Tôn giáo bắt nguồn ra sao? Chúng ta đều biết tôn giáo bắt nguồn từ sự sợ hãi nguy hiểm, nhất là những nguy cơ thiên nhiên, như sấm sét, lụt lội, động đất, núi lửa, bão tố vân vân .... Những nguy hiểm trên đã đe dọa con người qua nhiều thời đại.
Thời cổ, người ta không hiểu sự vận hành cùng các hiện tượng thiên nhiên. Khiếp sợ do sự đe dọa của sức mạnh thiên nhiên, nhân loại bắt đầu tìm cách đối phó. Sự tìm kiếm trên nhanh chóng thúc đẩy con người quan tâm đến thiên nhiên ở chung quanh mình và khao khát tìm cách đối phó. Ðây là điểm trên rất quan trọng, vì là nguồn gốc chung cho cả tôn giáo lẫn khoa học. Tôn giáo phát sanh từ cái ham muốn thoát khỏi nguy hiểm, trong khi khoa học, như chúng ta đã nói ở trên, khoa học phát sanh từ lòng ham muốn muốn biết sự thật của thiên nhiên.
Trong trường hợp tôn giáo, lòng ham muốn được an toàn là động cơ chính.Sụ đe dọa tồn tại trong thiên nhiên nên nhân loại hướng về với thiên nhiên để có câu trả lời thiết thực . Ðồng thời, cảm giác kinh ngạc về những kỳ diệu của thiên nhiên làm nẩy sinh lòng ham muốn biết sự thật của thiên nhiên. Không phải là do tò mò vu vơ mà con người bắt buộc phải tìm hiểu thiên nhiên, cốt để xử trí các nguy cơ do thiên nhiên đe dọa.
Từ cái khao khát muốn thoát khỏi nguy hiểm, tạo ra do sợ hãi, nẩy sinh lòng ham muốn biết sự thật của thiên nhiên. Tới điểm này, chúng ta có thể thấy nguồn gốc chung của khoa học và tôn giáo: tôn giáo nẩy sinh trước, vì sợ nguy hiểm, trong khi lòng ham muốn biết sự thật thiên nhiên khoa học nẩy sinh tiếp theo sau.
Ðến chừng mực mà chúng ta biết, những hình thức nghiên cứu khoa học sớm nhất thật ra nẩy sanh từ tôn giáo. Những nhà nghiên cứu kiến thức khoa học tại Ai Cập, Mesopotamia, và các văn hóa cổ khác đều từ giới tôn giáo. Họ là những người đầu tiên quan tâm đến việc nghiên cứu thiên nhiên, tận tụy tìm các giải pháp chống lại các nguy hiểm đe dọa họ. Việc trên đây cho thấy khoa học và tôn giáo đều cùng một nguồn gốc.
Nguồn gốc chung ban đầu của khoa học và tôn giáo cũng chính là điều tách riêng. Tại sao chúng tách riêng? Câu trả lời nằm trong tính chất của chính chân lý.
Sự đe dọa của thiên nhiên là mối lo lắng cấp bách, một vấn đề sống chết của nhân loại. Sự đe dọa là trực tiếp và ngay trước mắt. Dù muốn làm gì, cũng phải có giải pháp đối với thiên nhiên đã. Mọi người đều phải đối đầu như nhau trước những nguy hiểm giống nhau. Giải pháp phải thích hợp cho một nhóm người và cho toàn thể xã hội. Với tình trạng đó, sự cần thiết phải có là một giải pháp để đối phó kịp thời, giải quyết được những yêu cầu cấp bách ấy. Khi một giải pháp xuất hiện và có thể chấp nhận được thì nó cấu thành tôn giáo.
Những biện pháp trên có nhiều hình thức, thí dụ những nghi lễ thần bí mà theo quan niệm hiện đại, chúng có vẻ kỳ khôi, nhưng dù có đúng như vậy thì chúng cũng vẫn là những biện pháp được áp dụng tức thời trước đòi hỏi. Theo xu hướng của xã hội, hành động trên trở thành tôn giáo.
Sau đó khi sự đe dọa cấp bách đã qua đi, một nhóm khác có lẽ nảy sanh từ nhóm thứ nhất thâu thập các dữ kiện, phân tách và thử nghiệm. Nhóm này đi đến nhiều giải đáp khác nhau, do sự quan sát có hệ thống từng bước một. Ðó là diễn tiến hình thành 'khoa học', kiến thức thâu lượm do phương pháp phân loại của sự quan sát từng bước một.
Ðây là điểm phân rẽ giữa khoa học và tôn giáo. Câu giải đáp để giải quyết nhu cầu cấp thời cho quần chúng, thiếu phương pháp phân loại quan sát, phụ thuộc nhiều vào niềm tin và đức tin. Ðó là tôn giáo. Tôn giáo, do vậy, gắn chặt với niềm tin.
Mặt khác, khoa học là kỷ luật nghiên cứu có hệ thống từng bước một. Nó không đòi hỏi tìm ngay một giải đáp kịp thời, và chỉ ứng dụng cho một nhóm người thích như thế chứ không phải cho toàn thể xã hội. Vì lý do trên, có những cá nhân hay nhóm nguời tiến hành thu thập thông tin, quan sát có hệ thống, sử dụng các phương pháp có kiểm chứng, công việc này trở thành 'khoa học'.
Ðến đây, chúng ta có sự phân biệt rõ ràng giữa tôn giáo và khoa học: tôn giáo dành cho toàn thể xã hội hoặc tất cả các nhóm người, trong khi khoa học chỉ ứng dụng giới hạn cho một số người. Bây giờ vấn đề nêu lên là tôn giáo làm sao duy trì tính đồng dạng trong ngữ nghĩa giáo lý và sự thực hành giáo lý? Việc này chỉ hoàn tất được qua niềm tin. Gốc rễ của tôn giáo là niềm tin, sử dụng niềm tin để bảo tồn cái tinh túy thực chất của mình, cung cấp một hệ thống đức tin vững vàng, một hệ thống được tôn trọng và ủng hộ, một hệ thống không được nghi ngờ thắc mắc. Ở Phương Tây, điều này được gọi là giáo điều.
Khoa học chỉ giới hạn cho một số người mà nó truyền tới, những tư tưởng gia. Họ bảo tồn cái thực chất của khoa học qua sự thực được kiểm chứng, sử dụng các phương pháp thí nghiệm có cơ sở vững chắc và truyền bá sự thực qua sự thông thái, hay nói cho đúng hơn, phương pháp khoa học.
Tôn giáo truyền đạt chân lý tuyệt đối, bao quát, một giải đáp cần cho nhu cầu cấp thời. Nói cho đúng hơn không phải tôn giáo cung cấp câu giải đáp mà là câu giải đáp cung cấp cái trở thành tôn giáo. Không phải là có một thể chế gọi là tôn giáo đã hiện hữu trước đó tìm ra mhững giải đáp trên, đúng hơn là những giải đáp đó được đề xướng bởi nhân loại, đã trở thành cơ cấu tôn giáo. Câu giải đáp được đề nghị bởi nhiều người, hay một người, và thời gian cứ qua đi, những người này được người khác theo, và cơ cấu thành hình, phục vụ việc bảo tồn giáo lý. Như vậy chúng ta có hình thức tôn giáo như khất sĩ, thầy tu, nhà sư, vân vân...
Nhìn vào ở một khía cạnh, tôn giáo tìm cách cung cấp câu giải đáp tuyệt đối, câu giải đáp cho câu hỏi căn bản về đời sống, bao gồm mọi thứ, từ cái cao nhất đến thấp nhất.
Mặt khác, khoa học, tìm cách quan sát sự thực từ sự bày tỏ riêng rẽ, từng mảnh một. Do sự thâu thập từng mảnh một, từng phần của sự thực, dần dà tiến đến một bức tranh toàn bộ.
Mặc dù, khoa học, cũng vậy, muốn có một nguyên lý tổng quát, nhưng nguyên lý tổng quát lại có điều kiện, bị hạn chế trước những tình trạng đặc biệt cùng các điều kiện, chỉ là một phần của toàn bộ hay sự thực cơ bản. Chúng ta có thể nói tôn giáo cho câu trả lời toàn vẹn, khoa học chỉ cho mảnh một.
Tại điểm này, chúng tôi xin nói thêm rằng do các giới hạn của tôn giáo và khoa học, nảy sanh nhóm thứ ba; nhóm này bất mãn với cả hai. Nhóm này muốn có câu giải đáp cho những vấn đề căn bản về đời sống và vũ trụ, câu trả lời tuyệt đối đúng, họ bất mãn với tôn giáo vì câu trả lời không nêu ra lý lẽ mà lại nói về niềm tin. Khi họ quay sang nhìn về khoa học, mặc dầu câu trả lời có thể kiểm chứng và dựa theo lẽ phải, nhưng câu trả lời cũng không thật tuyệt đối đúng. Sự nghiên cứu chưa đạt được mức độ cơ bản của sự thật.
Nhóm này không muốn chờ đợi câu giải đáp của khoa học, họ tìm kiếm giải đáp cho những câu hỏi cơ bản qua lập luận suy xét không cần đến sự xác minh kiểm chứng. Hệ thống tư tưởng này trở thành một loại khoa học khác, được gọi là 'Triết Lý'.
Chúng ta có thể so sánh ba môn này với những câu hỏi cơ bản về tự nhiên làm thước đo như sau:
1. Khoa Học: Ðang còn trong tiến trình xác minh, và quan sát vẫn còn đi tìm câu giải đáp.
2. Triết Lý: Thay vì phải xác minh kiểm chứng, dùng công cụ phân tích hợp lý để cho câu giải đáp.
3. Tôn Giáo: Cung cấp một câu giải đáp hoàn toàn mà không cần đến sự xác minh.
Cả hai khoa học và triết lý đều xuất hiện sau tôn giáo, đều cố gắng cho các câu giải đáp rõ ràng hơn tôn giáo. Tuy nhiên, cả hai thất bại trong sự giải đáp để thỏa mãn những mong muốn trên toàn bộ căn bản, đó là lý do tại sao tôn giáo vẫn hiện hữu tuy chỉ cho câu giải đáp căn cứ trên niềm tin.
Nhiều tôn giáo, một khoa học
Sau khi đã xét những khác biệt giữa tôn giáo và khoa học, tôi muốn đưa ra một vài nhận định về sự khác biệt này.
Vì lẽ tôn giáo đưa ngay ra sự thật bao quát và trực tiếp, câu giải đáp thích hợp cho đại chúng, nhưng đồng thời chưa được xác minh qua một trong năm giác quan, nên phải dựa vào niềm tin. Vì câu giải đáp chưa được kiểm chứng nên càng ngày càng nẩy nở. Vào một thời điểm, một câu giải đáp được đưa ra, người ta không biết câu đó đúng hay sai, vì không thể xác minh được. nếu tin tưởng thì chấp nhận. Một thời gian sau, một câu giải đáp mới lại được đưa ra, không một ai có thể biết là câu này có đúng không vì không được xác minh kiểm chứng. Vấn đề tùy thuộc vào sự chọn lựa của cá nhân, chung qui là sở thích. Một số người giữ niềm tin cổ xưa, số khác theo niềm tin mới. Tôn giáo, xây dựng trên niềm tin, thay đổi tùy theo niềm tin đó. Vì lẽ này, chúng ta thấy có nhiều tôn giáo khác nhau trong bất cứ thời đại nào.
Tại sao như thế? Ðó là bản chất của các câu giải đáp. Sự giải đáp toàn bộ, tuyệt đối phải như vậy. Nó không thể xác minh được vì dựa theo niềm tin. Khi có câu giải đáp mới, một số người tin, nhưng tất cả những giải đáp đều không kiểm chứng được.
Mặt khác, khoa học giải đáp chậm rãi nhưng có phương pháp, kiểm điểm từng bước một trong tiến trình. Khoa học giải quyết vấn đề bằng trí thức. Bất cứ thời đại nào cũng chỉ có một khoa học. Cho nên chúng ta thường nói: 'Có nhiều tôn giáo, nhưng chỉ một khoa học'.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ lịch sử, chúng ta thấy có nhiều khoa học, vì khoa học không đưa ra một quan điểm toàn thể về chân lý. Có nhiều tôn giáo, nhưng từ góc độ lịch sử cũng có nhiều khoa học. Lý thuyết về bản chất vũ trụ thay đổi theo thời gian. Câu giải đáp của khoa học mới đầu được cho là đúng lại hóa ra sai. Với dòng thời gian, lúc tiên khởi sự kiện đúng thật đã thay đổi. Một bức tranh mới lại được mở ra.
Ở một điểm thời gian, khoa học theo Hệ Thống Ptolemaic, cho rằng địa cầu là trung tâm vũ trụ. Rồi đến Hệ Thống Copernician, lấy mặt trời làm trung tâm, theo kiểu Hệ Thống Copernicius, đến Hệ thống Cartesian và Newtonian, và bây giờ chúng ta có vũ trụ của vật lý mới. Bức tranh khoa học không ngừng thay đổi. Thiên nhiên hay Vũ Trụ, theo lý thuyết vật lý hiện đại, dù là thuyết Lượng Tử hay thuyết tương đối thì cũng hoàn toàn khác hẳn với thời Newton về vũ trụ. Ta đã có nhiều khoa học qua nhiều thời đại.
Hơn thế nữa, không chỉ có nhiều khoa học qua các thời đại mà dường như là hiện nay chúng ta còn có nhiều khoa học cũng tồn tại. Ðến nỗi một số khoa học gia tuyên bố đã đến lúc khoa học phải thay đổi một số tiền đề căn bản. Những khoa học gia này bác bỏ một số tiền đề khoa học cổ để nói về ' tân vật lý ' và 'tân khoa học' . Ðiều này cho thấy không phải chỉ có một khoa học mà thôi.
Tôi mới nói đến quan hệ của khoa học với thế giới bên ngoài qua năm giác quan. Trong việc này, tôn giáo còn có một đặc tính khác. Tôn giáo không những chỉ nhìn vào thế giới bên ngoài, mà tự nó đã quan tâm đến con người, đến những đối tượng. Khoa học chỉ quan tâm tới những mục tiêu quan sát, còn tôn giáo tự nó cũng quan tâm đến người quan sát, đến người sử dụng năm giác quan căn bản. Dầu vậy tôn giáo không chỉ hạn chế ở năm giác quan, mà còn trực tiếp liên quan đến trình độ mở mang của mỗi cá nhân. Tôn giáo nhận thức trực tiếp đến mức độ phát triển tinh thần của người nhận thức, nên có phần phức tạp hơn.
Bất luận thế nào, với đà tiến triển ngày nay, tôn giáo vẫn đặt trọng tâm vào chúng sanh, quan tâm đến trở ngại của chúng sanh, và khó khăn ấy cần phải được giải quyết. Khi tìm hiểu các nguyên nhân và yếu tố gây ra khó khăn ấy, đa số tôn giáo chuyển hướng tìm căn nguyên, giống như khoa học tìm căn nguyên ở thế giới vật chất bên ngoài. Trong phạm vi ấy, đa số tôn giáo không khác biệt gì khoa học: nhìn vào thế giới thiên nhiên bên ngoài như là nguồn gốc của khó khăn, của khổ đau. Sự tìm kiếm chân lý của tôn giáo là để giải quyết khó khăn cho nhân loại, trong khi sự tìm kiếm chân lý của khoa học chỉ là thỏa mãn sự khao khát của kiến thức.
Hầu như các tôn giáo đều thấy nguyên nhân khó khăn, dù từ bên trong hay bên ngoài, đang náu mình trong thế giới thiên nhiên, trong các dạng thức như thần linh, thánh thần, thượng đế hoặc các lực lượng siêu nhiên khác. Với những tai ương bên ngoài như sấm sét, động đất vân vân..., việc cầu nguyện và cúng tế cho các lực lượng ấy. Với những rối loạn bên trong, như đau yếu, bệnh thần kinh, cuồng loạn, các ông đồng bà cốt hoặc thầy phù thủy trừ tà thường thi triển các lễ nghi huyền bí. Khoa học không bắt buộc tìm ngay câu giải đáp cứ từ từ lo liệu việc nghiên cứu các dữ kiện một cách có hệ thống.
Những tôn giáo nhân sinh, đặc biệt Phật Giáo, mặc dù chú trọng đến điều kiện con người, nhưng coi nguồn gốc khó khăn không hoàn toàn nằm trong thế giới bên ngoài. Loại tôn giáo này tìm nguồn gốc khó khăn trong toàn bộ tiến trình nguyên nhân - điều kiện gồm cả những cái đó trong con người, thí dụ cách kiếm sống sai - dù chúng ở bên trong hay bên ngoài, hữu hình hay vô hình, vật chất hay tinh thần.
Trong số các tôn giáo thông thường nhiều tôn giáo dạy cách đối trị khó khăn bằng những phương tiện thích hợp, thông qua luân lý hay đạo đức. Ðiều đó dường như biểu thị quan niệm về những yếu tố bên ngoài góp phần gây nên khó khăn, nhưng cững không nhất thiết trường hợp nào cũng như vậy. Thực ra, kiểu thực hành niềm tin như thế thường không được tiến hành bằng sự hiểu biết thực sự những yếu tố đó, mà là vì sự phục tùng một thế lực siêu nhiên bên ngoài nào đó. Ðây là mối quan hệ giữa nhân loại và sức mạnh bên ngoài. Lối cư xử đạo đức trong các tôn giáo ấy thuờng được áp dụng để tránh hình phạt, được ưu đãi hay phúc lợi, hơn là tỉnh thức trước các nhân tố xẩy ra trong tiến trình tự nhiên.
Nhiều tôn giáo thay đổi theo thời gian để đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp dân chúng. Vào bất cứ lúc nào, xã hội đều gồm có nhiều mức độ phẩm hạnh và hiểu biết khác nhau, và tôn giáo cần đáp úng các mức độ nhu cầu khác nhau ấy.
Trong quá khứ, chân lý khoa học được xác minh do năm giác quan, nhưng nay đã khác. Trước đây quan sát được thực hiện bằng năm giác quan - v?i mắt thường, tai thường, trực tiếp bằng tay vân vân... Nhưng theo tiến trình của thời gian,sự cần thiết là phát triển các dụng cụ, như viễn vọng kính, kính hiển vi, để mở rộng khả năng của giác quan. Các dụng cụ đó ngày một được sáng chế tinh vi hơn, cho đến nay có thể thí nghiệm các giả thiết bằng toán học. Ngôn ngữ toán học trở thành các dụng cụ chính xác để kiểm chứng. Kết quả của việc phát triển rộng lớn này đưa đến sử dụng máy vi tính.
Sự phát triển khoa học làm tăng truởng các phương tiện để xác minh kiểm chứng nảy sanh nét đặc biệt khác hẳn với tôn giáo. Sự xác minh và quan sát của khoa học trở thành lãnh vực chuyên môn dành riêng cho một thiểu số được chọn lựa. Một người bình thường không thể nhìn thấy sự thực của khoa học, vì không có dụng cụ cần thiết. Khoa học trở thành môn học rất chọn lọc.
Tôn giáo thuộc về đại chúng. Tôn giáo thích hợp cho người bình thường, có thể hoàn toàn tự do chấp nhận hay chối bỏ tôn giáo mà không cần chứng cớ. Thật ra trong một số tôn giáo cũng có điều giống như khoa học, dành riêng chân lý của họ cho một ít người chọn lựa, các thầy tu hay các nhà sư thậm chí dành quyền đạt các quả vị tinh thần hơn là để lôi kéo các cá nhân. Trong các tôn giáo nhân sinh như Phật Giáo, không có sự phân biệt hay miễn trừ cho cá nhân nào vì thiên nhiên chính là chủ tể của nó. Làm sao có thể độc quyền được? Mỗi cá nhân đều có quyền hiểu và đạt sự thực của thiên nhiên, do trí thông minh cùng sự sáng suốt.
Chúng ta hãy ghi nhận hai loại bất lực để kiểm chứng chân lý. Một là không có dụng cụ kiểm chứng, và hai là chân lý không thể xác minh bằng các phương tiện đang được sử dụng. Ngày nay, khoa học gặp khó khăn về cả hai truờng hợp, đặc biệt là khi muốn đưa ra lời tuyên bố về chân lý tối hậu, hay nghiên cứu sâu vào địa hạt tâm.
Nếu khoa học không mở rộng tầm nhãn quan, khoa học sẽ đi đến đường cùng không lối thoát. Khoa học có hoài bão khao khát giải đáp những câu hỏi cơ bản và chủ yếu về vũ trụ, nhưng chưa bao giờ đi đến kết quả. Giống như khi gần đến bên lề câu giải đáp, thì chân lý hình như lại tuột khỏi tầm tay.
Tuy minh bạch nhưng vẫn bối rối
Ngày nay chúng ta bắt đầu thấy có nhiều loại khoa học khác nhau cùng tồn tại. Ngoài tân khoa học và khoa học cổ điển, hay tân vật lý và vật lý cổ điển, chúng ta có khoa học cho các chuyên gia và một khoa học cho người bình thường. Sở dĩ như vậy vì khái niệm nói trong khoa học nhiều khi hoàn toàn vượt qua khả năng hiểu biết của người bình thường có thể hình dung được. Không những không thể kiểm chứng cho chính mình mà còn không thể hiểu thấu các khái niệm ấy. Ðiều này không thể xẩy ra với người bình thường, một số khái niệm khoa học thâm chí còn vượt qua khả năng hiểu biết của số đông khoa học gia! Mình chỉ hiểu được lời nói của mình mà thôi.
Hãy lấy thí dụ. Theo khoa học, ánh sáng cùng lúc là làn sóng lại vừa là hạt. Các khoa học gia cố gắng giải thích tính chất của ánh sáng: nó là làn sóng hay hạt? nó là một phần tử hay hạt, có đúng không? Nhóm này nói: 'Ðúng, nó là hạt, một dòng protons (Vi-phân nguyên tử dương điện)'. Nhóm khác lại bảo: 'Không, nó là làn sóng'. Cuối cùng, dường như ánh sáng là cả hai, vừa là sóng vừa là hạt. Hừ, thế là cái gì? Nó có thể chứng minh bằng toán học được không. Người bình thường không thể hiểu nổi vì sự việc loại này vượt qua tầm hiểu biết của họ.
Hãy thử nhìn vào thí dụ khác. Những hố đen, các nhà thiên văn học nói những hố đen rải rác khắp vũ trụ. Chúng là tinh tú mà ngay cả ánh sáng cũng không thoát ra được, chúng đen ngòm. Tóm lại, không có gì có thể thoát khỏi lực hấp dẫn cực cao của chúng. Cả đến ánh sáng cũng không thể phát ra được. Với một người bình thường, cái đó để làm gì? Cái gì mà ánh sáng cũng không thoát khỏi?!
Rồi lại nói trong những hố đen ấy, cả hai vật chất và năng luợng kết đặc lại cực kỳ kinh khủng. Không gì trên trái đất của chúng ta có thể đem so sánh. Ðể có một vài khái niệm, họ bảo nếu tất cả khoảng trống trong không gian, bằng cách nào đó được ép thành một tòa nhà chọc trời, như tòa nhà chọc trời Empire State Building với 102 tầng lầu cao, khối lượng và năng lượng của nó kết đặc lại chỉ bằng cỡ một cái kim! Một tòa nhà chọc trời! Lấy tất cả khoảng trống không gian ra khỏi và tất cả còn lại chỉ cỡ bằng một cái kim! Dân quê sẽ hình dung cái đó như thế nào?
Khoa học gia nói các hố đen ra sao là tùy họ. Thực tế nó còn lạ lùng hơn, vì lẽ, tuy có thể bằng cỡ một cái kim, mà nó vẫn cân nặng bằng cả tòa nhà chọc trời Empire State Building. Không thể tưởng tượng được - Tất cả những gì mà chúng ta có thể làm là đành tin như vậy. Ðã từ lâu chúng ta tin vào các khoa học gia, không hoài nghi về họ. Nhưng tự trong đáy lòng, chúng ta đều hoang mang, 'Hừ, cái đó có đúng không?'
Khoa học gia vẫn còn chưa thể giải đáp các câu hỏi về cuộc sống và thế giới, vẫn tiếp tục các công tác như thâu thập dữ kiện để xác minh và kiểm chứng. Khoa học vẫn chưa giải thích nhiều câu hỏi bản chất về vũ trụ, thậm chí sự tồn tại của nó ở hạt cơ bản. Khoa học vượt qua ngoài điều có thể chứng minh bằng năm giác quan. Giả thiết được chứng minh bằng toán học, thuyết minh bởi các nhà vật lý học.
Chân lý được chứng minh bằng phương trình đại s?, những phương trình tự nó không phải là chân lý, không thực sự làm sáng tỏ được chân lý giúp cho người ta có thể nhận thức được. Ðó chỉ là niềm tin vào những ký hiệu toán số. Những ký hiệu này được giải thích mà không có nhận thức trực tiếp của sự thực, gần giống như điều kiện do Sir Arthur Eddington nói.
Sir Arthur Eddington là khoa học gia người Anh, được ghi nhận là người đầu tiên hiểu trọn vẹn thuyết Tuơng Ðối của Einstein. ông là người đầu tiên phát minh ra cách thức chứng minh Thuyết Tuơng Ðối, công trạng của ông đã được (Hoàng Gia Anh ) phong hầu tước.
Theo một khoa học gia trong lãnh vực của ông, Sir Arthur Eddington có lần đã nói:
"Khoa học không thể dẫn nhân loại trực tiếp đến chân lý, hay sự thực, khoa học chỉ có thể dẫn nhân loại đến cái bóng của thế giới ký hiệu."
Trên đây là lời tuyên bố của ông - "cái bóng của thế giới ký hiệu" - một thế giới ký hiệu và dấu hiệu. Ðó là lời của một khoa học gia thuộc cấp lãnh đạo thế giới.
Cả đến những hiện tượng có thể quan sát được cũng vẫn chưa hẳn là chắc chắn. Khoa học gia sử dụng phương pháp khoa học là những phương tiện để thử nghiệm việc quan sát. Yếu tố chính của phương pháp này là quan sát và thử nghiệm,phải được thi hành đến khi không còn nghi ngờ gì nữa mới thôi. Tuy vậy, sự việc cũng không đi sát mục tiêu vì những giới hạn của sự thử nghiệm và các dụng cụ sử dụng.
Chúng ta hãy lấy thí dụ về Ðịnh Luật Trọng Lực của Newton. Ðịnh luật đã được toàn thể thế giới chấp nhận là đúng, nhưng Einstein nói định luật này không hoàn toàn đúng. Ở mức độ tiềm nguyên tử, Ðịnh Luật Trọng Lực không được áp dụng, trong thời Newton, chưa có các dụng cụ quan sát tiềm nguyên tử. Nhân loại phải đợi đến thế Kỷ Thứ Hai Mươi, Einstein mới dùng các phương trình toán học và lý luận, tiến tới sự thực này. Cho nên chúng ta cần phải thận trọng. Quý vị không thể tin vào ngay cả các thử nghiệm.
Ở vấn đề này tôi muốn kể một câu chuyện ngắn để đùa chơi với các khoa học gia. Ðó là câu chuyện con gà và nông dân Brown. Sáng nào con gà cũng thấy bác nông dân Brown mang thức ăn cho mình. Sáng nào cũng vậy, nên nó cứ theo Bác Brown cho đến khi nó được ăn. "Con gà nhìn thấy Bác Brown = được ăn"....cái này là một phương trình. Nhưng một buổi sáng khi con gà nhìn thấy bác Brown, nó không được ăn vì bác Brown không mang theo thức ăn trong tay, bác Brown lại cầm con dao trong tay. Phương trình "con gà nhìn thấy bác Brown = được ăn" nay trở thành phương trình " Con gà nhìn thấy Bác Brown = bị cắt tiết". Cho nên dường như cả đến sự xác minh căn cứ trên việc quan sát lập đi lập lại cũng không thể hoàn toàn tin được, vẫn không phải là điều chắc chắn.
Cái mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là chính khoa học đã tự mình càng ngày càng xa người bình thường qua những phương pháp thử nghiệm tinh vi phức tạp. Khoa học gia trở thành nhóm người được chọn lựa kỹ càng, một nhóm tinh hoa, một nhóm chuyên môn cao, trong khi tôn giáo dành cho đại chúng bình dân. Ðó là điều khác biệt lớn giữa tôn giáo và khoa học.
Tiến đến việc hợp nhất khoa học và tôn giáo
Khoa học ít được sử dụng trực tiếp cho đại chúng. Nhiệm vụ của khoa học là giúp người dân trong lãnh vực hiểu biết, nhưng trên thực tế, vai trò của nó nói chung lại thông qua kỹ thuật, không cải thiện được sự hiểu biết tý nào cả.
Kỹ thuật giúp đỡ nhân loại trong chiều hướng nào? Phần lớn trong sự tiêu thụ, thường nuôi dưỡng tham sân si. Vô tuyến truyền hình được phát minh, do đó chúng ta xem vô tuyến truyền hình. Nhưng khi người dân xem vô tuyến truyền hình, họ không xem những gì làm tăng trưởng sự hiểu biết và thông minh mà xem những gì làm cho họ xiêu lòng và mất cảm giác. Chúng ta có kỹ thuật truyền thông, nhưng kỹ thuật này không dùng để mở mang trí tuệ và khả năng suy xét chính xác, mà thường dùng để khuyến khích ảo tưởng.
Dường như khoa học không chịu trách nhiệm về các sự việc trên và quăng vai trò này cho kỹ thuật giúp đỡ đại chúng. Tuy nhiên, kỹ thuật không phải lúc nào cũng có ích, mà đôi khi ngược lại còn hết sức tai hại. Như đã nói thay vì trở thành dụng cụ tạo lợi ích (để phục vụ quần chúng), kỹ thuật trở thành công cụ vụ lợi (vì quyền lợi riêng tư). Vì vậy, khoa học bỏ mặc dân trong tay tôn giáo. Quý vị trách cứ ai? Ta có thể hỏi: "Tại sao tôn giáo làm cho con người thành cả tin và ngu xuẩn", tuy nhiên cũng có thể phản ứng lại: Tại sao khoa học bỏ rơi người dân cho tôn giáo?"
Khoa học trở thành vấn đề mà chỉ một thiểu số người có thể tiếp cận. Ngoài ra tất cả còn lại chỉ biết tin vào khoa học, thực sự là họ không biết hư thực. Ngày nay, khoa học càng ngày càng biến thành vấn đề của lòng tin tưởng hay niềm tin, không còn là vấn đề kiến thức, điều đó đặt khoa học vào vị thế giống như hầu hết các tôn giáo.
Lúc này, Hoa Kỳ vẫn phải đương đầu với thuyết 'khoa học vạn năng', niềm tin mù quáng vào khoa học. Khoa học trái ngược hoàn toàn với nhẹ dạ cả tin, nó liên quan đến kiến thức và kiểm chứng sự thực một cách hợp lý, có hệ thống, nhưng ngày nay người dân rất tin vào khoa học. Khoa học gia phải nhận trách nhiệm trước tình trạng này vì bổn phận của khoa học gia là phải chia sẻ sự hiểu biết cho nhân loại, nhưng hiện nay người ta đến với khoa học trong sự nhẹ dạ, đôi khi gần như xuẩn ngốc. Không cần biết và kiểm chứng những chân lý của khoa học, họ dễ dàng tin theo.
Trước khi tiếp tục theo ý này, tôi muốn mời quý vị suy xét câu: "Có rất nhiều tôn giáo, nhưng chỉ một khoa học".
Ðầu tiên, sự hiện diện của nhiều tôn giáo, nhưng chỉ có một khoa học tại bất cứ thời điểm nào là một hiện tượng tự nhiên, nảy sanh tự nhiên do bản tính con người. Cho nên điều kiện này là khoa học. Nói một cách khác, với tính cách là hiểu biết, là kiến thức về tiến trình tự nhiên của vạn vật, khoa học cũng phải hiểu được tình trạng này.
Thứ hai, sự tồn tại của nhiều tôn giáo sát cánh với khoa học, cho thấy khoa học vẫn chưa thỏa mãn được nguyện vọng lớn lao nhất của nhân loại, giải đáp các câu hỏi cơ bản về vũ trụ, hay đạt được sự diễn tả toàn diện chính xác về bản chất của sự thực. Khoa học chưa phát triển đến mức tối đa, tôn giáo vẫn cần thiết để thỏa mãn nhu cầu dù chỉ có tính cách tạm thời vì khoa học không chu toàn được.
Thứ ba, khi khoa học cuối cùng có thể tiến tới chân lý để giải đáp các câu hỏi chủ yếu của nhân loại, khoa học trở thành toàn bích. Nhiều tôn giáo sẽ không trụ lại được. Ngược lại, nếu tôn giáo nào có thể cho thấy chân lý cao nhất dẫn nhân loại đến sự thực, sẽ kết hợp với khoa học, nhập làm một và cùng một tập hợp kiến thức. Vào lúc đó, khoa học và tôn giáo sẽ vươn tới điểm gặp gỡ, điểm cuối cùng, nơi tôn giáo trở thành khoa học và khoa học trở thành tôn giáo, sự phân chia giữa tôn giáo và khoa học sẽ không còn nữa.
Khi niềm tin vào khoa học bị lung lay, sự sùng bái tôn giáo thăng hoa
Một lần nữa tôi xin tóm tắt tại điểm này là những khó khăn thực sự về đời sống trong xã hội cần đến ngay câu giải đáp - hay phải cứu chữa - ngay bây giờ, trong cuộc sống hiện tại. Con người chúng ta chỉ ở trên trái đất này một thời gian giới hạn, không thể chờ đợi được. Tình thế đe dọa không cho chúng ta thì giờ trì hoãn .
Mặc dù khoa học có thể cung cấp nhiều cách thức giải đáp hiệu quả các vấn đề, nhưng nó bị yếu đi vì 'quá ít, quá trễ'.
'Quá ít', tôi muốn nói kiến thức của khoa học không đủ để giải quyết những vấn đề căn bản của đời sống. Khoa khọc không làm cho con người thành tử tế, không làm cho họ hạnh phúc, không làm sao cho họ sửa các thói quen xấu, không thể giải quyết khổ đau, buồn thảm, sân hận, luyến tiếc, thất vọng vân vân ...Thậm chí khoa học không thể giải quyết vấn đề xã hội.
Ðáp lại điều này, các khoa học gia có thể nói rằng khoa học có thể giúp bằng nhiều cách. Những người bị mất ngủ, suy nhược, đau thần kinh được trị liệu bằng thuốc. Khoa học có lợi ích lớn trong địa hạt này. Khoa học và kỹ thuật trong lãnh vực y học giúp ích không biết bao nhiêu người. Ðiểm này phải được công nhận. Những người bị bệnh thần kinh nặng đã được giúp ích ở mức độ nào đó bởi khoa học.
Có lẽ các khoa học gia sẽ nghiên cứu trong tương lai làm cho con người hạnh phúc bằng thuốc. Bất cứ lúc nào quý vị cảm thấy không còn hạnh phúc, quý vị chỉ việc dùng một viên thuốc là xong... nhưng vấn đề không phải là thuốc mà là tìm lạc thú. Khoa học gia sẽ nghiên cứu tính chất của bộ não, tìm xem hóa chất nào tiết ra tương ứng với các cảm xúc nào đó như cảm xúc sung sướng, khi tách được tác nhân hóa học đó, các khoa học gia có thể tổng hợp các hóa chất này lại. Bất cứ lúc nào cảm thấy thất vọng hay buồn nản, con người chỉ việc dùng thuốc là hết ngay. Thoạt nhìn, tưởng chừng khoa học có thể làm được mọi thứ, thậm chí có lẽ giải quyết được tất cả những vấn đề thế giới. Nếu quả làm được cho con người hạnh phúc, con người sẽ không còn sợ thất vọng hay buồn nản. Với loại hóa chất đó, dễ mua như thực phẩm, con người lúc nào cũng sẽ hạnh phúc, không bao giờ còn bị thất vọng nữa.
Tuy nhiên suy xét đến nguy hiểm của hóa chất, chúng ta đã mục kích thế giới hiện trong tình trạng quá lộn xộn với thuốc diệt trùng và hóa chất để tồn trữ thực phẩm, đừng có thêm gì nữa. Tuy nhiên, việc này không phải là điểm quan trọng nhất. Thậm chí quan trọng hơn là triển vọng của các giá trị (tiêu chuẩn đạo đức), tức là chất lượng của cách sống. Mục tiêu của tôn giáo là dẫn nhân loại đến tự do. Tự do ở đây có nghĩa khả năng được hạnh phúc mà không cần đến tác nhân bên ngoài, càng ngày càng sung sướng tự tại và ít dựa vào bên ngoài, để phát triển một cuộc sống không bị lệ thuộc trước những cái hào nhoáng bên ngoài. Nhưng việc dùng thuốc buộc người ta ngày càng đặt nhiều hạnh phúc và số phận của mình vào tay ngoại cảnh, làm cho người ta ngày càng ít sống với chính mình.
Nếu khoa học là nguyên nhân làm con người ngày càng lệ thuộc vào bên ngoài, thì khoa học chẳng khác chi các tôn giáo cổ xưa, dẫn dắt con người đầu tư số phận của mình vào thần thánh với hiến tế (sanh vật), cúng thần và cầu khẩn. Trong hai trường hợp trên, hạnh phúc và đau khổ của con người đều nằm trong tay các tác nhân bên ngoài, một đằng dùng vật chất để dâng cúng, một đằng dùng dùng chất lượng tượng trưng, nhưng thực chất cả hai đều phá hoại cái độc lập của con người.
Nếu sự việc tiến đến giai đoạn đó, con người chúng ta chỉ còn biết chấp nhận. Nếu đúng là như thế, chúng ta không còn là con người tự nhiên nữa, mà là người khoa học hay nhân tạo, hoặc là một loại chúng sanh nào đó không thích nghi nổi trong môi sinh thiên nhiên.
Ðiều mà tôi vừa đề cập đến là thí dụ về cái mà tôi muốn nói là 'quá ít'. Khoa học tự nó không đủ khả năng để giải quyết các vấn đề nhân loại. Theo từ ngữ dùng trong nhà Phật, chúng ta có thể nói khoa học và kỹ thuật không giúp phát triển các đức tính của tâm hay định tâm. Khoa học và kỹ thuật bị cái nhìn hẹp hòi, chỉ tìm cách thâu thập các dữ kiện mà không cung cấp cho chúng ta kiến thức để làm sao sống một cuộc sống thực sự hạnh phúc (panna) (x)
(x) Sila, Samadhi, và Panna, hay giới, định và huệ là ba giáo lý căn bản trong việc tu tập giới hạnh Phật Giáo.
Ðiều phản đối thứ hai của chúng ta với khoa học là 'quá trễ'', chúng ta không thể chờ đợi được nữa. Chân lý khoa học không phải là trọn vẹn và đầy đủ. Khoa học chưa cho ta câu giải đáp dứt khoát, cùng chưa có dấu hiệu chứng tỏ đến bao giờ mới có được. Kiến thức khoa học thay đổi không ngừng. Có lúc chân lý là thế này, nhưng ít lâu sau chân lý lại thế khác. Chân lý hình như lúc nào cũng thay đổi. Nếu chúng ta phải ngồi đợi cho đến khi đi đến câu giải đáp cuối cùng về tính chất của Vũ Trụ, chúng ta sẽ chết trước mà chẳng bao giờ biết cách chỉ đạo cách sống của chúng ta.
Khoa học gia bao giờ cũng tìm kiếm một nguyên lý tổng quát, nhưng bất cứ nguyên lý nào tìm ra cũng chỉ là nguyên lý phụ, chỉ là một phần của toàn bộ bức tranh. Trong khi khoa học chưa đưa ra được lời giải thích về chân lý cơ bản, chúng ta đã sử dụng khoa học, thông qua kỹ thuật, để nâng cao đời sống và thỏa mãn dục vọng. Giờ đây, cái đã giúp nhân loại là kỹ thuật, vì kỹ thuật ít nhất có thể sử dụng vào một điều gì đó hơn là chính khoa học. Nhưng kỹ thuật không thể trả lời những câu hỏi cơ bản của loài người, của thế giới thiên nhiên nên trước nhất nhân loại phải dựa vào tôn giáo, chỉ sử dụng khoa học cho tiện nghi qua tiến bộ của kỹ thuật. Ðó là tình trạng ngày nay.
Tại sao con người vẫn cần đến tôn giáo? Tại sao tôn giáo vẫn hiện hữu trên thế giới này? Vì nhân loại còn chờ đợi một câu giải đáp đầy đủ, câu giải đáp tuyệt đối, đáp đúng tình thế, và có thể thực thi được ngay. Vì câu giải đáp không thể xác minh được, vì lẽ khoa học không thể kiểm chứng được cho con người, nên con người phải viện đến niềm tin.
Mặc dù khoa học đã thực thi được những tiến bộ vĩ đại, nhưng tất cả những gì đã làm được chỉ mở rộng tối đa cái có thể nhận thức được về thế giới vật chất càng ngày càng phức tạp và rắc rối. Ðể trả lời những câu hỏi cơ bản của nhân loại, trình bày sự liên hệ và vị trí đích đáng của con người trong thế gian, dường như khoa học vẫn dẫm chân tại chỗ chưa có một tiến bộ thực sự nào cả.
Chẳng hơn gì những sai lầm ngớ ngẩn
Không chỉ trong lãnh vực Khoa Học Thuần Túy thỉnh thoảng lại phát hiện ra các sai lầm. Ngay cả trong phạm vi Khoa Học Ứng Dụng và Kỹ Thuật, những điều lầm lẫn vẫn thường thấy xẩy ra. Thường không phải là làm sai quấy, những việc làm sai, những lỗi lầm là do sự ngu dốt, thiếu sót và thiếu thận trọng.
Thí dụ như thuốc Chloramphenicol. Một thời gian thuốc này được phổ biến lan tràn. Một thứ thuốc tuyệt diệu hình như chữa được bách bệnh. Ai ai cũng thích và chúng ta ai nấy đều nghĩ rằng chúng ta sẽ không còn bệnh tật mãi mãi. Khi nào bạn đau yếu, bạn chỉ cần chạy đi mua Chloramphenicol được bán khắp nơi. Sau này, khoảng mười năm sau, người ta đã khám phá ra thuốc này nếu dùng thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể làm cho tủy trong xương không sanh hồng huyết cầu và nhiều người đã chết vì thiếu máu.
Rồi đến trường hợp thuốc DDT. Lúc ấy, người ta nghĩ rằng với thuốc DDT, vấn đề côn trùng trên thế giới sẽ không còn nữa - như kiến, muỗi .... sẽ bị tận diệt. Chúng ta nghĩ là có thể tận diệt những sinh vật ấy, và không còn bị chúng phiền hà nữa.
Nhiều năm sau người ta khám phá ra thuốc xịt DDT có chất Carcinogenic gây ung thư, một chất tiềm ẩn khả năng gây nguy hiểm cho người. Hơn nữa, trong khi con người bị chịu hậu quả tai hại của thuốc này thì loài côn trùng trở thành miễn nhiễm, thuốc đó vô hiệu quả với chúng. Không lâu, thuốc trở nên vô dụng với côn trùng, nhưng lại có thể giết người. Nhiều quốc gia đã ra lệnh cấm sử dụng thuốc DDT, nhưng đến nay, Thái Lan vẫn còn dùng.
Tiếp theo là thuốc Thalidomide. Thalidomide là một loại thuốc giảm đau và an thần được các nhà y khoa chuyên nghiệp hết lời ca ngợi. Người ta đồn thuốc này đã được thử nghiệm hết sức nghiêm ngặt, và được tin cậy đến nỗi loan báo rằng đây là loại thuốc hết sức bảo đảm. Thalidomide được đề cao đến nỗi cả đến những quốc gia phát triển rất thận trọng về thuốc men cũng cho phép mua mà không cần toa. Thuốc được bán tự do trong vòng năm năm, đến năm 1961 người ta khám phá ra các phụ nữ mang thai dùng thuốc đó đã sanh con dị dạng. Cho đến khi nhận ra hiểm họa và thuốc bị cấm bán trên thị trường thì 8000 trẻ bị dị dạng đã ra đời do kết quả của việc dùng thuốc này.
Chúng ta hãy thêm một thí dụ nữa, vụ hóa chất CFC (Chloro-Fluoro-Carbons). Nhóm hóa chất này rất thông dụng cho máy ướp lạnh, máy điều hòa không khí, và trong các hộp cần sức ép.Những hóa chất này được sử dụng trong thời gian rất lâu với đầy tin tưởng. Sau chúng ta đã biết việc gì xẩy ra, hóa chất bốc lên thượng tầng khí quyển và làm thủng tầng ô-zôn. Nhiều sự kiện như thế gây tai hại không ít, các khoa học gia rất lo lắng, hội nghị quốc tế được triệu tập để tìm các giải pháp ngăn chặn. Cho nên một kiến thức mới mà ta tưởng là điều tốt lại chính là điều tai hại.
Khi khoa học và tôn giáo hợp nhất, nhân loại sẽ nhận thức được điều thiện tối thượng.
Trước khi sang phần khác, chúng tôi muốn thêm một nhận xét nho nhỏ. Sự xuất hiện và phát triển của khoa học chắc chắn làm tăng sự hiểu biết và trí thông minh con người, vấn đề này chúng ta không có gì cần phải bàn cãi. Nhưng đồng thời, nếu nhìn kỹ chúng ta lại thấy khoa học làm cho trí thông minh và sự hiểu biết của con người suy thoái. Tại sao vậy? Trong những thời đại trước, khi khoa học mới bắt đầu nổi và phát triển, người ta có ấn tượng tốt đẹp về các thành quả của khoa học. Người ta rất hứng thú về những khám phá và thành quả kỹ thuật của khoa học. Người ta đặt niềm hy vọng hoàn toàn vào khoa học và kỹ thuật để có câu giải đáp cho mọi vấn đề. Tất cả những bí ẩn của thiên nhiên sẽ được khám phá, khoa học sẽ dẫn nhân loại đến một thời đại hoàn toàn hạnh phúc.
Những người này hết lòng tin tưởng vào khoa học, họ chuyển hướng, bắt đầu nghi ngờ tôn giáo cùng những câu giải đáp của tôn giáo. Nhiều người mất niềm tin và xa rời tôn giáo.
Bất hạnh thay, chân lý mà khoa học đề cập đến chỉ là một phần chân lý hoặc chân lý có tính chất chuyên môn. Nó chỉ liên hệ đến thế giới vật chất. Khoa học không có câu giải đáp cho vấn đề nội tâm con người, câu giải đáp mà trước đây họ đến với tôn giáo. Sự xa rời tôn giáo trong thời hiện đại sẽ không đến nỗi mất mát quá to lớn, nếu chúng ta chỉ cần nói đến các dạng thức được coi là tôn giáo, nhưng sự xa rời này là xa rời phần chính yếu của tôn giáo liên hệ với việc giải quyết các vấn đề trong nội tâm con người.
Vì khoa học không quan tâm đến những vấn đề trên, và người ta xa rời tôn giáo, nên đó là một thiếu hụt to lớn cần bù đắp. Những giải đáp do tôn giáo đưa ta trước đây đã bị phớt lờ, làm châm sự phát triển tinh thần và trí tuệ của nhân loại. Không những thế, trong nhiều trường hợp còn làm cho tinh thần và trí tuệ thoái hóa.
Bản chất việc đời, các vấn đề nhân sinh và con người không cho phép nhân loại bỏ qua nhu cầu về tôn giáo. Câu giải đáp thực tiễn, cơ bản và cấp thời, từ trước đến nay lúc nào cũng cần thiết. Khi khoa học không có khả năng đáp ứng nhu cầu này và khi đã chán mê say khoa học, con người trở về với lý trí và nhớ lại nhu cầu cơ bản bên trong. Một lần nữa họ quay về với tôn giáo để có câu giải đáp. Nhưng vì dòng phát triển tinh thần đã bị ngưng lại, bị cản trở một thời gian đã bị suy thoái, nên sự tìm kiếm như thế rất không ổn đinh. Do đó cần phải làm lại từ đầu. Ðiển hình là sự phát triển tôn giáo được thấy tại một số quốc gia tiên tiến, mặc dầu sống giữa sự tiến bộ khoa học, vẫn có những người điên khùng, khờ dại rơi vào tay bọn lừa bịp (x).
(x) Ám chỉ đến sự gia tăng của những giáo phái lập dị kì quặc tại các nước kỹ nghệ phát triển cao độ.
Tuy nhiên, khoa học không phải là không hữu ích dẫn đến hiểu biết tốt hơn trong phạm vi tôn giáo. Người ta biết rõ tôn giáo đặc biệt ở dạng có tổ chức, đã từng đóng vai trò tích cực ngăn cản sự phát triển trí thông minh con người. Cũng có một vài tôn giáo mù quáng bám vào niềm tin và thực hành vô lý ngớ ngẩn ngay trước những nguyên lý cơ bản của chính mình.
Sự phát triển của khoa học, đặc biệt về thái độ và phương pháp, có một số ảnh hưởng tốt đến tôn giáo cùng thái độ tôn giáo trong xã hội. Do vậy, ít nhất, tôn giáo có cơ hội hành động như chất xúc tác, để xét lại một số giáo lý và thái độ của mình. Khoa học phát triển cũng là tiêu chuẩn để đánh giá những câu giải đáp của các tôn giáo, cho các tôn giáo cơ hội để hiểu nhau.
Tuy nhiên, từ quan điểm của đại chúng, đặc biệt tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của khoa học, dường như khoa học không có hiệu quả đáng kể cho lợi ích đời sống và hạnh phúc tinh thần người dân. Khoa học không quan tâm mấy đến đa số quần chúng. Mặc dù đa số nhìn khoa học với thiện cảm, nhưng tin tưởng khoa học thì lại như tin vào cái gì thần thông và huyền bí. Niềm tin của họ mộc mạc không căn cứ trên kiến thức. Ðó là ' thuyết khoa học vạn năng '. Khi người dân nghĩ về khoa học, họ nghĩ ngay về kỹ thuật là phương tiện đem lại lạc thú cho họ. Vì lý do đó, sự phát triển của khoa học rất ít ảnh hưởng tích cực về kiến thức, hiểu biết, hay thái độ của xã hội.
Ở góc độ lạc quan hơn, tại thời điểm này, hình như người ta không còn cảm thấy hứng khởi về khoa học và bắt đầu nhìn vào nhu cầu của họ trong mối liên hệ với tôn giáo. Một số tôn giáo đáp ứng nhu cầu của họ trên mức độ khác nhau. Ðồng thời, một số thành viên trong giới khoa học nhận thức được giới hạn của khoa học chính thống, mở rộng chân trời nghiên cứu của họ gồm có cả tôn giáo, có thể tạo điều kiện cho khoa học phát triển một nền khoa học cao độ hợp nhất với tôn giáo, sự hợp nhất có thể dẫn nhân loại đến sự thực, hòa bình, một đời sống thoát khỏi những ràng buộc dại khờ.
Mặt khác, khoa học có thể cố gắng chứng minh điều mà tôn giáo đã tiên đoán trước đây. Trong khi nhân loại không thể chờ đợi câu giải đáp mà chúng ta cần phải có, và câu giải đáp này trở thành tôn giáo. Tuy câu giải đáp chưa được chứng minh, nhưng chúng ta đã chấp nhận nó vào lúc này, trong khi khoa học thì từ từ theo phương pháp thử nghiệm. Hình dung nét đại cương như vậy, thì khoa học là nỗ lực của con người nhằm chứng minh chân lý (hay phi chân lý) của tôn giáo. Theo cách nhìn đó, hai lãnh vực trở nên hòa hợp, nẩy sanh từ nguồn gốc chung, lại một lần hợp nhất.
Theo dòng thời gian, một lần nữa phương pháp khoa học lại đi đến giới hạn sẽ không thể chứng minh được chân lý do tôn giáo đưa ra. Ngày nay một số các khoa học gia hàng đầu, đã nhận thức được như vậy. Bất cứ lúc nào, chân lý cuối cùng, tối hậu do tôn giáo đưa ra cũng ở ngoài tầm hiểu biết của khoa học.
Hòa thượng Prayudh Payutto
Tỳ kheo Thích Tâm Quang dịch
Nguồn: http://www.buddhanet.net/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét