Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

NHỮNG YẾU TỐ VĂN MINH CỦA LẠC VIỆT

Trong “Việt lý Tố nguyên” có hai đề thuyết động trời một là Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Tàu trước người Tàu, hai là chính người Bách Việt đã chủ xướng ra Nho giáo, người Tàu chỉ làm cho hoàn bị cũng như làm sa đoạ ra Hán Nho. Chủ đề nhất kể như được kiện chứng rồi. Ở đây tôi chỉ chú ý đến chủ đề hai có tính chất thuần túy văn hóa. 

Đó quả là một chủ đề quá táo bạo; nên có người cho rằng người Tàu sẽ không thèm cãi mà chỉ cười, cười khinh. Còn học giả ta thì một vài vị mới nói ngầm là ái quốc quá khích, là chủ quan…, ngoại giả còn chờ xem (wait and see). Tôi không chú ý đến người Tàu hay những người cho là quá khích, hay vội vàng, vì mỗi người có quyền nói lên cảm nghĩ của mình, nhưng đó mới là cảm nghĩ chua xài được. Muốn xài (tức là đưa ra tranh luận) phải kê khai ra điểm nào là quá khích, điểm nào là chủ quan. Điều đó chua ai làm, nên những bài sau đây chưa hẳn nhằm trả lời ai mà chỉ có ý đáp ứng sự chờ đợi của một số độc giả mong tôi minh đinh thêm về chủ trương Việt Nho. 

Vậy việc trước hết phải làm là xem thuyết Việt Nho có nền tảng nào chăng. Muốn thế thì cần xét xem khi hai chủng gặp gỡ thì ai hơn, ai kém: nếu Hoa tộc hơn hẳn Việt tộc thì thuyết Việt Nho thiếu nền, ngược lại là có nền. Dấu hiệu để xét đoán hơn kém là sự vay mượn: ai vay là kém.Nếu người Tàu vay mượn Lạc Việt nhiều thì ta có quyền đua ra thuyết như trên. 

Vậy mà có nhiều việc chứng tỏ người Việt hơn. Tất nhiên không hơn vì có tài đặc biệt nhưng hơn vì vào nước Tàu trước, chiếm cứ miền tốt nhất là Hồ quảng, nên có dịp đi trước về một số điểm thí dụ về đóng thuyền bè đã giỏi đủ để vượt trùng dương đến các đảo xa xôi. Thứ đến là Lạc Việt hơn Tàu về cái nỏ. Trung Hoa đã tiếp xúc với Việt ở Kinh man từ đời nhà Hạ, mà mãi đến đời Tần, Tàu vẫn còn kém về nỏ; ẩn tích sự vụ đó còn để lại trong câu truyện huyền thoại nỏ thần của An Dương Vương chống Triệu Đà. Tàu học của Việt ở đất Kinh man rất nhiều nhưng it ai chú ý đến làvì không chú ý đến sự kiện Lạc Việt đã vào nước Tàu trước cả hàng ngàn năm, khiến cho Tàu đến sau phải mượn của Việt khá nhiều cái, ta hãy lên sổ tạm: 

1. Trước hết là cái nỏ. Người Tàu dùng cung thiếu cây dọc nên không bắn nhiều tên một trật được như nỏ. 

2. Thứ đến là nhà nóc oằn góc mái cong lên trời người Tàu mới làm tự đời nhà Đường, trước kia mái nhà của họ thẳng như khoa khảo cổ chứng minh (xem L’art Vietnamienne tr. 32 Bezacier. Hoặc Archéo tr. 99). 

3. Đôi đũa ăn cơm. (Naissance de la Chine tr. 307. Hoặc Huard tr. 198).

4. Làm thuyền.

Về điểm này Việt nổi hơn quá nhiều. Lúc Si Vưu thua Hiên Viên thì Lạc Việt đã vượt được biển mà người Tàu mãi tới đời nhà Hạ mới vượt sông Hà ở quãng hẹp nhất nơi cửa sông Vị, chứ chưa dám vượt phía đông rộng hơn.

5. Thủy vận và nghề đánh cá của dân Việt ông Huard (tr.227) nhận xét ngôn ngữ Việt đầy tiếng về thuyền bè…

6. Cách lợi dụng nước thủy triều để làm ruộng của dân Lạc Việt. Đây là điểm được người Tàu đặc biệt chú tâm coi như liên hệ tới vận số quốc gia của họ* thế mà còn phải mượn của Việt thì còn có thể nói đến nhiều cái khác như sơn mài mà người Thái ở Thục hơn Tàu. Nói chung thì trong hai ngàn năm đầu chỉ thấy có Tàu mượn Việt mà không thấy Việt mượn Tàu. Tàu hơn Việt được cái xe, nhưng Việt không mượn vì chuyên về thuyền.
------------------
* Có thể nhận thấy điều đó qua luận án Key economic in Chinese history, as revealed in the development of public works for water control của Chi Chao Tinh, London, 1936. Chủ thuyết trong cuốn này là khi nào Tàu săn sóc sông ngòi thì nước cường thịnh, đó là lối giải nghĩa thượng tầng văn hóa chính trị bằng hạ tầng kinh tế. Chúng ta không theo lối giải nghĩa đó, nhưng công nhận rằng tác giả nhìn thấy tầm quan trọng của việc trị thủy.

TTđTD - Trích Nguồn Gốc Văn Hoá Việt Nam - Kim Định 
Đọc toàn bộ: nguongocvanhoavietnam.pdf

Không có nhận xét nào: