được, ngay cả Hán ngữ cũng không ngoại lệ.

Nguyễn Quang Nhật
Nguồn: http://www.anviettoancau.net

Không có nhận xét nào: