Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Tập Thiền


Mặc dù rất nhiều (hay đúng hơn là hầu hết) các Phật tử phương Tây muốn hoặc trông đợi được hướng dẫn tập thiền, nhưng đức Dorje Chang III lại không đánh giá cao khía cạnh này trong việc thực hành của những người mới bắt đầu. Ngài đã nhắn nhủ nhiều lần rằng sẽ là vô dụng khi thực hành bất cứ điều gì trong những điều được gọi là “kỹ thuật thiền” mà thiếu đi sự hiểu biết và nhận thức về ý nghĩa thực sự của việc làm đó. Zhaxi Zhuoma rinpoche đã mất một thời gian dài để hiểu được những gì Đạo sư của rinpoche muốn nói khi Ngài dạy “Học thiền không phải là học kỹ thuật.”

Vì vậy, hãy bắt đầu với mục đích của việc thực hành Phật giáo hoặc trở thành một Phật tử. Chúng tôi đã nhấn mạnh việc “thực hành” Phật giáo bí truyền, trong đó bao gồm cả việc nghiên cứu tam tạng kinh điển Hiển thừa và Mật thừa của Ðức Phật và tự thân tu tập để đạt được giác ngộ hay giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Mật tông Phật giáo bao gồm thêm những lời dạy bí mật, nhưng cả hai cách bí truyền và công truyền đều là những con đường chân thực để rèn luyện tâm bạn. Tu tập chỉ là đưa những gì bạn đã học được từ những giáo lý của Đức Phật vào thực hành trong cuộc sống và trong cách ứng xử thường ngày của bạn với các chúng sinh khác. Bạn có thể gọi đó là việc quản lý nghiệp của bạn. Bạn không cần loại trừ các nghiệp xấu của mình, nhưng bạn đẩy lui nó bằng cách chỉ tích lũy nghiệp tốt để từ đó bạn có thể bắt đầu hưởng thiện quả từ những việc tốt đã làm.

Trở thành một vị Phật có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là bạn có thể điều khiển được sự sống chết của mình. Nếu bạn muốn được sinh ra, bạn sẽ ra đời. Nếu bạn muốn được chết, bạn sẽ chết theo ý mình. Bạn kiểm soát được điều đó. Nó không thể điều khiển được bạn! Đó quả là một niềm hạnh phúc thực sự. Điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể có được vận mệnh tốt, những năng lực phi thường và tam thân cùng tứ trí của một vị Phật để giúp các chúng sinh khác chuyển hoá. Chỉ khi đó bạn mới có thể thực sự giúp họ được giải thoát.

Nếu bạn chưa biết về gì về tam thân, thì chúng đại diện cho ba thân của một vị Phật – Pháp thân (dharmakaya) là thân trí huệ vô hình hoặc tâm của một vị Phật. Trong khi đó, hai thân còn lại là hữu hình. Báo thân (sambhogakaya) là thân hỷ lạc hay cách mà một vị Phật thị hiện trong các cảnh giới của chư Phật và hầu hết chúng ta không thể nhìn thấy được điều đó, còn Hoá thân (nirmanakaya) là hình thức mà Phật thị hiện khi họ đầu thai xuống thế gian này. Đức Dorje Chang III cũng là một vị Phật hóa thân như Đức phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài xuống đây 2.500 năm trước.

Tứ trí là Đại Viên Cảnh Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quan Sát Trí, Thành Sở Tác Trí.

Đức Dorje Pa Mu đã dạy chúng ta rằng bạn không được theo Phật pháp một cách dại dột hay tuỳ hứng. Bạn phải nhớ rằng khi chết, có ba việc có thể xảy ra:

1. Nếu bạn đã giác ngộ, bạn có thể tự nguyện quay trở lại nếu bạn chọn như vậy.
2. Nếu bạn vẫn còn là một chúng sinh bình thường, bạn sẽ tái sinh tùy theo nghiệp của mình, cũng có thể là một con người hoặc sinh linh ở mức độ cao hơn, cũng có thể bạn sẽ trở thành thú vật, quỷ đói hoặc đọa xuống địa ngục. Trừ khi bạn được giải thoát khỏi vòng luân hồi, bạn sẽ không thể chọn cách mà mình sẽ tái sinh, và điều này có thể không chỉ phụ thuộc vào kiếp sống hiện tại của bạn.
3. Nếu bạn có được một số mệnh tốt để đi theo và quy y với một vị đạo sư kim cương đích thực, vị đạo sư đó có thể giúp bạn được tái sinh theo ý muốn và từ đó bạn sẽ có thể tiếp tục tu tập. Người cũng có thể giúp cho cả những người bạn yêu quý được tái sinh theo ý muốn. Điều đó đã xảy ra với Zhazi Zhouma rinpoche. Đức Phật Đạo sư của bà đã nâng thần thức cho cha mẹ bà cùng vợ chồng anh trai họ. Tất cả họ đều không phải là Phật tử.

Đức Dorje Pa Mu cũng cho chúng ta biết rằng chúng ta phải đi vào và nhận ra sự tinh túy đích thực của Phật pháp để kết thúc vòng luân hồi sinh tử, đạt được những năng lực phi thường, đạt được sức mạnh để thị hiện dưới các hình thức khác nhau và không có một hạn chế nào! Ngài giải thích rằng chỉ có một phương pháp để thực hiện điều này: quy y trong Tam Bảo hoặc Tứ Bảo và tu tập sâu sắc. Điều này nói đến việc tự tu tập mà theo đó bạn luyện tâm của bạn và từ đó, sửa chữa những lầm lỗi của mình. Con đường tu tập của bạn phải đúng với Tam tạng kinh điển hay những giáo huấn của Kim Cương Thừa. Đó chính là Mật tông.

Kim Cương Thừa cũng bao gồm những lời dạy công truyền của Tam tạng kinh điển. Pháp cao nhất trong Phật pháp là của Kim Cương Thừa, và pháp thâm sâu nhất, sáng chói nhất, vĩ đại nhất của Kim Cương Thừa là Mật tông Tây Tạng. Chúng ta sẽ sớm được truyền pháp từ Đức Dorje Chang, một số trong đó chưa từng được biết tới trước đây trên thế gian này. Giáo pháp này được gọi là Giải Thoát Đại Thủ Ấn. Có một số hành giả đủ may mắn đã được thực hành các pháp này. Giải Thoát Đại Thủ Ấn bao gồm những pháp mạnh mẽ nhất cho việc đạt tới giải thoát.

Quay trở lại lý do tại sao chúng ta thực hành Phật giáo và hành thiền. Những điều trên không ngụ ý rằng Kim Cương Thừa hay Phật giáo Mật thừa là cấp độ cao hay Phật giáo Hiển thừa cần được coi là cấp độ thấp của Phật pháp. Đó không phải là ý mà tôi muốn nói. Phật pháp không được chia thành cao và thấp để mà so sánh. Tất cả 84.000 pháp môn ra đời là để đáp ứng với căn cơ bẩm sinh khác nhau của chúng sinh. Phật pháp chỉ có một chân lý duy nhất cho dù được thể hiện như thế nào di nữa. Phật giáo Hiển thừa và Phật giáo Kim Cương Thừa không phải là hai thừa phái riêng biệt. Phật giáo Hiển thừa là một nửa của một hệ thống giáo Pháp. Phần thứ nhất của Kim Cương Thừa là Hiển thừa! Phật giáo Kim Cương Thừa thật sự bao gồm những lời dạy của các dòng phái khác nhau của Phật giáo Hiển thừa như những hành giả của Thiền tông hoặc Tịnh độ tông hoặc những giáo lý căn bản của Phật giáo nguyên thủy ở Đông Nam Á. Nó cũng bao gồm thần chú, thủ ấn, quán tưởng, cúng dường mandala, có thể thực hành theo nhóm hay một mình, quán đảnh Mật tông bên trong hoặc bên ngoài. Nó bao gồm trong một nền tảng sự tu tập của Pháp thân từ Phật giáo Hiển thừa cũng như các tu tập cao cấp hơn của Báo thân và Hóa thân. Trong Kim Cương Thừa, bạn nỗ lực phấn đấu và có thể thực chứng cả ba thân trong một đời, nếu bạn có thể nhận được một lễ quán đảnh Mật tông bên trong đích thực.

Tuy nhiên, ngay cả như vậy, bạn nên nhớ rằng mức độ giác ngộ của bạn vẫn còn thấp hơn nhiều so với trạng thái toàn giác của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sự tu tập của bạn là vô ích nếu nghe Pháp không đem lại lợi lạc gì cho cách suy nghĩ và hành động của bạn hay lợi lạc gì cho tâm hồn bạn. Tu tập không phải chỉ là hành thiền, quán tưởng, tụng các câu thần chú, đọc các luận giảng hoặc nghiên cứu kinh điển. Nó cũng không chỉ là ngồi và nghe các bậc tôn giả thuyết pháp cho dù làm những điều này cũng rất quan trọng. Tu tập là một khái niệm phong phú hơn và bao gồm nhiều điều hơn là chỉ những việc này. Nó bao gồm các chi tiết nhỏ nhặt nhất của thân, khẩu, ý của bạn và cách bạn cứu giúp các chúng sinh khác. Tham lam, sân hận (thù ghét) và ngu si là ba trở ngại lớn trong tu tập. Điều quan trọng nhất trong tu tập là phối hợp ba nghiệp (thân, khẩu, ý) tương ứng với những lời dạy của đạo sư và chư Phật. Một khi bạn đã nhận được lễ quán đảnh, chắn chắn bạn phải nhìn nhận và đối xử với đạo sư như một vị Phật để nhận được tất cả lợi lạc từ bất kì phương pháp tu tập nào mà bạn thực hiện.

Vì vậy, đây là một chút kiến thức nền tảng về những gì mà sự thực hành Phật giáo đòi hỏi. Chúng ta hành pháp và tu tập để giải thoát khỏi vòng luân hồi và thoát ly phiền não đau khổ. Chúng ta thực hành để có thể trở thành Phật hoặc ít nhất là một Bồ tát. Một vị Bồ Tát là một người đã giác ngộ, tuy chưa hoàn hảo như một vị Phật, mặc dù có những Bồ tát như Quan Âm, Ngài đã hoàn toàn giác ngộ như một vị Phật nhưng đã quay trở lại thế gian này dưới hình thức một vị Bồ tát để cứu giúp chúng sinh. Thiền có nhiều hình thức khác nhau để chúng ta thực hành và có rất nhiều, rất nhiều Pháp môn Phật đã dạy mà chúng ta có thể thực tập theo.

Đức Dorje Chang III, giải thích cho chúng tôi rằng việc hành thiền không nên được rao giảng chỉ là sự tập định. "Đó chỉ là loại thực hành 'Thiền Gỗ Mục', hành giả sẽ chỉ trở nên giống như một mảnh gỗ mục. Sự thực hành thiền đích thực là việc duy trì vững chắc và không loạn động trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Không bị bám chấp vào niềm vui hay nỗi buồn, hay bất kỳ trạng thái tình cảm nào trong “Bát phong" ( tám mối quan tâm thế gian), những thứ khiến cho chúng ta bị ràng buộc trong vòng luân hồi. Đó mới thật sự là thiền. "Bát phong” là khen và chê; được và mất; vui và buồn và vinh và nhục.

Ngài cũng nói rằng thiền nên được coi là "công việc” của chúng ta. Chỉ dẫn này có nhiều cấp ý nghĩa, nhưng cách nhìn sâu sắc nhất đến từ một bài kinh mà Ngài viết khi mới chỉ 20 tuổi. Bạn có thể nghe bản dịch sơ bộ của bài kinh này tại nhiều Trung tâm Pháp Xuanfa. Trong kinh "Một Thánh tăng thuyết về Chân lý cho một Cư sĩ," vị thánh tăng giải thích rằng "Khi tất cả các hoàn cảnh tốt và xấu xảy tới, họ (chư Bồ tát) miên mật tu hạnh tôn kính. Bằng hành động theo cách này, mọi hoạt động của họ chính là diệu dụng của bản tánh, và bản tánh chính là thể tính của các hoạt động. Thể và Dụng vốn là không khác. Vì vậy, thể chính là dụng, và dụng cũng chính là thể." Đây là cách chúng ta nên cố gắng hành thiền. Chúng ta tôn trọng bất cứ điều gì đến với mình và đi theo đường tu giác ngộ, tu dưỡng bản thân một cách tự nhiên, thoải mái. Chúng ta nên tìm sự giác ngộ qua những vấn đề thế tục của mình.

Hơn thế, bậc thánh tăng còn giảng cho cư sĩ rằng "với chính định của một đức Như Lai, không có việc xuất hay là nhập định. Không định cũng là định, định cũng là không định. Đó mới chính là định. Trên thực tế, không có định kể từ khi người đó không một giây phút nào không ở trong định. Cho dù là khi đi, đứng, ngồi, nằm, hoặc giải quyết các vấn đề, người đó luôn ở trong trạng thái định.” Đó là ý nghĩa thật sự của thiền. Các kỹ thuật chỉ nhằm mục đích giúp bạn đạt được điều này.

Cũng trong bài giảng này, bậc thánh tăng đã nói: "Nếu ngươi muốn nhập vào đại định như một vị Như Lai, không có cách nào khác ngoài cách sau. Trước tiên, hãy chiêm nghiệm về các phẩm chất của bản thân để xem liệu chúng có theo đúng các phẩm chất vốn có trong hành động của một Bồ tát hay chưa. Thứ hai, hãy tinh tấn thực hành định tâm." Không phải là chúng ta không hành thiền, nhưng bạn cần phải tu dưỡng bản thân để việc thực hành định tâm có hiệu quả trong việc kết thúc vòng luân hồi, và đó là mục tiêu mà chúng ta định hướng cho những nỗ lực của mình. Chúng ta không hành thiền để cảm thấy hạnh phúc hay giảm căng thẳng hay cảm thấy tốt hơn trong bất cứ điều gì chúng ta làm, dù rằng chúng có thể là một hệ quả tuyệt vời. Chúng ta hành thiền để chấm dứt vòng luân hồi sinh tử, và thoát khỏi đau khổ. Chúng ta hành thiền để trở thành Phật và chấm dứt những tham dục và bất hạnh của mình.

Giáo Pháp về Tu tập được Đức Dorje Chang III truyền gồm tám cái nhìn đúng đắn căn bản có liên quan đến việc học hỏi Phật giáo và tu tập. Trong đó thiền đứng thứ bảy. Ngài cũng dạy rằng những chánh kiến này phải được tuân theo đúng trình tự và không thể bị xáo trộn. Đầu tiên, bạn phải có một tâm ý thức về vô thường, đó tạo thành nguyên nhân để tu tập. Thứ hai là có một tâm xác tín vào sự đau khổ của luân hồi và nhân quả để có sự kiên định không thay đổi. Thứ ba là tâm quyết rời khỏi vòng luân hồi hay tâm từ bỏ và điều này sẽ là nguyên nhân của giải thoát. Tiếp theo, thứ tư là những lời nguyện chân chính và những lời nguyện này sẽ là những nguyên nhân của những hành động tích cực. Chúng ta làm vì chúng ta đã thề nguyện sẽ làm điều đó. Thứ năm là tâm tinh tấn và đó là nguyên nhân của sự tiến bộ vững chắc. Cái nhìn đúng đắn thứ sáu là giới luật và giữ gìn giới luật sẽ tạo ra những định hướng đúng để tu tập. Chỉ khi tất cả những điều kiện này đã được đáp ứng, chúng ta mới sẵn sàng hay có thể hành thiền chỉ và thiền quán đúng đắn. Kết quả của thiền và chính định là những nguyên nhân đưa đến trí huệ. Tu tập đòi hỏi tâm thức phải chuyển hoá thành trí huệ. Trí huệ tự nó không thể được dạy cho. Nó là hệ quả của tu tập và thiền định. Và cuối cùng, chúng ta có thể thực hành bồ đề tâm đích thực, đó là nguyên nhân để trở thành một vị Bồ Tát. Bạn tu tập tuần tự theo trình tự này, nhưng tất nhiên, bạn luôn phải thực hành bồ đề tâm, vì đó là nền tảng để trở thành một Bồ Tát.

Có bốn đề mục mà, khi người ta quan sát chúng trong cuộc đời mình và sử dụng chúng như là đối tượng để quán chiếu, thì tự nhiên sẽ dẫn tới sự chuyển đổi trong tâm thức của người đó từ những mối quan tâm thế tục sang những mối quan tâm cao quý. Đầu tiên là hai đề mục được liệt kê ở trên: thiết lập một tâm ý thức về vô thường và một tâm xác tín vào bản chất bất toại nguyện của vòng luân hồi sinh tử. Hai đề mục còn lại là điều kiện tiên quyết để tu tập – chúng ta phải có ngay từ khi dù chỉ mới bắt đầu bước vào con đường này. Điều này rất phổ biến trong nhiều nền văn hóa châu Á, nhưng ở phương Tây lại không như vậy. Đầu tiên là thấu hiểu bản chất quý giá và cơ hội hiếm có được sinh ra làm người tại đây và lúc này, thứ hai là sự hiểu biết về nghiệp hay luật nhân quả. Cả hai đều đòi hỏi phải có niềm tin vào sự tái sinh và sự tồn tại của các cõi giới thấp hơn (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) và cõi giới cao hơn (con người, Atula, trời).

Giải Thoát Đại Thủ Ấn giảng về 128 ác kiến và tà kiến, khiến chúng ta không thể giải thoát. Một số trong đó liên quan đến thiền. Tà kiến đầu tiên liên quan tới lỗi ngay lúc ban đầu người ta đã cố gắng dùng thiền để thực hành bồ đề tâm, tứ vô lượng tâm hay mười thiện nghiệp. Ngài dạy rằng đây là một cách thực hành sai lạc. "Thực hành thiền chân chính bao gồm việc trực nhận ra tính Không, trực nhận ra rằng hiện tượng là không có đặc tính hay thuộc tính, trực nhận sự không bám chấp, cắt rời những vọng niệm (suy nghĩ mê lầm), và trở về với tâm nguyên thủy. Thực hành sai lạc như trên hoàn toàn xa lìa sự thực hành đích thực của lòng từ bi. Vì thế, không đem lại chút lợi ích nào cả. Làm thế nào một người có thể thực hành bồ đề tâm như vậy?

Vì vậy, khi thực hành tứ vô lượng tâm hoặc bồ đề tâm, những người mới bắt đầu không nên dựa vào thiền chỉ hay thiền quán. Họ nên dựa vào việc tập đưa các khái niệm vào thực hành. Họ nên biến khái niệm khô cứng của họ thành những hành động thực tế. Họ nên tập trung tư tưởng của họ và biến nó thành hành động. Họ phải đưa các khái niệm mà họ có vào thực tập, thực hiện các hành động tạo lợi lạc cho chúng sinh, và thực hiện những pháp mà họ quán chiếu. Họ nên làm điều đó một cách cụ thể qua mỗi từ ngữ họ thốt ra và mỗi hành động họ làm. Đây mới thực sự là đưa khái niệm vào thực hành. Chỉ khi nào một người đã thành thục việc đưa khái niệm vào thực hành thì mới có thể chuyển sang hành thiền để tu tập trạng thái không bị bám chấp vào bất kỳ điều gì. Từ việc hành thiền, người đó sẽ bước vào thực hành định tâm. Từ đó mới có thể thâm nhập vào thực tại mà tính Không và sự tồn tại là không khác, và cuối cùng có thể thực chứng trạng thái diệu dụng phát sinh từ Phật tính.

Còn với tà kiến thứ hai, Ngài cảnh báo chúng ta không được coi ngồi thiền là việc tu dưỡng bản thân. Ngồi thiền chỉ là ngồi thiền mà thôi, đó chưa phải là tu tập.” Ngồi thiền chỉ là cách trải nghiệm trực tiếp để biết được bản tính tự nhiên của mình là như thế nào. Qua việc quan sát trực tiếp này, một người có thể hiểu được tâm thức và nhìn ra bản tính tự nhiên của họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng đạt được mục đích này. Có người sử dụng việc ngồi thiền với mục đích trải nghiệm chân lý tối hậu của Phật pháp nhưng không thể làm được. Tu tập bản thân là một vấn đề hoàn toàn khác. Ngồi thiền còn chưa được bằng một phần mười của việc tu tập. Thiền mới chỉ là một trong sáu ba la mật, không liên quan gì với năm ba la mật khác. Trong khi tu dưỡng bản thân, một người phải đối diện với các chúng sinh trong thực tế, đối diện với tâm thức của họ và hành động như Đức Phật đã làm.”

Có một tà kiến khác trong Phật giáo liên quan đến thiền là quan điểm cho rằng chỉ các hành giả Thiền tông mới có thể hiểu được tâm họ và nhận ra bản chất tự nhiên của mình. Ngài đã dạy rằng: "Nhiều người nghĩ rằng chỉ các hành giả Thiền tông mới có thể hiểu được tâm họ và nhận ra bản tính tự nhiên của mình. Họ nghĩ rằng không có con đường nào khác để thực hiện điều đó. Điều này là không đúng. Hành giả của bất kì một tông phái nào cũng có thể hiểu được tâm họ và nhận ra bản tính tự nhiên của mình. Khi đạt đến một mức độ cần thiết của thực chứng thông qua thực hành, người đó sẽ hiểu được tâm mình và thấy được bản tính tự nhiên của mình. Sự giải thoát thực sự chỉ có được khi đạt tới mức độ thực chứng đó.”

Cần nhớ rằng tĩnh tâm đơn thuần không phải là mục tiêu tối hậu, mặc dù nó có thể là một bước cần thiết. Cũng nên nhớ rằng trước khi bạn hoàn thiện việc trì giới (giữ giới luật), bạn thậm chí sẽ không thể định tâm hay tĩnh tâm. Bạn không thể định tâm với một tâm thức tội lỗi. Mục đích của bạn là trở thành một vị Phật và đạt được năng lực và trí huệ của Phật để có thể giúp những chúng sinh khác thoát khỏi sự đau khổ của thế gian. Đừng hướng tới bất kỳ điều gì khác!

Các nguồn tài liệu sau đây được cung cấp cho những người bắt đầu bước vào đường tu giác ngộ với những lời cảnh báo như trên. Kể từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy các kinh điển như các kỹ thuật ban đầu, chúng đã trở thành những giáo Pháp cao quý và có thể rất hữu ích trong việc luyện tâm. Các tài liệu từ Trung Quốc và Tây Tạng này được giới thiệu như là những chỉ dẫn nhưng có thể chưa phải là những sự chỉ dẫn tối hậu.

Anapanasati Sutta (Kinh Quán niệm hơi thở): Những kỹ thuật thiền của Phật giáo nguyên thủy.

Kinh Parileyyaka: Nâng cao thiền bằng sự hiểu sâu sắc về ngũ uẩn.

Kinh Lăng Nghiêm: Câu chuyện về Ngài Ananda và con gái của Mantangi. Ngài Ananda hối lỗi và thỉnh cầu giảng giải về thiền. Đức Phật hỏi 25 vị đại Bồ tát và đại Alahán về cách họ đạt tới sự giác ngộ.

Silavant Sutta hay Kinh Đức Hạnh: Cách thiền giả quán chiếu ngũ uẩn.

Kinh Đại Niệm Xứ: Bài thuyết pháp về Tứ Niệm Xứ, là kinh căn bản theo quan điểm tiểu thừa. Đức Phật thuyết kinh này cho hơn 300 tỳ kheo ở Kammassadhamma, thủ đô của Kuru. Đức Phật giải thích trong kinh này cách bạn có thể đạt tới sự an lạc trong thân tâm và vượt qua tất cả buồn đau và than khóc, tiêu trừ khổ não và thương tiếc, và đạt tới mức độ cao nhất của sự hiểu biết và giải phóng trọn vẹn.

Nữ Pháp Vương Dorje Amang Nopu Pamu, Pháp Định Tâm, Tinh Yếu về Quán Chiếu và Quán Tưởng cho sự Giác ngộ, hiện chỉ có bản tiếng Trung.

Pháp Vương Dudjom Rinpoche (1904-1987), Sự Chiếu sáng của Trí tuệ Nguyên thuỷ: Cẩm nang trong giai đoạn tuyệt đối Thanh khiết của sự Hoàn thiện, của Đức Dorje Drolo mạnh mẽ và phẫn nộ, Bậc khuất phục yêu ma.Thiền chỉ và thiền quán theo quan điểm Đại Toàn Thiện.

Pháp Vương Tsongkhapa (1357-1419), Lam Rim Chen Mo (Kho tàng vĩ đại về các giai đoạn của đường tu giác ngộ), Phần 3: Luận giảng cổ điển về ngọn đèn cho con đường giác ngộ (Lam Rim) của Pháp Vương Atisha (Dipankara Shrijnana, 982-1054). Bao gồm những chỉ dẫn thiền Tây Tạng để đạt định và quán.

Nguồn:tuyenphap.com

Không có nhận xét nào: