Bài Bát nhã ba la mật đa tâm kinh là bài kinh cốt yếu cô đọng nội dung trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Hành giả trì chí hành trì bài kinh này sẽ giúp cho hành giả chứng đạt giác ngộ. Tuy nhiên, trong bài kinh cốt yếu này lại thiếu câu cốt yếu nhất, cũng chính là câu thần chú, là câu chú vô thượng, là câu chú không gì sánh bằng, trừ được tất cả khổ ách, chân thật không hư dối.
Chư hành giả hành trì bài kinh cốt lõi nhưng lại thiếu câu cốt lõi cứu cánh trong bài kinh đó nên chẳng thấy thành tựu.
Đây là nội dung bài tụng mà chư hành giả chuyên trì tụng hằng tuần, đây là bản dịch từ bản dịch của Trần Huyền Trang:
"Ngài Quán Tự Tại Bồ tát sau khi hành trì sâu vào Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền vượt qua tất cả khổ ách.
Này ông Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy.
Này ông Xá Lợi Tử! Tướng không của các pháp không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm không bớt. Cho nên, trong chân không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có cái hết vô minh; cho đến không có già chết cũng không có cái hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc.
Vì không chứng đắc, Bồ tát y theo Bát Nhã Ba La Mật đa nên tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo đạt tới Niết bàn. Chư Phật ba đời cũng y vào Bát Nhã Ba La Mật Đa mà chứng được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Cho nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là thần chú lớn, là minh chú lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, nên trừ được tất cả khổ ách, chân thật không hư dối.
Vì vậy nói ra bài chú Bát nhã Ba la mật đa, liền nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha."
Tại đoạn hai và đoạn ba của bài tụng trên, so với bản Tạng ngữ đầy đủ, nó thiếu hai câu cốt lõi, mà hai câu này có chung nghĩa. Cụ thể hai đoạn kinh đầy đủ như sau:
"Này Xá-lợi-phất! Các thiện Nam tử, thiện nữ nhân phát tâm thực hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm diệu nên thấy như sau. HỌ NÊN SOI THẤY ĐÚNG ĐẮN, XUYÊN SUỐT VÀ TÁI LẶP LÀ ĐẾN CẢ NĂM UẨN CŨNG ĐỀU THIẾU VẮNG VỀ TỰ TÍNH. Sắc tức là không, không tức là sắc. Không [hoạt hành] chẳng khác chi sắc, sắc [hoạt hành] cũng chẳng khác chi Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành, thức thảy đều là Không.
Xá-lợi-phất, bởi thế, MỌI HIỆN TƯỢNG ĐỀU LÀ KHÔNG – THIẾU VẮNG CÁC ĐẶC TÍNH XÁC ĐỊNH; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm."
Vậy nay tôi nhắc chư hành giả và Phật tử khi hành trì bài Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh thì nên biết "MỌI SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỀU LÀ KHÔNG, TỨC THIẾU VẮNG CÁC ĐẶC TÍNH XÁC ĐỊNH, TỨC THIẾU VẮNG VỀ TỰ TÍNH" là câu thần chú, là câu chú vô thượng, là câu chú không gì sánh bằng, trừ được tất cả khổ ách, chân thật không hư dối.
---
Phụ Lục:
Theo Tỳ kheo Quang Vô Sắc, Bài Kinh "BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH" (đầy đủ):
"Ngài Quán Tự Tại Bồ tát sau khi hành trì sâu vào Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền vượt qua tất cả khổ ách.
Này Xá-lợi-phất! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân phát tâm thực hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm diệu nên thấy như sau. HỌ NÊN SOI THẤY ĐÚNG ĐẮN, XUYÊN SUỐT VÀ TÁI LẶP LÀ ĐẾN CẢ NĂM UẨN CŨNG ĐỀU THIẾU VẮNG VỀ TỰ TÍNH. Sắc tức là không, không tức là sắc. Không [hoạt hành] chẳng khác chi sắc, sắc [hoạt hành] cũng chẳng khác chi Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành, thức thảy đều là Không.
Này Xá-lợi-phất, bởi thế, MỌI HIỆN TƯỢNG ĐỀU LÀ KHÔNG TỨC THIẾU VẮNG CÁC ĐẶC TÍNH XÁC ĐỊNH; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm. Tướng không của các pháp không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm không bớt. Cho nên, trong chân không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có cái hết vô minh; cho đến không có già chết cũng không có cái hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc.
Vì không chứng đắc, Bồ tát y theo Bát Nhã Ba La Mật đa nên tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo đạt tới Niết bàn. Chư Phật ba đời cũng y vào Bát Nhã Ba La Mật Đa mà chứng được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Cho nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là thần chú lớn, là minh chú lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, nên trừ được tất cả khổ ách, chân thật không hư dối.
Vì vậy nói ra bài chú Bát nhã Ba la mật đa, liền nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét