Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

PHẦN 3: TUYÊN BỐ TỔNG QUÁT SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ (tiếp theo)


28) Một hạt vật chất cội gốc sẽ trương nở ra mọi hướng khi mọi vị trí tiếp xúc giữa chân không xung quanh với bề mặt của hạt đều có cường độ khối lượng nhỏ hơn cường độ khối lượng bề mặt của hạt.

29) Một hạt vật chất cội gốc sẽ bị co lại từ mọi hướng khi mọi vị trí tiếp xúc giữa chân không xung quanh với bề mặt của hạt đều có cường độ khối lượng lớn hơn cường độ khối lượng bề mặt của hạt.

30) Tại vị trí tiếp xúc giữa hai hạt vật chất cội gốc, sự co giãn không xảy ra khi và chỉ khi cường độ khối lượng của hại hạt tại vị trí đó bằng nhau. Nghĩa là, cường độ khối lượng của hai hạt tại vị trí tiếp xúc có khuynh hướng cân bằng với nhau.

31) Khi hạt vật chất cội gốc này nằm trong hạt vật chất cội gốc kia, hạt này có khuynh hướng di chuyển hướng về tâm của hạt kia nếu hạt này có mật độ khối lượng trung bình lớn hơn mật độ khối lượng trung bình của hạt kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng. Nghĩa là, hạt này có khuynh hướng di chuyển về nơi có mật độ khối lượng cân bằng với nó theo phương ngắn nhất.

32) Khi hạt vật chất cội gốc này nằm trong hạt vật chất cội gốc kia, hạt này có khuynh hướng di chuyển hướng ra xa tâm của hạt kia nếu hạt này có mật độ khối lượng trung bình nhỏ hơn mật độ khối lượng trung bình của hạt kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng. Nghĩa là, hạt này có khuynh hướng di chuyển về nơi có mật độ khối lượng cân bằng với nó theo phương ngắn nhất.

33) Khi hạt vật chất cội gốc này nằm trong hạt vật chất cội gốc kia, hạt này nằm yên bất động trong hạt kia khi và chỉ khi bốn trường hợp cân bằng đồng thời xảy ra:

- Một là, cường độ khối lượng tại mọi vị trí tiếp xúc giữa hai hạt là bằng nhau và không thay đổi trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động;

- Hai là, mật độ khối lượng trung bình của hạt này và mật độ khối lượng trung bình của hạt kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng là bằng nhau và không thay đổi trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động;

- Ba là, sự phân bố chân không trong hạt này đạt được quy tắc phân bố chân không của hạt và ổn định trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động;

- Bốn là, trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động, tâm của hạt luôn luôn nằm tại trọng tâm của hạt.

34) Nói riêng về thế giới vật chất, nghĩa là chỉ không nói về thế giới Tánh linh, môi trường nội tại của Vũ trụ là trường chân không liên tục, ngoại trừ trường chân không liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác có mặt trong Vũ trụ.

35) Không gian là thuộc tính của chân không, được biểu hiện bởi chân không, nơi nào có chân không thì nơi đó có không gian, nơi nào có không gian thì nơi đó chính là chân không.

36) Bất cứ vị trí nào trong Vũ trụ, hoặc là nó thuộc hạt vật chất cội gốc này hoặc là nó thuộc hạt vật chất cội gốc kia.

Chư vị hãy đọc kỹ từng tuyên bố, đọc tất cả các tuyên bố. Khi đọc kỹ từng tuyên bố, hãy suy nghĩ, suy tư, quán xét, hiểu biết chính xác, hiểu biết đầy đủ từng tuyên bố, từ tuyên bố đầu đến tuyên bố cuối. Sau khi rời khỏi FB, hãy thường suy nghĩ, suy tư, quán xét, hiểu biết chính xác, hiểu biết đầy đủ đến từng tuyên bố, từ tuyên bố đầu đến tuyên bố cuối.

Chỗ nào chưa hiểu thì hãy hỏi.

Làm như vậy mới có thể hiểu biết chính xác, hiểu biết đầy đủ về Vũ trụ.

Pháp Không Chân Như  (Thuyết giảng ngày 15-5-2016)

Không có nhận xét nào: