Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

LUẬT NHÂN QUẢ QUY CHIẾU VỀ XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC

- Khi không hiểu luật nhân quả, con người sống trong sự sợ hãi mê tín mù mờ. Họ giải thích những hiện tượng thiên nhiên qua sự mê tín dị đoan. Thí dụ khi hạn hán mất mùa, họ nghĩ là vì ông thần đất đai giận nên phải hối lộ ông ta bằng cách cúng kiến mới có được trời mưa.

SỰ KẾT THÚC CỦA VẬT LÝ HỌC

Toán học đã vậy thì Vật lý học càng phải đối diện với một sự thật quan trọng hơn nữa, vì toán học chỉ là công cụ hỗ trợ, còn Vật lý học mới thật sự là môn học nghiên cứu về thế giới vật chất của chúng ta. Trước khi đề cập đến sự kết thúc của vật lý học, hãy ôn lại sơ qua về lịch sử phát triển của vật lý. Chúng ta hãy theo dõi bài “Khi vật lý gõ cửa bản thể học” của Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Tường Bách.

TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC

Từ cùng lúc chung khởi đến lúc chia rẽ

Tôn giáo bắt nguồn ra sao? Chúng ta đều biết tôn giáo bắt nguồn từ sự sợ hãi nguy hiểm, nhất là những nguy cơ thiên nhiên, như sấm sét, lụt lội, động đất, núi lửa, bão tố vân vân .... Những nguy hiểm trên đã đe dọa con người qua nhiều thời đại.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO

Phật giáo thật ra không có thế giới quan, bởi vì đã nói thế giới là không có thật, chỉ là do chúng sinh vọng tưởng, thì làm gì có thế giới quan. Vậy nói thế giới quan là nói theo vọng tưởng của chúng sinh, mục đích là để phá chấp thật chứ không phải để mô tả chân lý. Nói “thế giới quan Phật giáo” tức là đã nói không hoàn toàn đúng sự thật, không đúng thực tướng của vấn đề, vì “động niệm tức quai” (动念即乖 có động niệm, tức khởi lên ý tưởng thì không còn đúng với thực tế nữa). Cũng giống như Phật giáo thường nói : phàm cái gì có thể dùng lời nói, ngôn ngữ để diễn tả thì đều không có nghĩa thật. Khi các nhà lãnh đạo chính quyền nói : “Chúng tôi yêu chuộng và bảo vệ hòa bình” thì tất yếu là họ phải vũ trang, từ tư tưởng cho tới vũ khí, xe tăng, máy bay, tàu chiến, súng ống, đạn dược, tên lửa, chuẩn bị chiến tranh. Bất cứ chánh quyền nào cũng không thể làm khác được. Một chánh quyền tử tế cũng phải chuẩn bị chiến tranh thì mới bảo vệ được hòa bình.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

TẠI SAO CON NGƯỜI KHÓ GIÁC NGỘ?

Trước khi đề cập vấn đề tại sao con người khó giác ngộ, cần phải tìm hiểu giác ngộ trong Phật giáo có ý nghĩa như thế nào. Trong Kinh Kim Cang, Phẩm 22 Vô Pháp Khả Đắc có câu :

須菩提白佛言。世尊。佛得阿耨多羅三藐三菩提。為無所得耶。如是如是。須菩提。我於阿耨多羅三藐三菩提。乃至無有少法可得是名阿耨多羅三藐三菩提

Tu Bồ Đề hỏi Phật : “Thế Tôn, Phật đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttarasamyak sambodhi – Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) có phải là Vô Sở Đắc (không có cái được, không được gì cả) không?”

THỜI GIAN CÓ HAY KHÔNG?

1. Quan niệm thời gian trong vật lý hiện đại

Chúng ta tóm tắt những điểm chính của bài viết Is time an illusion? của Giáo sư Triết học Craig Callender Đại học California trên tạp chí Scientific American tháng 6/2010, do Cao Chi biên dịch với tựa đề Thời gian phải chăng là một ảo tưởng? đăng trên tạp chí Tia Sáng số 14/7/2010. “Thời gian chỉ là một phương thức thuận tiện để đo đạc các quá trình trong vũ trụ. Thời gian không tồn tại độc lập. Chúng ta chỉ cảm nhận được thời gian vì chúng ta là một hệ con bị ràng buộc với các hệ con khác trong vũ trụ bởi nhiều mối liên quan. 

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN và 200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại một ít di tích.

TUỆ VÀ GIÁC NGỘ

Ngay từ hơn hai ngàn năm trước, Đạo Phật đã xuất hiện như một mặt trời với ánh sáng rực rỡ kỳ lạ. Con đường tu chứng của Đạo Phật hoàn toàn không có dấu vết của sự thần bí, linh thiêng và sùng bái giống như mô hình chung của đa số các tôn giáo tại phương Đông nói chung và Ấn Độ nói riêng. Không có các vị thần biểu tượng cho các năng lực thần thánh, không có ấn chú linh phù, không có truyền tâm (initiation), không có gia trì, phù hộ v.v…Ngược lại, sự tu tập và giác ngộ của giáo pháp nguyên thủy, hoàn toàn dựa trên sự phát triển lý trí tự thân để thăng hoa các tuệ thế gian thành các trí xuất thế gian. Chính trí tuệ đưa đến giác ngộ tối thượng của Đạo Phật chứ không phải là các bí thuật câu thông với năng lực thần thánh nằm trong vô thức. Chính trí tuệ mạnh mẽ của con người đã đưa đến giác ngộ tối thượng, chứ không phải sự qui phục (surrender) đấng tối cao, hay vong thân (alienation) vào thần thánh, vào hình ảnh của giáo chủ!

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Tai biến mạch máu não: Căn bệnh của thời đại

Tai biến mạch máu não hay còn gọi đột quỵ đang trở thành vấn đề quan trọng của y học bởi vì tuổi thọ trung bình ngày càng tăng mà nguy cơ đột quỵ lại phụ thuộc vào tuổi tác. Đặc biệt, bệnh gia tăng khi thời tiết lạnh giá. Mỗi năm, ở nước ta, Tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người và để lại những di chứng nghiêm trọng.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

NHỮNG YẾU TỐ VĂN MINH CỦA LẠC VIỆT

Trong “Việt lý Tố nguyên” có hai đề thuyết động trời một là Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Tàu trước người Tàu, hai là chính người Bách Việt đã chủ xướng ra Nho giáo, người Tàu chỉ làm cho hoàn bị cũng như làm sa đoạ ra Hán Nho. Chủ đề nhất kể như được kiện chứng rồi. Ở đây tôi chỉ chú ý đến chủ đề hai có tính chất thuần túy văn hóa. 

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật

Những người có thể hóa độ, Ngài đã hóa độ tất cả. Vào đêm cuối trước ngày Niết-bàn vô dư, giữa rừng Sa-la, dưới cây song thọ, không gian thật vắng lặng, yên tĩnh, Đức Phật đã nhắn nhủ những điều cốt lõi của chánh pháp như sau. 

Nhìn móng tay tiết lộ sức khỏe con người

Những dấu vết trên móng tay là cách dự đoán tốt nhất sức khỏe của trẻ cũng như người lớn. Cha mẹ cần chú ý đến những dấu vết này để có cách chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe. 

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

SỰ KHÁC BIỆT thú vị giữa Đông và Tây

Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.

Chu kỳ vũ trụ và Thời đại Bảo Bình

Trong quá khứ, nhiều nhà thiên văn và chiêm tinh cho rằng mỗi một nền văn minh của con người chỉ tồn tại trong khoảng 25.920 năm (Great Year/Platonic Year). Tức là, sau khi Mặt Trời hoàn thành chu kỳ đi qua 12 cung Hoàng đạo, khoảng 2.160 năm cho mỗi cung, thì có tận thế xảy ra. Tuy nhiên, việc xác định từng thời điểm thuộc về chu kỳ nào là rất khó khăn và còn nhiều tranh cãi.

VĂN MINH là gì?

Ngày nay, trong các văn bản của nhà nước Việt Nam thường thấy câu khẩu hiệu: "Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh"; còn trong các tài liệu sử Việt đều nói nước ta có ba, bốn, thậm chí là năm nghìn năm văn hiến, văn minh. Chẳng hạn, trong Bình Ngô Đại Cáo đã tuyên: "Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"... Tại sao chúng ta đã có nền văn minh, văn hiến đã lâu, bây giờ mới xây dựng?

Mục đích của đời người

Ngày nay, mọi người sống có xu hướng phung phí tài sản, xài những loại xe siêu sang, quần áo, điện thoại, ví, nữ trang… đắt tiền. Đất nước còn nghèo, nhiều gia đình nông dân khó khăn, đến mùa thu hoạch lúa có khi trả được nợ phân thuốc, có khi không, nếu lúa thất mùa thì nợ khoảng 1 triệu đồng. Trong khi đó các đại gia với chiếc áo mặc có khi lên đến tiền tỷ, chiếc đồng hồ đeo tay trên chục ngàn đô, điện thoại di động vài ngàn đô…

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Thuyết luân hồi

Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”. Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi. Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ. Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu? Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.

CHỐT LẠI CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Năm 2000, một tu sĩ Phật giáo, Ông Matthieu Ricard, [Tiến sĩ Sinh học (Biologie), ngườì Pháp. Sau nhiều năm làm việc về Di truyền học tại Institut Pasteur, Paris, ông đã để tâm nghiên cứu Phật giáo và quyết định thoát tục, trở thành một tu sĩ Phật giáo. Ông hiện tu tập tại một thiền viện ở Schechen, gần Katmandou, Népal. Ông cũng là một tác giả nổi tiếng tại Pháp với tác phẩm Le Moine et le Philosophe (Thầy tu và Triết gia _Matthieu Ricard/Jean-François Revel , nxb NiL 1997) và nhiều tác phẩm khác] cùng với một nhà khoa học người Việt Nam, Ông Trịnh Xuân Thuận, một tác giả nổi danh [ giáo sư Ðại học Virginia Hoa kỳ ngành Vật lý thiên thể (Astrophysique), cũng là một người theo đạo Phật. Với hai tác phẩm khoa học là La Mélodie secrète và Le Chaos et l'Harmonie (Giai điệu bí mật, Hỗn độn và Hài hòa _nxb Fayard 1988 và 1998)] cùng nhau viết một tác phẩm đối chiếu với quy mô lớn những điểm tương đồng và dị biệt giữa Phật giáo và Khoa học với nhan đề L’Infini dans la paume de la main – du Big Bang à l’éveil, NiL éditions, 2000 (Vô tận trong lòng bàn tay – từ Big Bang đến tỉnh thức, nhà xuất bản Sông Nil năm 2000). Cuốn sách nêu ra nhiều điểm tương đồng quan trọng giữa Phật giáo và Khoa học.

Giải nghĩa chú Lăng Nghiêm 01: Câu đầu tiên

Ý Việt tạm dịch là: Luôn thành tâm kính lễ hướng tốt về một bực thánh đáng kính. Người hiểu biết đúng tất cả các pháp hay Luôn thành tâm kính lễ hướng về bậc Ứng Cung, Chính Biến Tri.

Thiền là gì?

Mục lục
Dẫn nhập
Cội nguồn ban sơ
Thiền – Giản đơn hay phức tạp?
Thiền – Triết học?
Thiền – Tôn giáo?
Thiền – Thiền định?
Thiền là gì?
Nghĩa không trong Thiền học

Thiền không bao giờ đặt ra vấn đề so sánh các đối tượng theo cách cái này “là” hay “không phải là” cái kia. Vì thế, ngay cả việc đặt ra câu hỏi thiền là gì đã là một điều không thể có trong nhà thiền. Nhưng đây lại chính là nỗi ám ảnh không sao tránh khỏi của những người mới bước chân đến cửa thiền. Rốt lại, thiền là gì mà chúng ta lại phải bỏ công tìm hiểu hay thâm nhập?

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Lắng lòng ngắm những loài hoa linh thiêng nhà Phật

Hoa sen là hoa của nhà Phật. Các nhà chùa, nhà sư đều cắm trang trí, trưng bày hoa sen ở chùa, chánh điện. Sự tích Đức Phật đản sanh bước ra 7 bước nở ra 7 tòa sen thơm ngát là biểu tượng của từ bi, trí tuệ, tình thương…

CHÍNH TRỊ, CÔNG NGHIỆP VÀ TIN HỌC

Những khái niệm trong tựa bài có vẻ hơi xa với Phật giáo chăng? Không, không xa với Phật pháp, mà cũng rất gần gũi với tất cả mọi người, kể cả trẻ con.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Khi khoa học nhìn thấy Đức Phật

Bầu trời chúng ta đang ngước nhìn, khoa học ước đếm có hàng tỉ ngôi sao. Mà trái đất chưa thể lớn bằng một ngôi sao. Phi thuyền của nhân loại mới chỉ bay đến một số ngôi sao trong hệ ngân hà. Kinh Phật mô tả, một dải ngân hà được gọi là đơn vị thế giới. Cứ một ngàn dải ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới. 

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Duyên và Nợ

Trong thời Đức Phật còn tại thế có câu chuyện hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau. Lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ con nữa. Họ đem lòng yêu nhau vì thấy có cái gì đó quyến luyến đối với họ.

ĐỨC THẾ TÔN CHUYỂN PHÁP LUÂN

“Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp! Bạch đức Thiện Thệ, xin Ngài hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu những vị này được nghe Chánh pháp họ sẽ thông hiểu”. Theo kinh Āriyapariyesana, sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài chiêm nghiệm và quán chiếu sâu vào pháp do Ngài mới chứng được, là sâu thẳm, là vi diệu, cao quý, siêu lý luận, chỉ có người trí mới thấu hiểu, còn phần nhiều chúng sanh thì đam mê ái dục, chạy theo ái dục, khó mà thấy được pháp lý duyên khởi, khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh…

TÁNH KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO

Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có tự tánh riêng biệt, tất cả các pháp, dù là vật chất hay tinh thần đều chỉ là nhân duyên giả hợp, chỉ là ý thức (Vạn pháp duy thức), đều là do Tâm tạo ( Tam giới duy tâm) chứ không phải là thật. Tánh Không có ý nghĩa cốt tuỷ trong Đạo Phật, nó khiến cho Phật giáo khác với các tôn giáo khác, cũng không giống với Khoa học và nhiều trường phái triết học khác. Đến đây hẳn độc giả cảm thấy rất thắc mắc, rất nghi ngờ vì cảm thấy quá đỗi phi lý, không thể hiểu nổi, không thể tin nổi. Chẳng lẽ cái nhà ta đang ở, cái xe ta đang sử dụng, cơm ăn áo mặc hàng ngày là không có thật sao?

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

QUẢNG NGÃI - "quê mía xứ đường"

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Việt Nam. Được biết đến với tên gọi "quê mía xứ đường". Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách Tp Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam.

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Hoa Nghiêm là một trong những bộ kinh quý giá nhất của Đại Thừa. Chính bộ kinh nầy do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng ngay sau khi Ngài thành Chánh giác. Trong khoảng 49 ngày ngồi tư duy dưới gốc cây Bồ đề, Ngài ở trong định “Hải Ấn Tam Muội” và hiện ra thân tướng Pháp Thân Đại Nhật Như Lai mà nói ra bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy để hóa độ cho các vị Bồ tát từ ngôi Sơ Địa trở lên. Đức Phật nói Kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày, nhưng Ngài nói ở đây là nói trong thiền định bởi vì 21 ngày của cuộc sống vật chất theo đời thường thì tất nhiên quá ngắn ngủi. Còn 21 ngày của tư duy thiền định thì thật lớn lao không thể nào tính được. Một tâm niệm trong thiền định, Bồ Tát có thể cứu độ được vô số chúng sanh. Cũng vì ý nghĩa quá cao siêu đó nên Kinh nầy đã không được cho phổ biến mà đem đi cất giữ tại cung điện của Long Vương. Cho mãi đến khoảng 600 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, thì có Bồ tát Long Thọ ra đời. Vì do lòng khao khát cầu Chánh pháp, Ngài đã dùng thần thông xuống tận Long Cung và lưu lại đây trong 90 ngày để đọc tụng sao chép và mang về san định lại rồi cho phổ biến bộ kinh vĩ đại nầy.

GIÁO LÝ NGHIỆP

A- Dẫn nhập
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa" (Owners of their karma are the beings, heir of the karma. The karmar is their womb from which they are born, their karma is their friend, their refuge - 155). Như thế, sự hiện hữu của mỗi con người đồng thời là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện từ (vô lượng kiếp) quá khứ. Mỗi con người cá thể là điểm trung tâm của nghiệp; ngoài mỗi cá thể ấy sẽ không có bất kỳ một cái nghiệp nào được bàn đến.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình

Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào con đường chánh đạo. 

Điều trị gai cột sống bằng hạt đu đủ chín

Một bài thuốc dân gian đã có tác dụng với rất nhiều người trong điều trị gai cột sống. Đó là bài thuốc trị gai cột sống bằng hạt đu đủ chín. Hãy kiểm chứng nhé.

Tông chỉ chung của Đạo Phật là phá chấp

Toàn bộ giáo pháp của Đức Phật dù liễu nghĩa hay bất liễu nghĩa đều là phương tiện để hướng tới một tâm thái, một hành động giác ngộ mà chúng ta tạm gọi là tông chỉ của Đạo Phật, nó có thể diễn tả đầy đủ và chính xác chỉ bằng hai chữ “phá chấp”. Nếu hiểu được ý nghĩa của hai chữ này thì hiểu được Đạo Phật, còn nếu không thì chỉ là đàm huyền luận diệu một cách vô bổ, thực tế chỉ là đứng ngoài cửa chứ chưa vào nhà.

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP (3)

NGƯỜI MỸ VÀ NIỀM TIN VÀO CÕI GIỚI MÀ LINH HỒN ÐẾN SAU KHI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Ngày nay một số lớn người Mỹ có thái độ và niềm tin về những gì sẽ xảy đến với bản thân họ sau khi chết có rất nhiều thay đổi sâu xa.
Sau khi một số y bác sĩ trình bày những bài thuyết giảng, những bài báo và cả luận án cũng như nghiên cứu về vấn đề kề cận với cái chết, các nhà báo bất đầu đổ xô đi săn lùng những đề tài vừa kể.  Năm 1982, viện Gallup đã mở một cuộc thăm dò rộng rãi khắp nước Mỹ về những hiện tượng của vấn đề cận tử.  Kết quả, viện này đã tham khảo được 8 triệu người Mỹ đã có lần Chết đi và Sống lại.

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP (2)

NGƯỜI CHẾT THƯỜNG THẤY LẠI BẠN BÈ NGƯỜI THÂN ÐÃ QUA ÐỜI TRƯỚC ÐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Họ sẽ thấy nhiều hình ảnh tùy vào nghiệp lực mà họ đã gây ra lúc còn sống như trước đó đã tạo nhiều nghiệp ác thì họ sẽ thấy những hình ảnh ghê rợn, có khi thấy người bị họ tàn hại trước đó xuất hiện đòi mạng hay kêu van.  Nếu khi sống họ đã làm việc thiện thì sẽ thấy cảnh an lạc, thanh tao, êm ả...
 Nhiều người có lần chết đi sống lại đã kể rằng, họ đã thấy những người bà con, bè bạn xuất hiện - và những người này là những người đều đã chết cả rồi.

QUA CỬA CHUYỂN TIẾP

LỜI MỞ ÐẦU
Kính thưa quý vị độc giả

Khi Sống, Con Người lo đủ việc và nhất là hết lòng chuẩn bị mọi thứ: - Nào chuẩn bị thi cử, chuẩn bị ra trường, chuẩn bị cưới hỏi, chuẩn bị sinh con, chuẩn bị nhận việc làm, chuẩn bị mua nhà, chuẩn bị đi du lịch, chuẩn bị đi nằm bệnh viện…

Nhưng có một việc rất gần gũi, thiết thực và hệ trọng cho mỗi người thì lại không thấy ai chuẩn bị cả… Đó là chuẩn bị lúc Lâm chung!.

Tại sao lại phải chuẩn bị lúc qua đời? Mọi người ai cũng Chết cả, đó là chuyện tự nhiên, có gì mà phải chuẩn bị? Nhiều người sẽ nói như thế khi nhắc tới chữ Chết.

TIẾP XÚC VỚI CHÍNH MÌNH

Có bao giờ em tự mình tiếp xúc với chính mình? Tiếp xúc với chính mình là một vấn đề thường được bàn trong tôn giáo. Và như em đã biết, mỗi tôn giáo có cách tiếp xúc khác nhau với nhiều mục đích khác nhau.

Tâm Thức, Không Gian Ba Chiều

Tâm thức là bao gồm Trí tuệ, Tâm trí và Tiềm thức.
1
Trí tuệ là sự tiếp thu tri thức của các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, khoa học kinh doanh, khoa học chính trị, khoa học con người và khoa học tâm linh,... Đồng thời là sự hấp thụ những trải nghiệm của đời sống, niềm hân hoan của thành công, nỗi cay đắng của thất bại. Tất cả theo thời gian, năm tháng những tri thức và những trải nghiệm ngấm vào máu thịt, thấm đẫm trong từng tế bào, không chỉ chứa đựng trong bộ óc mà còn tràn đầy trong trái tim, hình thành và hun đúc nên thành bản lĩnh trí tuệ. Trí tuệ là cái bên trong của con người, nó từ bên ngoài rồi trở thành một phần của cái bên trong.

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Tây phương với Đông phương đối thoại và cùng tiến

1- Khoa học đối thoại với Phật giáo
Nửa cuối thế kỷ 20, chúng ta chứng kiến điều không thể tránh: sự chạm mặt , sự gặp gỡ, phản biện, học hỏi nhau ở đỉnh cao của văn hóa và văn minh Tây phương và Đông phương. Đã qua rồi những thế kỷ Tây phương xâm chiếm Đông phương làm thuộc địa, mặc dù cũng nhờ cuộc tiếp xúc “bất đắc dĩ” đó mà Tây phương cũng bắt đầu hiểu Đông phương. Cũng trong thế kỷ 20, những khuyết điểm của văn hóa Tây phương càng bộc lộ trên mặt xã hội, văn hóa. Cho nên càng về sau, các cuộc đối thoại giữa hai nền văn minh càng xảy ra thường xuyên hơn.

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO

Trí tuệ Phật giáo là một khái niệm rất quan trọng vì đó là cứu cánh của toàn thể việc tu tập, tuy nhiên khái niệm này lại thường hay bị lạm dụng và hiểu sai. Mục đích của bài viết này là cố gắng nêu lên một vài đặc tính khác biệt giữa Trí tuệ Phật giáo và trí thông minh thông thường, sau đó sẽ trình bày một số định nghĩa về Trí tuệ tìm thấy trong kinh sách nêu lên tính cách phức tạp của khái niệm này trên phương diện thuật ngữ và sau đó là các cách giải thích rất đa dạng tùy theo các tông phái và học phái. Trong phần kết luận sẽ xin đề nghị một thí dụ nhỏ về cách ứng dụng lý thuyết vào đời sống hằng ngày. 

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

TÌM HIỂU Thượng Mã Phong

1. Thượng mã phong

Thượng mã phong có nghĩa là “bị phong trên lưng ngựa”. Theo dân gian Việt Nam thì có hai loại phong. Thứ nhất là bệnh gì xẩy ra bất thình lình, làm chết người bất thình lình (bất đắc kỳ tử) thì bảo là trúng gió. Ví dụ lên cơn đứng tim (heart attack), đứt gân máu não lăn đùng ra chết thì cho là bị trúng gió, bị tê liệt thần kinh mặt (Bell’s palsy) làm méo miệng cho là do trúng gió… Muốn rủa ai cho chết tươi thì bảo họ bị trúng gió, là "phải gió" (thằng phải gió, đồ phải gió mắc toi)…Loại thứ hai là các thứ bệnh "oái oăm" khó trị thì gọi là phong như phong cùi, phong tình, phong giật, phong ngứa, phong đòn gánh…

Thế giới ta đang sống là ứng dụng của Tâm bất nhị

Lời nói đầu : 

Năm 676, sư Huệ Năng đến chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu (nay là chùa Quang Hiếu), chùa này do vị sư người Thiên Trúc là Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra) lập trong thời Lưu Tống ( nhà Tống thuộc Nam Triều trong thời đại Nam Bắc Triều, do Lưu Dũ sáng lập, không phải nhà Tống của Triệu Khuông Dận). Bồ Đề Đạt Ma cũng có đến đây vào năm 520. Huệ Năng đến gặp lúc Ấn Tông Pháp Sư đang giảng Kinh Niết Bàn, lúc ấy có gió thổi, lá phướn trước chùa lay động. 

Những hạt ngọc trí tuệ Phật giáo

I. QUAN ÐIỂM ÐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO

1. TÔN GIÁO NÀY LÀ GÌ?
Mỗi người phải có một tôn giáo, nhất là người quan tâm đến năng lực trí tuệ. Người không tuân theo những nguyên tắc đạo lý trở nên nguy hiểm cho xã hội. Chắc chắn những nhà khoa học và tâm lý học trong khi mở rộng chân trời trí thức, họ vẫn không thể cho chúng ta biết mục đích cuộc đời, điều mà chỉ có tôn giáo có thể làm được. Con người phải chọn một tôn giáo hữu lý và có ý nghĩa theo nhận thức của mình mà không lệ thuộc chỉ về niềm tin, truyền thống, tập tục và lý thuyết. Không ai có quyền bắt người khác chấp nhận một tôn giáo. Không nên lợi dụng nghèo khổ, mù chữ hay dùng những xúc cảm để quyến rũ người ta chấp nhận một tôn giáo. Lựa chọn tôn giáo phải hoàn toàn tự do.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

SƠ LƯỢC VỀ KINH DỊCH

Thật thú vị khi vào cuối thiên niên thứ II sau Công nguyên, một bộ sách ra đời từ thời tối cổ là Kinh dịch lại được đông đảo bạn đọc hăm hở tìm đọc lại. 

Dạo một vòng các hiệu sách lớn, ta thấy hàng loạt cuốn sách mới in mạng tên Dịch học của các nhà cổ học đáng kinh như Phan Bội Châu, Bửu Cẩm, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Hữu Lương… nhìn sang Trung Quốc ta bắt gặp nhiều sách mới lạ như Thần mật bát quái, bát quái với doanh thương, bát quái với y học, bát quái với quân sự, Chu dịch dự đoán và khá nhiều bài khảo cứu quan hệ giữa dịch học với thiên văn, với giáo dục, với văn học, với kiến trúc, với số học… Thú vị nhất là trên lá quốc kỳ của Hà Quốc, một con rồng lực lưỡng mới nổi lên cõi Bắc Á, phấp phới hình đồ bát quái với 4 quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài. Về nước Nhật Bản thì từ rất lâu đã nêu phương châm :bất học dịch, bất đắc nhập các": không biết dịch, miễn tham gia chính phủ.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

NHỮNG CUỘC HÀNH HÓA KHAI THÔNG HUYỆT ĐẠO THỜI NAY

Chắc các bạn đã một lần từng nghe những câu chuyện Huyền thoại, hay những câu chuyện về các Thày Địa lý trên đường đi tìm LONG MẠCH -HUYỆT VỊ. Những câu chuyện rất thú vị của cô ANN NGUYEN trong Diễn đàn Thần bí. Ngoài ra, các bạn nếu đi nhiều nơi cũng thấy nhiều sự kỳ lạ của môn Phong thủy, nhất là Âm trạch. 

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

YÊN BÁI - vùng Tây Bắc

Nhà thờ Nghĩa Lộ 
Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc. Phía Đông Bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km², nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng. Hiện nay, toàn tỉnh có 740.905 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009), gồm 30 dân tộc chung sống. Các dân tộc ở Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên địa bàn của tỉnh với những bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng.

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

CHỐNG BÃO HAY TRÁNH BÃO

Ảnh minh hoạ - Internet
Trong văn hoá ứng xử với môi trường của đồng bào Nam bộ có từ rất hay: "Sống chung với lũ"! Có lẽ đây là từ được đúc kết qua hàng trăm năm của đồng bào ta. Lũ lụt, bão tố đã xuất hiện hàng ngàn năm trên đất nước Việt thân yêu, điều này đã được dẫn chứng trong truyền thuyết "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh". Lũ lụt, bão tố là quy luật của thiên nhiên và cũng một phần cũng do con người gây ra.

AN GIANG - Tây Nam bộ

Núi Cấm
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, ở ngã ba sông Mê Kông. An Giang có địa hình khá đặc biệt: núi giữa đồng bằng. Vừa có sông, vừa có núi, vừa có đồng bằng, đây là địa mạo tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

CHUYỆN CHỤP HÌNH HỒN MA?!


Từ những bức ảnh chụp tại ngôi nhà ma Đà Lạt, bức ảnh ở những điểm đen về giao thông, nhà tang lễ… đã mở ra một đề tài nghiên cứu về khả năng chụp hình “người âm”. Đề tài nghiên cứu về khả năng chụp hình “người âm” (ta còn gọi là hồn ma) đã được đưa vào chương trình nghiên cứu của TT Nghiên cứu Tiềm năng con người. Khoảng 1.000 tấm ảnh đưa về nhưng vẫn không ai khẳng định có hay không việc chụp hình “người âm”.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

TỬ CẤM THÀNH - KÌ QUAN THẾ GIỚI

1. Tử Cấm Thành 

Tử Cấm Thành xây dựng năm 1406 (năm Vĩnh Lạc thứ 4 đời Minh) trải qua 14 năm mới hoàn thành. Năm 1421, hoàng đế Vĩnh Lạc dời quốc đô từ Nam Kinh lên Bắc Kinh, hao tốn lớn nhân lực và vật lực để xây dựng nên quần thể kiến trúc tương xứng với sự tôn nghiêm của hoàng gia. Năm 1644, quân Thanh lật đổ triều Minh, Tử Cấm Thành rơi vào cảnh cướp bóc. Hoàng đế triều Thanh lên ngai vàng, họ xây lại Tử Cấm Thành, đưa nó trở lại vẻ huy hoàng.

Đức Phật dạy La-hầu-la như thế nào?

Lần đầu tiên Đức Phật trở về thăm quê hương Ca-tỳ-la-vệ kể từ khi thành đạo là vào năm La-hầu-la lên bảy tuổi. Khi Đức Phật đến thăm hoàng cung, công chúa Da-du-đà-la đưa La-hầu-la đến gặp Ngài và dạy: “Này La-hầu-la, Ngài chính là cha của con. Con hãy đến xin Ngài ban cho con phần tài sản của con”. Cậu bé La-hầu-la làm theo lời mẹ, đến đảnh lễ ra mắt Đức Phật. Nhưng khi đến gần Đức Phật, chiêm ngưỡng thân tướng trang nghiêm và dung mạo uy nghi của Ngài, La-hầu-la quên bẵng lời mẹ dặn. Cậu chắp tay cung kính và bạch với Đức Phật rằng: “Bạch Sa-môn, chỉ cái bóng của Ngài thôi cũng làm cho con mát mẻ an vui”. Thế rồi cậu bé cứ quấn quýt bên chân Đức Phật cho đến khi Ngài thọ trai xong và rời khỏi hoàng cung trở về nơi lưu trú trong ngự uyển.