Muốn được bạn bè quốc tế nể trọng, muốn dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì nhất định đất nước Việt Nam phải giàu mạnh. Từ một cá nhân cho tới một tổ chức, một cộng đồng và lớn hơn là một dân tộc đều có mong ước và khát vọng trở nên giàu có.
Nhưng nhìn lên "bản đồ" giàu - nghèo thế giới thì luôn có nhiều quốc gia nghèo đói bên cạnh một số quốc gia giàu có. Chung một khát vọng, mong ước nhưng sự phân hóa luôn tồn tại trên nhiều bình diện như vậy. Chìa khóa để mở cánh cửa bí ẩn này ở đâu?
Tại sao trái đất của chúng ta vẫn còn quá nhiều người chết đói mỗi ngày? Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO), trên thế giới, có trên 800 triệu người không có đủ lương thực để ăn. Những người này tập trung chủ yếu ở những nước đang phát triển, trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc chiếm một nửa.
Tại sao lại như vậy? Tại sao vào thời điểm, chúng ta có thể chia nhỏ nguyên tử, đặt chân lên mặt trăng và giải mã bộ gen người, vẫn có 2,8 tỷ người (khoảng một nửa dân số thế giới) phải sống nhờ vào khoản thu nhập chưa đến 2 đôla một ngày?
Để tăng trưởng và thịnh vượng, một nước cần có luật pháp, sự cưỡng chế, tòa án, cơ sở hạ tầng cơ bản, một chính phủ đủ khả năng thu thuế và sự tôn trọng của người dân đối với những hình thức này. Những loại thể chế này là phương châm hoạt động của chủ nghĩa tư bản.
Những nước được mệnh danh là những con hổ châu Á tăng trưởng nhanh chóng nhờ dựa vào một lực lượng lao động được đào tạo tốt, có học vấn, chăm chỉ, và tận tụy.
Có ba quan điểm lý giải về sự giàu nghèo, nói cách khác là nguyên nhân trở nên giàu có của các dân tộc hay quốc gia.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, một dân tộc hay quốc gia giàu có là nhờ thiên nhiên ưu đãi, phú cho nguồn lợi tài nguyên để trở nên giàu. Ví dụ như các nước Trung Đông được sống trên nguồn dầu mỏ dồi dào, người dân được hưởng cuộc sống sung túc đầy đủ bậc nhất thế giới.
Quan điểm thứ hai cho rằng, một dân tộc giàu có là nhờ người dân của dân tộc đó thông minh, chăm chỉ. Ví dụ như người Do Thái rất thông minh, giỏi làm kinh tế, tài chính từ xa xưa. Người Do Thái đi đâu cũng giàu, làm việc gì cũng giỏi.
Quan điểm thứ ba xuất hiện gần đây là do thể chế. Trong quyển sách "Vì sao họ thất bại" của hai tác giả Acemoglu và Robinson cho rằng, thất bại hay thành công của một quốc gia là do thể chế. Quyển sách đã dẫn chứng và chứng minh thể chế vô cùng quan trọng. Có thể con người chưa sáng láng, điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi nhưng có thể đúng thì vẫn giải quyết được, thể chế đúng sẽ biến cái không thuận lợi thành có lợi; biến người dân không chăm chỉ, không thích học phải chăm chỉ và phải đi học.
Văn hóa có liên hệ mật thiết với văn minh, lối sống và hình thành truyền thống của xã hội. Việt Nam chưa thể thoát nghèo cũng là do vì Việt Nam ta trên một ngàn năm Trung Quốc thống trị và âm mưu đồng hóa đã đắm chìm trong các mối quan hệ xã hội văn hóa Hán.
Khi nói về văn hóa không những chỉ có yếu tố tích cực mà còn những tiêu cực, do hoàn cảnh lịch sử khiến cả một dân tộc trong nhiều thế kỷ phải theo đuổi một cách mù quáng đôi khi miễn cưỡng một nền tảng triết lí cho phát triển yếu, một triết thuyết do tập đoàn cầm quyền hay chế độ phong kiến muốn áp đặt cho dễ dàng trong việc cai trị.
Hệ tư tưởng trong quá trình bị nô dịch này lại bộc lộ nhiều hạn chế, sai lệch kìm hãm sự phát triển của đất nước như đánh giá thấp vai trò của doanh nhân, đánh giá sai lệch về tiền bạc, thậm chí coi khinh tiền bạc, nhìn nhận lệch lạc về con người. Trong chuyện bắt chước văn hóa phong kiến Trung quốc, tham nhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu.
Việt Nam trong điều kiện thống trị của phong kiến phương Bắc chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các tư tưởng của Nho giáo phong kiến trì trệ, hủ lậu, thối nát có nguồn gốc từ Trung quốc. Việc tham nhũng, nhất là việc đưa hối lộ, bị loại trừ ra khỏi phạm trù đạo đức còn vì một lý do khác nữa khi nó được xem là một thứ văn hóa giao tiếp với một tên gọi rất ư ngọt ngào: quà.
Về chính trị, nói chung, cũng có mấy quy luật chính: một, quốc gia càng dân chủ, càng minh bạch và càng tự do, đặc biệt tự do ngôn luận, tham nhũng càng ít; hai, tính chất dân chủ ấy càng lâu đời và càng ổn định, tham nhũng lại càng ít. Cách đây hai tuần, khi tham dự một hội thảo ở Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, tôi đã nghe một sinh viên Trung Quốc trẻ, vừa tốt nghiệp trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để xóa bỏ nạn tham nhũng?”
Bạn có biết, một người Trung Quốc bình thường sẽ mong muốn có một thủ đô như Washington ngày nay, với bộ máy hành chính hiệu quả và ngay thẳng hợp lý không? Bạn có biết chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống khác đến thế nào khi được sống trong một thế giới không phải hối lộ các quan chức để xin những giấy phép đơn giản nhất không?
Thứ nhất, chúng ta xuất phát từ xã hội phong kiến, những tàn dư của chế độ gia trưởng trong gia đình, độc quyền của hệ thống thống trị của vua quan, của chế độ phong kiến đã làm cho nhận thức của cả xã hội là chỉ có làm quan mới có địa vị mới có quyền lực, quyền hành, mới có lợi lộc, mới vinh thân phì gia, mới được xã hội trọng vọng, là niềm vinh dự không chỉ của gia đình, gia tộc mà còn là của làng, xã, thậm chí của huyện, tỉnh. Từ đó lâu dần trở thành quan niệm nhận thức chung của xã hội là chỉ có làm quan mới là vinh hiển, còn nữa đều là hèn nhục, lao động, nhất là lao động chân tay nặng nhọc bị coi khinh. Bằng mọi cách (chính đáng và không chính đáng) để được làm quan, dù chỉ là chức quan quèn ở thôn xóm. Làm được quan rồi thì bằng mọi cách khai thác tối đa quyền lực có trong tay để mưu lợi riêng mình, mà còn cho cả họ hàng, thân thích (một kẻ làm quan cả họ được nhờ), như vậy mới được khen, được ủng hộ. Cho nên coi “quan thì tham dân thì gian” là lẽ thường tình, chẳng có gì mà phải băn khoăn.
Thứ hai, chúng ta thực hiện đổi mới, mở cửa, không chỉ hội nhập về kinh tế, mà văn hóa cũng hội nhập theo. Như văn hóa của một xã hội tiêu thụ, một xã hội vị kỷ, chú trọng hiện tại, coi thường quá khứ, coi thường tương lai, coi nhẹ cộng đồng, coi trọng bề ngoài, coi nhẹ thực chất, chạy theo “cái nhất”, cái hoành tráng bề ngoài về mọi thứ (to, cao, dài, rộng, lớn, nặng, …nhất xã, nhất huyện, nhất tỉnh, nhất nước, nhất khu vực, nhất châu Á, nhất thế giới, nhất thời đại, …) để tự sướng, tự PR để lôi cuốn cả xã hội vào vòng xoáy xã hội tiêu thụ, hưởng thụ ngang tầm thế giới, thời đại, trong khi thực lực về độ tiến bộ văn minh, về thực lực kinh tế còn cách thiên hạ cả trăm năm, cả mấy tầng lịch sử, mang dáng dấp “trọc phú học làm sang”, “khoe mẻ”. Không chỉ có thế mà còn sản sinh ra thứ văn hóa nhạy bén với lợi ích vật chất (thậm chí cả lợi ích vật chất tầm thường) của riêng tư, nhưng lai thờ ơ, vô cảm, trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm trước những bất công, bất bình đẳng đối với quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, trước những bức xúc, khó khăn, đe dọa an toàn của người dân.
Thứ ba, chúng ta đang trong quá trình từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường, những nếp nghĩ nếp làm “xin-cho”, “ỷ lại trên, ỷ lại nhà nước” vẫn còn đó; đặc điểm của kinh tế thị trường là trao đổi, cạnh tranh để đạt nhiều lợi nhuận từ kinh tế đã và đang thâm nhập vào văn hóa ứng xử nơi công đường, nơi quyền lực công, biến quyền lực công là hàng hóa, trao đổi ngang giá, có đi có lại, biến nơi công đường, hậu công đường thành chợ mua bán “quyền tiền”của đủ loại quan tham với đủ loại dân gian, cơ hội.
Thứ tư, những nét đẹp của văn hóa liêm khiết một thời được xây dựng, tôn vinh, bị coi là lạc hậu, không thức thời, nên không được tiếp tục củng cố nâng cao, phát huy (như một thời, đi đâu ở đâu, ai cũng nói “cho không lấy, thấy không xin, xin không cho”, coi đó là lẽ sống của mọi người, ăn sâu vào mọi người, mọi nhà), đã bị phương châm sống thực dụng, văn hóa tham nhũng chiếm chỗ thay thế, như “văn hóa phong bì”, “văn hóa chạy”, “văn hóa đi cửa sau”, “văn hóa đa diện, nhiều vai, nhiều bộ dạng”.
Hoặc những nét văn hóa đẹp không đem lại lợi ích thiết thực trực tiếp, còn những nét văn hóa xấu nhưng lại đem lại lợi ích có ngay, nên có sức mạnh hơn nhiều, như một thời trước đây đã tổng kết “thẳng thắn, thật thà, thường thua thiệt; luồn lách, lươn lẹo, lại lên lương”. Hoặc “bằng cấp không bằng ‘bằng lòng’”, và hiện nay đang là “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ”; “nhất tiền tệ, nhì hậu duệ, ba ngoại lệ, bốn đồ đệ”, v.v…
Thứ năm, trong công tác cán bộ, từ tiêu chuẩn lựa chọn, đến đào tạo bồi dưỡng cán bộ, ít khi nói tới cái nền, cái phông văn hóa, nhất là văn hóa liêm khiết, chí công vô tư, văn hóa vinh nhục, tự trọng, trung thực, lương tâm, bổn phận, v,v…Nói tổng quát là “văn hóa (đạo) làm quan” của cán bộ, chưa nói tới đòi hỏi phải coi là một điều kiện, tiêu chuẩn cơ bản của người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo phải có đủ.
Thứ sáu, văn hóa tham nhũng không chỉ chỉ tồn tại và phát triển ở kẻ tham nhũng, mà còn có cả trong những lực lượng chống tham nhũng, cả trong những người có quyền lực và người không có quyền lực, nghĩa là có trong bộ phận không nhỏ trong xã hội, chỉ có điều là mức độ khác nhau và khi gặp điều kiện, môi trường phù hợp sẽ phát sinh, phát huy sức mạnh, uy lực của nó khác nhau mà thôi. Một con người, nhất là một cán bộ, trước khi có hành vi tham nhũng thì văn hóa tham nhũng đã phục sẵn trong người rồi.
Đây là điều ít được chú ý, và cũng rất khó nhận biết. Chính vì vậy mà trong chống tham nhũng chưa gắn với chống văn hóa tham nhũng; trong xây dựng văn hóa liêm khiết chưa gắn với chống văn hóa tham nhũng; trong chống hành vi tham nhũng chưa gắn với chống từ nguồn là chống văn hóa tham nhũng.
Bởi vì không có quan niệm văn hóa có khoa học trong tư tưởng chỉ đạo, là khó có được phương thức tư duy, phương thức hành vi đúng đắn, tiên tiến trong đấu tranh phòng chống văn hóa tham nhũng và hành vi tham nhũng. Đồng thời với đẩy mạnh phòng chống văn hóa tham nhũng cũng cần đẩy mạnh xây dựng, nêu cao, phát huy uy lực thực sự của văn hóa liêm chính và hành vi liêm chính trong xã hội, trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước.
Nhật Bản đã thoát trung từ trên trăm năm trước, dù bại trận và chịu 2 quả bom nguyên tử, nhưng vẫn phục hồi rất nhanh (rất sớm lấy lại địa vị cường quốc). Nhật Bản, đất nước của khát vọng và ý chí vươn lên, sự thần kỳ, biểu tượng kinh tế châu Á, mà chúng ta vẫn ngưỡng mộ, chưa bao giờ nghi hoặc. Trong những lúc gần đây nhân sĩ trí thức Việt Nam đang cố vươn tới điều mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã từng làm cách nay nhiều thập niên đó là nỗ lực thoát ra khỏi ảnh hưởng văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Liệu đây là nỗ lực có tỷ lệ thành công ra sao và vai trò nhà nước trong vận động này là gì?
Theo gương Nhật, nhiều nước đã thoát Á thành công, trở thành con hổ, con rồng ở châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan). Có nước không đủ nội lực để thoát Á, bị Trung Quốc thôn tính (thôn=nuốt). Đó là Mãn Thanh, Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng. Ở đó, phong trào giành độc lập vẫn tiếp diễn, thực chất là “thoát Trung”.
Việt Nam ta là một ví dụ sinh động, dễ thấy. Điều kiện tự nhiên của ta được thiên nhiên ưu đãi rất tốt. Con người Việt Nam rất thông minh, cần cù và sáng tạo nhưng dân tộc ta chưa bao giờ giàu có! Vì sao đất nước ta còn nghèo? Vì sao Việt Nam chưa bằng được các nước khác kể cả các nước có cùng điều kiện khí hậu, địa lí trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines? Đó là những trăn trở nhận được sự quan tâm của bạn đọc không chỉ ở Việt Nam mà ở cả nước ngoài.
Ở đây góc nhìn của tôi không cho rằng do cơ chế quan liêu bao cấp hay cái gì đó ảnh hưởng bởi trước đó chúng ta cũng chưa hề giàu có mà. Và ngay cả miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cũng chưa phải là giàu. Đó chỉ là nền kinh tế chiến tranh nhờ viện trợ bên ngoài. Sự phồn thịnh chỉ ở hình thức chứ chưa có nền tảng công nghiệp gì cả.
Vì vậy, nếu nói thể chế quyết định cho thành công hay thất bại của một quốc gia, tức giàu hay nghèo, thì từ xưa đến nay, từ thời phong kiến cho đến giai đoạn cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay, chúng ta luôn gặp vấn đề ở thể chế!
Tất nhiên một đất nước phát triển thì có nhiều thách thức khác với một đất nước nghèo.
Tôi xin lấy trường hợp của nước Đức và nước Nhật trong thế kỷ 20. Cả hai đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề, khủng khiếp. Nhưng sau chiến tranh họ đã hồi phục cũng rất thần kỳ nhanh chóng. Nước Nhật trong 20 năm sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã đưa GDP tăng gấp 70 lần! Nước Đức cũng chỉ một thời gian ngắn không chỉ hồi phục mà còn nhanh chóng dẫn đầu châu Âu...
Để có những thành công như vậy ở hai quốc gia này đều có nền giáo dục xuất sắc, phát huy được tiềm lực sức mạnh của người dân. Nhà nước tạo môi trường bằng các chính sách cho từng người dân, từng tổ chức, đơn vị phát huy sáng tạo thông qua cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác, liên kết. Vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng nếu không nói là quyết định.
Trí óc sinh ra để làm gì? từ việc gợi nhắc trải nghiệm của chính bản thân, tác giả còn dẫn ra câu chuyện vui về những người nổi tiếng:
Ford cũng tương tự như Einstein, nhà bác học vĩ đại người Đức không trả lời được câu hỏi rất đơn giản: “Một dặm Anh bằng bao nhiêu foot?”
Henry Ford đã trả lời trước tòa: “Tại sao tôi phải nhớ những thứ mà khi cần, chỉ một phút tôi có thể chỉ ra một trợ lí của tôi có thể trả lời tất cả các câu hỏi ấy”?
Einstein đã trả lời: “Tại sao tôi phải nhớ những con số mà khi cần tôi có thể tra được ở rất nhiều tài liệu xung quanh”?
Cả Henry Ford và Einstein đều cho rằng “trí óc sinh ra là để suy nghĩ, tư duy, phân tích và tổng hợp hơn là cái kho chất đầy những con số”.
Thắp lửa khát vọng trong từng chia sẻ về thành công, về điều ta nên làm để giúp đất nước thoát nghèo: Có một môn học gọi là Thành công; Thất bại là tên đại bịp; Sự khác biệt giữa thành công và thất bại; Yếu tố quan trọng nhất quyết định toàn cầu hóa thành công tại một quốc gia là gì? Tôi tin tưởng sâu sắc rằng nhất đinh đất nước ta sẽ giàu, nhất định chúng ta sẽ đuổi kịp Thái Lan, sẽ vượt Philippines trong một thời gian ngắn không xa nữa.
Truyền lửa hy vọng qua từng tấm gương: Cô gái 8x trở thành triệu phú nhờ nghĩ lớn; Doanh nhân Bạch Thái Bưởi, nghĩ lớn làm lớn, tinh thần dân tộc, nâng cao dân trí. Mối quan hệ giữa thể chế chính phủ và tăng trưởng kinh tế đã trở thành đề tài cho một nghiên cứu thông minh và thú vị. Nghiên cứu tiến hành điều tra trên 64 thuộc địa cũ và phát hiện ra rằng sự chênh lệch về của cải hiện tại của họ có thể là do sự khác biệt về chất lượng của các thể chế chính phủ cai trị trước đó.
Không chỉ bản thân tôi mà rất nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia cũng đồng tình quan điểm này. Ta thấy rất rõ trên thế giới rất nhiều quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng không giàu. Ngược lại nhiều nước điều kiện tự nhiên chẳng hề thuận lợi nhưng lại giàu.
Mục đích nghiên cứu sâu lời giải của các học giả, các chuyên gia cả trong lẫn ngoài nước, nhận ra những điểm chưa hợp lí, khả thi của chúng không chỉ là đặt ra câu hỏi Vì sao đất nước ta còn nghèo mà còn là để đi tìm lời giải để Việt Nam thoát nghèo.
Mục tiêu chiến lược bức thiết là thoát Trung. Thoát Trung là thoát sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Các lời giải để Việt Nam thoát nghèo do các chí sĩ yêu nước, các học giả, các chuyên gia trong lẫn ngoài nước bao gồm:
– Nâng cao dân trí của cụ Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu.
– Học tập mô hình các nước tiên tiến Âu, Mĩ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc.
Vì sao đất nước ta còn nghèo vẫn là một câu hỏi dành cho tôi, cho bạn, cho những người trẻ mang tầm vóc và trí tuệ Việt, cho một thế hệ mang bản lĩnh Việt. Đó là câu hỏi nhiều người nước ngoài còn yêu Việt Nam, lẽ nào chúng ta lại không yêu quê hương mình?
Le Nhan Nghia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét