Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Công quả, phúc đức mất hết nếu làm 6 điều này

Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Làm sao phân biệt được Xá lợi Phật thật?

Khi con có dịp chiêm bái Xá lợi của Phật và của chư Thánh Tăng, nhưng con vẫn còn có thắc mắc làm sao biết đó là Xá lợi Phật thật? Có mấy loại Xá lợi? Và làm sao để việc thờ cúng Xá lợi được đúng phép?

Vấn đề này, thú thật, chúng tôi cũng không thể trả lời một cách xác quyết dứt khoát rõ ràng. Vì chúng tôi cũng chỉ y cứ vào những dữ kiện, tài liệu chứng minh do các bậc Thầy truyền lại. Còn vấn đề tin hay không là quyền của mỗi người.

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

“THIÊN TỬ” VÀ “BẢO GIANG”… TRONG SẤM TRẠNG TRÌNH “XUẤT“ TỪ VÙNG HÀ NAM CHĂNG?

Bảo Giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành?
Chỗ ngã ba này là nơi giáp ranh 3 đơn vị hành chính: phường Lương Khánh Thiện của thị xã Phủ Lý, thôn Ba của xã Phù Vân, xóm Bắc Sơn của xã Châu Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam) nơi phát xuất của sông Châu Giang...

Đây là đoạn thơ nói về vị Thiên tử bằng chữ Hán nôm:

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

NGHIỆP "SÁT - ĐẠO - DÂM - VỌNG"

1. QUẢ BÁO CỦA TÂM DÂM DỤC KHI TU THIỀN ĐỊNH

A Nan ở trong chúng sửa áo chỉnh tề, chắp tay đảnh lễ, nơi tâm sáng tỏ, lòng bi hoan hỷ. Vì muốn lợi ích cho chúng sanh vị lai, cúi đầu bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nay con đã ngộ pháp môn thành Phật, theo đó tu hành, chẳng còn nghi hoặc. Con thường nghe Như Lai nói: tự mình chưa ngộ mà độ người khác trước, ấy là chỗ phát tâm của Bồ Tát. Tự Giác đã trọn, hay giác ngộ người khác, ấy là sự độ thế của Như Lai. Con dù chưa được ngộ, nhưng nguyện độ tất cả chúng sanh trong đời mạt pháp. Thế Tôn, những chúng sanh này cách Phật ngày càng xa, bọn tà sư thuyết pháp như hằng sa, muốn nhiếp tâm họ nhập Tam Ma Địa thì nên khiến họ dựng lập đạo tràng như thế nào để xa lìa các ma sự, được chẳng lui sụt nơi tâm Bồ Đề.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Phát hiện đáng kinh ngạc của Mỹ: Tế bào ung thư sợ nhất là Tình yêu

Tiến sĩ David Hawkins là một bác sĩ rất nổi tiếng ở Mỹ, bệnh nhân của ông đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông cho biết, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông biết người đó vì sao bị bệnh. Bởi trên cơ thể người bệnh không bao giờ tìm thấy chữ ‘yêu’, chỉ thấy chữ ‘khổ, hận, phiền muộn’ bao bọc toàn cơ thể họ.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

PHẬT DẠY 20 ĐIỀU KHÓ

01- Nghèo khổ bố thí là khó
02- Giàu sang học đạo là khó
03- Bỏ thân mạng vì lẽ phải là khó
04- Hiểu thông suốt Kinh Phật là khó
05- Sinh cùng thời Phật, gặp Phật là khó
06- Nhẫn được các dục là khó
07- Thấy đẹp không tham cầu là khó

ĐỨC PHẬT GIÁO HOÁ (CHUYỂN PHÁP LUÂN)

Với tâm đại bi và trí tuệ siêu việt, sau hai mươi mốt ngày, Đức Phật đã thấu triệt trình độ cao thấp của chúng sanh. Bởi thế, Đức Phật sẽ tùy căn cơ trình độ của chúng sanh mà thuyết giáo. Phương pháp giáo hoá theo hai nguyên tắc: kết hợp với chơn lý cứu cánh (Khế lý) và tuỳ thực tế áp dụng phương pháp thích hợp (Khế cơ). Quyết định xong, Đức Phật rời toà Bồ đề, đi về phía thành Ba-la-nại (Benarer)

CẢNH BÁO VỀ VIỆC MUA BÙA YÊU VÀ BÙA LÀM GIÀU TỪ THÁI LAN HOẶC TRUNG QUỐC, MỐI HOẠ LỚN CHO ĐẤT NƯỚC.

(Mọi người có thể chia sẻ càng nhiều càng tốt để cùng biết mà tránh)

Vài năm nay ở Việt Nam bắt đầu rộ lên việc sang Thái Lan mua bùa yêu và bùa để nhanh giàu nhanh nổi tiếng. Việc người Thái Lan, hay người Trung Quốc làm bùa không còn lạ nữa vì họ đã làm bùa nhiều năm rồi nhưng ở Việt Nam đang là mốt mới!!!

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

KHÔNG NÊN

Khi chư vị liễu nghĩa tri kiến của bất cứ ai, để đạt được sự sáng suốt và tỉnh giác, đưa đến khởi sanh chánh kiến, chư vị phải nên nhớ:

1. Không vị nể, không thiên vị, mà phải giữ tâm bình đẳng;
2. Không chấp trước cái gì đã có ở đời, kể cả kinh sách văn tự;
3. Không chấp trước rằng nó thật hay giả;
4. Không chấp trước rằng nó có hoặc không;
5. Không chấp trước rằng nó đúng hay sai;
6. Không sanh tâm sợ hãi phạm trọng tội;
7. Không tác ý ngã mạn, hủy báng;
8. Bình thản quán xét như đi dạo ngắm cảnh tĩnh mịch thanh bình.

TÔI CẦN MỘT SỐ NGƯỜI GIÚP

NAM MÔ PHẬT.
TÔI CẦN MỘT SỐ NGƯỜI GIÚP TÔI DỰNG PHIM 3D VỀ SỰ THẬT CỦA VŨ TRỤ. RẤT MONG CHƯ VỊ CÓ CHUYÊN MÔN DỰNG PHIM 3D HOAN HỶ TRỢ GIÚP ĐỂ GIÚP CHO THẾ GIỚI HIỂU BIẾT ĐÚNG VỀ VŨ TRỤ VÀ NHỮNG GÌ ĐANG HIỆN HỮU.
NAM MÔ BỔN LAI DIỆN MỤC THẬP PHƯƠNG CHÚNG SINH.
(Thể loại phim tương tự như link đính kèm).


PHÁP KHÔNG CHÂN NHƯ

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Tổ tiên đã truyền dạy từ ngàn xưa...

1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

VIỆT SỬ SIÊU LINH

KHAI TỪ

Tập sách nhỏ này được soạn thảo với ba mục đích:

1- Bảo tồn những chuyện siêu linh ẩn hiện bên dòng Việt Sử, những sử liệu này, dù gọi là ngoại sử, dã sử, u linh hay chích quái... cũng vẫn là những khía cạnh cơ bản của con người toàn diện với chiều sâu vô thức và chiều cao siêu thức kết rễ vào đại vũ trụ.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

NHỮNG TÂM SỰ RIÊNG

TTđTD - Chúng con nói thật rằng đang rất cần tuệ giác. Tuệ giác đạt được là công phu của sự quán chiếu. Những kiến thức từ các trường Phật học chẳng qua cũng chỉ là những ý niệm mà không phải là tuệ giác. Mà đã là ý niệm thì không thể giúp cho chúng ta vượt thoát khỏi phiền não. Bánh vẽ thì không bao giờ no được. Làm sao để có nhiều quý thầy có tuệ giác. Cách duy nhất là tu là thực hành theo con đường chánh pháp, theo bát chánh đạo chứ không phải theo bát tà đạo.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Tống sỏi thận ra ngoài trong 6 ngày không cần mổ với thứ duy nhất này

Bạn đang bị sỏi thận? Mặc dù đã áp dụng rất nhiều cách nhưng các cơn đau do sỏi vẫn không ngừng hành hạ bạn mỗi ngày?

Nếu bạn đang đi tìm cho mình một cách tống sỏi thận mà không cần dùng thuốc hay mổ thì thật may mắn.

Tống sỏi thận ra ngoài trong 6 ngày không cần mổ với thứ duy nhất này – Không chỉ có sỏi, các hạt cát nhỏ cũng được phân hủy và tiêu tan theo đường tiểu nhanh chóng khi áp dụng theo công thức này.

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

MƠ VỀ EM

Anh chẳng thích hoa
Bởi... em đã biết
Anh lại thích biển
Có sóng bạc đầu
Vỗ ru bờ cát

Anh cũng thích mây
Gió thổi mây bay
Làm cơn mưa nhỏ
Anh mong là chim
Như điều em ước...

Hoàng Lạc
Nguồn: http://hoangvanlac31.blogspot.com/

Chọn Đường Tu Phật - Tiểu Thừa (Nguyên Thủy) hay Đại Thừa (Tân Tiến)?

Bài viết này sẽ tóm lược con đường Giải thoát thật sự của Phật Gotama và những con đường tu tắt của chư vị Tổ-sư các phái Tân tiến: Tiểu thừa, Trung thừa và Đại thừa. Bài này do cư sĩ Trùng Quang bỏ thời gian rất nhiều, viết ra nhằm giúp các bạn theo Đạo Phật có sự lựa chọn con đường tu hành đúng đắn trước hàng vạn Kinh Sách viết về Đạo Phật nhưng không phải Kinh Sách nào cũng có ích lợi, nhất là Kinh Sách Đại Thừa là rất nguy hiểm, không nên lạc vào mê cung hoang tưởng của các nhà Đại Thừa.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

KHOA HỌC ĐÃ GIẢI THÍCH ĐƯỢC ”UNG THƯ LÀ DO NGHIỆP CHƯỚNG“

Thân gởi quý bằng hữu, tôi nghĩ các bạn nên bỏ ra vài phút để đọc bài viết này và hãy chia sẻ nó lên tường của bạn hay những người đang bị bệnh ung thư, vì đôi khi có người được cứu sống trong cơn tuyệt vọng của bệnh tật như bạn của tôi và có thể lúc nào đó ta cần đến nó cho chính mình, bạn bè hoặc người thân.

Bài thuốc trị tiểu đường, thấp khớp bằng lá mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm là một trong những loại quả nhiệt đới có nhiều ở nước ta. Trái mãng cầu xiêm giàu dinh dưỡng, bên cạnh đó lá loại cây này cũng mang đến khá nhiều lợi ích trị bệnh.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

VÌ SAO NÊN ĂN CHAY?

Theo tổ chức Y tế thế giới, người ăn chay có tuổi thọ cao hơn ăn mặn. Bộ tộc kogi ăn chay toàn phần nên rất ít bệnh, ai chết 100 tuổi họ gọi là chết non. 
Khoa học giải thích hiện tượng này như thế nào?
Sức khỏe con người có thể xét theo 3 tiêu chuẩn là Tâm an, Kiềm tính và chỉ số sinh khí “bovis”. 

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Chân Kinh & Toán Học

1. Giới Thiệu
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), hay Pháp Hoa, Phật ám chỉ ba cỗ xe (Tam Thừa) cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe, là Nhất Thừa (sa. ekayāna) và kinh chỉ dạy tuỳ theo khả năng tâm trí, tiếp thu bất đồng của mỗi Phật Tử.
Tôi cũng nghe như vầy: Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là Vua của tất cả các kinh điển Phật Giáo.

PHÁP THỰC HÀNH TRÌ GIỚI

PHẨM THỨ NHẤT: PHÁP TU KHÔNG SÁT SANH.

Thế nào là pháp tu không sát sanh? Chư Phật tử! Pháp tu không sát sanh là pháp tu tâm có bốn đạo phần:

Đạo không giam giữ;
Đạo không làm khổ đau thân xác;
Đạo không giết hại;
Đạo cứu sinh.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Quan điểm Phật giáo về cái chết

Tìm hiểu quan niệm của Phật giáo về cái chết
Ðã là người, ai cũng phải chết. Ngoài các truyền thuyết hoặc thần thoại, chưa hề nghe nói có ai trong lịch sử thoát khỏi cái chết. Thần Chết đối xử thật là bình đẳng với tất cả mọi người, tuyệt đối không thiên vị ai, trước sau như một, từ xưa đến giờ và mãi mãi về sau.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Vô Niệm – Sự quy nhất của Thiền-Tịnh-Mật

Niệm Phật hay Tham thiền (tham câu thoại đầu phát sanh nghi tình) nếu công phu đến "vô niệm" thì tự tâm chuyển sang con đường Mật đạo mà không hề tác ý (muốn hay không muốn tu mật).

Niệm Phật (tâm niệm) giúp nhiếp tâm, tịnh hóa nghiệp chướng, trưởng dưỡng tâm Bồ Đề. Tham thiền đốn siêu thức - biết thế gian (kiến văn giác tri), trực chỉ chơn tâm bổn tánh. Mật chú là mật ngôn mật hạnh của chư Phật, từ tâm Mật vô lượng mà thành nên kẻ phàm phu chẳng thể nào diễn hiểu, ngôn từ chẳng thể nào thuyết tận, diệu dụng trong việc tịnh hóa nghiệp lực, khai ngộ chúng sanh trong khôn cùng cảnh giới là vô lượng vô biên. Niệm Phật, Tham thiền, Trì chú đến khi thuần thục, đạt "vô niệm" thì Thiền, Tịnh, Mật đều quy về một cội tánh Chơn Như, tức tánh Phật của chính mình. Đến đây, trong Tịnh có Thiền-Mật, trong Thiền có Tịnh-Mật, trong Mật có Tịnh-Thiền… Tuy ba nhưng không khác, trở về bổn Tánh Không nên “Pháp tức Vô pháp”. Thế nên cổ nhân nói: “Vô pháp khả đắc, Vô pháp khả thuyết”, bởi còn có Pháp để đắc, còn Pháp để thuyết sao?

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Lời cảnh báo của vị Thiền sư trước khi lâm chung

Vị thiền sư ấy là một người bạn thâm giao nhiều năm của tôi, mắc phải bệnh nan y, trong thiền định mà đối mặt với cái chết, cũng như tham ngộ về cái chết.

Vốn là bạn tốt của nhau, trước lúc ông qua đời, tôi thường xuyên đến thăm và lắng nghe những lời chỉ bảo từ ông ấy. Mỗi lần tôi đến, thấy ông luôn ngồi ngay ngắn, trên gương mặt tiều tụy luôn mỉm cười.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

MẸO NHỎ NHƯNG CÓ THỂ CỨU SỐNG MẠNG NGƯỜI

Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thi thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, thực ra chỉ cần một vài mẹo nhỏ là bạn có thể “thoát nạn” trong gang tấc, còn chờ gì mà không xem thử nhỉ? 

Dưới đây là chia sẻ một số mẹo nhỏ để xử trí rắc rối trong cuộc sống. Nó hoàn toàn là tri thức để có thể cứu người.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Cách hóa giải bùa chú

Hỏi: Khi người thân bị bùa ếm, bị bùa của ngoại đạo ếm thì phải làm sao, chứ nếu mà cũng tìm bùa để giải nữa thì giống như là mình sai với Phật pháp?

Đáp: Cái này chúng tôi có nói trong một số bài giảng, mình hiểu bùa là gì thì mình sẽ dùng Phật pháp mình giải một cách rất là nhẹ nhàng, không có gì sợ hết cả. Có một lĩnh vực mà quý thầy mình không có chuyên đó là bùa ngãi, mà nó có thật, có những pháp sư họ xài bùa xài ngải, họ dùng âm binh họ tấn công mình được, họ hại mình được. Mà lỡ khi mà gia đình mình bị bùa ngải thì mình lính quýnh vì mình biết quý thầy mình đâu biết bùa, mình lật đật đi kiếm ông thầy bùa khác, thế là mình rơi vào ngoại đạo sai lầm.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

BẤT KHẢ TƯ NGHỊ LÀ THẾ NÀO?

Trong Phật giáo có một thuật ngữ là Bất khả tư nghì (nghị) 不可思議 Hễ nói tới điều gì không thể hiểu được thì người ta bèn nói đó là điều bất khả tư nghì. Thật ra dù cho điều gì sâu kín khó hiểu cũng không hẳn phải là bất khả tư nghì. Thí dụ nói nhất thiết duy tâm tạo 一切唯心造 tuy khó hiểu nhưng không phải là bất khả tư nghị.

Quan điểm của Đức Phật về khởi nguyên của vũ trụ

Đối với Phật giáo, vũ trụ được sanh ra như thế nào, con người bắt đầu từ đâu không có gì quan trọng vì tất cả chỉ là thế giới hiện tượng có sinh có diệt. Khi Đức Phật còn tại thế, một hôm Tỳ kheo Man Đồng Tử đặt ra những câu hỏi siêu hình để hỏi Thế Tôn rằng:

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

CHÂN TÂM, VỌNG TÂM

Tối ngày 2/20/1989, trong khi thảo luận về Giải Thoát, đạo hữu Nguyễn Cao Triển đã đặt vấn đề như sau: Khi Tiểu Ngã đạt Tâm điểm hằng cửu của trời đất, sẽ làm gì sau đó? Đạo Hữu cho rằng suy tới đó, thấy kẹt, không thông sướng. Mỗi người bàn một cách. Sau đó mấy phút đột nhiên đạo hữu lại tự tìm được câu giải đáp: Nếu ta và vạn vật là một, thì làm gì có Tiểu Ngã. Thế là đạo hữu mặc nhiên đã giải được công án: "Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ" của Thiền Tông.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Khổ vui do mình

Theo tuệ giác của Thế Tôn, nghiệp cũ quyết định hoàn cảnh xuất thân nhưng nghiệp mới sẽ quyết định tương lai. Nghiệp mới là cái mà chúng ta hoàn toàn tự chủ tạo dựng trong cuộc sống này. Người đệ tử Phật nếu thực sự hiểu đúng và thực hành Chánh pháp luôn chủ động phấn đấu để chuyển hóa chính mình để tạo ra tương lai tốt đẹp. Nói cách khác, khổ vui trong hiện tại và tương lai là do chính chúng ta tạo nên.

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

TRƯỜNG SINH HỌC LÀ GÌ?

Vào những năm 80 của thế kỉ 20, các nước Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc đã nghiên cứu về trường sinh học. Thời gian này, chuyện xảy ra: Một công nhân Nga do vô ý bị máy tiện cắt đứt cánh tay. Các nhà khoa học Nga bảo quản cánh tay bị cắt đứt trong dung dịch và kết hợp với các nhà khoa học Hoa Kỳ tiến hành một thực nghiệm đặc biệt.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Làm sao để kiếm tìm vị thầy tâm linh?

Chúng ta cần sự hỗ trợ trên con đường tâm linh để giúp tìm ra con đường đúng đắn. Rõ ràng, một người tốt nhất để chúng ta đi theo có thể xem như là một hướng dẫn viên du lịch giỏi, người đã đi qua con đường đó một cách thành công. Người ấy có thể giúp ta rút ngắn lộ trình của mình và tránh những chướng ngại trên đường.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Mở cánh cửa Không

HT.Thích Thanh Từ
Muốn bước vào cửa thiền trước tiên phải thâm nhập lý Bát-nhã. Lý Bát-nhã còn được gọi là cửa Không. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Tại sao chúng ta tu thiền phải đi từ cửa Không ? Vì nếu thấy thân này thật, đối với ngoại cảnh, từ con người cho tới muôn vật, chúng ta đều thấy thật hết thì tâm sẽ chạy theo nó.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN

I- THẬT NGHĨA CỦA KHÔNG THƯỜNG CŨNG KHÔNG ĐOẠN:

Cái gì là “Không thường cũng không đoạn”? Ý nghĩa “Không Thường” chính là tất cả sự vật không phải cố định vĩnh cữu bất biến, mà là thời khắc nào cũng bị biến đổi mãi mãi. Ý nghĩa “Không Đoạn” là chỉ trong chỗ biến đổi này chưa từng có dừng lại, cũng chính là chưa có phút giây nào “Gián Đoạn”. Giả sử như sự sự vật vật trong thế giới này đích thực có thật tại thì không cần phải phát sanh ra hiện tượng “Không”.

Truy tìm gốc tích người Kinh

Là sắc tộc đa số, giữ vị trí trung tâm của cộng đồng dân cư Việt Nam nên từ cuối thế kỷ XIX, nguồn gốc, văn hóa, lịch sử người Kinh được các học giả nổi tiếng phương Tây bỏ nhiều công sức tìm hiểu. Sau khi giành được độc lập, các học giả người Việt trên cơ bản tiếp tục đường hướng nghiên cứu này. Hơn thế kỷ khảo cứu của nhiều lớp nhà Việt học đem lại kết quả nhất định, tạo nên cái nhìn như hôm nay. Tuy nhiên, với những khám phá mới về nguồn gốc dân tộc Việt, nhiều vấn đề về người Kinh cần được xem xét lại. Bài viết này trình bày một lý giải mới về nguồn gốc người Kinh.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

BÙA CHÚ DƯỜI GÓC NHÌN CỦA ĐẠO PHẬT

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về đề tài bùa chú để hiểu rõ bùa chú là gì? Và tại sao nhiều người lại tin tưởng, sợ hãi nó đến vậy! 

Bùa chú có nhiều loại và nhiều trường phái khác nhau. Mình là người Phật tử, mình đứng trên quan điểm của đạo Phật thì mình sẽ chú trọng vào cái cốt lõi của nó để nghiên cứu ảnh hưởng của nó và cách hoá giải. Sau đây là một vài trường hợp để chúng ta có thể có được cái nhìn rõ nét hơn : 

Sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào,
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
----------
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đao binh.
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

TẾT LÀ GÌ?

1
Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Nguyên Đán Trung Hoa. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán".

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

TƯỚNG DO TÂM SANH, TÂM ĐẸP TƯỚNG MẠO SẼ ĐẸP

Bất luận phúc báo nào đều là có căn nguyên tất nhiên của nó, giống như tài phú sẽ đến từ việc năng làm từ thiện, sự tôn quý đến từ sự khiêm nhường, dung mạo xinh đẹp sẽ đến từ tính ôn hòa và thiện lương.

VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG HUYỀN VĨ

“Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại trong tương lai”. Đây là một trong những lời tiên đoán nổi tiếng của bà Vanga, nhà tiên tri vĩ đại nhất trong lịch sử hiện đại, mà nhiều người biết. Đọc đến đây, bạn có thể cười “Ồ!” và nói rằng : Chuyện này ai mà chẳng biết. Bà Vanga ở bên Tây thì liên quan gì đến những bí ẩn của văn hóa Đông Phương?

Hà Đồ, Lạc Thư và tranh thờ Ngũ Hổ

Bức tranh dân gian được trình bày ở trang bên chắc không xa lạ với các bậc huynh trưởng. Đó là bức tranh thể hiện tín ngưỡng của người Lạc Việt về một sức mạnh thiên nhiên huyền bí. Những gia đình có thờ “Ông Ba mươi”thường đặt bức tranh này dưới tranh tượng thờ thần thánh hoặc thờ Phật. Bản thân trong nhà người viết, trước đây cũng có một am hai tầng: tầng trên thờ Phật, tầng dưới thờ Ngũ hổ. Vào những ngày rằm, mùng một hoặc lễ chạp, ngoài hương hoa, oản chuối, các cụ còn cúng một miếng thịt heo sống trên ban thờ “Ông Ba mươi” một cách rất tôn kính. Hồi còn nhỏ, người viết đã bị bậc sinh thành rầy la, chỉ vì trước ban thờ các ngài dám phạm húy gọi ngài là “con hổ”. 

Tìm về cội nguồn Kinh Dịch

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Tài liệu: Tải về
Say sưa miệt mài trên con đường tìm hiểu về nền văn hóa Á Đông, từ tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” rồi “Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp” và bây giờ là cuốn “Tìm về cội nguồn kinh Dịch”, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh dường như không biết mệt mỏi, đã cố gắng tham khảo tìm tòi, luận cổ suy kim rồi vắt óc mình mà đưa ra những phát kiến mới lạ trong Dịch học để cống hiến cho mọi người. Thiện chí và công phu của tác giả tưởng đáng nên trân trọng.

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

24 Huyệt trên Nhâm mạch

1. Hội âm:

Vị trí: Ở giữa tiền âm và hậu âm (đàn ông thì lấy điểm giữa đường nối bìu và hậu môn, đàn bà lấy điểm giữa đường nối giữa bờ sau môi lớn và hậu môn). (H.1)

LỄ HỘI BÌNH THUẬN

Bình Thuận có nhiều lễ hội được phân đều các tháng trong năm. Dưới đây là một số lễ hội chính:

1. Lễ hội Dinh Thầy Thím

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Sức khỏe và đời sống tâm linh

Trong đời sống hàng ngày, con người thường quan tâm đến sức khỏe thể xác, chăm sóc cho thân xác khỏe mạnh, đẹp đẽ bằng các chế độ dinh dưỡng phù hợp và dùng thuốc để phòng và trị bệnh, đây là cách làm tự nhiên. Thể xác có mạnh khỏe, thì mới có cảm giác trung thực về đời sống.

Mạch đường tâm linh Đông - Tây Yên Tử

(BGO) - Khu vực Đồng Thông thuộc xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) vốn thuộc quần thể di tích Phật giáo Yên Tử gồm nhiều di tích như: đền, chùa Trình, chùa Cầu, chùa Kim Quy, đèo Bụt, núi Phật Sơn. Quần thể thắng tích này nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử là vùng đất địa linh, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, là một phần của mạch đường tâm linh Đông-Tây Yên Tử.

Từ các tư liệu lịch sử và khảo sát thực tế, có thể nhận thấy từ thời Lý (thế kỷ XI) và sau đó là thời Trần (thế kỷ XIII – XIV) đến các triều đại sau này, khu vực núi Yên Tử và Tây Yên Tử đã có dấu tích các thiền sư đến nơi này tu hành dựng chùa. Với vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hội tụ khí thiêng rất phù hợp với việc dựng chùa, tu thiền, giác ngộ đạo pháp, xứng đáng là vùng đất linh, chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền thuần Việt, tiêu biểu cho bản sắc văn hoá và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc.


Việc dựng chùa ở các điểm cao này ngoài để tu hành, tham thiền học đạo còn cho thấy nhãn quan chiến lược của các vương triều phong kiến xưa lưu tâm đến vấn đề an ninh quốc gia ở khu vực Đông Bắc – một vùng đất có vị trí quan trọng, trấn giữ kiểm soát cả khu vực rộng lớn địa đầu của Tổ quốc về quân sự, chính trị và kinh tế. Từ đó có cái nhìn ở góc độ du lịch văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử trong thời đại ngày nay và có thể hình thành các tuyến du lịch văn hóa tín ngưỡng Phật giáo Trúc Lâm, gồm: Tây Yên Tử và Đông Yên Tử.


Kết hợp tuyến Đông-Tây Yên Tử là một con đường văn hóa tâm linh ý nghĩa. Từ trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm đi cụm di tích thứ nhất với chùa Bình Long, Yên Mã, Hòn Tháp (Lục Nam) đi tiếp Côn Sơn, Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai (Chí Linh - Hải Dương), tiếp đến chùa Hồ Bấc, khu đền Trần, khu sinh thái/ đền Suối Mỡ (Lục Nam); Trung tâm/chùa Vĩnh Nghiêm đi chùa Bình Long, Yên Mã, Hòn Tháp.

Sau đó đi tiếp chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai, Ngũ Đài Sơn; đến trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm, đền An Sinh, chùa/am Ngoạ Vân, Hồ Thiên, đi tiếp xuống cụm di tích thứ ba chùa Đồng Vành, Am Vãi, đền Trần (Lục Nam), sau đó đi tiếp lên chùa Đồng, xuống Bảo Sứ, Một Mái, chùa Tiên, Hoa Yên, Giải Oan (Quảng Ninh) và kết thúc.


Từ Vĩnh Nghiêm - đến hết toàn bộ di tích Tây Yên Tử, sau đó lên chùa Đồng, Hoa Yên, Giải Oan và quay về Quỳnh Lâm, An Sinh, Ngoạ Vân, Hồ Thiên, về Côn Sơn, Kiếp Bạc hoặc là từ Vĩnh Nghiêm đi Côn Sơn, Kiếp Bạc, Thanh Mai, đến Quỳnh Lâm, An Sinh, Ngoạ Vân, Hồ Thiên để rồi lên Hoa Yên, chùa Đồng và xuống chùa Đồng Vành, đền Trần, chùa Am Vãi rồi trở về Suối Mỡ, Hồ Bấc và kết thúc ở Bình Long, Hòn Tháp, Yên Mã.


Để con đường du lịch văn hoá tín ngưỡng Trúc Lâm Yên Tử trở thành hiện thực cần có sự chung tay hành động trong việc bảo tồn sinh cảnh của di tích, cụm di tích cũng như toàn bộ khu vực thuộc núi Yên Tử và các vùng phụ cận. Nếu có lộ trình khai thác, phát huy, giữ gìn văn hoá Trúc Lâm Yên Tử thiết thực, chắc chắn trong thời gian không xa nữa, con đường du lịch văn hoá tín ngưỡng Trúc Lâm Yên Tử sẽ trở thành hiện thực, đáp ứng mong mỏi của du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái, ngưỡng mộ Yên Tử huyền tích, hùng vĩ.

Theo Thân Quang Huy (báo Bắc Giang)

TÂM LINH NHÂN ĐIỆN - LINH HỒN - BỆNH THẦN KINH

Dù cho khoa học cứ tiếp tục theo đà tiến bộ nhanh chóng như trong mấy thập niên vừa qua, người ta không tin rằng nhân loại sẽ có một đáp án đồng nhất cho vấn nạn về nguồn gốc con người. Sự đối nghịch giữa hai chủ thuyết duy tâm (hay duy linh) và duy vật có lẽ còn lâu lắm mới bị xóa nhòa. Sự sụp đổ của các quốc gia từng theo chủ thuyết trên nền tảng duy vật biện chứng kéo theo sự lung lay niềm tin của khá nhiều người đối với chủ thuyết này nhưng điều đó không có nghĩa là biện chứng duy tâm có thêm căn bản khả tín của khoa học.