Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Giới thiệu Kinh Duy Ma Cật

I. NHÂN CÁCH HUYỀN THOẠI

Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

NAM ĐỊNH quê hương của đất học

Vị trí địa lí

Nam Định là một tỉnh lớn (diện tích 1.669 km²) nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông. Vĩ độ:19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc; kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông.

Tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta 27 bí quyết, thực sự rất hữu ích

Bạn có biết tổ tiên chúng ta đời xưa lưu lại bảo bối dưỡng sinh gì không?

1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

NÚI ẤN - SÔNG TRÀ

Núi Thiên Ấn, sông Trà Khúc hay còn gọi núi Ấn, sông Trà là cảnh đẹp nổi tiếng của đất trời Quảng Ngãi. Từ cầu Trà Khúc (nằm trên quốc lộ 1A) chạy qua thị xã Quãng Ngãi, du khách đi dọc theo tả ngạn sông Trà khoảng 1000m sẽ gặp núi Ấn cao 100m đỉnh bằng phẳng rộng lớn, quanh năm soi bóng dưới dòng sông Trà.

Chữa bệnh khớp bằng bài thuốc dân gian

Bệnh khớp thường gặp ở nhiều dạng khác nhau và mỗi bệnh lại cần chẩn đoán và điều trị theo những phương pháp thích hợp. Theo kinh nghiệm dân gian, lá dứa, ngâm tỏi với rượu để chữa trị thấp khớp.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Phật giáo và Hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn

Trong rất nhiều bài hát, chúng ta thấy phương pháp này được sử dụng trong một hay hai câu hát; tuy nhiên, trong bài “Đời cho ta thế” và “Bay đi thầm lặng”, hơn một nửa những câu hát phá vỡ những cấu trúc đối lập dễ dãi. Cả ba đoạn trong bài “Đời cho ta thế” đều bắt đầu và kết thúc với những câu hát “minh hoạ qua phép phủ định”.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Thuốc ở trong rau

Kinh nghiệm dân gian ta vẫn thường nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nhưng thực ra, rau không chỉ là món ăn nhiều chất dinh dưỡng mà còn là những liều thuốc trị bệnh quý giá. Chẳng thế mà danh y Hải Thượng Lãn Ông của ta đã có nhận xét:

NGÔN TỪ VÀ CÁCH HÀNH VĂN CỦA NHỮNG VỊ GIÁC NGỘ

Sự khác biệt giữa cách hành văn của những vị Giác Ngộ và của người cầm bút bình thường là gì? Nhìn vào ngôn ngữ họ đã sử dụng.... Lão Tử viết bằng cổ ngữ Trung hoa. Chữ tượng hình cổ xưa của Trung Hoa có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau trong cùng một chữ. Cho nên câu viết của ông ta gián tiếp đầy sự sống động. Sống động là vì nó biến chuyển theo cách hiểu khác nhau dựa vào kinh nghiệm đời sống riêng tư của người đọc. Mười người cùng đọc một bản chính sẽ có mười cách thông hiểu khác nhau. Đây chính là cái gọi là đầy sự sống.

TRÁI ĐẤT NÀY LÀ CỦA CHÚNG MÌNH

GIÁO DỤC PHẬT TỬ VỀ VẤN ĐỀ TRÁI ĐẤT

Một phụ nữ Mỹ gốc Iran bà Ansari bay lên vũ trụ nói trái đất khi thấy “Hành tinh này sao mà đẹp thế, quay chầm chậm trên chính nó, dưới tia nắng nóng của mặt trời, hành tinh thật thanh bình đầy sức sống, không có dấu hiệu nào của chiến tranh, không có dấu vết của biên cương hoặc của xung đột, chỉ có vẻ đẹp thuần tuý mà thôi.”

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Nguyễn Du

Nguyễn Du  (1766-1820) hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, là con ông Nguyễn Nghiễm, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh), văn chương vượt hẳn bạn bè, nhưng học vị chỉ là tam trường (tú tài). Nguyễn Du gặp nhiều khó khăn hồi con thanh niên. Mười một tuổi mồ côi cha, mười ba tuổi mất mẹ, suốt đời trai trẻ ăn nhờ ở đậu: hoặc ở nhà anh ruột (Nguyễn Khản), nhà anh vợ (Đoàn Nguyễn Tuấn), có lúc làm con nuôi một võ quan họ Hà, và nhận chức nhỏ: chánh thủ hiệu uý.

Du hành thời gian với nghịch lý ông nội

Du hành xuyên thời gian (time travel) đến nay vẫn còn là một thách thức không thể thực hiện đối với bất cứ nhà khoa học nào. Tuy nhiên những lý thuyết và mô hình quanh nó vẫn không ngừng được xây dựng với hi vọng một ngày những chuyến du hành ngược thời gian sẽ trở thành sự thật.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

THÁNH THIỆN

LUÔN GIỮ Ý THÁNH THIỆN,
LUÔN GIỮ THÂN THÁNH THIỆN,
LUÔN GIỮ LỜI THÁNH THIỆN,
TÂM NÀY SẼ THÁNH THIỆN.

Pháp Không Chân Như

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Cổ học tinh hoa

Là những mẩu chuyện nhỏ gom nhặt ở đời khiến bạn suy ngẫm nhưng hết sức lý thú! Thử đọc một số truyện sau nhé!
_________________

HÀ BÁ LẤY VỢ

Dân đất Nghiệp có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái ném xuống sông để làm vợ cho Hà Bá. Sự mê tín ấy có đã lâu ngày, không ai phá nổi.

Đường xưa mây trắng

Có thể khẳng định rằng những đóng góp của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng luôn có những giá trị thiết thực, cao quý trong việc điều chỉnh hành động và lối sống xã hội. Để thể hiện sự đóng góp ấy, nhiều tác giả tâm huyết đã cho ra đời những tác phẩm có ý nghĩa đạo đức, và giá trị nhân văn sâu sắc. "Đường xưa mây trắng" là một trong những tác phẩm ấy. 

Hạnh phúc mộng và thực

Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, có thể đưa đến bất lợi lớn như là tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ. Tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ, này các vị khất sĩ, sẽ đưa đến những bất lợi lớn. Bất lợi lớn ở đây có nghĩa là những đau khổ cho chính bản thân và cho những người chung quanh. "Ta không thấy một Pháp nào khác, này các vị khất sĩ, có thể đưa đến lợi ích lớn như là tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ. Tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ, này các vị khất sĩ, sẽ đưa đến những lợi ích lớn. Lợi ích lớn ở đây là hạnh phúc cho chính mình và cho những người chung quanh. Khi tu, ta tu với cái tâm của ta, nghĩa là ta điều phục, bảo vệ, và hộ trì cái tâm của ta. …”.
(Trích phần đầu bài Pháp thoại khai giảng khóa tu mùa Thu năm 1994)

Lược sử thời gian

Xin giới thiệu với bạn đọc một cuốn sách kỳ diệu: "Lược sử thời gian ", do nhà vật lý lý thuyết nỗi tiếng S.W.Hawking viết,hiện là một trong những cuốn sách bán chạy nhất (best -seller) trên thế giới. Lược sử thời gian là cuốn sử thi về sự ra đời, sự hình thành và phát triển của vũ trụ.

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Giới Định Tuệ

Giáo lý nhà Phật giúp con người giải thoát tất cả mọi phiền não khổ đau để cho thân tâm được an lạc và chứng ngộ Niết bàn. Chính tam vô lậu học tức là Giới, Định, Tuệ sẽ là con đường duy nhất để giúp chúng sinh đạt đến tiến trình từ Mê đến Giác, từ Phàm đến Thánh.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

NĂNG LƯỢNG CỦA CÂY

Cây cho con người oxy để thở, thực phẩm để ăn, cung cấp nguyên khí - năng lượng sinh học - để duy trì sự sống...; ngoài ra, cây còn đem đến cho con người niềm cảm hứng vô hạn. Dưới đây là một số ảnh về cây đẹp không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. 

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Luân Xa theo trường phái Kim Cang Thiền

1 – KHÁI NIỆM

Luân xa trong yoga, tiếng Phạn là chakra, là những đầu mối thu – phát năng lượng (khí), qua đó nguồn khí đại vũ trụ đổ dồn vào tiểu vụ trụ theo chiều xoáy hình phễu. Người ta đã biết tới luân xa qua hàng ngàn năm nay, nó luôn tồn tại trong cơ thể mọi người, nhưng luân xa hoạt động kém, hoặc chưa được khai thông, vì vậy nó gây cản trở con người hấp thụ nguồn tinh lực đó. Người bình thường không nhìn thấy luân xa, nhưng đối với ai đã dày công tu luyện thì có thể nhìn thấy các luân xa tương tự như bánh xe luôn quay tròn, hoặc trông giống bông hoa sen xòe cánh nhiều màu sắc. Kích thước, tốc độ quay khác nhau của mỗi luân xa mang những thông tin khác nhau và có cả các điều bí ẩn chưa khám phá. Màu sắc sáng hoặc tối của luân xa nói lên lực tâm linh và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Vật lý lượng tử chứng minh được cõi âm tồn tại

Hầu hết các nhà khoa học có thể cho rằng, khái niệm "thế giới bên kia" hoặc vô nghĩa hoặc không thể chứng minh được. Tuy nhiên, một chuyên gia tuyên bố đang có trong tay bằng chứng vật lý lượng tử xác thực sự tồn tại của "cõi âm".

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư?

Những lời khuyên về chế độ ăn để giảm nguy cơ mắc ung thư này được phát hành hồi tháng 6 trên Tạp chí của Trường Dinh dưỡng Hoa Kỳ (The American College of Nutrition). Đó là khuyến nghị về chế độ ăn giàu rau củ quả tươi, tránh ăn thịt đỏ và thịt qua chế biến (thịt hộp, thức ăn nhanh), ăn nhiều đậu nành, hạn chế bơ sữa, hạn chế và bỏ bia rượu cũng như tránh các món thịt chiên, nướng. 

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Kinh Điển Phật Giáo (3)

I.3- Ngôn ngữ ly niệm-thực tại

Đây là một loại hình ngôn ngữ độc nhất vô nhị, chỉ có trong kinh tạng Phật giáo, một loại ngôn ngữ xa rời và buông bỏ mọi ý niệm, một loại ngôn ngữ đang mải miết nói như một cảnh chiều thinh không, lặng lẽ và không tiếng động. Ngôn ngữ đó siêu việt mọi hình thức cấu trúc lê thê của ngôn từ; vì nó vốn đã thoát ly mọi ý niệm phân biệt. Do đó, đặc trưng của ngôn ngữ ly niệm, thực tại là không tư duy, không lý luận, không miêu tả, không phân tích, không so sánh, không thí dụ, không ẩn dụ, không biểu tượng..., mà trái lại, tự thân của nó luôn luôn được hiển thị trong dòng thực tại, bất tuyệt và vô biên.

Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Kinh Điển Phật Giáo (2)

Phần Hai - Các Loại Hình Ngôn Ngữ Trong Kinh Tạng Phật Giáo

Như đã trình bày, sự phân loại thể tài trong kinh tạng Phật giáo chỉ là sự khái quát về mặt hình thức và luôn luôn mang tính ước lệ. Bởi lẽ, mỗi một thể tài khác nhau lại có những hình thức trình bày giống nhau và được sử dụng nhiều loại hình ngôn ngữ giống nhau. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là sự phân loại ngôn ngữ như được trình bày trong các thể tài kinh tạng.

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Phật học và Học Phật

Kiến thức chỉ mang lại sự hiểu biết, 
nhưng không mang lại sự Giải thoát và Giác ngộ.
Tu mà không học là tu Mù; Học mà không Tu là đãy sách

I. Mở Đề:

Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật.

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

HÒN ĐÁ GIỮA DÒNG SÔNG MẠT KIẾP.

Nghiệp mạt kiếp tạo thành dòng sông thế nhân,
Dòng người chen lấn chảy xiết trong dòng sông mạt kiếp.

Ta như hòn đá giữa dòng sông ấy,
Dòng nước gặp ta rồi lách qua chảy tiếp,
Như chưa từng có ta.

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

PHỐ CỔ ĐỒNG VĂN

Cùng với phố cổ Hội An, Phố Hiến...., Phố cổ Đồng Văn là di sản văn hoá của vùng cao nước ta. Giữa rừng đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tồn tại một quần thể phố cổ, chợ cổ hàng 100 năm tuổi. Với những nét kiến trúc cổ xưa, còn được giữ nguyên vẹn, Phố cổ Đồng Văn là niềm tự hào của văn hoá Việt.

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

BA YẾU TỐ TINH – KHÍ - THẦN RANH GIỚI SỐNG VÀ CHẾT CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ UNG THƯ

Theo phương pháp chữa ung thư của tây y là bỏ đói tế bào, nhưng không có cách nào bỏ đói tế bào bệnh mà không ảnh hưởng đến tế bào lành. Tuy nhiên lý thuyết này đúng trong trường hợp những bệnh nhân ung thư hết thuốc chữa, đã nằm chờ chết trong những ngày niệm danh hiệu A-Di-Đà-Phật, không biết lúc nào sẽ chết, không thiết ăn uống để cầu sống nữa, mà cầu chết… do đó trong 21 ngày niệm danh hiệu phật cầu vãng sanh, thì đó là lúc bỏ đói tế bào, cơ thể tự phục hồi chức năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng, bệnh nhân lại cảm thấy khỏe mà không chết, sau khi tái khám, các bác sĩ đã phải ngạc nhiên vì bệnh đã khỏi, không còn dấu vết tế bào ung thư.

Nước có thể chữa bệnh (phần 2).

Hiện nay đa số người chết vì bệnh, rất ít người bị chết vì già. Lẽ ra phải tuyệt đại đa số chết vì già, còn thiểu số chết vì bệnh. Hiện tượng cực kỳ bất bình thường này đòi hỏi chúng ta phải mau chóng sửa chữa những sai lầm do sinh hoạt và ăn uống.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

LUẬT NHÂN QUẢ QUY CHIẾU VỀ XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC

- Khi không hiểu luật nhân quả, con người sống trong sự sợ hãi mê tín mù mờ. Họ giải thích những hiện tượng thiên nhiên qua sự mê tín dị đoan. Thí dụ khi hạn hán mất mùa, họ nghĩ là vì ông thần đất đai giận nên phải hối lộ ông ta bằng cách cúng kiến mới có được trời mưa.

SỰ KẾT THÚC CỦA VẬT LÝ HỌC

Toán học đã vậy thì Vật lý học càng phải đối diện với một sự thật quan trọng hơn nữa, vì toán học chỉ là công cụ hỗ trợ, còn Vật lý học mới thật sự là môn học nghiên cứu về thế giới vật chất của chúng ta. Trước khi đề cập đến sự kết thúc của vật lý học, hãy ôn lại sơ qua về lịch sử phát triển của vật lý. Chúng ta hãy theo dõi bài “Khi vật lý gõ cửa bản thể học” của Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Tường Bách.

TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC

Từ cùng lúc chung khởi đến lúc chia rẽ

Tôn giáo bắt nguồn ra sao? Chúng ta đều biết tôn giáo bắt nguồn từ sự sợ hãi nguy hiểm, nhất là những nguy cơ thiên nhiên, như sấm sét, lụt lội, động đất, núi lửa, bão tố vân vân .... Những nguy hiểm trên đã đe dọa con người qua nhiều thời đại.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO

Phật giáo thật ra không có thế giới quan, bởi vì đã nói thế giới là không có thật, chỉ là do chúng sinh vọng tưởng, thì làm gì có thế giới quan. Vậy nói thế giới quan là nói theo vọng tưởng của chúng sinh, mục đích là để phá chấp thật chứ không phải để mô tả chân lý. Nói “thế giới quan Phật giáo” tức là đã nói không hoàn toàn đúng sự thật, không đúng thực tướng của vấn đề, vì “động niệm tức quai” (动念即乖 có động niệm, tức khởi lên ý tưởng thì không còn đúng với thực tế nữa). Cũng giống như Phật giáo thường nói : phàm cái gì có thể dùng lời nói, ngôn ngữ để diễn tả thì đều không có nghĩa thật. Khi các nhà lãnh đạo chính quyền nói : “Chúng tôi yêu chuộng và bảo vệ hòa bình” thì tất yếu là họ phải vũ trang, từ tư tưởng cho tới vũ khí, xe tăng, máy bay, tàu chiến, súng ống, đạn dược, tên lửa, chuẩn bị chiến tranh. Bất cứ chánh quyền nào cũng không thể làm khác được. Một chánh quyền tử tế cũng phải chuẩn bị chiến tranh thì mới bảo vệ được hòa bình.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

TẠI SAO CON NGƯỜI KHÓ GIÁC NGỘ?

Trước khi đề cập vấn đề tại sao con người khó giác ngộ, cần phải tìm hiểu giác ngộ trong Phật giáo có ý nghĩa như thế nào. Trong Kinh Kim Cang, Phẩm 22 Vô Pháp Khả Đắc có câu :

須菩提白佛言。世尊。佛得阿耨多羅三藐三菩提。為無所得耶。如是如是。須菩提。我於阿耨多羅三藐三菩提。乃至無有少法可得是名阿耨多羅三藐三菩提

Tu Bồ Đề hỏi Phật : “Thế Tôn, Phật đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttarasamyak sambodhi – Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) có phải là Vô Sở Đắc (không có cái được, không được gì cả) không?”

THỜI GIAN CÓ HAY KHÔNG?

1. Quan niệm thời gian trong vật lý hiện đại

Chúng ta tóm tắt những điểm chính của bài viết Is time an illusion? của Giáo sư Triết học Craig Callender Đại học California trên tạp chí Scientific American tháng 6/2010, do Cao Chi biên dịch với tựa đề Thời gian phải chăng là một ảo tưởng? đăng trên tạp chí Tia Sáng số 14/7/2010. “Thời gian chỉ là một phương thức thuận tiện để đo đạc các quá trình trong vũ trụ. Thời gian không tồn tại độc lập. Chúng ta chỉ cảm nhận được thời gian vì chúng ta là một hệ con bị ràng buộc với các hệ con khác trong vũ trụ bởi nhiều mối liên quan. 

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại một ít di tích.

TUỆ VÀ GIÁC NGỘ

Ngay từ hơn hai ngàn năm trước, Đạo Phật đã xuất hiện như một mặt trời với ánh sáng rực rỡ kỳ lạ. Con đường tu chứng của Đạo Phật hoàn toàn không có dấu vết của sự thần bí, linh thiêng và sùng bái giống như mô hình chung của đa số các tôn giáo tại phương Đông nói chung và Ấn Độ nói riêng. Không có các vị thần biểu tượng cho các năng lực thần thánh, không có ấn chú linh phù, không có truyền tâm (initiation), không có gia trì, phù hộ v.v…Ngược lại, sự tu tập và giác ngộ của giáo pháp nguyên thủy, hoàn toàn dựa trên sự phát triển lý trí tự thân để thăng hoa các tuệ thế gian thành các trí xuất thế gian. Chính trí tuệ đưa đến giác ngộ tối thượng của Đạo Phật chứ không phải là các bí thuật câu thông với năng lực thần thánh nằm trong vô thức. Chính trí tuệ mạnh mẽ của con người đã đưa đến giác ngộ tối thượng, chứ không phải sự qui phục (surrender) đấng tối cao, hay vong thân (alienation) vào thần thánh, vào hình ảnh của giáo chủ!

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Tai biến mạch máu não: Căn bệnh của thời đại

Tai biến mạch máu não hay còn gọi đột quỵ đang trở thành vấn đề quan trọng của y học bởi vì tuổi thọ trung bình ngày càng tăng mà nguy cơ đột quỵ lại phụ thuộc vào tuổi tác. Đặc biệt, bệnh gia tăng khi thời tiết lạnh giá. Mỗi năm, ở nước ta, Tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người và để lại những di chứng nghiêm trọng.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

NHỮNG YẾU TỐ VĂN MINH CỦA LẠC VIỆT

Trong “Việt lý Tố nguyên” có hai đề thuyết động trời một là Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Tàu trước người Tàu, hai là chính người Bách Việt đã chủ xướng ra Nho giáo, người Tàu chỉ làm cho hoàn bị cũng như làm sa đoạ ra Hán Nho. Chủ đề nhất kể như được kiện chứng rồi. Ở đây tôi chỉ chú ý đến chủ đề hai có tính chất thuần túy văn hóa. 

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật

Những người có thể hóa độ, Ngài đã hóa độ tất cả. Vào đêm cuối trước ngày Niết-bàn vô dư, giữa rừng Sa-la, dưới cây song thọ, không gian thật vắng lặng, yên tĩnh, Đức Phật đã nhắn nhủ những điều cốt lõi của chánh pháp như sau. 

Nhìn móng tay tiết lộ sức khỏe con người

Những dấu vết trên móng tay là cách dự đoán tốt nhất sức khỏe của trẻ cũng như người lớn. Cha mẹ cần chú ý đến những dấu vết này để có cách chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe. 

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

SỰ KHÁC BIỆT thú vị giữa Đông và Tây

Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.

Chu kỳ vũ trụ và Thời đại Bảo Bình

Trong quá khứ, nhiều nhà thiên văn và chiêm tinh cho rằng mỗi một nền văn minh của con người chỉ tồn tại trong khoảng 25.920 năm (Great Year/Platonic Year). Tức là, sau khi Mặt Trời hoàn thành chu kỳ đi qua 12 cung Hoàng đạo, khoảng 2.160 năm cho mỗi cung, thì có tận thế xảy ra. Tuy nhiên, việc xác định từng thời điểm thuộc về chu kỳ nào là rất khó khăn và còn nhiều tranh cãi.

VĂN MINH là gì?

Ngày nay, trong các văn bản của nhà nước Việt Nam thường thấy câu khẩu hiệu: "Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh"; còn trong các tài liệu sử Việt đều nói nước ta có ba, bốn, thậm chí là năm nghìn năm văn hiến, văn minh. Chẳng hạn, trong Bình Ngô Đại Cáo đã tuyên: "Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"... Tại sao chúng ta đã có nền văn minh, văn hiến đã lâu, bây giờ mới xây dựng?

Mục đích của đời người

Ngày nay, mọi người sống có xu hướng phung phí tài sản, xài những loại xe siêu sang, quần áo, điện thoại, ví, nữ trang… đắt tiền. Đất nước còn nghèo, nhiều gia đình nông dân khó khăn, đến mùa thu hoạch lúa có khi trả được nợ phân thuốc, có khi không, nếu lúa thất mùa thì nợ khoảng 1 triệu đồng. Trong khi đó các đại gia với chiếc áo mặc có khi lên đến tiền tỷ, chiếc đồng hồ đeo tay trên chục ngàn đô, điện thoại di động vài ngàn đô…

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Thuyết luân hồi

Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”. Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu? Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.

CHỐT LẠI CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Năm 2000, một tu sĩ Phật giáo, Ông Matthieu Ricard, [Tiến sĩ Sinh học (Biologie), ngườì Pháp. Sau nhiều năm làm việc về Di truyền học tại Institut Pasteur, Paris, ông đã để tâm nghiên cứu Phật giáo và quyết định thoát tục, trở thành một tu sĩ Phật giáo. Ông hiện tu tập tại một thiền viện ở Schechen, gần Katmandou, Népal. Ông cũng là một tác giả nổi tiếng tại Pháp với tác phẩm Le Moine et le Philosophe (Thầy tu và Triết gia _Matthieu Ricard/Jean-François Revel , nxb NiL 1997) và nhiều tác phẩm khác] cùng với một nhà khoa học người Việt Nam, Ông Trịnh Xuân Thuận, một tác giả nổi danh [ giáo sư Ðại học Virginia Hoa kỳ ngành Vật lý thiên thể (Astrophysique), cũng là một người theo đạo Phật. Với hai tác phẩm khoa học là La Mélodie secrète và Le Chaos et l'Harmonie (Giai điệu bí mật, Hỗn độn và Hài hòa _nxb Fayard 1988 và 1998)] cùng nhau viết một tác phẩm đối chiếu với quy mô lớn những điểm tương đồng và dị biệt giữa Phật giáo và Khoa học với nhan đề L’Infini dans la paume de la main – du Big Bang à l’éveil, NiL éditions, 2000 (Vô tận trong lòng bàn tay – từ Big Bang đến tỉnh thức, nhà xuất bản Sông Nil năm 2000). Cuốn sách nêu ra nhiều điểm tương đồng quan trọng giữa Phật giáo và Khoa học.

Giải nghĩa chú Lăng Nghiêm 01: Câu đầu tiên

Ý Việt tạm dịch là: Luôn thành tâm kính lễ hướng tốt về một bực thánh đáng kính. Người hiểu biết đúng tất cả các pháp hay Luôn thành tâm kính lễ hướng về bậc Ứng Cung, Chính Biến Tri.

Thiền là gì?

Mục lục
Dẫn nhập
Cội nguồn ban sơ
Thiền – Giản đơn hay phức tạp?
Thiền – Triết học?
Thiền – Tôn giáo?
Thiền – Thiền định?
Thiền là gì?
Nghĩa không trong Thiền học

Thiền không bao giờ đặt ra vấn đề so sánh các đối tượng theo cách cái này “là” hay “không phải là” cái kia. Vì thế, ngay cả việc đặt ra câu hỏi thiền là gì đã là một điều không thể có trong nhà thiền. Nhưng đây lại chính là nỗi ám ảnh không sao tránh khỏi của những người mới bước chân đến cửa thiền. Rốt lại, thiền là gì mà chúng ta lại phải bỏ công tìm hiểu hay thâm nhập?

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Lắng lòng ngắm những loài hoa linh thiêng nhà Phật

Hoa sen là hoa của nhà Phật. Các nhà chùa, nhà sư đều cắm trang trí, trưng bày hoa sen ở chùa, chánh điện. Sự tích Đức Phật đản sanh bước ra 7 bước nở ra 7 tòa sen thơm ngát là biểu tượng của từ bi, trí tuệ, tình thương…

CHÍNH TRỊ, CÔNG NGHIỆP VÀ TIN HỌC

Những khái niệm trong tựa bài có vẻ hơi xa với Phật giáo chăng? Không, không xa với Phật pháp, mà cũng rất gần gũi với tất cả mọi người, kể cả trẻ con.