Chúng sinh gồm có thân trung ấm và Tánh Linh. Con người cũng như vậy. Nói đến nguồn gốc, nghĩa là nói đến nguồn gốc của thân trung ấm và nguồn gốc của Tánh Linh.
Tánh Linh ở đây, tức là chân ngã, chân tâm, là Phật tánh, là chính kẻ đó, được gọi là bản thể hữu tình trong Vũ Trụ. Bản thể hữu tình là một tồn tại độc lập sở hữu bởi chính nó, không bị phân chia, không bị hợp nhất, thường hằng chính nó.
Tánh Linh ở đây, tức là chân ngã, chân tâm, là Phật tánh, là chính kẻ đó, được gọi là bản thể hữu tình trong Vũ Trụ. Bản thể hữu tình là một tồn tại độc lập sở hữu bởi chính nó, không bị phân chia, không bị hợp nhất, thường hằng chính nó.
Mỗi chúng sinh đều có bản thể hữu tình chính mình, trong đạo Phật gọi là Phật tánh. Vì vậy, mỗi chúng sinh đều có chân ngã như vậy, nhưng vì không rõ biết nên chấp lầm thân trung ấm là chân ngã của mình, là chính mình, là của mình. Bậc đạo sư dạy cho chúng sinh biết cái gì là chân ngã của ta, là ta, là của ta, và cái gì không phải là của ta, không phải là ta, là không phải là tự ngã của ta. Ở đây, Phật tánh là là chân ngã của ta, là ta, là của ta. Và ở đây, thân trung ấm bao gồm ngũ uẩn không phải là của ta, không phải là ta, là không phải là tự ngã của ta.
Khi ta như thật rõ biết, Phật tánh là ta, là của ta, là tự ngã của ta, và khi ta rõ biết thân trung ấm không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã của ta. Và khi ta như thật rõ biết, Phật tánh là như vậy, thường hằng như vậy, an lạc như vậy, thanh tịnh như vậy, xuất xứ như vậy, không kết thúc như vậy, và khi ta rõ biết thân trung ấm là như vậy, hình thành như vậy, xuất xứ như vậy, vô thường biến hoại như vậy, dễ tổn thương như vậy. Khi ấy, ta rõ biết con đường Giác ngộ là con đường duy nhất, đạo đức Giác ngộ là đạo đức vô lượng, trí tuệ Giác Ngộ là trí tuệ tối thượng, bình an Giác ngộ là bình an tuyệt đối, hạnh phúc Giác ngộ là hạnh phúc vô biên, thể tánh Giác ngộ là thể tánh vĩnh hằng. Khi ấy, ta xác lập niềm tin Phật pháp và tinh tấn tu tập cho mục tiêu chân chánh như thật rõ biết.
Chư Phật tử! Khi tuyên bố về nguồn gốc rốt ráo của chúng sinh thì phải tuyên bố về nguồn gốc của Vũ Trụ. Khi Đức Thế Tôn còn tại thế tại cõi này, đã có những người hỏi ngài về những bí ẩn này. Có người thì ngài im lặng không trả lời, có người thì ngài nói rằng nếu chấp giữ những thắc mắc đó sẽ đem đến ưu não, không có lợi ích, không có liên quan đến việc tu tập các pháp mà ngài đã dạy. Vì sao như vậy, chư Phật tử? Có một lý do này, người nghe không thể hiểu cũng đồng với lý do rằng ngôn ngữ không thích hợp để trình bày. Và với lý do như vậy, đưa đến hai trường hợp không nên tŕnh bày. Thế nào là hai? Không hiểu đưa đến tranh luận kéo dài nhưng không có kết quả tốt, hý luận, thị phi. Không hiểu đưa đến suy tư kéo dài nhưng không có kết quả tốt, hại não, không lối thoát.
Vì vậy ngài đã từng nói với đệ tử của ngài rằng những gì ngài đã tuyên bố, trình bày như những chiếc lá trong nắm tay còn những gì ngài không tuyên bố, không thuyết trình như số lá trong rừng. Ngài là bậc chánh đẳng chánh giác biết rõ thật mọi thứ mà không có chúng sinh nào có thể sánh với ngài. Nay không ít người muốn hiểu biết về những bí ẩn như chư vị đây rằng con người từ đâu mà có hoặc chúng sinh từ đâu mà có, Vũ Trụ hình thành như thế nào, Vũ Trụ thường hằng hay không thường hằng, Vũ Trụ hữu hạn hay vô hạn,... Tôi quyết định tuyên bố và trình bày. Vì sao tôi phải tuyên bố và trình bày?
Chư Phật tử! Khi tuyên bố về nguồn gốc rốt ráo của chúng sinh thì phải tuyên bố về nguồn gốc của Vũ Trụ. Khi Đức Thế Tôn còn tại thế tại cõi này, đã có những người hỏi ngài về những bí ẩn này. Có người thì ngài im lặng không trả lời, có người thì ngài nói rằng nếu chấp giữ những thắc mắc đó sẽ đem đến ưu não, không có lợi ích, không có liên quan đến việc tu tập các pháp mà ngài đã dạy. Vì sao như vậy, chư Phật tử? Có một lý do này, người nghe không thể hiểu cũng đồng với lý do rằng ngôn ngữ không thích hợp để trình bày. Và với lý do như vậy, đưa đến hai trường hợp không nên tŕnh bày. Thế nào là hai? Không hiểu đưa đến tranh luận kéo dài nhưng không có kết quả tốt, hý luận, thị phi. Không hiểu đưa đến suy tư kéo dài nhưng không có kết quả tốt, hại não, không lối thoát.
Vì vậy ngài đã từng nói với đệ tử của ngài rằng những gì ngài đã tuyên bố, trình bày như những chiếc lá trong nắm tay còn những gì ngài không tuyên bố, không thuyết trình như số lá trong rừng. Ngài là bậc chánh đẳng chánh giác biết rõ thật mọi thứ mà không có chúng sinh nào có thể sánh với ngài. Nay không ít người muốn hiểu biết về những bí ẩn như chư vị đây rằng con người từ đâu mà có hoặc chúng sinh từ đâu mà có, Vũ Trụ hình thành như thế nào, Vũ Trụ thường hằng hay không thường hằng, Vũ Trụ hữu hạn hay vô hạn,... Tôi quyết định tuyên bố và trình bày. Vì sao tôi phải tuyên bố và trình bày?
Có ba nguyên nhân này, chư Phật tử, tôi phải tuyên bố và trình bày về sự thật của Vũ Trụ. Thế nào là ba?
(1) Khoa học nay đã phát triển cả về lý thuyết và thực nghiệm, cơ bản bao gồm vật lý vi mô và vĩ mô, hóa học, sinh học, toán học, triết học. Những thành tựu của khoa học đã góp phần làm phong phú ngôn ngữ của loài người và những phương tiện khoa học thực nghiệm. Ngôn ngữ hôm nay có thể sử dụng để trình bày về sự thật của Vũ Trụ mà có người hiểu rõ được. Chư Phật tử! Đây là nguyên nhân tôi phải tuyên bố và trình bày về sự thật của Vũ Trụ.
(2) Sau thời kỳ Đức Thế Tôn tại thế hơn 500 năm, một tà thuyết được thành lập trở thành tôn giáo với tuyên bố rằng con người do Đức Chúa toàn năng tạo ra. Nay đã có hơn nửa số người trên Trái Đất là tín đồ của Đức Chúa toàn năng. Chư Phật tử! Đây là nguyên nhân tôi phải tuyên bố và trình bày về sự thật của Vũ Trụ.
(3) Và này chư Phật tử, luận sư, thầy tổ, tu sĩ đạo Giác Ngộ và các nhà nghiên cứu đạo Giác Ngộ đã hiểu sai ý Phật hoặc đoạn kinh, hoặc bài kinh, hoặc bộ kinh, hoặc tạng kinh. Kết quả này đưa đến phân chia tông phái, chia rẽ tăng chúng, phỉ báng lẫn nhau, nhận giả làm thiệt, tôn sùng tà kiến, tu tập sai pháp, hành đạo trái giới luật, biếng nhác trì tâm dưỡng trí mà muốn quả to, tùy tiện biên kiến mà thuyết pháp sai lệch, điên đảo vật - thánh, gặp tượng thì lạy, gặp thật thì khinh, thiện nghiệp chẳng đặng, ác nghiệp lại thành. Thật là thương xót người phát tâm bồ đề mà chẳng thể đâm chồi kết trái. Vì lòng thương tưởng nên phải dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp phải được dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Chư Phật tử! Đây là nguyên nhân tôi phải tuyên bố và trình bày về sự thật của Vũ Trụ.
Ngược dòng thời gian trở về quá khứ. Cứ như thế đến tận cùng của mọi quá khứ. Đồng thời như vậy, không gian của Vũ Trụ nhỏ dần đến tận cùng. Tận cùng của mọi quá khứ và tận cùng không gian ngược dòng thời gian là thời điểm bắt đầu khởi sinh Vũ Trụ. Chư Phật tử! Không có bất cứ một tồn tại nào, cho dù nhận biết được hay không nhận biết được, hiện diện hay không hiện diện, có mặt trước thời điểm bắt đầu khởi sinh Vũ Trụ.
Vì vậy, chư Phật tử, khi tôi nói pháp cú rằng trước thời điểm bắt đầu khởi sinh Vũ Trụ thì đồng thời xảy ra pháp cú này không còn đúng. Vì sao vậy? Nếu nói trước thời điểm bắt đầu khởi sinh Vũ Trụ, tức là nói rằng trước đó có thời gian tồn tại. Nhưng, từ trước này buộc phải dụng để mà hiểu về thời điểm bắt đầu khởi sinh Vũ Trụ.
Chư Phật tử! Hãy nhớ điều này. Khi tôi tuyên bố trước thời điểm bắt đầu khởi sinh Vũ Trụ, không có bất cứ một tồn tại nào, cho dù nhận biết được hay không nhận biết được, cho dù hiện diện hay không hiện diện, kể cả không gian và thời gian thì dòng suy nghĩ của chư vị đến thời điểm đó sẽ bị khống chế không thể nghĩ được nữa. Vì nó đã vượt khỏi mọi thứ mà chư vị đã biết.
Tại thời điểm bắt đầu khởi sinh Vũ Trụ, tại thời điểm đó, hai thứ này đồng thời khởi sinh và tồn tại. Thế nào là hai, chư Phật tử? Một là khởi sinh vô số hạt vật chất cội gốc. Hai là khởi sinh vô số Tánh Linh.
Vì vậy, chư Phật tử, Vũ Trụ chỉ có hai thứ tồn tại, ngoài ra không có thứ nào ngoài hai thứ này: hạt vật chất cội gốc và Tánh Linh. Và rằng, chỉ có một Vũ Trụ duy nhất, khởi sinh không có nơi chốn, không có cái sinh ra nó và không có kết thúc mất đi.
Tại thời điểm bắt đầu khởi sinh Vũ Trụ, tại thời điểm đó, hai thứ này đồng thời khởi sinh và tồn tại. Thế nào là hai, chư Phật tử? Một là khởi sinh vô số hạt vật chất cội gốc. Hai là khởi sinh vô số Tánh Linh.
Vì vậy, chư Phật tử, Vũ Trụ chỉ có hai thứ tồn tại, ngoài ra không có thứ nào ngoài hai thứ này: hạt vật chất cội gốc và Tánh Linh. Và rằng, chỉ có một Vũ Trụ duy nhất, khởi sinh không có nơi chốn, không có cái sinh ra nó và không có kết thúc mất đi.
"Tại thời điểm bắt đầu khởi sinh Vũ Trụ, tại thời điểm đó, hai thứ này - hạt vật chất cội gốc và Tánh Linh đồng thời khởi sinh và tồn tại" phải được hiểu như thế này. Sự thật chúng từ không (không có bất cứ thứ gì, nhớ là không có bất cứ thứ gì, hễ nói có cái gì đó thì không đúng sự thật) mà có, mà khởi sanh, khởi sanh cùng lúc, khởi sanh đồng thời, tương sinh tương khắc mà khởi sanh như 0 = (+)1 + (-)1 vậy. Chúng từ KHÔNG mà sanh khởi, tức cũng là không từ đâu đến, vì không có nơi chốn sanh ra chúng, không có thứ gì sanh ra chúng. Chúng chẳng có nguồn gốc và cha mẹ, nguyên nhân sanh ra. Theo tính chất tương sinh tương khắc mà khởi sanh từ không thì chúng cũng hoàn toàn có thể trở về không. Ví như 0 = (+)1 + (-)1 thì (+)1 + (-1) = 0. Nhưng sự thật thì chúng không bao giờ mất đi, Vũ Trụ này không bao giờ mất đi. Tại sao như vậy?
Hạt vật chất cội gốc có thuộc tánh là có không gian riêng. Ví như viên bi bỏ vào trong chậu nước thì viên bi ấy không hòa trong nước mà có một không gian riêng hình cầu to bằng viên bi. Không gian chính là trường chân không, không phải là hai thứ khác nhau. Trường chân không là liên tục. Chất liệu của hạt vật chất chính là trường chân không. Mỗi hạt vật chất có không gian riêng. Tổng không gian riêng của mọi hạt vật chất cội gốc chính là không gian của toàn Vũ Trụ. Trong đó, không có chỗ nào không có không gian, tức là không có chỗ nào không có chân không, tức là không có chỗ nào không có chất liệu của hạt vật chất cội gốc. Như vậy, trong Vũ Trụ, mỗi hạt chiếm một vùng không gian riêng của nó. Trong khi đó, mỗi Tánh Linh đều trùm khắp Vũ Trụ, có thể đồng nhất với toàn Vũ Trụ. Tức là, chất liệu của mỗi Tánh Linh xuyên thấu mọi vị trí trong Vũ Trụ. Ví như một quả cầu thủy tinh đặc ruột có màu tím và bên trong có nhiều h́ình con vật, cây cỏ cũng làm bằng thủy tinh và có màu tím. Thủy tinh ví cho chân không, tức chất liệu hạt vật chất. Con vật, cây cỏ ví như thân con vật và cây cỏ thực tế. Quả cầu ví như Vũ Trụ. Thì cục màu tím to bằng quả cầu thủy tinh mà ta nhìn thấy ví như một Tánh Linh vậy. Trong đó màu tím được ví như là chất liệu của Tánh Linh, xuyên thấu mọi vị trí trong quả cầu.
Chân không của mỗi hạt vật chất có sự phân bố không đồng đều trong nó. Chúng phân bố tập trung tại một vị trí và phân bố giảm dần khi càng xa vị trí đó. Ví như một ngọn đèn vậy, nhiệt độ tập trung tại tim đèn và giảm dần khi càng xa tim đèn. Trong khi đó, chất liệu của Tánh Linh là phân bố đều trong Vũ Trụ.
Vì vậy, hạt vật chất cội gốc và Tánh Linh không bao giờ đồng nhất được với nhau để trở về KHÔNG được nữa. Vũ Trụ không bao giờ mất đi. Tất cả hạt vật chất cội gốc và Tánh Linh luôn tồn tại mãi mãi.
Khi nói có đi, có đến tức là nói có không gian để mà đi, để mà đến. Vũ Trụ là tập hợp tất cả hạt vật chất, tức tập hợp tất cả không gian. Ngoài ra, làm gì có không gian nào để mà đi hay đến. Nơi nào có không gian thì nơi đó thuộc về Vũ Trụ.
Và này, Chư Phật tử! Chỉ có một Vũ Trụ mà thôi. Không có cái thứ hai. Nếu nói có cái thứ hai tức là hai cái độc lập, vật chất của Vũ Trụ này không thuộc vật chất của Vũ Trụ kia và ngược lại. Nếu nói chúng không độc lập thì chúng có chung ít nhất một phần vật chất, tức là chung một phần không gian. Chung một phần không gian tức là chúng liên tục. Liên tục thì sao nói là hai. Còn nói chúng độc lập tức là nói chúng có khoảng cách với nhau. Mà có khoảng cách là có không gian. Giữa chúng có khoảng cách tức là giữa chúng có không gian. Vậy chúng liên tục với nhau, sao nói là hai.
Nguyên tác: Pháp Không Chân Như (Thích Tuệ Định Quang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét