Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (5)

PHẦN IX: THAY LỜI KẾT

Khoa học (theo một nghĩa rộng) đã, đang, và sẽ không ngừng đi tới (cũng gọi là “tiến bộ”). Sự “đi tới” ấy có thể xem như một tiến trình tự nhiên trong hiện tượng sinh tồn có chu kỳ của vạn vật.
Nói là “tự nhiên” vì khởi thủy không phải do sinh vật có trí khôn, biết rồi đòi tiến bộ, thì nó mới đi tới, cũng không phải do không biết, rồi không đòi tiến bộ, mà nó đứng lại một chỗ, mà nó “đi tới” chỉ vì nó có sự luân chuyển “lột xác”, để sống tiếp trong biến hóa.
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật(1)
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (2)
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (3)
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (4) 

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (4)

PHẦN VII: LÝ NHÂN QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA

Lý nhân quả trong nhà Phật không phải là một tín điều (doctrine). Nó không tượng trưng cho cán cân công bằng thưởng phạt, của một linh quyền tạo hóa toàn năng nào cả. Nó cũng không phải là một giáo thuyết (enseignements religieux), do vị “giáo chủ” là đức Phật sáng chế ra, để làm cho nền tảng cho những lập luận giảng đạo, dựa trên luật vay trả, hằng mong ước của con người. Mà lý nhân quả trong nhà Phật là một tiến trình tự nhiên của phản ứng lý hóa, nghĩa là một nguyên hành khoa học thuộc về tâm và vật.
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (1)

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (3)

PHẦN V: TÁI SINH QUA BIỆT NGHIỆP (cá nhân) VÀ CỘNG NGHIỆP (xã hội)
Theo nhà hiền triết Hobbes (1586-1678) thì: Con người khôn ngoan, “có khiếu chỉ huy” thời xưa (chậm tiến, phong kiến) chỉ sống với mục đích duy nhất là bắt kẻ khác phải phục tùng, để thoả mãn quyền lực của mình, và “hòa bình xã hội chỉ có thể có, khi nào mọi kẻ khác cam phận tước bỏ tất cả quyền lợi chính đáng của họ, để phục vụ và dâng trọn quyền hành cho mình”.
Rồi ông kết luận: “Mỗu con người, nếu ‘khôn ngoan’ sẽ là một con sói dữ đối với đồng loại”.
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (1)
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (2)

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (2)

PHẦN III: TIỀM LỰC TINH THẦN QUA TỪ TRƯỜNG VẬT LÝ

Năm 1970, một nhà phân tâm học người Âu, ông Pierre Wiel đã đưa ra một bản kê khai 5 khả năng của tinh thần con người như sau:
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (1)
1- Khả năng thức tỉnh (hay giác ngộ): Dù sống trong môi trường nào, con người không sớm thì muộn, cũng tự phân biệt được thiện ác.

2- Khả năng siêu việt: Mỗi cá nhân đều nghĩ rằng mình có tiềm lực vượt lên khỏi tính phàm, để trở thành siêu nhân hay thánh nhân.

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (1)

Lời nói đầu

Tập sưu tầm nói về khoa học và sự tái sinh này gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn đề cập đến một số “khía cạnh” của năng lực tinh thần, xuyên qua thể xác đang sống. Cách diễn tả được trình bày dưới dạng một “liên quan” khoa học. Tựu trung tất cả đều hướng về sự sống và tiềm lực tái sinh sau khi chết, theo nhà Phật.

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Những Người Chết Sống Lại

Lời dịch giả: 
Sau cuốn “Embraced by the Light” dẫn đầu về số bán, lại có các cuốn “Saved by the Light”, “Closer to the Light”, “Into the Light”, “Life after life”, “Reflection on the after life”, “Life at Death”, “Return from Death”,… cuốn nào cũng bán rất chạy, phá kỷ lục trong các loại sách tâm linh và lôi kéo theo nhiều cuộc tranh luận hết sức sôi nổi. Chi tiết các cuốn sách trên không khác nhau bao nhiêu, ai cũng kể rằng sau khi chết họ thấy mình được bao trùm trong một luồng ánh sáng êm dịu, tinh khiết, và được hướng dẫn về tinh thần. Tất cả đều kết luận rằng chết không phải là điều ghê gớm đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ mà chỉ là một sự “chuyển tiếp” giữa các kiếp sống, một kinh nghiệm tâm linh mà những ai trải qua sẽ không thể quên được. Mặc dù những cuốn sách trên ghi nhận hàng trăm những trường hợp người chết sống lại, chúng tôi chỉ lựa chọn một vài trường hợp đặc biệt để cống hiến quý vị độc giả…

Tiểu luận về Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Tâm Kinh là tinh hoa của tư tưởng Phật giáo Đại thừa (Mahayana). Phật giáo được phát triển từ Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) hay Tiểu thừa đến Đại thừa. Phật giáo ở Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Campuchia và Lào chủ yếu theo Tiểu thừa. Phật giáo tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Tây Tạng và Mông Cổ chủ yếu theo Đại thừa. Tuy nhiên, Tiểu thừa cũng đã từng xuất hiện ở Việt Nam sớm như Đại thừa.
Trong quá trình phát triển dài của Phật giáo, quan niệm chính yếu về Không (emptiness, void, Sũnya trong tiếng Phạn) đã theo đó phát triển. Cuộc đời là vô thường (non-permanent) bởi vì mọi thứ đến và đi, tùy thuộc vào nhân duyên (the law of causation). Cuộc đời vì thế là ảo ảnh, không thực. Nói cách khác, đời là Không.