Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Tiểu luận về Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Tâm Kinh là tinh hoa của tư tưởng Phật giáo Đại thừa (Mahayana). Phật giáo được phát triển từ Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) hay Tiểu thừa đến Đại thừa. Phật giáo ở Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Campuchia và Lào chủ yếu theo Tiểu thừa. Phật giáo tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Tây Tạng và Mông Cổ chủ yếu theo Đại thừa. Tuy nhiên, Tiểu thừa cũng đã từng xuất hiện ở Việt Nam sớm như Đại thừa.
Trong quá trình phát triển dài của Phật giáo, quan niệm chính yếu về Không (emptiness, void, Sũnya trong tiếng Phạn) đã theo đó phát triển. Cuộc đời là vô thường (non-permanent) bởi vì mọi thứ đến và đi, tùy thuộc vào nhân duyên (the law of causation). Cuộc đời vì thế là ảo ảnh, không thực. Nói cách khác, đời là Không.

“Không” thường dễ bị hiểu nhầm theo hướng tiêu cực là triệt tiêu. Phật giáo Đại thừa đưa ta thoát khỏi quan niệm Không cực đoan này để trở về với trung đạo (the middle way). Con đường trung đạo vẫn mang ý tưởng rằng “đời là Không”, tuy nhiên Không ở đây chẳng khác với “có” (existence), “không mà là có, có mà là không” (emptiness is existence, existence is emptiness). Con đường trung đạo này hoàn toàn không có một tí tư tưởng triệt tiêu tiêu cực nào cả. Trung đạo là cái nhìn thực tế và tích cực về cuộc đời.

Bát Nhã Tâm Kinh thể hiện con đường trung đạo, trong khi trình bày nhanh chóng tất cả những giáo lý Phật giáo truyền thống, từ Tiểu thừa đến Đại thừa. Học Bát Nhã Tâm Kinh chính thực là học toàn bộ Phật pháp.

Bát Nhã Tâm Kinh là cốt lõi của Phật giáo đại thừa đến nỗi nó được các tăng ni tụng hàng ngày (kinh nhật tụng). Ở Việt Nam, Bát Nhã Tâm Kinh được tụng bằng tiếng Hán Việt. Bản Hán Việt có cái hay là mang âm hưởng và nhịp điệu đẹp như thơ và rất ngắn gọn, vì thế nó dễ thuộc, dễ nhớ. Vấn đề ở chỗ nó vẫn là ngoại ngữ đối với đa số người Việt. Tuy nhiên, vì phần lớn thuật ngữ Phật giáo là Hán Việt nên làm quen với một số thuật ngữ Hán Việt sẽ hữu ích cho những người học Phật. Vì những lý do trên, trong bài luận này, chúng ta sẽ dùng bản Hán Việt như là bản chính, cùng với bản dịch tiếng Việt để giúp ta hiểu dễ hơn.
(Quý vị tải về đọc tiếp tại đây: bat_nha_tam_kinh_vn_tdh)

Nguyên tác Anh ngữ: Trần Đình Hoành
Việt dịch: Diệu Tâm & Trần Đình Hoành 
Nguồn: http://trandinhhoanh.wordpress.com

Không có nhận xét nào: