(1) Người bố thí với tâm hoan hỉ vì Phật pháp cho sư khất thực, người đó sẽ tăng trưởng tâm từ và giúp sư tu hành. Người đó sẽ tích luỹ công đức và phước báu.
Người bố thí không có tâm vì Phật pháp cho sư khất thực, người đó sẽ không tăng trưởng tâm từ, không có được công đức. Nhưng vì giúp sư tu hành, người đó sẽ tích luỹ được phước báu theo nhân quả.
(2) Người bố thí với tâm hoan hỉ vì Phật pháp (dù nhầm lẫn) cho sư giả khất thực, người đó vẫn tăng trưởng tâm từ nhưng vì không giúp cho sự tu hành nên người đó không tích luỹ được phước báu theo nhân quả.
Người bố thí không có tâm vì Phật pháp (dù nhầm lẫn) cho sư giả khất thực thì người đó không tăng trưởng tâm từ và không giúp cho sự tu hành nên không tích luỹ được công đức và phước báu.
(3) Khi gặp và biết rõ người giả danh sư khất thực, người Phật tử không tài thí mà nên pháp thí: giải thích cho họ hiểu rằng việc giả danh sư khất thực sẽ bị nghiệp xấu về sau; giúp họ có việc làm tử tế để từ bỏ việc giả danh sư khất thực.
(4) Muốn hạn chế và tiến đến không còn người giả danh sư đi khất thực, phải có sự chung tay góp sức của Nhà nước, của Giáo hội, của cộng đồng, trong đó có người Phật tử.
Nhà nước phải tạo nhiều việc làm và có chế tài xử lí người giả mạo, giả danh. Giáo hội phải có quy định cụ thể về việc đi khất thực và xử lí kiên quyết tăng ni đi khất thực không đúng quy định của Giáo hội. Cộng đồng cùng nhau lên án và ngăn chặn người giả danh sư khất thực. Người Phật tử không khuyến khích cho việc giả danh sư khất thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét