Theo tổ chức Y tế thế giới, người ăn chay có tuổi thọ cao hơn ăn mặn. Bộ tộc kogi ăn chay toàn phần nên rất ít bệnh, ai chết 100 tuổi họ gọi là chết non.
Khoa học giải thích hiện tượng này như thế nào?
I. TÂM AN
Người uống bao nhiêu thuốc bổ nhưng tâm lo lẳng hoảng sợ thì cũng vẫn yếu ốm. Người chẳng chút thuốc bổ nào nhưng lúc nào cũng an vui, miệng cười tươi rói thì bệnh ít thâm nhập.
Nếu:
Tâm giận sân thì hại gan.
Tâm mừng hoảng thì hại tim.
Tâm lo thì hại tỳ.
Tâm buồn thì hại phổi.
Tâm sợ thì hại thận.
Nếu tâm bình quân, an nhiên tự tại thì các bệnh kia tự khắc rút lui.
II. KIỀM TÍNH.
Kiềm tính là chỉ số đánh giá độ Ph trong tế bào con người.
Người có độ kiềm lý tưởng là 7,14. Dưới đó gọi là a xít hay gây bệnh tật. Trên nhiều cũng gây bệnh không ốt cho sức khỏe.
Trẻ em thường đạt độ kiềm lý tưởng khoảng 7,14.
Thứ nữa là người ăn chay tiệm cận với tiêu chuẩn này.
Người ăn mặn, có độ kiềm kém, tính a xít cao - môi trường thuận lợi cho lão hóa, ô xy hóa khử, bệnh tật phát sinh. Thức ăn mặn làm tăng tính a xít, tạo ra nhiều ô xy gốc tự do làm tăng sự lão hóa, môi trường thuận lợi hình thành bệnh, nhất là các bệnh nan y, mãn tính.
Bệnh nhân ốm nặng thường có tính a xít rất cao, nên cần truyền dung dịch kiềm cấp cứu là đỡ.
Ăn mặn vừa nhanh lão hóa, vừa tạo ra môi trường cho bệnh phát triển, lại bị luật nhân quả xâm hại. Các chất động vật khi phân hủy có mùi thối rất độc, khó chịu trong khi các thực vật thì ít hại hơn. Khi ăn mặn, sự phân hủy độc tố hóa hợp vào máu, thịt hình thành các độc tố gây bệnh.
Lại nữa, ăn xác chết khác nào đưa linh hồn thú vật vào dạ dày thành bãi tha ma để họ báo oán ? Thay bằng đưa các thây ma vào dạ dày, ta có thể kiên quyết từ bỏ chúng để dạ dày được thanh tịnh, trừ bệnh được không ?
Ăn chay không bị những điều xấu trên, mà thức ăn chay cuối cùng thường sinh ra tính kiềm như kali, nát ri, can xi có tác dụng chống lại sự ô xy hóa khử, ngăn ngừa bệnh tật, ung thư, bệnh mãn tính.
Người ăn chay còn hóa giải được các độc tố trong thức ăn từ a xít sang kiềm. Thức ăn chay không chỉ ít độc, lại bổ hơn mặn. Trên cùng một khối lượng, đạm trong đậu phụ cao hơn thịt bò 4, 3 lần, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, gạo lứt, vừng đen … đều có chỉ số calo vượt trội so với các loại thịt, trứng. Ăn chay vừa lành, vừa trẻ lâu, giảm thiểu bệnh phát sinh, lại tốt cho luật nhân quả với người tu hành. Các nhà sư, các người ăn chay rất ít bệnh, da dẻ hồng hào. Những năm 1960, nước ta nghèo, cả năm mới được vài cân thịt, toàn dân gần như ăn chay nên không nhiều bệnh mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường, gút … như ngày nay. Bộ tộc Kogi ăn chay toàn phần nên sống đều trên 100 tuổi, dân hầu như không có bệnh đáng để chúng ta suy ngẫm, chuyển đổi thói ăn mặn vừa độc hại, vừa tàn ác.
III. CHỈ SỐ SINH KHÍ (bovis).
Chỉ số người bình thường khoảng 5.000 bovis, người ăn chay và tu hành thường trên 8.000. Người đắc đạo trên 20.000 bovis hoặc vô cực.
Người ăn thịt cá nhiều thường có chỉ số bovis dưới 5000, dễ bị huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường, gút và các bệnh nan y khác. Chỉ số bovis thấp dễ bị cảm, lây bệnh hay “vong nhập”. Những người chỉ số bovis cao không có hiện tượng này.
Nhà sư ăn chay thường ít bệnh, da dẻ hồng hào, chỉ số bovis rất cao, họ sờ vào cháu bé có tác dụng tăng từ trường làm các cháu ăn ngon, ngủ tốt, ít quấy khóc.
IV. PHÁT TRIỂN TÂM TỪ BI
Với quý Phật tử đã quy y Tam bảo, cần không sát sinh cũng như không khuyến khích sát sinh. Ăn mặn là khuyến khích nghiệp sát sinh. Người có tâm từ luôn tôn trọng sự công bằng, sự sống của kẻ khác vì nó đều đáng quý cả. Gà rất sợ quạ, diều hâu. Nhưng khi con nó bị nguy nan, gà mẹ sẵn sàng hy sinh, bay lên tấn công quạ, diều hâu để cứu con. Vậy đủ biết tình cảm loài vật khác chi loài người.
V. CẦN TẠO RA TÂM BÌNH ĐẲNG
Người và súc sinh khác nhau về hình dạng, nhưng giống nhau về Phật tính. Đó là sự bình đẳng. Giết kẻ Phật tính này để nuôi kẻ phật tính kia còn có bình đẳng không ? Lại nữa - có thể kẻ kia là cha mẹ kiếp trước, có khi là Bồ tát hóa thân thì sao đây ? Người giác ngộ đều biết nghiệp lực của mình có thể lăn trôi trong lục đạo, nay ở cảnh giới này, mai ở cảnh giới khác do mình đã gieo nhân. Biết vậy mà vẫn sát sinh, vẫn ăn thịt cá hỏi có phải là biết tôn trọng sự bình đẳng không ?
VI. TRÁNH NHÂN QUẢ BÁO ỨNG
Cuộc sống Ta bà đều nằm trong luật Nhân quả báo ứng. Ăn cái đau đớn, chết non của kẻ khác, liệu ta có không đau đớn, không chết non, không bệnh tật, không bị báo ứng chăng? Câu chuyện trên báo An ninh thế giới kể về ngôi nhà ma của gia đình làm nghề thịt chó và chết thảm hại là những minh chứng về nghiệp báo ứng trong sát sinh.
Không sát sinh làm cho ta nâng cao sức khỏe, tiêu giảm bệnh tật, lại phát triển được tâm từ bi, tạo ra sự bình đẳng giữa các chúng sinh và hơn hết là tránh bị nhân quả báo ứng khổ đau nhằm tiến tới giác ngộ, giải thoát.
Nam mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét