Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

VI TRẦN

Chân Như Tuệ Quang: 

Bài pháp cốt lõi có hai phần: Một là sự thật của "vi trần" tức là hạt vật chất cội gốc. Có vô số hạt vật chất và có vô số kích thước lớn nhỏ khác nhau, có vô số hạt vật chất cội gốc nhỏ hơn nguyên tử và có vô số hạt vật chất lớn hơn nguyên tử. Điều này cho ta biết rằng nguyên tử nhỏ nhất mà khoa học đã kết luận chưa phải là hạt nhỏ nhất. Vậy kết luận của khoa học chỉ mang tính chất tương đối chưa phải là tuyệt đối như "vi trần" mà Phật thuyết trong kinh. Từ đó giúp ta biết được nguyên tử không phải là vi trần.

Hai là "tâm". Tâm không ở trong thân, không ở ngoài thân, không ở chặng giữa của thân mà tâm trùm khắp vũ trụ nghĩa là không gian của tâm bằng với không gian của vũ trụ. Ví như đứng trên trái đất thì ta có thể chỉ được mặt trăng và nếu chúng ta đang đứng trên mặt trăng thì làm sao chỉ được cái gọi là mặt trăng, (mặt trăng dụ cho tâm). Cũng như vậy ta đang ở trong vũ trụ thì làm sao chỉ được cái gọi là vũ trụ. Nếu ai bảo người khác chỉ tâm thì giống như kêu người đó chỉ vũ trụ. Bài pháp này giúp ta hiểu được trong thân có chất liệu của tâm, (mà chất liệu của tâm là tâm từ bi, thiện tâm, cái chất liệu đó là chất liệu của chơn tâm - chất liệu của Phật tánh, chất liệu của sự sáng suốt, chất liệu của sự giác ngộ vì vậy tất cả mọi người đều có chất liệu của sự giác ngộ như Phật đã từng nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh). Như vậy tâm như thế nào thì sẽ tương ưng với cảnh giới đó. Tâm thì có tâm vọng và tâm chơn mà tâm vọng tức là mê, tâm chơn tức là giác. Vậy mê và giác không ngoài tâm.
Nếu nhận định của con còn gì sai sót xin thầy Pháp Không Chân Như chỉ dạy cho con.

Pháp Không Chân Như: 
Chân Như Tuệ Quang, nếu muốn so sánh vi trần với nguyên tử hoặc vi trần với vi trần thì chỉ nên so sánh về khối lượng (lượng chất liệu), không nên so sánh lớn nhỏ về thể tích. Vì sao vậy? Vì mỗi vi trần chuyển biến liên tục về hình dáng và thể tích. Lúc này, nó có thể co nhỏ như hạt bụi, lúc khác nó có thể giãn nở to hơn thiên hà mặc dù khối lượng của nó không thay đổi. Một hạt electron có thể nhỏ đến một phần triệu na-nô-mét, cũng có thể nở to hơn quả bóng mặc dù khối lượng của nó không thay đổi. Lúc này, hạt vi trần này co nhỏ nằm trong hạt vi trần kia, lúc khác hạt vi trần kia cũng có thể co nhỏ nằm trong hạt vi trần này. Một đại thiên thế giới có thể co nhỏ hơn hạt bụi, cũng có thể giãn nở to hơn thiên hà. Đem để một nguyên tử ở vùng rìa bầu khí quyển thì nó sẽ to hơn khi nó ở mặt đất. Đem để một nguyên tử ở sâu trong lòng đất vài ngàn ki-lô-mét, nó sẽ nhỏ hơn khi nó ở mặt đất. Sự chuyển biến như vậy là vì hạt vi trần có ba thuộc tính: tính phân tranh không gian, tính phân bố có trung tâm và tính cân bằng. Ba tính này của vi trần thì tôi đã giảng cho ông trong các bài Tánh Không. Lời này của tôi vô cùng quý báu, là chân lý vô song, dù có đem tất cả vật báu trong Vũ Trụ cũng không thể sánh được. Ông hãy ghi nhớ lời này.
(Kết tập: Hoàng Lạc)

Không có nhận xét nào: