Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Lá đu đủ chống ung thư

Các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát hiện thêm một tác dụng mới của cây đu đủ: chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng diệt tế bào ung thư.

VĂN HÓA MÍNH ĐÀM

Tôi xin phép dùng lại một danh từ xưa của một tờ báo chuyên ngành đầu tiên ở miền Nam Việt Nam bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, tờ Nông Cổ Mín Đàm (農賈茗談) xuất bản năm 1901, xin sửa lại chút xíu, chữ Mín thành Mính cho đúng chính tả. Mính là lá trà non, còn có nghĩa là trà hái vào đợt thứ tư trong năm đợt hái trà mà trong sách Trà Kinh, Lục Vũ đã phân chia. Văn hóa mính đàm (Causeries sur la culture) là nhàn đàm, đàm luận một cách nhẹ nhàng về văn hóa trong lúc uống trà.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Có một thông tin nên đọc về ung thư

Ngày 03-3-2008, một chủ đề được xuất bản: Cập nhật về ung thư của Viện John Hopkins (Cancer Update from John Hopkins). Trên thực tế, không có sự khẳng định hay phủ định chính thức về những thông tin được đưa ra; vì vậy, cần nhìn nhận vấn đề thật khách quan và đúng mức.
Ở Việt Nam, thông tin này có một ý nghĩa đặc biệt vì ít ra nó giúp giải thích hiện tượng nhiều bệnh nhân được y học hiện đại chẩn đoán ung thư lại được chữa có kết quả nhất định bằng các phương pháp gia truyền, bí truyền của y học phương Đông. Đáp số cho bài toán ung thư còn lâu mới có nghiệm số nhưng có thể thấy từ John Hopkins một số lời giải mà y học Mỹ đã gặp gỡ y học phương Đông và ít nhiều có ích cho chúng ta khi phải đối mặt với căn bệnh nan y.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Bí ẩn về tiền kiếp hậu kiếp

        Lời Mở Đầu

Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn.

Bí ẩn về tiền kiếp hậu kiếp (phần 2)


PHẬT GIÁO VẤN ĐÁP (The Buddhist Catechism)

Tác giả HENRY STEEL OLCOT
Dịch giả THÍCH TRÍ CHƠN 

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CỦA TÁC GIẢ
HENRY STEEL OLCOTT
 
H.S. Olcott sinh ngày 02-08-1832 tại quận Orange, tiểu bang New Jersey ( Hoa Kỳ). Là một học giả Phật giáo uyên thâm và ký giả tài ba, ông từng phục vụ với chức Đại tá trong quân lực Hoa Kỳ. Năm 1875, ông gặp bà H.P. Blavatsky (1831-1891) một Phật tử người Nga tại nông trại anh em ông Eddy ở Chittenden (New York).Đây là cuộc hội ngộ lịch sử vì từ đó, dưới sự hướng dẫn của bà Blavatsky, đại tá Olcott đã hiểu biết Phật giáo. Cũng trong năm 1875, cả hai người hợp tác thành lập Hội Thông Thiên Học (Theosophical Society) tại New York.

Bí ẩn về tiền kiếp hậu kiếp (phần 2)

Cũng theo những người theo thuyết luân hồi chuyển kiếp hay luân hồi quả báo thì mặc dù chi tiết hành động của con người ở tiền kiếp ra sao đã khiến tạo ra trong hiện tại những đặc điểm xuất hiện trên cơ thể thì họ chưa biết rõ, nhưng họ tin chắc rằng đó là viết tích của những gì từ kiếp trước. Là hậu quả của hành động ở tiền kiếp.

Bí ẩn về tiền kiếp hậu kiếp (phần 1)

KHI CHẾT KHÔNG MANG THEO ÐƯỢC GÌ


Ðoàn Văn Thông

Nhà Xuất Bản Hải Ngoại 2004

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN TRONG LẦN TÁI BẢN 

Kính thưa quý vị độc giả
Cuốn Khi Chết Không mang theo được gì do tác giả Đoàn Văn Thông biên soạn đã được đông đảo người đọc hoan nghênh. Số lượng 1000 cuốn không đủ để cung cấp đến nhiều người - Vì thế nhiều vị độc giả đã yêu cầu in ấn thêm để phổ biến rộng rãi hơn. Do đó mới có lần tái bản này với sự giúp đỡ của nhiều vị hảo tâm.
Đây là tập sách tuy mỏng nhưng cô đọng rất nhiều vấn đề liên quan tới cuộc đời của mỗi người và mọi người. Nội dung bao gồm vấn đề của sự sống và sự chết, về những việc làm, hành động hay ý nghĩa của mọi người trong đời và những tác động, ảnh hưởng cũng như hậu quả trong hiện tại hay ở tương lai.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Cách ăn

1. Ăn ít
Một nghiên cứu mang tên Aleries do các chuyên gia Đại học Tuffs, Boston (Mỹ) thực hiện trong vòng 2 năm đã làm sáng tỏ vấn đề ăn ít sống lâu. Những người tham gia nghiên cứu đã giảm khẩu phần ăn (tính bằng calo) tới 25% trong suốt 8 tháng liền. Kết quả, những người béo phì đã giảm được số cân rất đáng kể. Mặc dù giảm tới 25% calo đầu vào nhưng các dưỡng chất chính của nhóm người tình nguyện vẫn được đảm bảo đủ nên sức khỏe của họ vẫn tốt.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Tuổi thọ theo Triết học Đông phượng

1- Đao đức , sức khỏe, và việc kéo dài tuổi thọ

.Đạo đức, sức khỏe, và việc kéo dài tuổi thọ có mối quan hệ như thế nào? Thiền sư nổi tiếng Trung Quốc thời nhà Đường, Thạch Tây Thiên (hay được gọi là sư Thạch) đã cho biết bí mật của sức khỏe và việc kéo dài tuổi thọ qua một toa thuốc.

Nhà sư đã viết: “Một trái tim tốt bụng, một phần từ bi, một nửa phần hiền dịu, ba phần mười sáu sự chân thật, một phần đầy niềm tin, một phần đầy sự trung thành, năm phần tám sự hiếu thảo, một phần đầy sự trung thực, tất cả công đức, và một phần bất kỳ của sự hòa nhã và thân thiện”.

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

MƯỜI NGUYÊN TẮC THỌ THÊM NHIỀU TUỔI

1. Câu châm ngôn thứ nhất:
“Trong thiên hạ, không có chuyện làm biếng mà có thể có một thân thể khỏe mạnh.”
2. Câu châm ngôn thứ hai:
- Không thấy khó chịu ,đối với những việc không vui vẻ của dĩ vãng và nghịch cảnh,
-Ðối với những ngày sắp tới, không có ước vọng quá cao, nhưng luôn cầu bình an hạnh phúc.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Bí ẩn của Năng lượng Vũ trụ - Trường Sinh Học

(HNMĐT) - Nhiều thập kỷ qua, cùng với việc dùng hoá chất (thuốc tây y), dược liệu (nguồn gốc động vật, thực vật), phẫu thuật, phương pháp vật lý châm cứu, bấm huyệt... để chữa bệnh, còn có nhiều phương pháp rèn luyện sức khoẻ và chữa bệnh khác đã được nhiều người biết tới và sử dụng rộng rãi như: thể dục thể thao, Yoga, khí công dưỡng sinh, thiền... Và thời gian gần đây, lại tái xuất hiện một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khá hiệu nghiệm - đó là phương pháp Trường Sinh học (hay còn gọi là Năng Lượng Vũ Trụ, Nhân điện).

Năng lượng từ ... ngôn ngữ

Ngôn ngữ mà cũng có năng lượng ư? Xin thưa, đúng là như vậy! Chỉ có điều do chúng ta mãi nhìn về các nguồn năng lượng ngoại thân mà không thấy được nguồn năng lượng tự thân của mình. Thực sự, đây là một điều vô cùng quen thuộc. Bạn có để ý rằng khi nhận được một lời nói dịu dàng thì chúng ta cảm thấy dễ chịu, và ngược lại? Đó chính là tác động của nguồn năng lượng từ ngôn ngữ.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Chữa bệnh bằng năng lượng sinh học

Chữa bệnh bằng truyền sinh khí prana
Yoga Ấn Độ quan niệm các chứng bệnh trên cơ thể con người có nguồn gốc từ Nghiệp, nói rõ hơn, đó là các Khí Nghiệp tồn tại trên cơ thể chúng ta và di chuyển liên tục xuyên qua các kinh mạch. Đến khi các Nghiệp đã chín, hoặc do khí tắc nghẽn bởi kinh mạch… các căn bệnh sẽ tìm đến. Và việc tập luyện yoga giúp thải các Khí Hư và thu Tinh Khí thay thế, nhằm mục đích cải thiện sức khỏe. 

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

TRIẾT LÝ VIỆT LỊCH

Bản chất hệ thống lịch pháp bao gồm những cách tính về quãng cách thời gian của một năm, khởi điểm của một năm. Cả hai yếu tố đi liền với những thiên thể được dùng làm phương tiện để đo lường. Nếu dùng sự chuyển động biểu kiến của mặt trời là dương lịch, nếu dùng sự tuần hoàn của mặt trăng thì là âm lịch. Động cơ thúc đẩy việc làm lịch có thể thuộc tôn giáo với mục tiêu qui định các ngày lễ như ở Ai Cập hay La Mã cổ đại, nên lịch pháp thường do các tư tế điều khiển. Hoặc do những nhu cầu thực tiễn của đời sống như trồng tỉa, gieo gặt, hoặc để qui định giờ trong việc canh thức tuần phòng. Lý do thứ ba của động cơ thúc đẩy việc làm lịch có tính cách triết lý nhân sinh: Con người chiêm ngắm các hiện tượng thiên thể, sự vận hành của trăng, sao, mặt trời, rồi rung cảm sâu xa sự biến động có chu kỳ tự nhiên ấy, để rồi rút ra từ lòng mình những nguyên tắc sống còn, thâu nhập thiên nhiên làm ích dụng trong cuộc tồn sinh của vòng ngoài hiện tượng lẫn vòng trong bản thể.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Chuối: “Siêu” thực phẩm với sức khỏe

Chuối không chỉ ngon miệng mà còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

1. Chuối tốt cho người bị huyết áp cao

Chuối rất giàu kali. Nếu bạn bị mắc huyết áp cao và không muốn phải uống thuốc, thì ăn 2 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

NGHỆ THUẬT SỐNG THEO PHONG THỦY

MÀU SẮC CÂY CỐI THEO NGŨ HÀNH
Thực vật trong phong thủy cũng chia theo âm dương và ngũ hành. Dương tính là những cây cần nhiều ánh sáng. Khi trồng ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ phát triển yếu ớt, khó ra hoa kết trái và dễ chết, chẳng hạn như hoa hồng, hoa cúc, thược dược, đỗ quyên¸ mai…
Việc phân loại thảo mộc theo ngũ hành chủ yếu căn cứ vào màu sắc :
Những cây thuộc hành Thủy phần lớn có màu xanh lá thẫm như tùng, bách, bồ đào…
Cây thuộc hành Hỏa có sắc đỏ như thạch lựu, mộc miên, hồng thảo, hồng thiết… Đối với sức khỏe, chúng có tác dụng bổ tâm và làm dịu thần kinh.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Làm thế nào giúp cơ thể không bị nóng?

Mùa nóng làm cho cơ thể mất cân bằng, cơ quan ngũ tạng trong cơ thể dễ có những “trục trặc”. Chúng ta có thể điều chỉnh những trục trặc đó với từng trường hợp cụ thể như sau:

CÁC BỘ PHẬN TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI BẮT ĐẦU THOÁI HÓA LÚC NÀO?

Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào. Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong Daily Mail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau :

"Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến"

Phố Hiến (Hưng Yên), cách Hà Nội khoảng 65 km về phía đông nam. Ðường thủy, xuôi theo sông Hồng đến ngã ba sông Hồng và sông Luộc, gặp phố Hiến. Ðường bộ, từ Hà Nội đi theo quốc lộ 5 xuôi Hải Phòng, đến phố Nối rẽ phải theo quốc lộ 39 đến phố Hiến.

Tập Thiền


Mặc dù rất nhiều (hay đúng hơn là hầu hết) các Phật tử phương Tây muốn hoặc trông đợi được hướng dẫn tập thiền, nhưng đức Dorje Chang III lại không đánh giá cao khía cạnh này trong việc thực hành của những người mới bắt đầu. Ngài đã nhắn nhủ nhiều lần rằng sẽ là vô dụng khi thực hành bất cứ điều gì trong những điều được gọi là “kỹ thuật thiền” mà thiếu đi sự hiểu biết và nhận thức về ý nghĩa thực sự của việc làm đó. Zhaxi Zhuoma rinpoche đã mất một thời gian dài để hiểu được những gì Đạo sư của rinpoche muốn nói khi Ngài dạy “Học thiền không phải là học kỹ thuật.”

Thời gian có thể ngừng trôi

Vũ trụ sẽ ngừng giãn nở vào một ngày nào đó trong tương lai và khi ấy thời gian cũng ngừng trôi, các nhà khoa học Tây Ban Nha khẳng định.

Bệnh chuột rút (vọp bẻ)

TIẾN SĨ Y HỌC WALLACH – SỰ TRUNG THỰC CỦA CÁC XÁC CHẾT

“Các tử thi không lừa dối được Bác sĩ!”
Tiến sĩ y học Wallach được đề cử nhận giải Nobel y học vào năm 1991, hiện rất nổi tiếng ở Mỹ.

GIỚI THIỆU: BÀI NÓI CHUYỆN CỦA TIẾN SĨ WALLACH

Tiếng Pháp Crampe. Ta ngủ nửa đêm, thức dậy chân không cử động được. Mọi người chúng ta đã từng bị vậy rồi. Thông thường đó là thiếu calcium trong cơ thể. 

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Nguồn gốc câu thơ trong truyện Kiều

Câu thơ "Nợ tình chưa trả cho ai, Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan" được Nguyễn Du mượn từ một tích truyện thời Gia Tĩnh triều Minh. 
Thời Gia Tĩnh triều Minh có người con gái quan Tể tướng tuổi chừng đôi tám mà vẫn cấm cung ở trên lầu cao gần bờ sông. Hằng ngày, có người con trai làng Chài, đến bến câu cá. Khi ngồi câu, người ấy thường hát mà giọng hát lại réo rắt du dương. Người con gái say lòng với giọng hát ấy. Sau đó khoảng 10 hôm không nghe tiếng hát, người con gái phát bệnh ốm tương tư.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP

Từ khi được hoàn thành đến nay, Việt Điện U Linh Tập đã gây một tiếng vang không nhỏ trong giới văn học Việt Nam, mặc dầu chưa được khắc in một cách chính thức, tác phẩm đã được sao đi chép lại nhiều lần, đã được các học giả tiếm bình, tăng bổ, tùng biên, trùng bổ, đã trở thành những bản thần tích của nhiều thần từ miền trung châu và nhất là đã cung cấp nhiều tài liệu cho lịch sử.
Tài liệu: Tải về

LĨNH NAM CHÍCH QUÁI

Tài liệu đính kèm: Tải về
Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Nguồn gốc của sự toàn tiến (mô hình toàn đồ)

Năm 1929, Alfred North Whitehead nhà toán học và triết gia được nhiều người biết đến, đã mô tả thiên nhiên như một tổng thể rộng lớn có thể giãn nở mà mọi thành phần của nó thâm nhập vào nhau. Theo ông thuyết nhị nguyên” kiểu tinh thần vật chất là sai lầm. Thực tại là cái tổng thể, mọi thứ đều chằng chịt vào nhau”.

TOA THUỐC DƯỠNG SINH

I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Dự báo tương lai dựa vào giờ sinh

Người xưa tin rằng tùy vào giờ sinh, cuộc đời bạn sẽ khó khăn hay ngập tràn may mắn. Tất cả phụ thuộc vào việc bạn "sinh ra" ở nơi nào trên cơ thể của Hoàng Đế. Vị trí này cho biết vào giai đoạn nào của cuộc đời bạn sẽ gặp may mắn và nhận được sự hỗ trợ của Hoàng Đế (còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế, trị vì trong khoảng 2690 TCN đến 2599 TCN).

“NƯỚC” CỘI NGUỒN MINH TRIẾT CỦA TỘC VIỆT

TTđTD - “Nước” cội nguồn Minh Triết cho Văn Minh tinh thần của Việt Tộc thuộc về vấn đề văn hoá của dân tộc Việt cổ, trong khi Nhân loại đang đứng trước nguy cơ về thảm hoạ hiệu ứng nhà kính, nguy cơ trầm trọng về Nước và lương thực khiến các quốc gia trên thế giới phải nhóm họp hội nghị Copenhagen.

Tài liệu đính kèm: Tải về

Giải mã ngày giỗ Tổ Hùng Vương

TTđTD - Cùng với những di sản văn hoá phi vật thể khác, tổ tiên ta muốn nhắc nhở cho con cháu về một nền văn minh kỳ vĩ của một đất nước gần 5000 năm văn hiến và Lạc Thư - Hà Đồ và Kinh Dịch có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Nhìn bàn tay đoán bệnh

Bàn tay có màu sắc đỏ ửng cho phép thầy thuốc nghĩ tới bệnh cao huyết áp. Còn bàn tay trắng xanh, lại có những gân xanh (tĩnh mạch) nổi lên, lúc nào cũng lạnh ngắt, nhớp nháp, ướt át mồ hôi,... là dấu hiệu của suy nhược cơ thể, khí huyết xấu. Qua quan sát bàn tay nhiều bệnh nhân, các thầy thuốc đã tổng kết và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong chẩn đoán.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Cà phê giúp điều trị viêm gan

Những bệnh nhân bị viêm gan C mạn tính và mắc các bệnh về gan khác có thể chữa được nếu trong thời gian điều trị dùng cà phê đều đặn.

Các Bậc Chân Sư YoGi Ấn Độ

Từ nghìn xưa, những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ vẫn gồm có việc sưu tầm chân lý và tầm sư học Đạo. Định mệnh đã dẫn dắt tôi đến một vị minh sư thánh triết mà trong cuộc đời siêu việt sẽ tiêu biểu cho đời sống nhân loại trong những thế hệ tương lai.
Hồi Ký, Tuỳ Bút Của Sri Yogananda
Nguyễn Hữu Kiệt dịch thuật

Mục Lục
Chương 01: Thuở Thiếu Thời
Chương 02: Món Linh Vật Hộ Phù
Chương 03: Người Đạo Sĩ Phân Thân
Chương 04: Tôi Trốn Lên Dãy Hy Mã Lạp Sơn
Chương 05: Người Tu Sĩ Đánh Cọp
Chương 06: Vị Tu Sĩ Khinh Thân
Chương 07: Người Con Yêu Của Phật Mẫu

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Mẹo không bị viêm họng khi uống đồ lạnh

Dưới đây là một số thủ thuật đơn giản chữa viêm họng ngay tại nhà mà không cần gặp bác sĩ.
Mùa hè, do cơ thể bị mất nước nhiều nên chúng ta hay cảm thấy khát nước. Cách giải quyết tức thì là dùng đồ lạnh và uống nước có đá. Chính điều này làm rối loạn ở vùng amiđan và thường gây ra đau họng hay còn gọi là viêm họng.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (5)

TTđTD - Cầu về cõi Phật chẳng những hưởng bình an, yên ổn, để có cơ hội gần các bồ tát, thánh chúng mà giải thoát tiếp. Tỉnh được mà ra khỏi được thì tinh thần đi lên, bảo đảm giải thoát. Còn về cõi nào trong bảy cõi này thì vẫn ở trong đường mê, vẫn trong cái lẩn quẩn đáng sợ đầy nguy hiểm, nên phải một lòng tha thiết cầu thoát ra đám mây mù vô minh, nương ngón tay tam-ma-đề chỉ để thấy vầng trăng sáng trên không.

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (4)

TTđTD - Đây là thói quen tạp nhiễm mà toàn thân đều điên đảo về dục, tức điên đảo tạo một cái nghiệp dâm dục là nghiệp chính để mà có quả báo. Mỗi loài theo các nghiệp nặng nhẹ khác nhau nhưng nghiệp chính là dâm dục thì thuộc nhóm ngang dọc này. Nếu có nghiệp nặng thì chun vào thai loài súc sanh, trâu bò, chó mèo...; nghiệp nhẹ hơn vào các loài tiên cảnh. Loài người do tu phép trường sanh mà thành tiên, như thế tiên cũng thuộc loài người; nghiệp không nặng không nhẹ thì vào thai người. Lâm chung thấy chất tinh ướt của cha mẹ, khởi ham thích tinh cha huyết mẹ ấy nên mắc vào bào thai.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (10)

Thích Duy Lực

QUYỂN MƯỜI

IV - MA HÀNH ẤM

- A Nan! Người tu thiền định, khi dứt được Tưởng Ấm, những mộng tưởng bình thường tiêu sạch, thức, ngủ thường như một, chẳng còn đuổi theo cảnh trần, cái giác minh vắng lặng như hư không, thấy các núi sông, đất đai của thế gian như bóng hiện trong gương, tùy duyên chiếu soi, ở đi đều chẳng dính mắc, biết hết các tập khí xưa, cái nguồn gốc của sanh diệt từ đây được hiển lộ, thấy khắp 12 loại chúng sanh trong mười phương, dù chưa thông suốt manh mối của từng loại, nhưng đều từ một nguồn gốc phát sanh ra, giống như bụi trần lăng xăng, ấy là chỗ căn cứ địa của ngũ căn, đây gọi là phạm vi của Hành Ấm. Nhưng tánh của Hành Ấm vốn chẳng lăng xăng, sở dĩ lưu chuyển chẳng ngừng là do tập khí của nhiều kiếp, nếu tánh ấy trở về vắng lặng, tập khí dứt sạch, tướng lưu chuyển hết, như làn sóng lặng trở về nước yên, gọi là Hành Ấm hết, thì lúc ấy được siêu việt Chúng Sanh Trược. Nhưng quán xét nguyên nhân là do bởi U-Ẩn Vọng Tưởng (l) làm gốc (Hành Ấm lưu chuyển vi tế, động mà chẳng động nên gọi là U-ẩn).

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (9)

Thích Duy Lực

QUYỂN CHÍN

SẮC GIỚI

SƠ THIỀN

l. A Nan! Tất cả người tu tâm trong thế gian chẳng nhờ Thiền Na thì chẳng có trí huệ; nếu được giữ thân chẳng dâm dục, khi đi khi ngồi, niệm tưởng đều không, ái nhiễm chẳng sanh, chẳng lưu luyến Dục Giới, làm bạn với Phạn Thiên, hạng này gọi là Phạn Chúng Thiên.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (8)

Thích Duy Lực

QUYỂN TÁM

- A Nan! Như vậy chúng sanh trong mỗi loài đều gồm đủ 12 thứ điên đảo, cũng như dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng, thảy đều từ diệu tâm sáng tỏ vọng sanh điên đảo, nên có đủ thứ tư tưởng hư vọng tán loạn như thế. Nay ngươi tu chứng Tam Ma Địa, đối với bản nhân của tư tưởng tán loạn ấy, phải lập ba tiệm thứ mới có thế diệt trừ, cũng như muốn trừ mật độc trong bình để đựng cam lồ, thì phải dùng nước sôi và tro rửa sạch cái bình, rồi mới đựng cam lồ.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (7)

Thích Duy Lực

QUYỂN BẢY

- A Nan! Ngươi hỏi cách nhiếp tâm, trước ta đã nói về pháp môn vi diệu, tu tập Tam Ma Địa. Người cầu đạo bồ đề trước tiên phải giữ bốn thứ luật nghi kể trên, trong sáng như băng tuyết để làm căn bản, tự nhiên chẳng sanh tất cả nhánh lá; nhờ đó, ba ý nghiệp và bốn khẩu nghiệp ắt chẳng có nhân để sanh khởi. A Nan, nếu giữ kỹ bốn giới chẳng bỏ sót, tâm còn chẳng duyên theo Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, thì tất cả ma sự làm sao còn sanh khởi được?

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (3)

TTđTD - Giới Bồ tát dành cho cả tại gia và xuất gia, không chọn căn cơ, trình độ nào cũng thọ được hết, bởi vì ai cũng có thể giữ được, ai cũng có thể thành Phật được. Giới Bồ tát là để cầu thành Phật. Lúc thọ giới bồ tát, với tâm thành khẩn thì chúng ta sẽ đắc giới. Giới Bồ tát sẽ theo chúng ta đến suốt đời vị lai. Đức Phật hết lòng thiết tha chỉ dạy ý nghĩa và việc làm của từng giới, bởi vì giới chính là tâm chúng ta, chứ không phải bên ngoài đâu, giới nào cũng thế.

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (2)

TTđTD - Tánh mình vốn thường lạc ngã tịnh, nên không phải cầu cái gì ở đâu cả. Cứ an định vào tánh của chúng ta. Nhưng muốn yên an định vào tánh của mình, trên thực tế chúng ta phải buông xả. Muốn buông xả thì phải quán tướng các pháp là hư vọng.

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (6)

Thích Duy Lực

QUYỂN SÁU

Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Con nhớ khi xưa, từ vô số hằng sa kiếp trước có Phật Quán Thế Âm ra đời, con phát tâm Bồ Đề nơi Phật ấy, Phật dạy con từ Văn, Tư, Tu nhập Tam Ma Địa (Văn, Tư, Tu là Văn nơi tai, Tư nơi Tâm, Tu nơi Hạnh).

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (5)

Thích Duy Lực

QUYỂN NĂM

A Nan bạch Phật rằng:

- Như Lai dù đã khai thị nghĩa thứ hai, nhưng con xét những người mở thắt kết, nếu chẳng biết cái gốc của thắt kết, thì con tin chắc người ấy chẳng bao giờ mở được. Thế Tôn, con và hàng hữu học Thanh văn trong hội cũng như vậy; chúng con với vô minh cùng sanh cùng diệt từ vô thỉ, dù được thiện căn đa văn, mang tiếng là xuất gia, mà sự tu như người sốt rét cách nhật, lúc có lúc không. Xin Phật từ bi thương xót kẻ chìm đắm, khai thị thế nào là cái thắt kết của thân tâm hiện hữu này, làm sao được mở, cũng khiến chúng sanh khổ não đời vị lai được ra khỏi luân hồi. Nói xong, cùng đại chúng năm vóc gieo sát đất, cung kính rơi lệ, mong đợi lời khai thị vô thượng của Phật.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (4)

Thích Duy Lực

QUYỂN BỐN

Lúc bấy giờ, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử ở trong chúng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo tay phải, quỳ gối chân phải, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:

- Thế Tôn có oai đức lớn, khéo vì chúng sanh hiển bày đệ nhất nghĩa đế của Như Lai. Thế Tôn thường khen con là bậc nhất trong những người thuyết pháp, mà nay con nghe pháp âm nhiệm mầu của Như Lai, cũng như người điếc, cách xa trăm bước mà nghe tiếng muỗi bay, vốn chẳng thể thấy, huống là được nghe! Phật dù chỉ rõ, khiến con dứt trừ lỗi lầm, nhưng con còn chưa thấu suốt chỗ chẳng nghi hoặc của nghĩa này.

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Sự Tích Kinh Lăng Nghiêm

Sự Tích Kinh Lăng Nghiêm

Ở Ấn Độ khi xưa vào thời Đức Phật còn tại thế, mùa mưa thường kéo dài có khi đến vài tháng. Chính trong thời gian nầy, các chư tăng tề tựu đông đủ để nghe Đức Phật thuyết giảng và tham thiền nhập định. Thời gian nầy được gọi là ba tháng an cư kiết hạ. Sau đó, chư tăng cũng như Phật mỗi người đi mỗi ngã để lo hoằng dương đạo pháp và họ chỉ trở lại đây trước mùa mưa năm tới.

Một hôm, nhân mùa mãn hạ, cũng là ngày húy nhật của vua cha, nên vua Ba-tư-nặc sắm sửa nhiều món chay đặc biệt và chính thức nhà vua đi mời Đức Phật cùng chư tăng đến để cúng dường. Ngoài ra, các hạng trưởng giả cũng sắm đủ thức cơm chay để cung thỉnh chư tăng đến cúng dường. Phật bảo ngài Văn Thù Bồ tát chia chư tăng ra làm nhiều nhóm để đi từng nhà thọ cúng.

TÌM HIỂU KINH LĂNG NGHIÊM

Đại Phật đỉnh thủ-lăng-nghiêm kinh (sa. Śūraṃgama-samādhi-sūtra; zh. 大佛頂首楞嚴經 Đại Phật đỉnh thủ-lăng-nghiêm kinh), hoặc Lăng-nghiêm kinh (楞嚴經), đã được tất cả các trường phái Phật giáo Trung Hoa tụng niệm và nghiên cứu từ đời nhà Đường và thường được luận giải ở các thế kỷ tiếp theo sau. Kinh Lăng Nghiêm rất được những người "hợp nhất tam giáo" (三教一源 Tam Giáo Nhất Nguyên) đời nhà Tống và đời nhà Minh ưa chuộng.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (3)

Thích Duy Lực 

QUYỂN BA 

LỤC NHẬP

- Lại nữa, A Nan! Sao nói Lục Nhập vốn là Như Lai Tạng, cũng là diệu tánh chơn như?

l. NHÃN NHẬP VỐN VÔ SANH

- Ví như dùng mắt ngó hẳn một chỗ, lâu tự mỏi mệt, cả con mắt và cái mỏi mệt đó, đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của tánh Bồ Đề. Do hai thứ vọng trần Sáng và Tối hiện ra cái thấy, thu nạp cảnh trần, gọi là tánh thấy; cái thấy này lìa Sáng và Tối vốn chẳng có tự thể.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (2)

Thích Duy Lực 

QUYỂN HAI

Lúc bấy giờ, A Nan và đại chúng nghe lời Phật dạy, thân tâm thư thái, nghĩ mình từ vô thỉ đến nay, lạc mất bản tâm, lầm nhận bóng phân biệt của nhân duyên căn trần, hôm nay khai ngộ, như đứa bé khát sữa bỗng được gặp mẹ, chắp tay lễ Phật, mong được nghe Như Lai hiển bày chỗ chơn vọng hư thật của thân tâm, phát minh hai tánh sanh diệt và chẳng sanh diệt ngay trước mắt.

Khi ấy, vua Ba Tư Nặc đứng dậy bạch Phật:

- Xưa kia con chưa được nghe lời dạy của Phật, thấy bọn ngoại đạo Ca Chiên Diên (chấp các pháp cũng có cũng không) và Tỳ La Chi Tử (chấp mãn kiếp tự nhiên đắc đạo), đều nói thân này sau khi chết đoạn diệt gọi là Niết Bàn. Nay dù gặp Phật nhưng vẫn còn hồ nghi, chẳng biết làm thế nào mới được chứng tỏ chỗ chẳng sanh diệt của tâm này, hiện nay hàng hữu lậu trong chúng đều mong cùng nghe.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM (1)

Thích Duy Lực 
Dịch từ Hán sang Việt và lược giải 
Từ Ân Thiền Đường, Santa Ana Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

LỜI DỊCH GIẢ

Kinh Thủ Lăng Nghiêm này được dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời nhà Đường Trung Quốc, do Sa môn ÁN ĐỘ BẤT LA MẬT ĐẾ dịch nghĩa, Sa môn DI GIÀ THÍCH CA người nước U Trường dịch lời, Quan Chánh Nhị Đại Phu nhà Đường PHÒNG DUNG chấp bút.

Tiếng Hán có văn ngôn và bạch thoại: văn ngôn đời xưa quá súc tích, thường hay có ý mà chẳng có lời. Người xưa nói: "đọc chỗ chẳng có chữ" là vậy. Chúng tôi gặp những trường hợp này thì thêm lời vào để sáng tỏ ý nghĩa ẩn trong văn. Những danh từ tiếng Hán mà tiếng Việt ít dùng, lại không thể dịch ra tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú còn những nghĩa lý thâm sâu khó hiểu thì chúng tôi lược giải thêm.

Chúng tôi muốn tránh chỗ tối nghĩa, để cho người đọc dễ hiểu, nên chẳng chú ý đến sự trau chuốt lời văn, xin độc giả từ bi hoan hỉ cho.

Thích Duy Lực