Hiển thị các bài đăng có nhãn TẢN MẠN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẢN MẠN. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

NỒI BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT!

Ai cũng bảo: văn hoá Việt là văn hoá lúa nước. Nhưng có người cho rằng ít thấy vết tích văn hoá này trong đời sống ngày nay. Cứ nói bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc mà sao tìm mãi không ra! Đình chùa toàn chữ nho, Văn Miếu thờ Khổng Tử, dân Việt mặc quần áo Tây,...

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

ĐI VÀ CHẠY

Trong tiếng Việt, từ đi được người Việt sử dụng khá nhiều trong văn viết và khẩu ngữ hằng ngày. Để nói về một hành vi, người Việt thường dùng một động từ kèm theo với từ đi; ví như: ăn đi, ngủ đi, làm đi, dậy đi, học đi, nói đi, cười đi, lên đi, xuống đi, vào đi,... 

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

NGÔI CHÙA MANG TÊN VỊ BỒ TÁT

La Gi ngày nay hầu hết các phường, xã đều có chùa hoặc tịnh xá. Trong số những ngôi chùa hoặc tịnh xá này, Quảng Đức là ngôi chùa có nhiều dấu ấn lịch sử.

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

NHẠC TRỊNH

Đầu tháng 12 năm 1999, trên bán nguyệt san Báo Thanh Niên số 200, tôi (Hoàng Lạc) có hỏi Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Quê Hương xứ Huế đã ảnh hưởng thế nào đến sáng tác của Nhạc sĩ? Để tiếp nhận đầy đủ những nhạc phẩm của Nhạc sĩ, đòi hỏi người thưởng thức những gì? 
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trả lời: Đúng, quê hương xứ Huế đã ảnh hưởng rất lớn đến các nhạc phẩm của tôi. Để tiếp nhận đầy đủ những nhạc phẩm ấy, người thưởng thức cần hiểu về Đạo Phật.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

MINH TRIẾT VÀ DUY LÝ

Từ rất lâu, qua nhiều thế kỷ, nền minh triết phương Đông đã có nhiều tư liệu nói về Thực Thể Con Người Và Thế Giới Xung quanh Ta (Vũ Trụ). Nhiều người nghi ngờ về điều này vì không hiểu từ đâu cha ông ta lại đạt đến những nhận thức như thế. Tư duy phương Tây cho rằng phải có dụng cụ, máy móc,... thì mới nhận thức được Vũ Trụ. Còn trong tay chì có hòn đá với mảnh đồng khi con người chưa có chữ viết, cơ sở vật chất chưa phát triển thì làm sao có được thành tựu đó. 

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021

TƯ DUY

Có kiến thức thì không khó, đó là tích luỹ thông tin.
Có tư duy mới khó, đó là sự thay đổi chính mình...
Tư duy khoa học dùng phương tiện vật chất để hiểu về Vũ Trụ.
Tư duy minh triết dùng Con Người Chính Mình trong trạng thái đặc biệt (thiền định) để hiểu về Vũ Trụ.
(Hoàng Lạc)



Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

LỜI DẠY CỔ ĐỨC

Cổ đức có câu:

"Thà đành ngàn năm không ngộ, không cam một phút sai lầm". 

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

CHỮ DUYÊN TRONG TRUYỆN KIỀU

1. Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không.
2. Đau lòng tử biệt sinh ly
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên.

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

LÀM CHỦ VÀ LÀM THUÊ

 "LÀM CHỦ" HAY "LÀM THUÊ" KHÔNG QUAN TRỌNG. ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ BIẾT LÀM CHỦ, LÀM ĐÚNG VÀ LÀM TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH.



Ảnh: Internet

KỂ CHUYỆN VỀ BÁC HỒ.

Kết thúc niên học, thầy Muộn Phó trưởng khoa Ngữ văn Trường Đoàn cao cấp Trung ương (nay là Học viện Thanh niên Hà Nội) tổ chức lớp học ngoại khoá: Nghe kể chuyện về Bác Hồ. Năm đó, tôi là lớp trưởng Lớp Cao cấp khóa V đi cùng thầy đến Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh gặp Chú Vũ Kỳ (thư ký riêng của Bác). Sau khi nghe thầy Phó trưởng khoa trình bày lí do cuộc gặp, Chú rất vui và nhận lời ngay. Đúng 9 giờ sáng thứ bảy tuần sau tại đây, Chú đã dành cho chúng tôi hai giờ để nói về Bác. Chú đã kể về việc Bác viết Di chúc.

HY VỌNG

HY VỌNG NĂM 2021: NHIỀU ĐIỀU TỐT ĐẸP ĐẾN VỚI HÀNH TINH CHÚNG TA.



Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

CÔNG NGHỆ VÔ THỨC

1. Khoa học
Nhân loại đã bước sang thế kỉ 21. Khoa học vật lí của thế kỷ 20 sẽ nhường chỗ cho khoa học tâm linh của thế kỷ 21 và các thế kỉ sau.
Hiện, có biết bao sự kiện đã và đang xảy ra trên Trái Đất nhỏ bé và mong manh này! Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế và khoa học thôi cũng đã làm nên nhiều điều kì diệu. Thế Giới hiện nay, nhờ các thành tựu khoa học, nhiều công nghệ ứng dụng đã ra đời: công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ nano,...

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

CHỞ THẬT THÀ VÀO LÒNG DỐI TRÁ

Ngày nay sự dối trá đã lên ngôi... Dễ thấy nhất là trong giáo dục, chạy bằng, chạy điểm,... bất chấp tai hại về sau.
Người ta không cảm thấy xấu hổ về việc làm trên. Đã vậy, họ còn hân hoan phấn khởi sau phiên toà xét xử tội gian lận điểm. Nếu kéo dài tình trạng này thì ai cũng biết hậu quả vô cùng nguy hiểm!

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

CON MẮT PHƯƠNG ĐÔNG: Cái không có gì lại là tất cả (1)

Trong triết học Đông phương, người ta xuất phát từ một cái mang tính trống không như cái trống không của não bộ. Cái này gọi là vô cực. Thanh nam châm có hai cực: cực dương và cực âm. Còn ở đây quan niệm vũ trụ ban đầu như thế... chẳng có cực nào cả.

CÁI KHÔNG CÓ GÌ LẠI LÀ TẤT CẢ: Con mắt phương Tây (2)

Trong vật lý học hiện đại cũng có khái niệm chân không, tức là không gian không chứa các hạt vật lý nào, cả năng lượng vật lý. Cái không gian trống rỗng này nó liên quan đến cái e-tê đau khổ của cuối thế kỷ 19. Trước khi thuyết tương đối của Albert Einstein (Anh-xtanh) ra đời, người ta đã cố tình đổ cái e-tê đó vào trong cái không gian trống rỗng đó. Nhưng sau đó không lâu Anh-xtanh quyết định: đổ cái e-tê đó ra ngoài, trở về lại cái trống rỗng... Nhưng cho đến nay trong những học thuyết sâu sắc về vật chất, như thuyết siêu thống nhất để quy về cái MỘT thì người ta lại thấy cái trống rỗng đó - gọi là vacuum vật lý. Đó là một trường vô cùng phong phú tạo dựng được cả thế giới vật lý chúng ta. Cái chân không vật lý giống cái vô cực của triết Đông phương: có âm có dương. Theo tính toán của các nhà vật lý, thì trong cái chân không đó có các bức tường mật độ rất cao phân chia nó thành từng vùng, vùng âm một bên, vùng dương một bên y hệt như trong Thái cực của triết Đông. Vũ trụ là một - Ông cha ta đã từng nói như thế. Vạn vật đồng nhất thể. Các nền văn minh Đông và Tây nhất định sẽ gặp nhau. Khoa học Tây phương càng phát triển thì càng gần với nền văn minh Đông phương.

ĐÔNG TÂY

1. CON MẮT PHƯƠNG ĐÔNG: Cái không có gì lại là tất cả

Trong triết học Đông phương, người ta xuất phát từ một cái mang tính trống không như cái trống không của não bộ. Cái này gọi là vô cực. Thanh nam châm có hai cực: cực dương và cực âm. Còn ở đây quan niệm vũ trụ ban đầu như thế... chẳng có cực nào cả. Một cái trống không, đâu đâu cũng như nhau. Nhưng cái trống không sinh ra một cái khác gọi là Thái cực. Thái cực lại có âm và dương. Âm dương tuy mâu thuẫn nhau nhưng không loại trừ nhau. Trong âm có dương và trong dương có âm. Âm dương bổ sung và thống nhất nhau. Điều này có trái với lôgic hình thức: những cái mâu thuẫn loại trừ nhau. Tại sao trong triết học Đông phương có điểm mâu thuẫn với lôgic hình thức? Nó như thế này... chẳng hạn dương là chồng và âm là vợ. Họ bổ sung cho nhau chứ? Nếu không phải thế mà loại trừ nhau thì còn gì là gia đình? Và nhân loại cũng sẽ không tồn tại.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

ĐÌNH LÀNG PHƯỚC LỘC

1. Hình Thành
Làng Phước Lộc (phường Phước Lộc hiện nay) thuộc thị xã La Gi, một địa danh lâu đời của tỉnh Bình Thuận. Xưa, Phước Lộc là một làng chài nằm ven bờ biển “Cửa tấn La Di” (La Di nay được viết thành La Gi) thuộc huyện Tuy Lý, phủ Bình Thuận; điểm cư dân đầu tiên được hình thành theo sự phát triển của hệ thống dịch trạm thời (triều) Nguyễn.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

LA GI - "ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU"

La Gi là thị xã được tái lập năm 2005, tách ra từ huyện Hàm Tân. Toàn bộ cơ quan hành chính và trung tâm của huyện (cũ) đều giao lại cho thị xã (mới). Thị xã mới nhưng lại cũ! Theo địa giới phân chia, lịch sử và văn hoá của Hàm Tân trước đây hầu hết đều thuộc thị xã La Gi. Nói đến La Gi cũng tức là nói về Hàm Tân xưa.
(Xem SÔNG DINH CHẢY QUA THỊ XÃ LA GI - https://hoangvanlac31.blogspot.com/2020/05/song-dinh-chay-qua-thi-xa-la-gi.html)

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

NƯỚC VIỆT CÓ MẤY NGÀN NĂM LỊCH SỬ!?

Dựa theo các tài liệu, lịch sử lập quốc của tộc Việt chưa được xác định một cách thống nhất.
1. Hiến pháp
Lời nói đầu của Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1959 xác định: "Nước Việt Nam ta là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử là một dân tộc lao động cần cù luôn luôn anh dũng đấu tranh xây dựng đất nước và giữ gìn độc lập của Tổ quốc".

LA GI CÓ GÌ LẠ.

I. Địa danh lạ
Hiện nay, chúng ta chưa xác định tên địa danh La Gi có từ khi nào. Tuy nhiên địa danh này được nhắc nhiều trong một số tài liệu.
Khi thuộc Chiêm Thành, vùng này thuộc vương tộc họ La. Vết tích còn lại: những vùng nào của tỉnh Bình Thuận có nhiều bà con Chăm sinh sống, địa danh nơi đây thường có từ tố La. Ví như: La Gàn, La Dạ, La Ngâu,...
Thời triều Nguyễn, Vua sắc phong cho Thành Hoàng vùng đất này có nhắc đến Cửa biển "La Di" (Cửa biển phường Phước Lộc ngày nay).