Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019

Hai nhà khoa học Mỹ đoạt giải Nobel Hóa học 2003

Peter Agre.

Peter Agre và Robert MacKinnon đã vinh dự giành giải Nobel Hóa học năm nay cho thành tựu trong việc xây dựng hệ thống kênh rạch trong màng tế bào. Hội đồng trao giải đã ca ngợi phát hiện là "có một ý nghĩa quan trọng trong việc mang đến hiểu biết cho con người về nhiều loại bệnh tật".

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

TRƯỜNG TƯƠNG TÁC VIỆT.

Thưa quý vị và các bạn quan tâm.
Trên diễn đàn Lý học Đông phương, trong các bài viết của mình, Thiên Sứ tôi đã xác định rằng: Hệ thống tri thức Vật lý Thiên Văn hiện đại, có thể "nhìn thấy" một cách trực quan sự vận động từ những hạt vật chất nhỏ nhất, cho đến những Thiên hà khổng lồ.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM

Tài nguyên du lịch Việt Nam đó là môi trường địa lí mà thiên nhiên đã ban tặng cùng với đời sống văn hoátâm linh mà tộc Việt đã gầy dựng suốt 5.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đây là tài sản quý báu mà Cha Ông đã đổ không biết bao xương máu để bảo tồn.

Vụ Nổ Lớn và Vũ Trụ Phật Giáo Không có Khởi Nguồn

Chương 4: Vụ Nổ Lớn và Vũ Trụ Phật Giáo Không có Khởi Nguồn

Có ai không cảm thấy cảm giác kinh hãi khi ngắm nhìn bầu trời đêm trong vắt thăm thẳm thắp sáng bởi vô vàn các tinh tú? Có ai lại không thảnh thốt ngạc nhiên về việc có hay không một nền văn minh tiềm ẩn trong vũ trụ? Ai không tự hỏi phải chăng đây là hành tinh duy nhất của mình hỗ trợ cho các sinh thể? Với tôi, đây là những câu hỏi tò mò tự nhiên trong tâm thức con người. Xuyên suốt lịch sử văn minh nhân loại, có một niềm thôi thúc thật sự để tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề trên. Hơn bao giờ hết, một trong những thành tựu to tát của khoa học hiện đại là dường như nó đem ta tới gần hơn với sự hiểu biết về những điều kiện và tiến trình phức tạp ẩn chứa nguồn gốc vũ trụ của ta.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Khoa học cuối cùng cũng chứng minh được sự tồn tại của kinh mạch

Học thuyết kinh mạch có một lịch sử lâu đời và đã được phát triển liên tục cùng với y học cổ truyền phương Đông và các phương pháp tu luyện và thiền định. Các thầy thuốc Đông y tin rằng các kinh mạch là những đường dẫn “khí”, loại năng lượng quan trọng cho sự sống của cơ thể. Các kinh mạch gắn liền với nội tạng và trải rộng khắp trong cơ thể.

Giải mã bí mật của "Thuật chữa bệnh bằng Nước lạnh" qua phân tích Khoa học

"Các thành tựu khoa học trong nghiên cứu công năng của ion được nghi nhận bằng giải thưởng Noben năm 2003. Ngày nay do môi trường ô nhiễm khiến các ion dương được sinh ra nhiều hơn, ion âm bị mất đi. Vì vậy việc lập lại trạng thái cân bằng ion cho cơ thể nhằm phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng giúp khả năng phòng chữa bệnh là thiết yếu".

Kinh Khởi thế nhân bổn

"Này Vàsettha, vị Khattiya, chế ngự về thân, chế ngự về miệng, chế ngự về ý, sau khi tu tập Bảy pháp Giác chi đã diệt trừ hoàn toàn (các ác pháp) ngay trong đời hiện tại."

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

VŨ TRỤ, TẤT CẢ PHÁP



Lê Thanh Hảo

Chuyện cuối tuần: PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG TÂY

Một nhà khoa học đi qua một vùng rừng núi, và thấy một ông già đang lao động trong một cái vườn. Ông muốn tăng lượng nước tưới cây trong vườn. Muốn thế, ông tụt xuống một cái giếng và lại trèo lên, hai tay mang một cái gàu nước nặng, để rồi trút nước vào các đường mương. Ông đã mất nhiều sức mà hiệu suất thì lại kém. Nhà khoa học liền nhẹ nhàng tiến đến cạnh ông và nói:

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Vô thức trong văn học nghệ thuật

GSTS Nguyễn Hoàng Phương - 
Ảnh: 100years.vnu.edu.vn
Cách đây một thời gian có hai phóng viên báo Sông Hương đến gặp tôi, đó là hai người Huế. Vì thế tôi có ngay những tình cảm rất đẹp, tình đồng hương. Thứ nữa, tôi thầm nghĩ: Chắc là hai phóng viên này muốn trao đổi với mình về đề tài vô thức đây! Và quả thực như thế.

... Là một người nghiên cứu khoa học tự nhiên, tôi xin trình bày những suy nghĩ, hiểu biết của mình về bài toán vô cùng hóc búa đó, với khả năng không chuyên về mặt văn học nghệ thuật của mình.

SUY GẪM

Một ông vua ngồi trong hoàng cung nghe thấy tiếng rao ngoài cửa sổ: "Táo nào, táo ngon đây!" Nhà vua nhìn ra thấy một ông già đẩy chiếc xe bán táo và xung quanh đông người mua.
Vua thấy thèm ăn bèn gọi quan Nhất phẩm đến và nói: "Đây là năm đồng tiền vàng, hãy đi mua táo cho ta".
Quan Nhất phẩm cho gọi quan Cửu phẩm và nói: "Đây là bốn đồng tiền vàng, hãy chạy đi mua táo".

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾU TRONG PHẬT GIÁO

Lời giới thiệu của người dịch:
Trong một quyển sách nhỏ "Phật Giáo Nhập Môn" (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bản Grancher, 2008), tác giả Fabrice Midal đã dành riêng một chương (chương 7, tr.123-137) để tóm lược thật ngắn gọn một số các khái niệm căn bản giúp chúng ta ôn lại những gì thật thiết yếu trong giáo lý nhà Phật. Ngoài ra người đọc cũng có thể xem các chương 1 (Người Phật tử ngày nay trong thế giới Tây Phương) và chương 4 (Tìm hiểu hình ảnh Đức Phật) cũng đã được chuyển ngữ và đưa lên các trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức v.v...).

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM ĐÀ LẠT

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt, một trong những thiền viện thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện toạ lạc tại phường 3, thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 5 cây số, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng, là điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong, ngoài nước.

Giải mã gen của người Việt cổ

Nhà văn Nga V. Rasputin đã viết “Không làng quê, chúng ta sẽ mồ côi”. Vì thế những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? luôn đau đáu trong tâm thức mỗi người dân Việt.

Những năm gần các nghiên cứu về Việt tộc và Hán tộc của các nhà nghiên cứu trên thế giới đem lại những kết quả bất ngờ.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Truyện cực ngắn của nhà văn Nhật Chiêu

Nhật Chiêu
TTđTD - Với những người yêu văn chương và say mê những khám phá mới, tập truyện cực ngắn của nhà văn Nhật Chiêu chính là những thử thách thú vị với những truyện ngắn chỉ có một câu, hay tối giản đến mức chỉ còn có một từ mà thôi.

PHÁP VÔ VI VÀ PHÁP HỮU VI

“Đức Phật dạy những gì, có thể dùng vài từ ngắn gọn để nói được không?”. Tất nhiên là có thể: Phật dạy “Khổ và thoát khổ”, “Bốn sự thật”, “Tám vạn bốn ngàn pháp môn”, “Hành thiện, không hành ác, thanh lọc tâm” v.v.. Và “Vô vi và hữu vi” là cách bài viết này xin chọn để trả lời câu hỏi trên.

Cách chữa 46 loại bệnh tật bằng mẹo không cần thuốc

Dưới đây là chia sẻ của GS Nguyễn Lân Dũng.

1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:

Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019

Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Kinh Điển Phật Giáo (1)

Phần Một - Thể tài kinh điển
Vào Đề

Một trong những loại hình ngôn ngữ khó hiểu và uyên áo nhất trong kho tàng văn, triết học Phật giáo là ngôn ngữ kinh điển (canonical languages). Theo truyền thống, tất cả giáo pháp do Đức Phật truyền dạy cho hàng đệ tử của Ngài đều được gọi là kinh (sùtra) hay kinh điển nói chung. Và kinh là một tạng thư trong ba tạng : Kinh tạng (Sùtra pitaka), Luật tạng (Vinaya pitaka) và Luận tạng (Abhidamma pitaka).

SẺ CHIA

Chị Tám nằm nghiêng vào vách, cố ngăn những giọt nước mắt trào ra. Suốt đêm chị không ngủ được, tai nghe tiếng con thằn lằn tặc lưỡi mà tưởng như tiếng than thở của chính mình. Chị không ngờ mình ăn hiền ở lành như thế, cố gắng chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ, làm dâu như thế, mà bây giờ “người ta” lại phản bội chị. Trời ơi, hai tiếng “phản bội” làm lòng chị đau như cắt. Rồi chị khóc. Khóc tự lúc nào không hay... Thôi, không kềm nén được nữa, những giọt nước mắt cứ lăn dài, lăn dài xuống chiếc gối mà chị đã nằm suốt bao nhiêu năm hạnh phúc...

BÀI HỌC NGÀN VÀNG


CHƯƠNG I:
ÔNG GIÀ BÁN BÀI HỌC NGÀN VÀNG

Ngày xưa, xưa lắm, ở vùng Tân Cương thuộc Trung Á, có một nước nằm giữa biên giới Trung và Ấn Ðộ, gọi là Nhục Chi. Tuy là một tiểu quốc, nằm giữa hai đại cường quốc, nhưng Nhục Chi là một nước có một nền văn hóa tiến bộ và một nền kinh tế phồn thịnh. Kinh đô Nhục Chi nằm trên sườn núi lớn, cảnh trí rất đẹp, kiến trúc tân kỳ. Hoàng cung và đền đài nằm trên một vị trí cao nhất, rồi đến bộ viện, dinh thự của các công hầu khanh tướng, phía dưới chân núi là nhà dân chúng và phố phường buôn bán tấp nập quanh năm.

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

1. Một bài thi 
Con lạy thầy. Con van cô. Chấm dễ dễ. Không cần nhiều. Năm điểm thôi. Đâu có khó. Phải không thầy. Sẽ làm được. Thầy chấm hơn. Con cám ơn. Thầy chấm ít. Thầy được gì? Chẳng gì cả. Con thi rớt. Phải thi lại. Lại gặp nhau. Thầy lại cực. Phải chấm nữa. Cực thầy thôi. Con không muốn. Thấy thầy cực. Thế nên thầy. Chấm đậu nhá. 

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Tâm là con nuôi, Lòng là con đẻ

Suốt hai ngàn năm người Việt đã cho chữ Tâm vào lòng tiếng Việt như thế nào? [Tâm huyết, tâm hồn, tâm linh, tâm thư, tâm tình, tâm tính, tâm địa, tâm trạng, tâm tư, tâm thần, tâm lý, tâm niệm, tâm giao, tâm đầu ý hiệp / quyết tâm, vô tâm, đồng tâm, lưu tâm, tận tâm, ác tâm, thiện tâm, thâm tâm, tiểu tâm...] [mượn xài chừng 25 chữ,] trong khi đó, vẫn nói 250 cách khác nhau với chữ lòng, rứt ruột đẻ ra!

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

NÚI TẢN SÔNG HỒNG - ĐẠI LONG MẠCH CỦA NƯỚC VIỆT

Quốc gia nào cũng có con sông hoặc ngọn núi làm biểu tượng cho sự trường tồn của dân tộc mình, là điểm tựa, là niềm tin cho dân tộc ấy giữ gìn, bảo vệ và phát triển đất nước.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Notre Dame de Paris bốc cháy

Hỏa hoạn thiêu rụi nóc nhà thờ Notre Dame de Paris đã bị dập tắt vào khoảng ba giờ sáng nay. Lính cứu hỏa vẫn tiếp tục làm việc để bảo đảm không còn một ngọn lửa nào có thể bùng cháy trở lại. Việc trước mắt là điều tra nguyên nhân hoả hoạn và gây quỹ tái thiết một kỳ công của nghệ thuật kiến trúc ra đời từ thế kỷ 12.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

LÀNG CỔ TRUNG KIÊN

Làng Trung Kiên hay còn gọi là làng Hoàng Lao, xưa nữa là làng Kẻ Lau (1) là một trong 3 làng cổ xưa của xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Nghi Thiết là xã bán đảo diện tích không rộng chỉ 6,06 km²; dân số 6.288 người, mật độ 873 người/km² (thống kê năm 2013). Nghề chính của làng là đóng thuyền, làm mộc gia dụng và đánh bắt hải sản. Làng nằm ở bờ Bắc tả ngạn sông Cấm; trước mặt là sông, sau lưng là cánh đồng lúa; phía Bắc sau cánh đồng lúa là biển cả.

TÂM LINH VIỆT

Từ xưa, tộc Việt đã có phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, các bậc thánh thần. Việc thờ cúng của người Việt được truyền từ đời này sang đời khác. Có lẽ thế, người Việt từ thuở ấu thơ đã được sống trong một thế giới thiêng liêng - đời sống tâm linh.

PHÁT HIỆN LỖ ĐEN

"Khoa học, con người bình thường thì chưa nhìn thấy, chưa biết. Nhưng cái thấy biết không chỉ nhờ vào nghiên cứu, thí nghiệm hoặc bằng các giác quan, các công cụ khoa học. Trong Phật Giáo thì sự thấy biết có thể thấu triệt Vũ Trụ nhân sinh bằng con đường giác ngộ, chứ không bằng các con đường thông qua vật chất là nghiên cứu, thí nghiệm, suy nghĩ, các giác quan, các công cụ khoa học. Sự nhận biết Vũ Trụ thông qua con đường vật chất không bao giờ thấy biết được thật tướng của vật chất và chúng sinh." (Phật Pháp Thường Trụ).

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

SỰ THẬT VỀ LỖ ĐEN.

"Khoa học, con người bình thường thì chưa nhìn thấy, chưa biết. Nhưng cái thấy biết không chỉ nhờ vào nghiên cứu, thí nghiệm hoặc bằng các giác quan, các công cụ khoa học. Trong Phật Giáo thì sự thấy biết có thể thấu triệt Vũ Trụ nhân sinh bằng con đường giác ngộ, chứ không bằng các con đường thông qua vật chất là nghiên cứu, thí nghiệm, suy nghĩ, các giác quan, các công cụ khoa học.
Sự nhận biết Vũ Trụ thông qua con đường vật chất không bao giờ thấy biết được thật tướng của vật chất và chúng sinh." (Phật Pháp Thường Trụ)

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

THẬP ĐẠI CHÂN NGÔN DUY NGÃ SỞ HỮU THUYẾT (5 phẩm)

"Đã là Phật tử nhất định phải biết Đức Phật như thế nào. Hãy tận thu những gì tôi truyền đạt trong bộ pháp này. Nam mô thập phương tam thế nhất thiết Chư Phật tác đại chứng minh!".
(Pháp Không Chân Như)
***

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

KHỞI NGUYÊN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School). Quan điểm nầy chính xác về phương diện giáo lý, có nhiều điểm tương đồng mạnh mẽ tồn tại giữa Phật giáo Đại Thừa và Đại Chúng Bộ, tuy nhiên về phương diện khác, nhiều tư tưởng quan yếu của Phật giáo Đại Thừa được căn cứ trên giáo lý của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ(Sarvāstivādin School). Điều này quá hiển nhiên từ sự khảo xác những giáo lý cốt lõi được trình bày trong Đại Trí Độ Luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra) của ngài Long Thọ (Nāgārjuna), phần lớn những tư tưởng cương yếu bắt nguồn từ Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ. Ngoài ra, một sự kiện nổi bật khác nữa là, Duy Thức Tông (Yogācāra School) đã vay mượn nhiều khái niệm của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Như vậy, rõ ràng Phật giáo Đại Thừa và Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ có mối quan hệ lịch sử mật thiết về phương diện giáo lý.

Phật giáo, Y học & Sức khỏe

Theo Đạo Phật, Giáo Pháp tinh khiết và kỳ diệu là loại y dược toàn hảo nhất cho một tâm trí suy nhược, cũng như một cơ thể đau yếu.

I. Mở Đầu

Từ buổi sơ khai ở cõi trần gian, sinh, lão, bệnh, và tử đã không thể nào tránh khỏi. Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) biết được chân lý này khi Ngài mạo hiểm vượt ra khỏi cung điện và đến viếng thăm một khu vực nghèo nàn trong thị trấn. Ở nơi đây, giữa những kẻ ăn xin, người bệnh tật, và lớp tuổi già yếu, Ngài đã trực tiếp thấy được những thực tế của cuộc đời. Ngay lập tức, một niệm mong muốn khởi sinh trong tâm để giúp đỡ họ giảm bớt nỗi đau đớn và niềm khốn khổ. Vì thế, Ngài đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa và trở thành một vị đạo sư, với hy vọng rằng bằng chính thiền định và tu dưỡng, Ngài có thể tìm ra giải pháp cho những kẻ nghèo nàn và đau yếu.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Cần phân biệt rõ tín ngưỡng dân gian và Phật giáo

"Không học kinh nikaya, các vị cứ thích nói tùy tiện, Phật thuyết mà nói Phật không thuyết thì Phật nói người đó xuyên tạc Như Lai." - (Thanh Hao LE - trích dẫn).
---
"Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? Người nêu rõ Như Lai có nói, có thuyết là Như Lai không nói, không thuyết, và người nêu rõ Như Lai không nói, không thuyết là Như Lai có nói, có thuyết. Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người này xuyên tạc Như Lai."
(Trích Phẩm người ngu - Chương 2.Hai Pháp - Tăng chi bộ)

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

KHẢO VỀ THÂN TRUNG ẤM

Này Ānanda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt (1).

Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế. Trường hợp Tỳ-kheo Sāti, hiểu sai về sự vận hành của thức (2), Tỳ-kheo Ariṭṭha hiểu sai về pháp (3)… là những ví dụ tiêu biểu.

TỔ CON BỌ NGỰA - THUỐC QUÝ

Đây là tổ con bọ ngựa trên cây hay gặp. Ai chưa biết nay em giới thiệu cho biết. Đơn giản vậy nhưng nó là thuốc quý. 

Cháu em chảy mủ tai đau sốt mang đến bệnh viện, bác sĩ nói bị viêm tai trong. Cháu nằm viện gần 1 tháng chỉ đỡ sốt chứ mủ tai vẫn chảy. Bác sĩ cho thuốc về tự uống và nhỏ tai.

TÌM HIỂU 12 NHÂN DUYÊN

Phân Biệt -- (Tạp 12.16, Ðại 2,85a) (S.ii,2)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Khái quát Tam Nguyên Luận

Nền Văn minh Phương Đông đã trải qua chí ít trên dưới 3000 – 5000 năm hình thành và phát triển, kinh qua cả một chặng đường Lịch sử bền bỉ và lâu dài mà người Phương Đông Cổ đại đã tạo dựng cho mình một Nền tảng vững chắc khó có thể sánh được. Không những vậy, nhiều Trường phải Học thuật của Phương Đông Cổ đại cũng lần lượt được ra đời. Các Trường phái Học thuật đã kế thừa và phát huy Nền tảng Khoa học Lý luận của Triết học Phương Đông để tạo ra những bước ngoặt mới trong từng thời đại của Lịch sử cũng như song song tồn tại và tương trợ cho nhau cùng đạt được những thành quả đáng trân trọng.