Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

BÀI KINH TUẤN MÃ VÀ THIỀN TÔNG

Bài viết này sẽ phân tích, trích dịch và đối chiếu Kinh Thiền Tập Tuấn Mã trong Kinh Tăng Chi Bộ, cũng như sẽ nói sơ lược về yếu chỉ truyền pháp của Thiền Tông. Tất cả những dòng chữ được viết nơi đây hoàn toàn không có tính thẩm quyền, chỉ là thêm một nỗ lực khiêm tốn từ một người hậu học kém cỏi muốn làm sáng tỏ lời Đức Phật dạy.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Trung y hay Việt y?

Cuốn Y học tam tự kinh của tác giả Trần Tu Viên soạn đời nhà Thanh có phần đầu là chương Y học nguyên lưu (Nguồn gốc y học) được mở đầu như sau:
Y chi thủy. Bản Kỳ Hoàng.
Linh Khu tác. Tố Vấn tường.
Nạn Kinh xuất. Cánh dương dương.
Việt Hán quý. Hữu Nam Dương.
Lục kinh biện. Thánh đạo chương.
Dịch nghĩa:

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

VÌ SAO NGƯỜI PHẬT TỬ NÊN ĂN CHAY

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua, một Phật tử ở vùng Westminster (California) đã hỏi tôi: "Vì sao người cư sĩ Phật giáo phải ăn chay, trong khi ngay cả những vị xuất gia theo Nam tông vẫn không ăn chay?"

CẤU TRÚC NĂNG LƯỢNG CỦA CON NGƯỜI

Các nhà sinh học đương đại vẫn coi con người là tất cả những gì thuộc thân thể hữu hình mà bằng mắt thường chúng ta vẫn nhìn thấy. Hóa ra là không phải vậy. Những người có thị giác đặc biệt có thể nhìn thấy con người ở dạng một hệ thống phức tạp các cơ thể vật lý và phi vật lý thâm nhập lẫn nhau....

LÝ GIẢI VỀ NGUỒN "năng lượng" chữa bệnh

Các nhà ngoại cảm và những người tập dưỡng sinh đều công bố "thu", "truyền" năng lượng để chữa bệnh. Thực tế nguồn năng lượng này đều được các chuyên gia giảng dạy tập luyện và nghiên cứu khẳng định là có...

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

NHÂN KHUẤT THỰC

Đức Thế Tôn và Tăng đoàn của ngài đã thường xuyên khất thực, nhân gì phải làm như vậy? Việc khất thực của chư Tăng Ni hiện nay, nhân gì phải làm như vậy? Nhân nào đưa đến khất thực đúng pháp và nhân nào đưa đến khất thực không đúng pháp? (Pháp Không Chân Như)

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Lời Phật

1/ Phải giản dị ít việc, không rườm rà đa sự;

2/ Cần yên lặng, không nên nói nhiều;

3/ Bớt ngủ nghỉ, không mê muội;

4/ Không kết phe đảng, nói việc vô ích;

5/ Không được khoe khoang, cần phải khiêm tốn;

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Tứ Vô Lượng Tâm

Trong mỗi chúng ta có bốn người bạn tốt (tứ vô lượng tâm), sẵn sàng giúp đỡ ta. Tuy nhiên cạnh đó ta cũng có năm kẻ thù chực chờ nhảy ra tấn công bất cứ lúc nào. Chúng không bao giờ để ta yên. Nhưng vấn đề là có mấy ai trong chúng ta đủ sức mạnh để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ cho những người bạn tốt của mình. Lại có người còn không biết rằng đó là việc tốt, nên làm. Bốn người bạn đó là bốn tánh tốt của ta: Từ, Bi, Hỉ và xả. Ta phải tìm kiếm chúng trong tim mình. Nếu không thể tìm ra, và tự biết đó là một thiếu sót của mình, ta phải bắt đầu lo tạo ra chúng, phát triển chúng.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

NHỮNG NGƯỜI THUẦN CHAY SỐNG LÂU HƠN NHỮNG NGƯỜI ĂN THỊT

Cứ mỗi 3% calo từ đạm thực vật có thể làm giảm nguy cơ tử vong đến 10%.

Những người thuần chay có tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể so với những người ăn thịt, một nghiên cứu chuyên ngành vào tháng 8 năm 2016 mới đây cho biết.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

SÁU MƯƠI TUYÊN BỐ tổng quát sự thật về vũ trụ


Tài liệu đính kèm: Tải về

"CÁI BANG" giả nhà sư khất thực

(1) Người bố thí với tâm hoan hỉ vì Phật pháp cho sư khất thực, người đó sẽ tăng trưởng tâm từ và giúp sư tu hành. Người đó sẽ tích luỹ công đức và phước báu.

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

THÂN TRUNG ẤM LÀ GÌ?

Trung ấm cũng gọi là trung uẩn, hay trung hữu. Sách Phật gọi ấm hay uẩn là chỉ sắc, thọ, tưởng, hành, thức (5 uẩn). Năm uẩn hay năm ấm là năm nhóm nguyên tố tạo thành chúng sinh trong ba cõi. Ấm là từ dịch cũ, từ đời Đường trở về trước. Uẩn là từ dịch mới sau đời Đường. Chúng sinh trong ba cõi cũng gọi là 25 hữu. Hữu (tồn tại) chính là năm uẩn. Vì bị năm uẩn làm cho nguy khốn, hạn chế nên không vượt khỏi ba cõi. Giải thoát khỏi vòng sinh tử tức là vượt khỏi ba cõi của năm uẩn.

SÁU THÂN Trung Ấm

Sự hiện hữu của chúng sinh đã bị điều kiện hóa bởi sự sinh, sự chết, và sự chuyển tiếp từ cái chết sang sự tái sinh. Sức khởi động không ngưng nghỉ của nghiệp lực đã làm cho đời sống vô thường. Chúng ta liên tục luân hồi xuyên qua những trạng thái khác nhau của hữu thể, và trong pháp môn p’howa thì cách hữu dụng nhất để hiểu chúng là trong cách phân loại của sáu thân trung ấm, tức là các trạng thái trung gian.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Dục như mật ngọt dính trên lưỡi dao

Dĩ nhiên người học Phật ai cũng biết rõ điều này. Nhưng để vượt thắng ái dục thì không phải ai cũng làm được. Tùy duyên nghiệp của mỗi người mà có các phiền não nặng nhẹ khác nhau. Ai có phước trí thì nhẹ nhàng, ai ít phước và kém trí thì nghiệp ái dục biểu hiện rất nặng nề. Thời Thế Tôn, một vị Tỳ-kheo đã chân thành phát lộ “Con có nhiều tâm dục, thân ý lẫy lừng không thể dừng nghỉ”.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

PHẢI CHĂNG CUỘC ĐỜI đã lập trình sẵn?

1. Phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn?
(Hỏi) Thưa Thầy phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn?
Cuộc đời không phải đã được lập trình sẵn nhưng nó giống như một bàn cờ mà thành hay bại, khổ hay vui... là do quyết định của người trong cuộc đi quân cờ nào, chọn nước cờ nào, với mục đích gì... (có nhiều quân cờ, nước cờ và mục đích để mỗi người tự do lựa chọn) tuỳ theo khả năng hay trình độ nhận thức và cách xử lý trong ván cờ của mình.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Đây là thứ tiêu diệt tế bào ung thư mạnh gấp 1 nghìn lần thuốc hóa trị

Tiến sĩ Hardin B. Jones thuộc Viện Y Khoa Academy of Medical Science (New York, Mỹ) bất ngờ tiết lộ thông tin gây chấn động trên toàn thế giới “chanh có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư mạnh mẽ gấp 10.000 lần các loại thuốc hóa trị”

ĐỨC PHẬT DẠY


Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

LINH HỒN CHỈ LÀ ẢO TƯỞNG

Sau khi chứng được thiên nhãn thông, Ngài dùng con mắt thuần tịnh siêu nhiên ấy nhìn vào cái bát đựng nước trước mặt, thấy trong đó có muôn ức chúng sinh (vi khuẩn); nhìn ra vũ trụ, thấy các vì tinh tú (hành tinh) nhiều như cát sông Hằng. Rồi cũng bằng thiên nhãn, Ngài quán sát khắp các tầng trời, nhưng không thấy có cảnh giới nào cho linh hồn tồn tại mà chỉ có những nghiệp thức của chúng sinh đã chết, chờ đi đầu thai vào sáu nẻo luân hồi. Sáu nẻo luân hồi đó là: cõi thiên, cõi thần (Atula), người, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục.
Đức Phật chỉ ra bốn phương diện về tâm thức, sự ra đời, con đường đưa tới diệt vong và tái sinh của con người là: lục thức, ba đặc tánh, thân ngũ uẩn, luật nhân quả. Dựa vào bốn phương diện trên làm tiền đề, ta có thể chứng minh con người sau khi chết không hề còn tồn tại linh hồn hay cảnh giới cho linh hồn trú ngụ.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

GIÁ TRỊ HẠNH PHÚC Qua Đại Kinh Ví Dụ Lõi Cây

Từ khi còn là một Thái tử cho đến khi thành tựu đạo Vô thượng Bồ đề, đức Phật đã trải qua đủ mọi lạc thú ở thế gian, kể cả những lạc thú cao cấp trong Thiền định như Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Nhưng tất cả những lạc thú đó cuối cùng để lại cho Ngài một ưu tư lớn về tính chất vô thường, và không thể nào tìm thấy hạnh phúc chân thật trong các lạc thú đó. Và thật sự có một hạnh phúc chân thật không bị quy luật vô thường chi phối được, Ngài tìm thấy ngay sau khi giác ngộ, đó là Giải thoát bất động. Nhờ kinh nghiệm tự thân và kinh nghiệm chứng ngộ ấy, đức Phật đã trình bày năm hạng người điển hình đang tìm cầu hạnh phúc qua “Đại kinh Ví dụ lõi cây”.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

PHÁP GIỚI

Chúng ta thường nghe nói Pháp giới. Vậy có bao nhiêu Pháp giới? Có nhiều, cụ thể như Thập pháp giới là Địa ngục pháp giới, Súc sanh pháp giới, Ngạ quỉ pháp giới, Tu-la pháp giới, Nhơn pháp giới, Thiên pháp giới, Thanh văn pháp giới, Duyên giác pháp giới, Bồ-tát pháp giới, Phật pháp giới. Rồi cũng có Tứ pháp giới là Sự pháp giới, Lý pháp giới, Lý sự vô ngại pháp giới, Sự sự vô ngại pháp giới. Cũng có Nhất chơn pháp giới, cũng có Trùng trùng pháp giới. Chữ pháp giới trong kinh dùng nhiều chỗ lắm. Có nơi còn có chữ pháp giới tánh nữa. Vậy chúng ta phải tìm hiểu từng chữ một.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

MẸO NGỦ 5 PHÚT TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI 6 GIỜ

90% người dân không biết cách ngủ như thế nào là tốt! Nên ngủ thế nào để khi thức dậy bạn thấy tràn đầy năng lượng? Bạn có biết, một người chỉ cần ngủ hai giờ là đủ? Nếu thế bạn sẽ thắc mắc tại sao mọi người vẫn cảm thấy rằng phải ngủ 7 hay 8 tiếng một ngày? Thực ra đó chỉ là thói quen nghỉ ngơi được dưỡng thành từ nhỏ. Chúng ta không cần thời gian ngủ quá nhiều!

Hiến xác có phải Bố thí Ba-la-mật?

1. Hiến xác có phải Bố thí Ba-la-mật? Có người nói hiến như vậy khi chết rồi tâm thức thấy thân mình bị mổ xẻ sinh ra đau khổ, sợ hãi, có đúng không?

- Cứ bố thí thì bố thí, đừng nghĩ là Ba-la-mật hay không Ba-la-mật gì cả. Mục đích bố thí là để vượt qua cái ngã xan tham ích kỷ, vượt qua bản ngã chính là Ba-la-mật. Vì xan tham ích kỷ chỉ củng cố cho cái ngã sở hữu nên càng tích luỹ nhiều càng đau khổ nhiều vì vậy bố thí để bớt xan tham ích kỷ chính là vượt qua chính mình. Nói chung có tâm hiến xác sau khi chết là tốt rồi. Thường người phát tâm hiến xác là người có trình độ nhận thức tốt về sự sống chết.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Học thuyết Âm Dương

Sự vận động của tự nhiên tuân theo quy luật nào, vận động như thế nào, đó là điều người Trung Hoa tìm hiểu hàng ngàn năm và đúc kết thành một học thuyết độc đáo: Thuyết Âm Dương. Có thể nói đây là lý thuyết chủ đạo, nền tảng, lâu đời nhất, huyền bí nhất và cũng được ứng dụng nhiều nhất trong thế giới quan phương Đông.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

TÀI NĂNG VÀ THIÊN TÀI khác nhau ở đâu?

TTđTD - Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương đã phân biệt rất rõ về "Nhân Tài" và "Thiên Tài" dưới cái nhìn của khoa học tâm linh; còn giáo sư Kim Định phân tích "Địa Tài", "Nhân Tài" và "Thiên Tài" dưới góc độ của triết học Phương Đông. Dưới đây lại là một cách hiểu của Nguyễn Đình Đăng về “tài năng” và “thiên tài”.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHAN THIẾT XƯA

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

LÂM ĐỒNG - cao nguyên xanh

1. Vị trí địa lí 

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh (cao 1500 mét so với mặt nước biển). Phía Bắc Lâm Đồng giáp tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, phía Đông giáp Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía Nam là tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và phía Tây là tỉnh Bình Phước. Diện tích tự nhiên 9.764,8 km².

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Giác Ngộ

Một người không phải là Phật tử có thể đạt Giác Ngộ hay không? Trước giờ Ðức Phật nhập đại Niết bàn, có một vị ẩn sĩ tên Subhada đến gặp và hỏi Ngài: "Có những vị thầy ngoại đạo tuyên bố họ là những bậc Giác Ngộ, điều nầy có đúng như vậy hay không?". Ðức Phật dạy Sudhada hãy tạm gác bỏ câu hỏi nầy qua một bên, Ngài cho một câu trả lời khác: "Nếu Giáo Pháp nào, gồm Giáo Lý và Giới Luật, mà không có Bát Chánh Ðạo thì sẽ không có những vị ẩn sĩ đạt tầng thánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư . Nhưng nếu Giáo Pháp nào có Bát Chánh Ðạo thì sẽ có các hàng ẩn sĩ đạt tầng thánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư".

Tiếng Vọng Từ Chân Tâm

Ngài Ðại Ðức Acharn Mun dạy rằng tâm của tất cả mọi người đều có ngôn ngữ giống nhau. Dầu ta nói tiếng gì, dầu ta là người thuộc dân tộc nào, tâm chỉ là sự hay biết (lời người dịch: chữ tâm được phiên dịch từ phạn ngữ "citta". Bản Chú giải định nghĩa là cái gì hay biết một đối tượng). Vì lẽ ấy Ngài nói rằng tất cả tâm đều có ngôn ngữ giống nhau. Khi một ý nghĩ phát sanh, chúng ta hiểu nó, nhưng khi chúng ta diễn đạt ra thành lời, nó trở thành ngôn ngữ này hay ngôn ngữ nọ. Do đó chúng ta không thật sự thông hiểu lẫn nhau. Mặc dầu vậy, những cảm giác sâu kín trong lòng mỗi người đều như nhau. 

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Sắc tức thị không - Không tức thị sắc

“Sắc tức thị không, không tức thị sắc (Sắc tức là không, không tức là sắc) là câu kinh đơn giản và nổi tiếng nhất trong hệ Bát-nhã Ba-la-mật của Phật pháp. Điều này rất thích hợp với giới Phật học Trung Quốc vốn chuộng sự giản dị và viên dung, nhưng nó mang ý nghĩa rốt ráo như thế nào, hẳn cũng có người chưa hiểu rõ, hoặc chưa từng lưu tâm đến. Dù vậy đến nay câu kinh này đã trở thành một thành ngữ quen thuộc của hàng Phật tử cũng như giới trí thức. Hơn nữa câu kinh này có thể xem là đại biểu cho giáo lí đạo Phật, luôn được nhắc đến.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Cánh tay hay bị tê, chân bị chuột rút? Đây là dấu hiệu cơ quan nội tạng đang có vấn đề!

Khi thận có vấn đề, bạn sẽ không thể nói được, giọng nói sẽ bị khàn đặc.

Khi tim có vấn đề, cánh tay trái của bạn sẽ bị mỏi, tê và đau.

Khi dạ dày có vấn đề bạn sẽ bị đau đầu.

THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO qua bài kinh "Khởi Thế Nhân Bổn"

A. DẪN NHẬP:

1. Lý do chọn đề tài:
Từ khi bắt đầu xuất hiện trên trái đất, con người luôn luôn thắc mắc với những câu hỏi như: thế giới này từ đâu mà ra, vũ trụ này từ đâu mà có, con người từ đâu sinh ra, sẽ đi về đâu v.v... Từ xưa tới nay, các tôn giáo cũng như các triết gia đã đưa ra nhiều giải đáp khác nhau về nguồn gốc vũ trụ nhân sinh, dựa trên sự hiểu biết và trí tuệ của họ ở mỗi cấp độ và mỗi thời đại. Điều rõ ràng là, theo thời gian, khi trí tuệ nhân loại càng ngày càng phát triển, càng đi gần tới khoa học thì sự nhận thức của con người về khởi thủy của vũ trụ cũng dần dần thay đổi. Kết quả là nhiều giải đáp về khởi thủy của con người và vũ trụ của các tôn giáo trước đây đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ ngày nay.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

HOÀN THIỆN CUỘC SỐNG NHỜ PHẬT PHÁP

Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu, vì Phật giáo không phải là “một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên"...
Phật giáo không kêu gọi sự tin tưởng mù quáng nơi những người tin theo. Ở đây, sự tin tưởng thuần túy bị hạ bệ và được thay thế bởi sự tự tin dựa trên hiểu biết gọi là tín tâm.

HỌC PHẬT ĐỂ SỐNG AN LẠC

Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc.

Đọc, học những lời Phật dạy, mình đừng cứng nhắc từng câu chữ, bởi ‘‘Y Kinh giải nghĩa tam thế Phật oan’’, nhưng cũng phải biết ‘‘Ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết’’. Đó là khôn khéo của người học Phật. Phải nương vào Kinh, học Kinh với tất cả sự thông minh và khéo léo mới không bị kẹt vào những câu chữ trong kinh điển. Hiểu đúng lời dạy của Phật, từ đó học đúng, hành trì đúng lời dạy của Phật, thì cây Phật Pháp sẽ ngày càng nở hoa, đơm trái, tạo những cành lá sum suê, vững chãi. Như vậy mình mới xứng đáng là con cháu của Phật, hoàn thành được chí nguyện của người Phật tử đó là :

Phật nhật tăng huy
Pháp Luân thường chuyển.

CỘI GỐC SANH TỬ VÀ CỘI GỐC NIẾT BÀN

Thật ra người tu không phải ham tu là tu được, mà đòi hỏi phải thâm nhập Phật pháp cho sâu, sau đó ứng dụng tu mới đạt kết quả tốt. Nếu chỉ biết tu mà không hiểu Phật pháp, đó là một thiếu sót lớn, có thể dẫn đến nguy hại. Bởi người không hiểu Phật pháp dễ đi lệch lạc, rơi vào tà đạo lúc nào không hay. Vì vậy đối với Tăng Ni cũng như Phật tử, hiểu Phật pháp là mấu chốt trọng yếu trên đường tu.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ từ việc đơn giản: Vỗ tay

 Vỗ tay là hành động đơn giản nhưng đem lại nhiều ích lợi sức khỏe không ngờ, thậm chí còn có thể giúp bạn tự chữa bệnh cho mình.
Theo Tiến sỹ Rahul Dogra (ở Delhi, Ấn Độ) cơ thể chúng ta có 340 huyệt, trong đó ở lòng bàn tay có tới 28 huyệt đạo. Những huyệt đạo này có liên kết với nhiều bộ phận trên cơ thể. Chúng ta có thể xác định được những huyệt đạo này và massage hay vỗ tay đều giúp đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Đức Phật Thích Ca dạy những điều chớ có tin

Tôi nghe như vầy, một hôm nọ Đức Thế Tôn và đại chúng Tỳ-kheo du hành đến thị trấn Kê-sa-pu-ta của sắc dân Ka-la-ma thuộc nước Kô-sa-la. Hôm ấy dân chúng cung kính quây quần bên Đức Phật. Có người thành kính vấn an sức khỏe. Có người cung kính đảnh lễ. Có người lễ phép khoanh tay. Và có người lặng lẽ chăm chú ngắm nhìn tôn nhan của Đức Phật và đại chúng Tỳ-kheo. Rồi vài người trong số họ bắt đầu thưa chuyện: 

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

MUÔN VẬT TRONG VŨ TRỤ

A. THẬT TƯỚNG CỦA MUÔN VẬT 

Gây Quả là Nhơn, được Quả là Quả.
Luận Chỉ Quán 

Thật tướng là mẹ cuả các đức Phật ba đời.
Kinh Bát Nhã 

Nầy các Thiện nam tử! Bồ Tát trụ đạo mới thấy chơn nghĩa các pháp. Chơn ấy là chơn thật vậy. Mà thật nghĩa là in như hư không tức là chơn như. Chơn như là tự mình thân chứng bên trong, chớ chẳng phải dùng văn tự mà có thể phô bày được. Tại sao? Vì nó siêu vượt tất cả văn tự ngôn thuyết và những lời nói vô nghĩa vậy. Nó xa lìa các tướng ra vào, phân biệt, xa lìa các cảnh giới tà ma và phiền não. Tự tính yên lặng, nên không nhơ, và không thấm nhơ, rất trong sạch mầu nhiệm hơn hết. Thường trú bất động chẳng hoại diệt; nếu các đức Phật có ra đời, hoặc không ra đời nó vẫn thường trú mà chẳng biến đổi.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Ăn gì cũng chết, người Việt mắc ung thư nhanh nhất thế giới

15 năm qua, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đã tăng gấp đôi (từ 69.000 ca lên 150.000 ca) và dự kiến trong 5 năm tới, mỗi năm sẽ có 200.000 ca mắc mới bệnh ung thư. Điều lo ngại này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nêu rõ khi thuyết minh về chương trình giám sát chuyên đề an toàn thực phẩm sẽ thực hiện vào năm 2017.

Những bài thuốc quý hơn vàng từ cây đinh lăng nhà nào cũng cần phải có

Những bài thuốc quý hơn vàng từ cây đinh lăng nhà nào cũng cần – gia đình bạn cũng không ngoại lệ nếu muốn khỏe mạnh.

Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, đinh lăng còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Thiên nhiên ưu ái cho chúng ta loại lá chữa ung thư nhanh hơn cả hóa trị mà ít người biết

Loại lá này ở Việt Nam mình chỗ nào cũng có nè mọi người, tham khảo thử nha.

Trên trang Eat Health Plans vừa đưa ra công bố về tính năng chữa bệnh của loại cây cực kỳ quen thuộc với người Việt Nam: mãng cầu xiêm. Đôi khi, thiên nhiên đã ưu ái cho chúng ta những liều thuốc quý giá mà chúng ta không biết đấy các bạn ạ.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Người Việt không còn sợ chết trẻ nữa vì đã có công thức đánh bay ung thư nhanh gấp 10 lần hóa trị

Đến từ nền văn minh Ấn Độ cổ có cách đây hơn 2000 năm, đây là phương pháp đơn giản giúp bạn an toàn khỏi những căn bệnh ung thư quái ác.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Kinh nghiệm thiền quán

Bất cứ ai cũng có thể giác ngộ. Tôi nghĩ, một điều vô cùng may mắn là sự tiến bộ trên con đường tu tập không hề tùy thuộc vào mức độ thông minh. Hiểu rõ được điều này là một cánh cửa mở rộng, nó đã giúp tôi rất nhiều trong những năm tu tập để trở thành một vị thầy. 

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

BÙA NGẢI – CÁCH GIẢI TRỪ BÙA NGẢI VÀ PHÒNG CHỐNG

Phần I. BÙA CHÚ

Thi thoảng ta vẫn bắt gặp đâu đó những câu chuyện ly kỳ, đậm chất liêu trai: có anh cán bộ lên miền núi công tác, bị dính bùa nên đã bỏ vợ bỏ con, ở lại cùng cô sơn nữ... Có những người trong giới Showbizz vì ghen ghét, đố kỵ nhau, người ta có thể dùng bùa chú để hại nhau... Hay có những người, gia đình đã mất mạng vì bùa ngải..vv... Thế giới bùa ngải đã tạo nên một màu sắc huyền bí, tạo nên sự tò mò, mê hoặc cho rất nhiều người. 

PHẬT GIÁO VỚI THIÊN NHIÊN

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới quan tâm nhiều đến thiên nhiên. Những sự kiện mang dấu ấn lớn trong cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều gắn liền với thiên nhiên: đản sinh dưới cây Sa la, thành đạo dưới cội Bồ đề, thuyết pháp trong rừng cây, nhập Niết bàn giữa hai cây Sa la.

Học hạnh vô tranh

Được sống trong không khí hòa hợp, chung vui là niềm hạnh phúc của mọi người. Nhất là người xuất gia, nguyện sống không gia đình nên được sống vui trong sự bảo bọc, che chở, ấm áp đạo tình của Tăng-già là niềm hạnh phúc lớn.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

VỀ MỘT BỨC TRANH CỦA PHẬT THÍCH CA

Trước hết, người viết bài này xin trân trọng cám ơn những nhận xét đầy khích lệ của tác giả Vương Như Dương Chuyết Lão về “Mùi Hương Trầm“. Những phê bình tốt đẹp đó đem lại thêm cho người viết lòng tri ân về những nhân duyên sâu kín đã tạo tác nên tác phẩm này, trong đó người viết chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là viết lại những gì mình từng thấy, từng nghe, từng đọc.