Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

TA LÀ AI? (Cấu trúc bản thể con người)

Các quy mô của bản thể con người

Theo nhiều trường phái và nhiều tác giả thì nhân thể gồm nhiều quy mô (hay mức) khác nhau:

- Về vật chất (vật chất hạt thô hay tinh vi - sống tần số thấp hay cao, siêu cao tạo nên các cơ thể).
- Về hình thể (dạng) của cơ thể.
- Và về hình thái vận động của cơ thể.

Lạy Phật và những trải nghiệm của tự thân

Thành kính lạy Phật
GNO - Lạy Phật lợi ích vô cùng 
Lưu thông máu huyết khiêm cung tánh tình
Vừa có phước vừa dưỡng sinh 
Hàng ngày thường lạy an khinh cõi lòng...

Trong thời buổi hiện đại, với sự tiến bộ của khoa học, trong nhịp sống công nghiệp, máy móc và các tiện nghi vật chất đã thay thế sức người. Con người ít vận động, nhưng phải chạy theo nhiều nhu cầu vật chất, nên quay cuồng với bao áp lực, nhất là những vị làm văn phòng và các nghề nghiệp ngồi một chỗ, không có nhiều thời gian để sống thỏa mái với thiên nhiên, khiến tinh thần dễ bị căng thẳng, cơ bắp toàn thân cũng tự nhiên căng cứng theo.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

PHÁP THOẠI: NÓI VỀ LINH HỒN (tiếp theo)

Phap Khong Chan Nhu: Hôm nay, chúng ta sẽ nói đến vấn đề sau khi thay đổi lớn (tức là sau khi chết), thực thể chúng sinh là thứ gì.
Một số vị đã trình bày tri kiến của mình và trong đó có một số vị nói đúng. Như thế nào là đúng, tức là sau khi thay đổi lớn (tức là sau khi chết), thực thể chúng sinh là thứ gì?

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

KINH NIẾT BÀN

Tôi nghe như vầy[01]:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Niết-bàn có tập[02] chứ không phải không tập. Tập của Niết-bàn là gì? - Giải thoát là tập.

Trong kinh A Hàm chứng thực Đức Phật có khai thị hai từ 'Tiểu thừa' và 'Đại thừa'

PHẦN 1: DẪN NHẬP

Trong giới Phật học hiện nay vẫn chia làm 2 nhánh lớn là Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Hán truyền (Phật giáo Bắc truyền). Những người theo Phật giáo Nam truyền chủ yếu tu tập đạo Giải thoát, hay còn gọi là Tiểu thừa, hay Thanh văn thừa, chứng quả vị cao nhất là A La Hán (ở đây tạm không nhắc đến Duyên giác thừa). Còn những người tu theo các pháp môn Phật giáo Bắc truyền là tu theo đạo Phật Bồ Đề, hay còn gọi là Đại thừa, chứng quả vị cao nhất là Phật quả.

Liệu pháp Điều hoà Năng lượng (Prana)

Ấn thường được thể hiện trong các tranh, tượng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt khi nói đến khí công và tĩnh tọa, nhiều người thường liên tưởng ngay đến các vị đạo sư hoặc những nhà khí công ngồi thiền, hai tay bắt ấn!
Tại sao phải bắt ấn? Phải chăng ấn chỉ liên quan đến những điều huyền bí, mê tín, không giải thích được?
Bài viết sau đây sẽ đề cập đến ý nghĩa và tác động khí hóa của ấn trong việc tu luyện tập khí công và tĩnh tọa, thiền định để giúp bản thân tự chữa bệnh cho mình bằng Năng lượng luân lưu trong cơ thể.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Người xưa dạy 2 huyệt đạo bí truyền đánh thức khí lực vô hình của cơ thể

Chân Âm là từ ngữ của y học đông phương, ám chỉ khí lực vô hình tiềm tàng của phần âm ở bên dưới cơ thể. Chân Âm sung mãn là điều kiện để não bộ được bền vững, khỏe mạnh.

Chuyện thật có thật ở Phú Thọ: Tiến sĩ có 2 con đều là Thần Phật hóa thân

Chồng là Tiến sĩ, Giám đốc một Bệnh viện đa khoa ở Phú Thọ, vợ là chủ một ảnh viện áo cưới nổi tiếng, họ sinh được 2 người con 1 trai 1 gái đẹp như tranh vẽ, thông minh học giỏi. Bỗng một ngày người ta sững sờ khi bắt gặp ở trên ngọn núi thiêng của Tam Đảo cảnh tượng 2 vợ chồng vị Tiến sĩ này đang chắp tay cúi lạy và xưng hô là “con” với chính…2 đứa con nhỏ do mình sinh ra…

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

TUYÊN BỐ TỔNG QUÁT SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ (từ tuyên bố 48 đến 60)

48) Tất cả chúng hữu tình đều có Tánh linh.

49) Mỗi Tánh linh đều có môi trường nội tại liên tục (sau đây được đặt tên là Linh Quang, ai đó muốn gọi tên khác đều được vì đây là từ mới), xuyên thấu mọi vị trí và trùm khắp Vũ trụ. Ngoại trừ môi trường Linh Quang liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác thuộc về Tánh linh.

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

BẢN THỂ TUYỆT ĐỐI

Chân lý tuyệt đối:

Tất cả tồn tại đều là năng lượng.

Công thức diễn đạt Bản Thể:

Năng lượng có thể được phân biệt theo nhiều loại hoặc không biệt tùy theo nhu cầu phân biệt của con người. Con người có thể phân biệt năng lượng theo hai loại cơ bản: năng lượng vô tính và năng lượng hữu tính. Năng lượng vô tính là năng lượng không tham gia sản sinh và tạo tác. Năng lượng hữu tính là năng lượng tham gia sản sinh hoặc/và tạo tác. Bỡi vì sự phân biệt này, cho nên bên trong trường năng lượng vô tính có trường năng lượng hữu tính, bên trong trường năng lượng hữu tính có trường năng lượng vô tính; Trường năng lượng vô tính không nằm ngoài trường năng lượng hữu tính, trường năng lượng hữu tính không nằm ngoài trường năng lượng vô tính.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

PHÁP THOẠI: NÓI VỀ TỤNG KINH (tiếp theo)

Phap Khong Chan Nhu: Tụng như thế nào là đúng pháp, như thế nào là không đúng pháp thì tôi đã trình bày với chư vị.
Còn việc tụng kinh hiện nay ở các chùa, đa số không đúng pháp, nhưng nhờ việc tụng kinh hàng ngày mà chư vị cư sĩ thường lui đến chùa để tham gia tụng kinh. Vậy phải làm như thế nào để việc gieo duyên Phật pháp này vẫn được duy trì như vậy mà vẫn phải thực hành đúng pháp? Theo chư vị thì phải làm như thế nào?

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

THỜI ÁO LỤA

Cô gái ngày xưa,
Một thời áo lụa
Đi nhặt phượng buồn
Ép hồn lên vở
Cho ngày chia ly.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

PHẦN 3: TUYÊN BỐ TỔNG QUÁT SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ (tiếp theo 2)

37) Khi một vị trí trong hạt vật chất cội gốc biến thiên (thay đổi) cường độ khối lượng thì độ biến thiên cường độ khối lượng được lan truyền đến mọi vị trí xung quanh và tuân theo quy tắc phân bố chân không của hạt.
Độ biến thiên cường độ chính là phần cường độ tăng lên hoặc giảm xuống. Ví như ta có 10 ngàn đồng. Mất 01 ngàn còn 09 ngàn. Hoặc được lợi thêm 01 ngàn được 11 ngàn. 01 ngàn đó gọi là độ biến thiên.

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Tây Tạng Huyền Bí

Lobsang Rampa – Nguyễn Hữu Kiệt dịch
Nhà xuất bản Xuân Thu ấn hành & Nhà xuất bản Tôn Giáo
Thời Thơ Ấu

A ha! Aha! Đã lên tới bốn tuổi rồi mà không ngồi vững trên lưng ngựa! Mi sẽ không bao giờ trở nên một người hùng! Rồi đây cha mi sẽ nói sao?

Vừa nói xong, ông Tzu thẳng tay quất vào mông con ngựa một ngọn roi da, đầu ngọn roi cũng đét luôn cả vào người kỵ mã bất đắc dĩ, và nhổ luôn một bãi nước bọt xuống đất một cách khinh bỉ.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

THIỀN QUÁN LÀ GÌ?

Chúng ta sử dụng suy nghĩ như một công cụ, như hành vi để biết sự sinh khởi, bởi vì công năng của thiền quán thì ở trên và vượt qua tiến trình suy nghĩ; nó dẫn chúng ta tới chỗ không bị mê vọng bởi sự suy nghĩ.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Phật giảng giải cho Ca Diếp về Thế Lưu Bố Tưởng

Phật giáo nói rằng cuộc sống ở thế gian là thế lưu bố tưởng. Thế lưu bố tưởng 世流布想 là tưởng tượng bình thường được lưu truyền rộng rãi qua nhiều đời của thế nhân. Trong kinh “Đại bát Niết bàn” 大般涅槃经 do ngài Đàm Vô Sấm 昙无谶 (Dharmaraksa) pháp sư người Ấn dịch, Phật nói với Ca Diếp:
一切凡夫有二种想。一者世流布想。二者着想。一切圣人唯有世流布想无有着想。一切凡夫恶觉观故。于世流布生于着想。一切圣人善觉观故。于世流布不生着想。是故凡夫名为倒想。圣人虽知不名倒想。

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Truyện ngắn: BỒ TÁT

Tôi đi chùa, không hiểu sao rất thích hai chữ Bồ Tát. Trong chùa, tượng Phật quá chừng nhiều, mà tượng Bồ Tát rất ít, hầu như chỉ có Quan Thế Âm cầm cành dương liễu đứng giữa ao sen. Lâu lâu mới gặp một chùa có tượng Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền. Tôi không thoả mãn, muốn biết thiệt nhiều Bồ Tát nữa kìa.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Niết Bàn là gì?

Người nào nếu thân, miệng, ý dứt được tham, sân, si thì ưu bi khổ não không có. Chính ngay lúc đó là Niết Bàn hiện tại. Mục đích của người tu Phật lấy quả vị Niết Bàn làm chỗ cứu cánh. Vậy Niết Bàn là gì?
- Trong các kinh điển có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng chữ Niết Bàn (Nirvana) không ngoài những nghĩa Viên tịch (hoàn toàn vắng lặng), Vô sanh (không còn sanh diệt) và Giải thoát... những nghĩa này nhằm chỉ cho người đạt đạo sống trong trạng thái tâm thể hoàn toàn vắng lặng, dứt hết vọng tưởng vô minh.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

HIỂU VỀ TAM QUY NGŨ GIỚI

1- Tam quy là gì?

Đó là lòng tự nguyện của Phật tử thuận đi theo nương nhờ Tam bảo. Tam Bảo có nghĩa là ba cái rất quý của nhà Phật. Đó là Phật bảo, tức là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cộng Pháp bảo là lời chỉ dạy của Đức Phật hồi còn tại thế được viết thành Kinh, và Tăng bảo là đội ngũ Tăng Ni là những người tu hành tại cửa Phật. Vì ba cái này rất quý nên mới gọi là Tam Bảo, tức là ba Bảo bối của Nhà Phật. Thuận theo ba cái này thì gọi là Quy y Tam bảo, gọi tắt là Tam quy.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

PHẦN 3: TUYÊN BỐ TỔNG QUÁT SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ (tiếp theo)


28) Một hạt vật chất cội gốc sẽ trương nở ra mọi hướng khi mọi vị trí tiếp xúc giữa chân không xung quanh với bề mặt của hạt đều có cường độ khối lượng nhỏ hơn cường độ khối lượng bề mặt của hạt.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

MẬT NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN

Mùa Phật đản, ở chùa nào cũng tôn trí hình ảnh một cậu bé trẻ bụ bẫm, một tay chỉ lên trời, một tay thõng xuống đất. Dưới là đóa sen nâng đỡ gót chân, không phải một mà là bảy đóa sen. Xung quanh em bé nhiều cung nữ chắp tay kính cẩn. Trên không hiện diện nhiều vị trời, thần tiên biểu lộ sự hoan hỷ trước sự ra đời của em bé. Đó là bố cục không gian đặc sắc trong ngày sinh của Đức Phật, trong thân tướng con người, tại vườn Lâm tỳ ni, thành phố Ca tỳ la vệ, nước Ấn độ thời cổ đại, cách đây hơn 2500 năm. Sự kiện Ngài sinh ra gọi là đản sinh. Về sau, kỷ niệm ngày sinh của Phật, người ta gọi là Phật đản.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

BỐN ĐIỀU KHIẾN BỒ TÁT ĐẠT ĐƯỢC ĐẠI TRÍ HUỆ

(Phạm Công Thiện)

“Hỡi này, Ca Diếp, có bốn điều khiến cho một bậc Bồ Tát đạt được Đại Trí Huệ.
Bốn điều ấy là gì?
1. Luôn luôn tôn kính Phật Pháp và tôn thờ những vị Pháp sư;
2. Thuyết giảng khắp nơi bất cứ pháp môn nào của Phật Pháp mà mình đã học được, thuyết giảng rộng rãi với cái lòng trong sạch, không dơ bẩn vì danh thơm tiếng tốt hoặc vì lợi lộc tiền tài;
3. Phải biết rằng trí huệ phát khởi từ sự siêng học Phật Pháp càng nhiều càng tốt, và siêng năng học Phật Pháp với sự cố gắng nỗ lực khẩn cấp liên tục giống như giải cứu cái đầu mình khỏi bị lửa cháy sém;
4. Phải tụng đọc những kinh Phật mà mình đã học được, và thực hành những điều mình đã học một cách vui sướng bất tận mà không bị vướng kẹt chằng chịt bởi ngôn từ, ngôn thuyết”.

XƯA NAY KHÔNG MỘT VẬT (Bản Lai Vô Nhất Vật)

Tôi đã lớn lên cùng với những dòng Bát Nhã Tâm Kinh. Những lời “sắc bất dị không” đã nghe âm vang như tiếng mõ ban mai, như tiếng tim đập của những ngày vui và của những đêm buồn, như tiếng mưa rơi mái hiên trong những buổi chiều ngồi đọc thơ Nguyễn Du. Tương tự như thế, tôi cũng say mê Kinh Pháp Bảo Đàn, trong đó nhớ nhất là câu “bản lai vô nhất vật” -- trước giờ chưa từng có một vật -- những chữ này làm sáng rực những trang kinh, làm tràn ngập lòng tôi những niềm vui như trưa nắng sân chùa. Cho dù, thú thật, ngay cả từ thời thơ trẻ, hiểu chỉ lơ mơ, và tu chỉ dò dẫm.

KHOA HỌC LÀ SAI LẦM NỐI TIẾP SAI LẦM

KHOA HỌC LÀ SÁNG ĐÚNG CHIỀU SAI SÁNG MAI LẠI ĐÚNG
Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học phương Tây, số phận của con người đã được định sẵn và phụ thuộc và Mặt trời.
Không biết đến bao giờ các nhà khoa học phương Tây mới hết cơn điên loạn. Những nghiên cứu của họ có thể nói ngày càng trở nên bệnh hoạn. 
Xét về khía cạnh nghiên cứu thì đây là một dạng nghiên cứu hoàn toàn cũ rích. Bởi nghiên cứu kiểu này đã từng được các nhà chiêm tinh học phương Đông nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm cách đây cả ngàn năm.

8. LỜI PHẬT DẠY

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN KHÍ VÀ ĐỊA LINH

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA ĐẤT NƯỚC
NGUYÊN KHÍ VỮNG THÌ NƯỚC MẠNH VÀ THỊNH
NGUYÊN KHÍ YẾU THÌ NƯỚC YẾU VÀ SUY
CHO NÊN CÁC THÁNH ĐẾ, MINH VƯƠNG
KHÔNG AI KHÔNG CHĂM LO VIỆC
XÂY DỰNG NHÂN TÀI, BỒI ĐẮP NGUYÊN KHÍ

TÂM VÀ VẬT TRONG PHẬT PHÁP

Kinh điển xưa nói về Tâm và Vật

Tâm và Vật là vấn đề rất lớn của triết học từ xưa đến nay. Vấn đề là : Nền tảng của vũ trụ vạn vật là Tâm (Thức, tinh thần) hay Vật chất?

Các triết học gia cả Đông lẫn Tây đã bàn luận rất nhiều, song không đủ thuyết phục vì họ không thể đưa ra được chứng cứ, chỉ có lý luận suông, hoặc cố đưa ra những dẫn chứng khá mơ hồ, trừu tượng, rất khó hiểu và không đủ sức thuyết phục, chỉ có bậc thượng sĩ (nói theo Đạo Đức Kinh) may ra mới hiểu.

7. LỜI PHẬT DẠY

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Tiền bạc, Trí tuệ và Cảm xúc

1
Giàu có khác Giàu sang. Làm Giàu đã khó, sống được Giàu sang khó hơn nhiều. Ở trong biệt thự xây như lâu đài trong khu riêng biệt có cổng gác, đi xe Rolls-Royce Phantom, biển số tứ quý, chơi nuôi cả đàn chó Ngao Tây Tạng, thuê chuyên cơ bay sang Macao đánh bài trong VIP room,... đấy là Giàu có. Người Việt có một từ rất hay, đó là Trọc phú, chỉ những kẻ chỉ duy nhất giàu có về tiền bạc,... còn mọi cái đều trọc lốc! Giàu sang là giàu cả ba thứ: giàu có về Tiền bạc, giàu có về Trí tuệ và giàu có về Cảm xúc. Đó mới thực là Giàu Sang.

Nhận thức về chân lý trong Phật giáo

NSGN - Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật. Thực sự, đây là vấn đề bận tâm nhất của Phật. Trong kinh điển, chúng ta thường thấy xuất hiện nhiều từ ngữ như sacca, yathābhūtam, bhūtaṃ, tacchaṃ atthasaṃhitaṃ, tatva, tathatā, dharmatā... là để nói về chân lý, hay sự thật, hay những gì phù hợp với thực tế.

6. LỜI PHẬT DẠY

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

PHẦN 3: TUYÊN BỐ TỔNG QUÁT SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ

Xem trước: TIẾP THEO PHẦN 2: NHỮNG SAI LẦM CỦA KHOA HỌC (4)
1) Không có bất cứ thứ gì có mặt kể cả không gian và thời gian khi Vũ trụ “chưa” khởi sinh.
2) Bất cứ thứ gì có mặt kể cả không gian và thời gian thì đều thuộc về Vũ trụ.
3) Chỉ có hai nhóm cội gốc có mặt trong Vũ trụ đó là nhóm các Tánh linh và nhóm các hạt vật chất cội gốc.
(Sau đây, chúng được gọi là hai nhóm cội gốc).
4) Nhóm các Tánh linh có vô số Tánh linh, nhóm các hạt vật chất cội gốc có vô số hạt vật chất cội gốc.

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG NHÀ KHOA HỌC TÂM LINH

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương sinh ngày 27/03/1927, mất ngày 24/03/2004, là một hiện tượng trong đời sống văn hóa nước ta. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là đội viên Đội biệt động dân quân, sau đó là đội viên Đội Thanh niên tuyên truyền xung phong Quảng Nam - Đà Nẵng. Ông có tư chất rất dũng cảm, thông minh, và lãng mạn, mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng hành trang của ông luôn đầy đủ ba thứ đó là: cây súng, cây sáo và cuốn sách Toán.

5. LỜI PHẬT DẠY

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

ĐÁNH THỨC PHẬT TÁNH BẰNG LÒNG SÙNG MỘ

Kính bạch Thầy!

Lần đọc lại những bài viết và nghe những bài giảng bất chợt con lại có sự hiểu lạ mà trước đây con chưa bao giờ nghĩ tới. Dù đó đây con được đọc rất nhiều bài viết, bài giảng về đề tài sùng kính Đạo sư là nền tảng giác ngộ. Khi ta sùng kính Thầy như Phật ta được ơn phước từ Phật chuyển qua v..v.. và vâng vâng nhưng con vẫn thật sự chưa có cái hiểu một cách đơn giản để có thể trả lời cho bản thân mình rằng tại sạo khi minh sùng kính vị Thầy thì mình tiến nhanh đến giác, tâm và đời sống mình có nhiều sự chuyển biến mà mình không cần phải nổ lực cố gắng nhiều (miên mật tu tập) mà vẫn đạt được những thành tựu trong thế gian, trong tâm linh. Sau đây là những gì con chợt hiểu, mong Thầy giúp con minh định lại sự hiểu của mình. Con cảm ơn Thầy!

Cuộc đời Đức Phật

Hoàng hậu Ma Da, mẹ của Bồ Tát thụ thai. Bà nằm mộng thấy một con voi trắng từ núi vàng, núi bạc đến và mang cho bà một cành hoa sen.