Nam Định là một tỉnh lớn (diện tích 1.669 km²) nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông. Vĩ độ:19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc; kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông.
Nam Định có bờ biển dài 72 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: cửa Ba Lạt sông Hồng, cửa Đáy sông Đáy, cửa Lạch Giang sông Ninh Cơ và cửa Hà Lạn sông Sò. Nam Định gồm có 1 Thành phố và 09 huyện. Theo điều tra dân số 01/04/2010, Nam Định có 2.005.771 người với mật độ dân số 1.196 người/km².
Kinh tế và sinh quyển
Năm 2010 ước GDP tỉnh đạt 10.920 tỷ đồng. công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định là một trong những trung tâm công nghiệp dệt, công nghiệp nhẹ của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ phía Nam của đồng bằng sông Hồng. Năm 2010 ước GDP tỉnh đạt 10.920 tỷ đồng. Năm 2009, Cơ cấu kinh tế là: Nông-lâm-thuỷ sản: 30%, Công nghiệp-xây dựng: 32%, Dịch vụ: 38%.
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng ở 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình
Tỉnh Nam Định có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng, 3 khu vực còn lại thuộc Thái Bình và Ninh Bình. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn các xã ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2004 với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là một trong 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Tại Nam Định, phạm vi do UNESCO công nhận gồm 2 tiểu vùng nằm ở cửa Ba Lạt và cửa Đáy: Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân của huyện Giao Thủy, Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng thuộc các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi; thị trấn Rạng Đông, xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng.
Văn hoá
Toà tháp Cửu phẩm liên hoa, Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định.
Chợ Viềng ở huyện Vụ Bản mỗi năm có một phiên vào ngày 8 tháng giêng Tết Âm lịch hằng năm. Chợ Viềng Nam Giang (Thị Trấn Nam Giang Nam Trực) vào ngày 7 tháng giêng Âm lịch hằng năm, Lễ khai ấn đền Trần vào đêm ngày 14 tháng giêng Âm lịch. Nhà hát Chèo Nam Định là một trung tâm văn hóa lớn của tỉnh, nằm trên đường Nguyễn Du, cạnh nhà văn hóa 3-2 Thành phố Nam Định.
Đền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa phận phường Lộc Vượng, Thành phố Nam Định. Nơi đây vào đúng giờ Tý rằm tháng Giêng âm lịch có lễ Khai Ấn. Tương truyền các vua Trần nghỉ tết âm lịch hàng năm đến rằm tháng Giêng thì Khai Ấn trở lại quốc sự. Lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các tỉnh về Nam Định dự và xin lộc vua Trần. Hội Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh. Chùa Cổ Lễ nơi thiền sư Nguyễn Minh Không trụ trì (cùng với các thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải là Nam thiền tam tổ). Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, giáng sinh lần thứ nhất ở xã Yên Đồng, Ý Yên. Quần thể các di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở Nam Định gồm Đền Vua Đinh (Yên Thắng), đền Thượng, đình Thượng Đồng, đình Cát Đằng ở Yên Tiến, Ý Yên và đền Vua Đinh ở làng việt cổ Bách Cốc, Vụ Bản. Tháp chuông chùa Phổ Minh ngày trước có vạc Phổ Minh là một trong An Nam tứ đại khí, chùa Vọng Cung.
Đình La Xuyên, Nam Định.
Làng Tức Mặc, Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định xưa là phủ Thiên Trường là quê hương của các vua nhà Trần, một trong những triều đại lừng danh nhất trong lịch sử Việt Nam với chiến tích 3 lần chiến thắng Nguyên Mông. Ngoài ra, Nam Định còn là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng Việt Nam thời hiện đại như: Trường Chinh, Nguyễn Văn An, Lê Đức Thọ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, Trần Quốc Tuấn, Song Hào, Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền, Nguyễn Bính, Văn Cao, Nguyễn Khải, Trần Huy Liệu
Phủ Dầy
Đặc sản
Nam Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như: Gạo tám xoan, Hải Hậu và Chuối ngự là hai vật phẩm dùng để tiến vua thời phong kiến. Ngoài ra còn có gạo nếp cái hoa vàng Hải hậu, Phở bò Nam Định, Bánh gai Bà Thi - TP Nam Định, Bánh chưng Bà Thìn - Hải Hậu, kẹo dồi (được cho là xuất phát từ ngôi làng trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Gạo nếp cái hoa vàng - Nghĩa Hưng, Bánh đậu xanh Hanh Tụ, Bánh nhãn - Hải Hậu, Kẹo Sìu Châu (Là kẹo lạc Nam Định. Nguyên lò nấu kẹo nổi tiếng đầu tiên nằm gần một hội quán của người Triều Châu, nên có tên dân gian là kẹo Sìu Châu); Bún chả Thành Nam, Nem nắm Giao Thủy, Nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy, gỏi nhệch và cá nướng rơm Hải Hậu...
Nhà thờ Lớn, Nam Định.
Nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy là món ăn nổi tiếng toàn quốc nhất là khu vực phía nam, không những thế du khách thế giới cũng rất ưa thích. Với các món ăn trên người Nam Định thường dùng với Rượu Bỉnh Ri - Giao Thịnh nổi tiếng xưa nay được lên men từ loại gạo nếp thơm ngon của Huyện Giao Thủy...
Truyền thống Giáo dục
Nam Định là một tỉnh có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học của cả nước. Sở Giáo Dục cũng như Đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia nhiều năm xếp thứ nhất toàn quốc. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, có thể nói đây là một ngôi trường được thừa kế và phát huy những truyền thống quý giá của Trường Thành Chung Nam Định xưa và được xếp vào hạng hàng đầu của cả nước về thành tích học tập. Ngoài ra, có một số ngôi trường khác cũng khá nổi bật là các trường THPT Giao Thủy A, (trường THPT Chuẩn quốc gia năm 2003), THPT Trần Hưng Đạo, Nguyễn Khuyến, Hải Hậu A (trường chuẩn quốc gia năm 2003), THPT Lý Tự Trọng, THCS Trần Đăng Ninh, THCS Phạm Hồng Thái, THCS Nguyễn Hiền ,THPT Nghĩa Hưng A, THPT Mỹ Tho - Ý Yên. Ngoài ra trong tốp 200 trường có kết quả ca nhất cả nước thì Nam Định có tới 17 trường, cứ trung bình mỗi trung tâm cấp huyện hay thành phố có 2 trường nằm trong tốp các trường dẫn đầu cả nước chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50% các trường toàn tỉnh. Trong Top 100 trường THPT tốt nhấtViệt Nam năm 2009, Nam Định có tới 7 trường.
Nam Định có trường Đại Học Điều Dưỡng được thành lập năm 2005 là trường Đại Học Điều Dưỡng đầu tiên trên cả nước (Đường Hàn Thuyên-TP Nam Định); ngoài ra còn có các trường ĐH khác như trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định; trường Đại học Dân Lập Lương Thế Vinh; trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp; trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định và 12 trường cao đẳng khác...
Hoàng Lạc (tổng hơp)
Ảnh: Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét