Hiển thị các bài đăng có nhãn TUỆ ĐỊNH QUANG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TUỆ ĐỊNH QUANG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

[12] MỤC ĐÍCH CỦA NIỆM HƠI THỞ LÀ GÌ?

- Bốn Niệm Xứ là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn.
- Bốn Niệm Xứ là chi đạo Chánh Niệm của Bát Chánh Đạo.
- Bát Chánh Đạo: nơi nào có thì có thành tựu bậc Thánh, nơi nào không có thì không có thành tựu bậc Thánh.
- Đạo Phật chính là Bát Chánh Đạo (Đạo Đế). Bát Chánh Đạo chính là Đạo Phật.
- Những ai bước đi trên đạo Phật, là Thích tử chân chính, sẽ phải tu tập Bốn Niệm Xứ.

[11] HIẾU LÀM ĐẦU

Nếu không nhờ có cha mẹ thì sẽ không thể đi theo nghiệp có cha mẹ.
Có nghiệp làm người thì phải có cha mẹ, mới được sanh ra làm người.
Nếu bất hiếu với cha mẹ thì khó được sanh làm người, vì chủng nghiệp bất hiếu là không tương ưng có cha mẹ. Do vậy mà tự thân rơi vào ác đạo do nghiệp bất hiếu chi phối.

[10] THỰC HÀNH KHÔNG SÁT SANH

Thực hành không sát sanh đem đến vô lượng phước báu và công đức thù thắng. Thế nào là pháp thực hành không sát sanh?
Thưa Đại chúng!
Pháp thực hành không sát sanh là pháp tu tâm có bốn đạo phần:
- (1) Đạo không giam giữ;
- (2) Đạo không làm khổ đau thân xác;
- (3) Đạo không giết hại;
- (4) Đạo cứu sinh.
1. Thế nào là thực hành đạo phần không giam giữ?

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2023

[9] THIẾU SÓT LỚN TRONG BÀI TỤNG BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Bài Bát nhã ba la mật đa tâm kinh là bài kinh cốt yếu cô đọng nội dung trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Hành giả trì chí hành trì bài kinh này sẽ giúp cho hành giả chứng đạt giác ngộ. Tuy nhiên, trong bài kinh cốt yếu này lại thiếu câu cốt yếu nhất, cũng chính là câu thần chú, là câu chú vô thượng, là câu chú không gì sánh bằng, trừ được tất cả khổ ách, chân thật không hư dối.

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2023

[8] CHƯ PHẬT BA ĐỜI CHẲNG BAO GIỜ TUYÊN THUYẾT CHÚNG SINH VÔ NGÃ.

Phật dạy sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, các hành là vô ngã, tưởng là vô ngã, thức là vô ngã (Kinh Vô Ngã Tướng).

Phật dạy "sắc là vô ngã", có hợp lý chăng khi hiểu lời dạy đó thành "chúng sinh vô ngã". Phật chỉ nói "sắc là vô ngã" mà kẻ nào dựa vào đó để cho rằng Phật dạy "chúng sinh vô ngã", là điên đảo. Vì mỗi chúng sinh đâu chỉ có mỗi sắc, mà không có thứ chi khác.

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

[7] CHÂN LÝ MỘT CON ĐƯỜNG

Như thắng cảnh giữa đồng,
Hướng ngắm tùy ở người;
Cũng vậy, trong cuộc sống,
Quan điểm chưa hẳn đồng.

[6] PHẬT PHÁP NHIỆM MÀU


Kẻ phàm tục phát tâm thệ nguyện
Đem trí sức quyện trong Tam Bảo,
Được chư Phật gia trì trí huệ,
Chứng đắc Lý Vô Ngại Pháp Giới
Nhằm hai lăm cuối năm quý tỵ.

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2023

[5] KIỂM CHỨNG

Để tin vào bất cứ điều gì, trước tiên phải hiểu rõ về nó nếu mình có quan tâm, sau đó bằng tư duy của chính mình trong sự cẩn trọng và sáng suốt, tự kiểm chứng nó.

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2023

[4] PHÁP THÂN

Xin được chia sẻ một số nội dung trong kinh nghiệm của bản thân, vì cho rằng nó sẽ giúp ích cho rất nhiều hành giả, đặc biệt dành cho các vị có phát nguyện trở thành đức Phật toàn giác.
- Tôi không thấy một pháp nào, dù hữu vi hay vô vi, có xứ bên ngoài Pháp Thân.
- Tôi không thấy một pháp nào khác ngoại trừ Pháp Thân, dù hữu vi hay vô vi, có thể tánh không phải là hư không (cũng là không đại hay chân không). Không gian là tướng hữu vi của hư không.

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2023

[3] NHẤT THIẾT TRÍ

"Nếu đem cát của tất cả con sông trên Trái Đất ví cho trí huệ của Phật thì trí huệ của Bồ tát chỉ như một hạt cát. Nếu đem cát tất cả các sông trên Trái Đất ví cho trí huệ của một vị Bồ tát thì trí huệ của một nhà khoa học vĩ đại nhất xưa nay chỉ như một hạt cát." (Pháp Không Chân Như)

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

[2] KHOA HỌC VÀ PHẬT PHÁP.

"Phật pháp là lời tuyên nói về thật tướng của vạn sự và chúng sinh của vị tỉnh thức về thật tướng ấy. Còn khoa học là kết quả dựa trên vạn sự, tức dựa trên hiện tượng của thật tướng. Khoa học không bao giờ được trở thành đối tượng để sánh với Phật pháp." (Pháp Không Chân Như)
***

[1] NGUỒN GỐC CỦA CHÚNG SINH

Chúng sinh gồm có thân trung ấm và Tánh Linh. Con người cũng như vậy. Nói đến nguồn gốc, nghĩa là nói đến nguồn gốc của thân trung ấm và nguồn gốc của Tánh Linh.

Tánh Linh ở đây, tức là chân ngã, chân tâm, là Phật tánh, là chính kẻ đó, được gọi là bản thể hữu tình trong Vũ Trụ. Bản thể hữu tình là một tồn tại độc lập sở hữu bởi chính nó, không bị phân chia, không bị hợp nhất, thường hằng chính nó.