Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Cách ăn

1. Ăn ít
Một nghiên cứu mang tên Aleries do các chuyên gia Đại học Tuffs, Boston (Mỹ) thực hiện trong vòng 2 năm đã làm sáng tỏ vấn đề ăn ít sống lâu. Những người tham gia nghiên cứu đã giảm khẩu phần ăn (tính bằng calo) tới 25% trong suốt 8 tháng liền. Kết quả, những người béo phì đã giảm được số cân rất đáng kể. Mặc dù giảm tới 25% calo đầu vào nhưng các dưỡng chất chính của nhóm người tình nguyện vẫn được đảm bảo đủ nên sức khỏe của họ vẫn tốt.

Không phải đến bây giờ, từ năm 1935, các chuyên gia ở Đại học Cornell (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu hạn chế lượng calo đầu vào ở chuột (bớt khẩu phần từ 30% đến 40%), duy trì chúng ở trạng thái đói nhẹ, không cho ăn thoải mái. Kết quả cho thấy, tuổi thọ của những con chuột này dài gần gấp đôi so với những con chuột khác. Qua nghiên cứu chuyên sâu, người ta còn phát hiện, nếu cơ thể đói nhẹ sẽ có tác dụng làm cho các cơ chế trong người trở nên khỏe ra, kháng lại những điều kiện bất lợi của môi trường, hạn chế bệnh tật và lão hóa, phù hợp với quy luật tự nhiên.


Tờ Independent của Anh mới đây cũng đăng tải chi tiết một nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia ở Đại học Louisian (UOL), tìm thấy những kết quả tương tự. Tiến sĩ Hugh Wilson, Chủ nhiệm đề tài, cho biết, nhóm người tình nguyện tham gia nghiên cứu đã ăn ít hơn tới 900 calo/ngày (1.600 calo so với nhu cầu 2.500 calo). Kết quả, họ không chỉ giảm cân mà sức khỏe thể chất lẫn tinh thần được cải thiện rất rõ rệt. Đây là nhóm người ăn uống theo thực đơn CR (Calorie Restriction), nghĩa là hạn chế lượng calo đầu vào. Ngoài sống lâu, nhóm người được nghiên cứu còn có sức khỏe trí não tốt, có trí nhớ tốt.
Với những nghiên cứu trên, bước đầu, các nhà khoa học đã kết luận, ăn uống tiết thực giảm calo có thể làm tăng tuổi thọ cho động vật có vú tới 30%, ngoài ra nó cũng có tác dụng đối với các loài côn trùng khác, kể cả giun, động vật thân mềm và bò sát. Để kiểm chứng tác dụng của thực đơn CR đối với con người, các chuyên gia ở UOL còn nghiên cứu ở 48 người trong thời gian 6 tháng và phát hiện thấy, thực đơn giảm calo còn có tác dụng hạn chế nguy cơ gây tổn thương AND, thủ phạm gây ra nhiều bệnh nan y, nhất là ung thư, tim mạch vào cuối đời.
Giải thích về cơ chế nói trên, tiến sĩ Hugh Wilson, cho biết, về mặt lý thuyết, khi cơ thể ở trạng thái đói nhẹ (giảm ăn) thì chính cơ thể đã tự điều chỉnh đưa ra nhiều giải pháp tình thế tốt hơn để tồn tại so với khi no đủ. Nếu nạp quá nhiều calo thì cơ thể trở nên “lười”, không có những phương án khắc phục và cuối cùng tạo ra nhiều bệnh. Ngoài ra, ăn uống tiết thực còn phòng ngừa nhiều khuyết tật do chính hệ gene của cơ thê gây ra.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy, thực đơn CR đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Một số vùng trên thế giới như Hounza (Ấn Độ) hay Okinawa (Nhật Bản), nơi được mệnh danh “xứ sở trường thọ” là những vùng mà người dân sống gần thiên nhiên, năng vận động và có khẩu phần ăn ít hơn so với những vùng khác.
Các chuyên gia Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) khuyên mọi người nên giảm khẩu phần ăn. Cho dù việc làm này không hề đơn giản, song chỉ cần giảm khẩu phần 5% cũng có tác dụng hạn chế lão hóa và mặc bệnh. Để làm được điều này, mọi người nên ăn những thực phẩm lành mạnh và nạp khoảng 70%-80% năng lượng so với nhu cầu cơ thể là được.


Theo medicalnewstoday, nghiên cứu mới nhất từ Đại học St Louis ở Washington, đã tìm hiểu sự cắt giảm calo ảnh hưởng đến thân nhiệt của người (trung bình 37 độ C) như thế nào.
Họ cho 24 tình nguyện viên ở tuổi 50 uống các "viên đo nhiệt" - khi nuốt vào chúng sẽ giúp đo nhiệt độ bên trong cơ thể. Những người này đã cắt giảm lượng calo ăn vào ít nhất 25% trong vòng 15 năm.
Một nhóm người khác cùng độ tuổi nhưng ăn uống bình thường và một nhóm người thường chạy đường dài cũng được uống các viên đo nhiệt.
Kết quả là, nhóm có chế độ ăn kiêng ngặt nghèo có thân nhiệt thấp nhất.
"Trung bình, thân nhiệt của họ thấp hơn 0,2 độ C. Điều này thoạt nghe thì khiêm tốn, song đó là mức giảm đáng kể và tương tự như mức giảm mà chúng tôi quan sát được trên những con chuột ăn ít, sống lâu", trưởng nhóm Luigi Fontana cho biết.
"Điều thú vị là nhóm các vận động viên, có cùng độ tuổi và mảnh mai tương tự, lại không có sự giảm thân nhiệt như vậy. Chúng ta biết rằng những người ăn ít cảm thấy lạnh hơn người bình thường, bởi vì sự trao đổi chất của họ thấp hơn và thân nhiệt thấp hơn".
Tiến sĩ Fontana tin rằng việc giảm thân nhiệt là một trong những chìa khóa để kéo dài tuổi thọ.
Tất nhiên, bạn không thể "đi tắt" bằng cách mở cửa sổ hoặc tắm nước lạnh - nhà nghiên cứu khẳng định - mà đó là ăn kiêng một cách vừa phải, ăn thực đơn lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng và dùng các thuốc được đặc chế riêng cho việc đó.

2. Ăn chậm, nhai kỷ
Trong những điều răn dạy của đạo Phật có dạy cách ăn uống để đạt đến hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ. Ngày nào ta cũng ăn, trong khi ăn, nếu tập nhai cho kỹ, ăn biết ngon miệng, ăn cho có niềm vui nghĩa là ta đang tu.
Trong những điều răn dạy của đạo Phật có dạy cách ăn uống để đạt đến hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ. Ngày nào ta cũng ăn, trong khi ăn, nếu tập nhai cho kỹ, ăn biết ngon miệng, ăn cho có niềm vui nghĩa là ta đang tu.
Ta không ăn như một người đang chạy đua. Ta dừng lại và nhìn thấy chính mình. Ta thấy ta đang có thời giờ để sống. Ta không phải là nạn nhân của những cuộc chạy đua đang xảy ra ở chung quanh ta.
Người nào có thời giờ để sống, thì người đó đang tu. Người nào có thời gian để ăn, là người đó đang sống có hạnh phúc. Chúng ta thường cho rằng cứ ăn nhiều, ăn bổ, cho thức ăn vào nhai, nuốt cho nhanh là xong phần ăn, ăn để cung cấp chất cho cơ thể để sống mà phó mặc sau đó cho các bộ phận khác xử lý thức ăn. Nhưng bạn có biết, khi dành thời gian cho giờ ăn, ăn ít, nhai chậm, nhai kỹ bạn sẽ khám phá ra nhiều điều rất có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ.

Việc ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sức khỏe của con người

Trên 2500 trước nhà hiền triết Socrate đã từng khuyên "Hãy rời bàn ăn khi hãy còn muốn ăn. Còn Hải Thượng Lãn Ông cũng nhắc nhở: "Muốn cho ngũ tạng được yên, bớt ăn mấy miếng, nhìn thèm hơn đau."
Điều này cho thấy, ăn ít calo có thể giúp giảm bớt bệnh tật và tăng tuổi thọ. 

Ăn chậm, nhai kỹ chính là những việc làm đầu tiên góp ích cho sức khỏe của chính bạn

Miệng có thể ví như cái bao tử đầu tiên, nơi đây, thực phẩm đi qua chặng đầu của quá trình tiêu hóa trước khi được đưa xuống bao tử thứ hai. Nếu bạn không để cho bao tử đầu tiên làm việc, bao tử thứ hai sẽ lãnh hết mọi trách nhiệm nặng nề, và trở nên suy yếu sau vài mươi năm lao tác. Không những thế, thức ăn không qua "cửa ải" thứ nhất sẽ trở thành một thứ phá hoại khi nó vào đến dạ dày.
Do đó, ăn chậm nhai kỹ khoảng 30 lần trước khi nuốt xuống là bước quan trọng đầu tiên để làm cho thức ăn nhuyễn giúp tiêu hóa dễ dàng. Khi ăn bất cứ thứ gì, thì nó cần phải được tiêu hóa trong miệng trước khi tiêu hóa trong dạ dày.
Những thức ăn có nhiều protein như thịt, cá, gà thì không cần phải nhai nhiều như những thức ăn từ bột. Nhưng dù sao thì bạn cũng nên nhai cho nhuyễn. Nếu thức ăn càng được nhai kỹ thì tính dinh dưỡng của nó càng gia tăng.
Bạn thử nhai cơm 30 lần cho nhuyễn, bạn sẽ cảm thấy vị ngọt của cơm. Điều này có nghĩa là nếu bạn biết nhai kỹ thức ăn thì lượng thức ăn mà bạn cần sẽ giảm đi phân nửa.
Không những thế, nhai kỹ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. Các nhà y học Nhật Bản vừa chứng minh bằng thực tiễn rằng: nhai kỹ trong 30 giây sẽ khiến các độc tố gây bệnh ung thư mất tác dụng gây bệnh. Các nhà khoa học cho rằng, chính nước bọt được tiết ra khi nhai kỹ có tác dụng trừ độc rất mạnh. Nhưng cần phải nhai kỹ thức ăn từ 30 giây trở lên thì mới đạt hiệu quả cao nhất.

3. Ăn biết ngon
Bạn thử nhai cơm từ 30 lần trở lên xem cơm có ngon ngọt? Nhai miếng cà rốt luộc sẽ cảm thấy vị ngọt của nó rất đặc trưng, hay cần một miếng bông cải luộc, nhai 30 lần, bạn sẽ nhận ra vị thơm của bông cải thật là tuyệt diệu.


Khám phá vị ngon ngọt của thực phẩm cũng là cách ăn giúp tăng tuổi thọ. Trong khi nấu, nếu sử dụng gia vị quá nhiều, bạn đã đánh mất khả năng thưởng thức thực phẩm. Nhưng nếu cứ tiếp tục ăn và nuốt vội vàng thì không bao giờ thưởng thức được vị ngon lành của thực phẩm cả. Ăn không biết ngon là nguồn gốc của mọi căn bệnh về thân và cả về tâm.
Ăn và biết ngon, thì thức ăn chính là thuốc. Muốn được vậy, bạn cần tập nhai. Nhai cho đến khi nào thực phẩm biến thành ngon và ngọt thì mới nuốt xuống. Bạn sẽ thấy có nhiều hạnh phúc trong khi ăn. Sau một buổi ăn, bạn nhận ra mình yêu đời hơn. Thức ăn trở thành thuốc cho thân và cho tâm.

TTđTD - tổng hợp từ f.tin247, Thế giới Phụ nữ, giadinh.vnexpress

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Good post. I absolutely love this website. Thanks!

my homepage phoenix dui arrests

Nặc danh nói...

This information is priceless. How can I find out more?


My blog: tampa car accident