Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

BỐN PHÁP THIẾT LẬP NIỆM

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammāsadhamma (Kiềm-ma Sắt-đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các tỳ-khưu: 

– Này các tỳ-khưu. 

Các Tỳ-khưu vâng đáp Thế Tôn: 

– Bạch Thế Tôn. 

2. Thế Tôn thuyết như sau:

LOẠI TRỪ CÁC Ý TƯỞNG XAO LÃNG

1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Tại đấy, Thế Tôn gọi các tỳ-khưu: “Chư tỳ-khưu”. – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, các tỳ-khưu ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau: 

2. – Chư tỳ-khưu, tỳ-khưu muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm? 

THÀNH TỰU TINH THÔNG

Một thời Tôn giả Sāriputta trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Tôn giả Sāriputta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthī để khất thực. Ði khất thực xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực về, Tôn giả đi đến Andhavana để nghỉ trưa. Sau khi đi vào rừng Andha, Tôn giả đến ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây. 

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Loạt ảnh ấn tượng về Mũi Né năm 1971

Bến cá Khánh Phước, bãi đá Ông Địa, tháp Chăm Po Sah Inư… là những hình ảnh tư liệu quý giá về Mũi Né năm 1971 do phó nháy Gale Mattison chụp.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Sự khác biệt giữa người thông minh và người có trí tuệ

1. NGƯỜI THÔNG MINH 
- Thông minh là một loại khả năng sinh tồn.
- Trong số 10 người thì có thể có 1 đến 2 người thông minh. 
- Người thông minh luôn có thể bảo toàn lợi ích của mình khi làm việc với người khác. 
- Người thông minh biết khi nào nên “ra tay”. 
- Người thông minh chú ý chi tiết.
- Người thông minh nhiều phiền não, vì họ nhạy cảm hơn người bình thường. 

BÀI GIẢNG VỀ CHÁNH KIẾN

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) gọi các tỳ- khưu: “Này các tỳ-khưu”.–"Hiền giả”, các tỳ-khưu ấy vâng đáp Tôn giả Sāriputta. Tôn giả Sāriputta nói như sau: 

2. – Chư hiền, chánh tri kiến, chánh tri kiến, được gọi là như vậy. Cho đến như thế nào, một vị thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu Diệu pháp này?

Chánh điện chùa để làm gì?

Hiện nay đa số các chùa đều có xây dựng rất nhiều hạng mục công trình khác nhau như: chánh điện, thư viện, giảng đường, trai đường, nhà chúng/thất, nhà tổ,... Đây là một hiểu biết sai lầm về đạo Phật và về nơi tập trung thực hiện nó (gọi là chùa).
Chánh điện chùa phải là nơi để thực hiện các việc: 

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

BÁO ĐỘNG UNG THƯ

Tại Việt Nam, 50% các ca bệnh ung thư có nguyên nhân liên quan trực tiếp đến vấn đề ăn uống và an toàn thực phẩm. Rau bẩn với hàm lượng hóa chất vượt mức cho phép là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

Đạo Trời qua Mèo và Chuột

Kính dâng lên Thầy và Tổ Tiên với lòng thành cảm tạ.

Mèo với Chuột là hai con vật mà những ai sống ở nhà quê, không ai mà không biết. Tôi nói ở nhà quê là vì Việt tộc có nền văn hóa nông nghiệp, nên lúa, gạo, đậu, bắp, khoai là “ngũ cốc” chất chứa tứ tung, ở ngoài sân, ngoài đồng, ngoài vựa, trong kho, trong bếp, nên là những chỗ thường có chuột. Còn ở thành phố, thì ít thấy chuột hơn, vì thực phẩm được cất giấu kỹ trong nhà, trong thùng, trong tủ đồ ăn, lại còn đặt bẫy (chuột), rồi người ta lại nuôi mèo nữa, nên thành thử chuột khó sống.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Vì sao đất nước ta còn nghèo?

Muốn được bạn bè quốc tế nể trọng, muốn dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì nhất định đất nước Việt Nam phải giàu mạnh. Từ một cá nhân cho tới một tổ chức, một cộng đồng và lớn hơn là một dân tộc đều có mong ước và khát vọng trở nên giàu có.

Nhưng nhìn lên "bản đồ" giàu - nghèo thế giới thì luôn có nhiều quốc gia nghèo đói bên cạnh một số quốc gia giàu có. Chung một khát vọng, mong ước nhưng sự phân hóa luôn tồn tại trên nhiều bình diện như vậy. Chìa khóa để mở cánh cửa bí ẩn này ở đâu?

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Bàn về Phong Thủy Hà Nội

BVN không có những chuyên gia về phong thủy, địa mạch và đối với lĩnh vực này trước sau chỉ có thể "kính nhi viễn chi". Nhưng nhu cầu muốn hiểu biết về phong thủy, cụ thể là phong thủy Thăng Long, trong bạn đọc lại rất cao. Bởi vậy, xin đăng dưới đây hai ý kiến của KTS Trần Thanh Vân, tuy đối tượng khác nhau nhưng cùng một chủ đề, để đáp ứng nguyện vọng của nhiều người đang cần tìm biết những chuyện ít nhiều bí ẩn xung quanh lịch sử thắng cảnh Hồ Tây hàng nghìn năm qua, cũng như câu chuyện đang ầm ỹ bấy nay về Dự án quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến 2030, có xem xét đến thời điểm mà hầu như tất cả chúng ta đều không còn cái quyền bênh vực hay bác bỏ dự án này nữa, vì đã... đi về bên kia thế giới (2050). Phải nói, lắt léo của các đại đại dự án loại này của Nhà nước ta là ở chỗ ấy. Nói chung ai ôm được túi tiền thì cứ tha hồ mà... phá. Làm gì sống được đến ngày ấy đâu mà lo phải chường mặt ra trước vành móng ngựa.
Bauxite Việt Nam

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

HẠNH PHÚC AN LẠC TRONG HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI.

Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Koliya, tại một thị trấn tên là Kakkarapatta. Rồi Koliya tử Dīghajānu (đầu gối dài) đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Koliya tử Dīghajānu bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống hệ phược với vợ con, dùng các hương chiên-đàn ở Kāsi, đeo và dùng các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, thọ lãnh vàng và bạc; bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và hạnh phúc an lạc trong tương lai.

BÀI PHÁP ĐẦU TIÊN

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Bārāṇasī (Ba-la-nại), tại Isipatana (chư tiên đọa xứ), chỗ vườn nai. Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm tỳ-khưu: 

– Có hai cực đoan này, này các tỳ-khưu, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai? Một là đắm say trong các dục (kāmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các tỳ-khưu, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. 

CHUYỂN BÁNH XE PHÁP

19. – Này các tỳ-khưu, rồi Ta suy nghĩ: “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được lý duyên khởi (idapaccayatā patic- casamuppada, y tánh duyên khởi pháp). Sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sinh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!” Rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

SỰ CƯỜNG THỊNH CỦA QUỐC GIA VÀ TĂNG ĐOÀN.

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakūta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, Ajātasattu Vedehiputta (A-xà-thế, con bà Vi-đề-hi), vua nước Magadha (Ma-kiệt-đà), muốn chinh phục dân Vajjī (Bạc-kỳ). Vua tự nói: “Ta quyết chinh phạt dân Vajjī này, dù chúng có uy quyền, có hùng mạnh; ta quyết làm cỏ dân Vajjī; ta sẽ tiêu diệt dân Vajjī; ta sẽ làm cho dân Vajjī bị hoại vong”. 

NHỮNG BƯỚC TIẾN ĐẾN CHỨNG ĐẠT CHÂN LÝ.

11. Lúc bấy giờ Thế Tôn đang ngồi và nói lên với những bà-la-môn trưởng thượng những lời thân hữu về vấn đề này, vấn đề khác. Khi ấy có thanh niên bà-la-môn tên Kāpatḥika, trẻ tuổi, đầu cạo trọc, mới có mười sáu tuổi, từ khi sinh, thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về thuận thế luận và đại nhân tướng. Thanh niên này đang ngồi giữa hội chúng ấy. Thanh niên này thỉnh thoảng cắt đứt cuộc đàm luận giữa Thế Tôn và các vị bà- la-môn trưởng thượng. Rồi Thế Tôn khiển trách thanh niên bà- la-môn Kāpathị ka:

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

VÔ THỨC VÀ SÁNG TẠO

Vô thức có thể hiểu là tiềm thức. Tiềm thức chi phối mọi hoạt động trong hiện tại của ta, đôi lúc nó xảy ra một cách đáng kinh ngạc. Ý thức là bản năng sao lưu, ghi nhớ và tích trữ chính những gì mình đã làm vào trong Tiềm thức. Nếu hành động nào không được ghi chép qua công đoạn này thì gọi là hành động Vô ý. Nhờ có Ý thức mà Tiềm thức được hình thành dần dần và đi theo ta suốt mãi cho đến khi ta không còn hình hài nữa. Có thể nói Ý thức làm nên tư tưởng còn Tiềm thức là kết quả hình thành bản năng và tâm hồn của mỗi chúng ta. Vì thế, Nhạc phẩm "Một cõi đi về" của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn có ca từ: "Trên hai vai ta đôi vầng Nhật Nguyệt/ Rọi suốt trăm năm một cõi đi về".

KHÔNG GIÁO ĐIỀU HAY LÒNG TIN MÙ QUÁNG

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng tỳ-khưu, đi đến Kesaputta, thị trấn của các người Kālāma.

Các người Kālāma ở Kesaputta được nghe: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích ca đã đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp như sau được truyền đi về sa-môn Gotama: Ngài là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Tuệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Sau khi tự thực chứng, Ngài đã giảng dạy chư thiên và loài người, hàng tu sĩ và cư sĩ, vua chúa cùng thường dân. Ngài đã giảng Pháp cao diệu từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối. Ngài đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiết và rõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng tôi được yết kiến một vị Ứng Cúng như vậy”.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

ĐẠO LỘ

"... Này các tỳ-khưu, Ta đã thấy một con đường cũ, một đạo lộ cũ do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Ðây chính là Bát Chi Thánh Đạo, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Con đường ấy, này các tỳ-khưu, là con đường cũ, đạo lộ cũ do các bậc Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Ta đã đi theo con đường ấy. Ði theo con đường ấy, Ta thấy rõ già chết, thấy rõ già chết tập khởi, thấy rõ già chết đoạn diệt, thấy rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt".
---

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

TẦM CẦU trạng thái tối thượng của an bình siêu việt.

"... Ta tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết- bàn. 
Tri kiến khởi lên nơi Ta: 'Sự giải thoát của Ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sinh nữa'."
---

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

BỒ-TÁT NHẬP THAI VÀ ĐẢN SINH

“Bồ-tát khi sinh ra, này Ānanda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: ‘Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sinh ở đời này nữa’.”

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

KHÔNG THỂ BIẾT ĐƯỢC KHỞI THỦY

(1) Cỏ và củi 

Thế Tôn nói như sau: 

– Vô thủy là cõi ta-bà này, này các tỳ-khưu, khởi điểm không thể nêu rõ đối với lưu chuyển luân hồi của các chúng sinh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

GIÀ, BỆNH, CHẾT

(1) Già và chết 

"Ở tại Sāvatthī (Xá-vệ). Ngồi một bên, vua Pasenadi (Ba-tư- nặc) nước Kosala (Kiều-tất-la) bạch Thế Tôn: 

– Bạch Thế Tôn, có cái gì sinh mà không già và không chết? 

– Thưa Ðại vương, không có cái gì sinh mà không già và không chết. Thưa Ðại vương, dù cho những vị sát-đế-lỵ đại phú có tài sản lớn, có nhiều vàng bạc, có nhiều tài sản vật dụng, có nhiều tiền của, ngũ cốc. Vì các vị ấy có sinh nên không thoát khỏi già và chết. 

MỘT NGƯỜI

“Một người, này các tỳ-khưu, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đó đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Cách lính Mỹ ngủ nhanh chỉ sau 2 phút

Bây giờ mình có viết gì về lợi ích của giấc ngủ đầy đủ vào ban đêm thì cũng là thừa thãi, vì nó đã được viết đi viết lại rất nhiều lần trên internet rồi. Những thông tin như giấc ngủ 7 đến 9 tiếng vào ban đêm làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm chậm quá trình trao đổi chất và khiến tâm lý của anh em tốt hơn trong cả ngày làm việc đều đúng và đều được hàng nghìn cuộc nghiên cứu chứng minh. Nhưng đối với nhiều người, trong đó có cả mình, để đi vào giấc ngủ không phải điều dễ dàng gì. May thay, quân đội Mỹ có một mánh nho nhỏ chỉ mất 2 phút để đi vào giấc ngủ sâu.

119. KINH THÂN HÀNH NIỆM

Kāyagatāsati Sutta[1]-[2]
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh xá ông Anīthapiṇḍika (Cấp Cô Độc). Rồi một số đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, đang ngồi tụ họp trong hội trường, câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:
– Thật vi diệu thay, chư Hiền giả!Thật hy hữu thay, chư Hiền giả! Thân hành niệm,[3]khi được tu tập và làm cho sung mãn, có được quả lớn, có được công đức lớn, như đã được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác tuyên bố.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

KINH ĐẠI NIỆM XỨ (Mahàsatipatthana Sutta)

Tôi nghe như vậy. 
1. Một thời, Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu lâu), tại Kammàssadhamma (Kiềm ma sắt đàm) - đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các vị Tỷ kheo: “Này các Tỷ kheo.” Các Tỷ kheo trả lời Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn.” Thế Tôn nói như sau:

PHÁP HÀNH

Pháp hành là pháp được chư Phật chọn lọc pháp trắng trong thế gian hoặc chế đặt, không phải thứ sẵn có rồi được tuyên bố. Phật dạy các pháp hành không phải chỉ để tìm an lạc, thanh tịnh ở những giây phút hiện tại ngắn ngủi khi đang hành trong thời khóa. 

BÁT CHÁNH ĐẠO (Thánh đạo 8 nhành)

Tôi nghe như vầy.
Một thời, Đức Thế Tôn đã dạy các Tỳ-kheo:
Này các Tỷ kheo, thế nào là con đường đưa đến diệt khổ, an vui, đưa đến Niết-Bàn và giải thoát. Ðó là bát chi Thánh đạo, tức là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tin tấn, Chánh niệm, Chánh định. 
Hay còn gọi là BÁT CHÁNH ĐẠO:

PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ NAM TÔNG VÀ PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ BẮC TÔNG

Hôm nay, tôi giảng buổi cuối năm với đề tài Pháp tu căn bản của hệ Nam tông và pháp tu căn bản của hệ Bắc tông. Qua đó, đối chiếu cho quí vị thấy mỗi phái có một hướng nhìn khác nhau, vì vậy chia thành Nam tông, Bắc tông riêng biệt.

ỨNG DỤNG VÀ TU TẬP BÁT CHÁNH ĐẠO

Đức Phật chưa từng dạy pháp môn thứ hai nào ngoài Bát chánh đạo. Giảng dạy, tu học và công việc làm đạo theo con đường Bát chánh đạo, tức là không phải tôn vinh mình, đề cao bản ngã mình mà là tôn vinh đức Phật, không phải ca ngợi nhận thức hoặc cách thức làm đạo của mình mà là qua đó để ca ngợi Chánh pháp và phát triển một đạo Phật nguyên gốc với đầy đủ trí tuệ và lòng từ bi.

TRÁI TIM BÍ ẨN

Ngày 11 tháng 6 năm 1963, giữa ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám), nơi đây Hoà thượng Thích Quảng Đức từ trên xe bước xuống, ung dung, điềm tĩnh theo thế kiết già tẩm xăng đầy mình rồi quệt lửa vào người, trước sự chứng kiến của hàng ngàn tăng ni, phật tử và đồng bào thành phố.

CHÁNH PHÁP TỒN TẠI BAO LÂU?

Mỗi Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian, có khả năng tế độ một số lượng khoảng 24 a-tăng-kỳ 600 triệu và 100 ngàn chúng sinh được giải thoát khỏi biển khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Con đường giác ngộ theo kinh điển Nikaya

Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sinh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Ðạo Phật cũng là đạo bình đẳng và tự giác cho tất cả những ai muốn tìm đến con đường hướng thượng của sự giải thoát và giác ngộ. Kinh Pháp Cú có câu: "Người thấm nhuần giáo pháp sống hạnh phúc với tâm an lạc. Hàng trí tuệ luôn luôn hoan hỷ trong giáo pháp mà các bậc thánh nhân đã tìm ra".

Thiền Tứ Niệm Xứ

Từ Tứ thiền thì pháp Quán có tác dụng lớn hơn, nhờ Thiền định ấy mà tuệ giác của hành giả có thể sinh khởi đủ để đốt cháy các lậu hoặc tham, sân và vô minh. Nhưng thực ra, trước khi vào Sơ thiền, hành giả vẫn nên hành Thiền quán để đối trị dục, tham; từ Sơ thiền đến Tam thiền, Thiền quán giúp hành giả giác tỉnh mạnh để đi ra khỏi Sơ, Nhị và Tam thiền để vào Tứ thiền.

CÓ CÁI KHÔNG SINH,..., KHÔNG HỮU VI

Đức Phật:
“Này các Tỷ - kheo, có sự không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.