Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

PHẦN 3: TUYÊN BỐ TỔNG QUÁT SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ (tiếp theo 2)

37) Khi một vị trí trong hạt vật chất cội gốc biến thiên (thay đổi) cường độ khối lượng thì độ biến thiên cường độ khối lượng được lan truyền đến mọi vị trí xung quanh và tuân theo quy tắc phân bố chân không của hạt.
Độ biến thiên cường độ chính là phần cường độ tăng lên hoặc giảm xuống. Ví như ta có 10 ngàn đồng. Mất 01 ngàn còn 09 ngàn. Hoặc được lợi thêm 01 ngàn được 11 ngàn. 01 ngàn đó gọi là độ biến thiên.
38) Khi lan truyền độ biến thiên cường độ khối lượng từ hạt vật chất cội gốc này sang hạt vật chất cội gốc kia thì độ biến thiên cường độ khối lượng được lan truyền trong hạt kia tuân theo quy tắc phân bố chân không của hạt kia.
39) Vũ trụ thì luôn luôn trương nở với gia tốc mở rộng giảm dần và gia tốc mở rộng giảm dần không bao giờ bằng không.



40) Bề mặt của hạt vật chất cội gốc luôn luôn biến dạng, thể tích của nó luôn luôn thay đổi, tâm của nó luôn luôn di chuyển.
41) Bốn trường hợp cân bằng sau đây, không có trường hợp cân bằng nào xảy ra trong một khoảng thời gian:
- Một là, cường độ khối lượng tại mọi vị trí tiếp xúc giữa hai hạt vật chất cội gốc là bằng nhau (trong một khoảng thời gian).
- Hai là, mật độ khối lượng trung bình của hạt vật chất cội gốc này và mật độ khối lượng trung bình của hạt vật chất cội gốc kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng trong hạt kia là bằng nhau (trong một khoảng thời gian).
- Ba là, sự phân bố chân không trong hạt vật chất cội gốc đạt được quy tắc phân bố chân không của hạt (trong một khoảng thời gian).
- Bốn là, tâm của hạt vật chất cội gốc nằm tại trọng tâm của hạt (trong một khoảng thời gian).
42) Ánh sáng, sóng điện từ, sóng hấp dẫn và những thứ tương tự như thế nếu được nói thêm đều là một thứ duy nhất, đó là hiện tượng của quá trình lan truyền độ biến thiên cường độ khối lượng trong chân không (trong không gian, trong vật chất).
(Lưu ý tuyên bố thứ 13, tuyên bố thứ 34, tuyên bố thứ 35 và tuyên bố thứ 36).
43) Vận tốc lan truyền độ biến thiên cường độ khối lượng (vận tốc ánh sáng, sóng điện từ, sóng hấp dẫn và những thứ tương tự như thế nếu được nói thêm) trong chân không (trong không gian, trong vật chất) không phải là hằng số.
44) Các loại lực tương tác cơ bản như lực tương tác hấp dẫn, lực tương tác điện từ, tương tác mạnh, lực tương tác yếu và những thứ lực tương tác cơ bản khác nếu được nói thêm đều là một lực tương tác duy nhất, đó chính là sức trương nở của chân không theo quy tắc phân bố chân không của hạt.
45) Hai hạt vật chất cội gốc chỉ có thể tương tác với nhau khi và chỉ khi chúng tiếp xúc với nhau.
46) Sự chênh lệch cường độ khối lượng của hai hạt vật chất cội gốc tại mặt tiếp xúc giữa hai hạt là nguyên nhân làm cho hai hạt vật chất tương tác với nhau (hút với nhau, đẩy lẫn nhau).
47) Trường hợp hai hạt nêu tại tuyên bố thứ 31 là trường hợp hai hạt hút nhau, trường hợp hai hạt nêu tại tuyên bố thứ 32 là trường hợp hai hạt đẩy nhau.

Phap Khong Chan Nhu (thuyết giảng lúc 9g30  ngày 29/5/2016)

Không có nhận xét nào: