Trong tiếng Việt, từ đi được người Việt sử dụng khá nhiều trong văn viết và khẩu ngữ hằng ngày. Để nói về một hành vi, người Việt thường dùng một động từ kèm theo với từ đi; ví như: ăn đi, ngủ đi, làm đi, dậy đi, học đi, nói đi, cười đi, lên đi, xuống đi, vào đi,...
Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học Việt Nam và Thế giới, tộc Việt từ vùng Bắc bộ hiện nay, vượt lên phía Bắc đến bờ Nam sông Dương Tử khai phá, lập nên một nhà nước văn minh; sử sách gọi là Bách Việt mà tộc Việt (Lạc Việt) ngày nay là hạt nhân.
Sau đó, Bách Việt (trong đó có tộc Việt) bị tộc Hán đánh chiếm. Tộc Việt phải bỏ vùng đất mới quay về vùng đất phát tích của mình. Rồi do nhu cầu bảo vệ và phát triển đất nước, tộc Việt lại phải đi về phương Nam. Có lẽ do hành trình đi khai phá để bảo tồn và phát triển đất nước của người Việt mà đã tác động ít nhiều đến ngôn ngữ?
Lịch sử đã qua. Xưa, cha ông đi một cách công khai, hùng dũng, tạo nên hào khí Đông A! Nay, có hiện tượng: "một bộ phận không nhỏ" chạy lén lút không còn phí phách Việt. Hiện, trong ngôn ngữ Việt cũng xuất hiện các từ: chạy chức, chạy việc, chạy tội, chạy án, chạy tuổi, chạy bằng, chạy dự án, chạy thành tích, chạy danh hiệu, chạy tiến sĩ, chạy vào Quốc hội,...
Đi để khẳng định mình, đi để tìm cho dân tộc mình một vùng đất mới để phát triển. Chạy là phủ định mình, phủ định sức sống của tộc Việt.
Hoàng Lạc
Ảnh minh hoạ: Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét