Lần đọc lại những bài viết và nghe những bài giảng bất chợt con lại có sự hiểu lạ mà trước đây con chưa bao giờ nghĩ tới. Dù đó đây con được đọc rất nhiều bài viết, bài giảng về đề tài sùng kính Đạo sư là nền tảng giác ngộ. Khi ta sùng kính Thầy như Phật ta được ơn phước từ Phật chuyển qua v..v.. và vâng vâng nhưng con vẫn thật sự chưa có cái hiểu một cách đơn giản để có thể trả lời cho bản thân mình rằng tại sạo khi minh sùng kính vị Thầy thì mình tiến nhanh đến giác, tâm và đời sống mình có nhiều sự chuyển biến mà mình không cần phải nổ lực cố gắng nhiều (miên mật tu tập) mà vẫn đạt được những thành tựu trong thế gian, trong tâm linh. Sau đây là những gì con chợt hiểu, mong Thầy giúp con minh định lại sự hiểu của mình. Con cảm ơn Thầy!
Phật tánh nếu xét về nguyên tố sự thì thuộc nguyên tố tinh túy
Đức Phật nói :“Tất cả chúng sanh ai cũng có Phật tánh hay gọi là chân tâm, bản lai diện mục…..(rất nhiều tên gọi khác nhau nhưng đồng một nghĩa) muốn đi vào chân tâm này vốn đã bị bao phủ bới lớp dầy của vô minh do bị trôi lăn trong luân hồi nhiễm ô, nên Phật tánh này đã nằm yên “ngủ” vì vậy tu tập là để giác ngộ tức làm cho Phật tánh được đánh thức, hiển lộ (giống như một người vốn rất giỏi, rất tốt… nhưng do bị mất trí nhớ nên quên hết bản thân mình là ai. Nhờ vào nhiều phương tiện thế gian mà người ấy dần nhớ lại bản thân mình trước đây là ai gọi là tìm lại chính mình).
Phật tánh nếu xét về nguyên tố sự thì nó thuộc nguyên tố tinh túy (vì nguyên tố tinh túy là trường tồn bất biến, tuy một mà là tất cả, tuy tất cả nhưng mà là một). Người tu muốn vào để đánh thức Phật tánh thì phải vào bằng tâm vì đó là chân tâm phải dùng đúng chìa khóa tâm mới vào được( ví như thế gian cũng phải chấp nhận tâm bệnh phải trị bằng tâm dược). Cho nên Phật dạy (người đã tìm lại được chân tâm của mình) đạo Phật lấy tâm làm đầu, nên yếu tố đầu tiên người tu có thể bước vào đạo Phật và tinh tấn là tâm thành, nhưng dù cho người tu tâm thành đến đâu đi nữa nhưng vẫn chưa thể vào được chân tâm vì nó còn ở dạng trong nguyên tố sự là nguyên tố vi tế chứ chưa thể là nguyên tố tinh tuý, chưa đủ sức để vào được chân tâm vì chưa là đỉnh cao của tâm thành thật sự.
Lòng sùng mộ của người tu là biểu hiện, là đỉnh cao của tâm thành và tâm thành ấy không là nguyên tố vi tế mà là nguyên tố tinh túy vì đó là kết quả của việc thường xuyên được nối kết với năng lượng thanh tịnh nhờ được thực hành pháp (kết quả ấy khác nhau ở mỗi người). Cho nên người càng trưởng dưỡng lòng sùng mộ thì tạo ra một sóng lực rất mạnh đi thẳng vào trong chân tâm của mình và đánh thức Phật tánh trỗi dậy lâu, mau tùy thuộc vào lòng sùng mộ nhiều ít tạo nên sóng lực mạnh yếu và Phật tánh ấy sẽ được đánh thức từng phần, toàn phần, toàn triệt (giác ngộ, chân tâm, phật tánh hiển bày).
Đánh thức Phật tánh bằng lòng sùng mộ
Có nhiều trường hợp người tu khi nghe bài pháp làm mình “chấn động tâm can” một cảm giác rất lạ hay gọi là dấu hiệu Phật tánh được đánh thức. Chư Phật là đại diện cho phật tánh bên trong ta hiển lộ, Ngài là từ bi, trí tuệ, thần thông diệu dụng vô song và Phật tánh trong ta cũng thế. Cho nên người càng có thể đánh thức Phật tánh trong mình thì trí tuệ lòng từ bi ngày càng khai mở, sự chuyển biến tâm thức rõ rệt gọi là tâm phàm chuyển sang tâm Phật, đời sống của họ dần hanh thông. Vì thế lòng sùng mộ của người tu giúp họ đến giác ngộ gần hơn. Thành tựu mọi ước muốn nhất thời và tối thượng mà không cần nổ lực… như lời dạy của Lạt ma Zopa Rinpoche trong tác phẩm “Sùng kính đạo sư như vị Phật – Trái tim của giác ngộ”. Và vì Phật tánh của chúng ta là diệu dụng vô song nhưng do nó “ngủ yên” không hoạt động nên ta cho rằng nó vô dụng. Nhưng để nó thức dậy hoạt động thì phải đánh thức nó. Lòng sùng mộ của người tu là cách đánh thức nó nhanh nhất, đi trực tiếp hơn vì nhiều người tu đã đánh thức nó bằng cách này hiệu quả nhanh hơn là những cách khác nên dạy lại mình cách đánh thức Phật tánh của mình bằng lòng sùng mộ.
Đệ tử Mật Ngã
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét