Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Tìm hiểu Pháp môn Tịnh độ

Pháp môn Tịnh Độ chủ trương niệm Phật, quán tưởng Đức Phật A Di Đà và sự thù thắng, trang nghiêm của cõi Cực lạc Tịnh Độ, bằng tự lực với Tín, Nguyện, Hạnh tương ưng bản nguyện của Đức Phật A Di Đà. 

Nghi Vấn Chỉ Nam

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tin là nguồn của đạo, là mẹ của các công đức, nuôi lớn tất cả căn lành”. Cho nên tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều từ niềm tin mà vào. Nếu không có niềm tin, thì cũng như hạt giống thúi, không thuốc gì có thể chữa. Huống hồ niệm Phật vãng sanh, càng là pháp khó tin. Những trưởng lão Thiền tông xưa, cho đến những đại nho học rộng, đều có những câu vấn đáp xiển dương Tịnh nghiệp. Như “Tịnh Độ Thập Nghi Luận” của Thiên Thai Trí giả, “Tịnh Độ Hoặc Vấn” của Thiên Như lão nhân, “Tịnh Độ Quyết Nghi Tập” của Vương Thị Lang, “Tây Phương Hiệp Luận” của Viên Trung Lang. Ngoài ra còn có những bài lẻ ngắn, không thể đọc hết, tất cả đều muốn cho mọi người kiên cố niềm tin, cùng về Cực Lạc. Ở đây đặc biệt góp nhặt tất cả các sách, toát yếu những điểm chính của chúng, thêm một chút cái thấy của mình, bù vào những chỗ còn thiếu sót, đặt tên “Nghi Vấn Chỉ Nam”.

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ NIỆM PHẬT A DI ĐÀ

LỜI DẪN
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
Do sự mong muốn của một số độc giả nên tôi viết ra những điều căn bản của Pháp Môn Tịnh Độ và của việc Hộ Niệm để giúp người tu biết làm thế nào để được vãng sanh, làm sao biết một người khi chết được vãng sinh hay không; có mấy phương thức tu Tịnh Độ, có bao nhiêu cách niệm Phật, và người tu phải làm những gì để đạt kết quả mỹ mãn?

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Phân biệt lời Phật, lời ma

NSGN - Thời mạt pháp, ma cường pháp nhược, có khi rồi cũng phải biết thứ gì là lời Như Lai nói, thứ gì là ma nói mà phòng hộ cho bản thân.

Là người đã chứng lý tánh thì vấn đề phân biệt này không có gì khó. Dù kinh luận thấy có nhiều sai khác, trong kinh luận thấy có nhiều chỗ như trái nhau (1) thì vẫn biết không có gì ra ngoài lý tánh ấy. Đó là mặt duyên khởi biểu hiện cho lý tánh không của vạn pháp. Nắm được mặt duyên khởi này, sẽ thấy thuận hay không thuận, giữ giới hay không giữ giới v.v… đều là pháp của Phật khi chúng ta sử dụng nó đúng duyên. “Pháp trụ pháp vị, tướng thế gian thường trụ”(2). Vấn đề là pháp có được sử dụng đúng duyên hay không. Không sử dụng pháp đúng duyên thì Phật pháp cũng thành ma pháp. 

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

2. VẬT CHẤT CƠ SỞ & PHI VẬT CHẤT TRONG VŨ TRỤ

(Tham khảo bài trước: 1. Sự Kiện Khởi Nguyên Vũ Trụ.)
Phân loại tập phi vật chất Ā và tập phản phi vật chất A: 
Phần tử của tập này có tính đối xứng với phần tử tương ứng của tập kia. Phần tử của tập này có tính phân tranh thì phần tử của tập còn lại có tính hòa hiệp. Tập chứa phần tử có tính phân tranh được gọi là tập phản phi vật chất A, và sẽ được gọi là tập vật chất A. Tập chứa phần tử có tính hòa hiệp được gọi là tập phi vật chất Ā.
Mỗi phần tử là một phần tử cơ sở, tồn tại độc lập, không bị đồng hóa hoặc chia tách:

CHÂN TƯỚNG VŨ TRỤ

1. SỰ KIỆN KHỞI NGUYÊN VŨ TRỤ (bài thứ nhất)

Vũ trụ đã được sinh khởi từ “Cái Không Có”. “Cái Không Có” diễn đạt cho không có bất cứ tồn tại, kể cả không gian và thời gian. Để gán cho “Cái Không Có” một cái tên, cái tên đó được đặt trong ngoặc đơn này: (). Từ đây trở về sau, khi nói () tức là nói “Cái Không Có”.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

BÁNH XE

lX . PHẨM BÁNH XE
(l) (31) BÁNH XE

1)- Có bốn bánh xe này, này các Tỷ-kheo, thành tựu với chúng, bốn bánh xe được vận chuyển giữa chư Thiên và loài Người thành tựu với chúng, chư Thiên và loài Người không bao lâu đạt đến sự lớn mạnh, tăng thịnh trong các tài sản. Thế nào là bốn? Trú xứ thích hợp, thân cận các bậc Chân nhân, tự nguyện chân chánh, trước đã làm phước.