Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT VÀ KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT VÀ KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

PHẬT HỌC VẤN ĐÁP

Câu Hỏi: Trong kinh có nói về sự hình thành và sự hoại diệt của trái đất, không biết trong kinh có đưa ra thời gian nào mất trái đất này để bắt đầu cho ra một trái đất mới hay không? Nhưng theo một số thông tin trên mạng hoặc những thông tin khác là đến năm 2014 thì sẽ có một việc nào đó xảy ra cho trái đất, không biết là trong kinh điển có đề cập đến hay không? Con kính thỉnh Sư hoan hỉ chỉ rõ thêm.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

MIỀN TẦN SỐ A-LẠI-DA THỨC

Ngày nay giữa khoa học và Phật giáo đã có nhiều tiếng nói chung, ví dụ như lượng tử là phi hiện thực (nonrealism), bất định xứ (nonlocal), vũ trụ toàn ảnh (holographic universe), vũ trụ là số (digital) v.v…Những khái niệm mới này của khoa học tương ứng với những nhận thức truyền thống của Phật giáo về thế gian là huyễn ảo (Nhất thiết giai vi hư huyễn - 切皆为虚幻 - kinh Đại Bát Nhã大般若 - Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn, bào ảnh, như lộ, diệc như điện - 切有为法,如梦幻泡影,如露亦如电), về tánh không, ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, vạn pháp duy thức v.v…

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Trịnh Xuân Thuận: "Vô hạn đến đâu?"

Trịnh Xuân Thuận, sinh tại Hà Nội, tiến sĩ thiên văn học ở đại học Princeton, hiện là giáo sư Đại học Virginia (Hoa Kỳ), là tác giả của nhiều công trình nổi tiếng, trong đó có cuốn « Giai điệu bí ẩn ». Năm 2009 ông nhận Giải thưởng Kalinga của UNESCO, giải thưởng cao nhất về phổ biến khoa học (Milan Kundera cũng từng nhận giải thưởng này). Năm 2014 ông cho xuất bản ở nhà Fayard cuốn « Khát khao vô hạn »[i], nói về niềm khát khao vô hạn của con người muốn hiểu về bí mật chóng mặt của cái vô hạn.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Thế lưu bố tưởng và các hiện tượng lạ thường

Phật giáo nói rằng cuộc sống ở thế gian là thế lưu bố tưởng. Thế lưu bố tưởng là tưởng tượng bình thường được lưu truyền rộng rãi qua nhiều đời của thế nhân. Trong kinh “Đại bát Niết bàn” do ngài Đàm Vô Sấm (Dharmaraksa) pháp sư người Ấn dịch, Phật nói với Ca Diếp : Tất cả phàm phu có hai loại tưởng tượng, thứ nhứt là thế lưu bố tưởng, thứ hai là trước tưởng. Tất cả bậc thánh nhân chỉ có thế lưu bố tưởng mà không có trước tưởng. Tất cả phàm phu vì dựa vào cảm giác sai lầm của giác quan , từ thế lưu bố tưởng sinh ra trước tưởng. Tất cả bậc thánh vì có chánh giác thấu suốt, từ thế lưu bố tưởng không sinh ra trước tưởng. Vì vậy mới gọi cái thấy của phàm phu là điên đảo tưởng. Thánh nhân tuy cũng có tri giác (giống phàm phu) nhưng không gọi là điên đảo tưởng.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Ngoại cảm tìm mộ & Thân trung ấm

Từ lâu trước đây tôi không quan tâm gì lắm, về thế giới của những người đã chết, dù rằng tôi không phải là người Marxist. Tôi nghĩ, cứ chết rồi sau 49 ngày là đi đầu thai. Từ khi có chuyện của cô Phan Thi Bích Hằng, rồi có những Đàn giải oan qui mô của thày Nhất Hạnh, tôi thấy mình dần dần thay đổi quan niêm về thế giới của người chết. Vậy là số người chết còn bị kẹt lại cõi trung ấm nhiều hơn mình tưởng. Phật giáo Tây tạng gọi cõi trung ấm là cõi của linh hồn sau khi chết. 

Quan niệm của Phật giáo về linh hồn

Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, phi vật chất, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Phật giáo hướng dẫn và chỉ đạo thế kỷ 21

Thế kỷ thứ 21 là thế kỷ của tôn giáo, khi những phần tử trí thức đối với khoa học cuối cùng bị tuyệt vọng nên chuyển hướng sang Phật giáo để truy cầu chân đế nhân sinh, chúng ta phải đáp ứng thế nào để thỏa mãn nguyện vọng ấy của họ. Đây là vấn đề vô cùng nghiêm túc đối với người mang trọng trách hoằng pháp cần nên chuẩn bị. Ngoài ra, các vấn đề trong xã hội đều là vấn đề của con người, mà vấn đề con người tức là vấn đề tâm thức. 

Vũ Trụ - Tính Không

Họ là Vô Ngã, Họ là Bản Ngã Cao cấp. Nói một cách khác Họ có Cơ thể Năng lượng Cao cấp. Cơ thể đó, Tâm thức đó, Trí huệ đó, Linh hồn đó,... hoặc là một cách gọi nào khác; nếu có cơ chế, nếu có cấu trúc; thì nó sẽ là: Tần số dao động rất cao, có khối lượng vô cùng bé (coi như bằng Không), có Độ Căng cực kỳ lớn (lớn hơn nhiều Độ Căng Planck) và Năng lượng là khổng lồ; tất cả sẽ vượt qua các thang đo hiện hữu. Vâng sẽ phải là như vậy. Sẽ phải là như vậy, nó mới thấy được Tính Không, thấy được Chuỗi. Họ tồn tại ở cả những Không Thời gian cao hơn rất nhiều so 11 chiều Không Thời gian của Lý thuyết M.

KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO

Lời giới thiệu: Bản dịch “Kinh Tế học Phật giáo” này là bài thứ ba trong loạt bài “Giới thiệu về tư tưởng của kinh tế gia E F Schumacher”, như đã được trình bày qua tác phẩm thời danh “Small is Beautiful” xuất bản lần đầu tiên tại London năm 1973, sau đó đã được liên tiếp tái bản tại nhiều nơi, đặc biệt là ở Mỹ. Ðó là chưa kể đến nhiều bản dịch ra các ngôn ngữ khác trên khắp thế giới. 

BẢN CHẤT CỦA TÂM THỨC

NHỮNG TRÌNH ĐỘ CỦA TÂM THỨC
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN PHẬT GIÁO

Tu hành trong Phật giáo là nhằm giác ngộ. Giác ngộ là thân chứng bản chất của vũ trụ vạn vật là không, không có gì cả, như hư không vô sở hữu (không có thật) chấm dứt sinh tử tức là chấm dứt cái vòng luân hồi đó bằng cách giác ngộ, tức là phá vỡ cái nguồn gốc của nó, tức là phá vỡ vô minh. Giống như khi ta tắt máy vi tính thì mọi hiện tượng trên màn hình đều chấm dứt, không có gì là thật cả. Cái Chân Như, Bản lai diện mục giống như hư không vô sở hữu, nhưng chỉ vì nhất niệm vô minh mà hình thành cả vũ trụ vạn vật. Nhất niệm vô minh tương đương với hành vi mở máy vi tính, bỗng nhiên xuất hiện một thế giới ảo. Còn giác ngộ thì giống như tắt máy, chấm dứt suy tưởng, vô niệm, không còn cái gì hiện hữu. Tuy nhiên hành giả cũng không được chấp Không. Không chấp Có, chẳng chấp Không, đó là cảnh giới bình thường : thấy núi là núi, thấy nước là nước, mọi sự vật vẫn bình thường, đó là thế lưu bố tưởng, nhưng không còn cố chấp nữa. Không cố chấp thì tâm sẽ an, thân sẽ không bệnh. Cái ảo cũng có rất nhiều công dụng, không việc gì phải bỏ. Chẳng hạn các hiện tượng trên máy vi tính là ảo nhưng công dụng thì rất lớn, nhưng đã biết ảo thì không nên cố chấp.

Tứ diệu đế - từ góc độ phương pháp luận khoa học

Khi còn nhỏ, những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ kể về Bụt đã để lại trong lòng tôi hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ đầy từ bi, luôn hiện ra đúng lúc, đúng chỗ, dùng phép lạ cứu giúp muôn chúng sinh qua mọi cảnh khổ nạn:
Dáng Bụt điềm đạm, thanh cao,
Lời Bụt ấm áp, thấm vào tâm ta
Lòng Bụt rộng mở bao la,

BA HẠNG NGƯỜI TRONG XÃ HỘI

Trong quyển sách nổi tiếng Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã chia người đời thành 3 hạng dựa trên nhận thức của họ về thế giới, và dựa trên sự ứng xử của họ đối với Đạo. Ông nói :

上士聞道,勤而行之;Thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi

中士聞道,若存若亡;Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong

下士聞道,大笑之。不笑不足以為道 Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

LỰC HỌC THÍCH CA ĐỐI CHIẾU VỚI CƠ HỌC NEWTON VÀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI CỦA EINSTEIN

Lực học là môn nghiên cứu tác động của lực đối với vật chất, thuật ngữ thông dụng gọi là Cơ học (Mechanics) hoặc có khi gọi là Động lực học (Dynamics). Cơ học cổ điển của Newton, ta tạm gọi là cấp độ I của lực học, hay lực học Newton, chủ yếu nghiên cứu tác dụng của lực đối với cố thể vật chất. Cố thể vật chất là vật chất ở thể rắn có một khối lượng đủ lớn để con người có thể cảm nhận được, còn đối với vật chất cực vi như nguyên tử (atom) hay các hạt hạ nguyên tử (subatomic particles) thì Newton chưa có điều kiện nghiên cứu tới. Đối với các hạt vật chất cực vi này thì có môn Cơ học lượng tử (Quantum mechanics) nghiên cứu chúng. Cơ học lượng tử có 3 vấn đề khác hẳn cơ học cổ điển :

Trí Huệ, Không Gian Bốn Chiều

1
Mới đây trên mạng internet có một câu chuyện rất cảm động. Ở Nhật bản, sau sự kiện động đất và sóng thần có hàng triệu người có cuộc sống khó khăn, có hàng trăm ngàn người bị đói và phải sống bằng đồ cứu trợ. Một người Nhật bản gốc Việt nhìn thấy một em bé Nhật bản khoảng 9 tuổi, đứng trong hàng dài người xếp hàng nhận đồ cứu trợ. Người này, động lòng trắc ẩn, tặng em bé một cái bánh, mong rằng sẽ giúp em đỡ được cơn đói. Nhưng em bé, đã từ từ bước lên phía đầu hàng, bỏ cái bánh vào trong hộp của những người đang phát chẩn, và nói rằng: "Để cho công bằng". Rồi mệt mỏi, em bé trở về vị trí đang xếp hàng. 9 tuổi. Em bé còn rất nhỏ, chưa có nhiều Tri thức và càng chưa có nhiều Trí tuệ. Nhưng tại sao em bé lại có một hành vi chứa đựng một hàm lượng Văn hoá quá cao như vậy? Đó chính là Trí huệ.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

TẬP QUÁN (THÓI QUEN) CÓ Ý NGHĨA THẾ NÀO ĐỐI VỚI VŨ TRỤ VẠN VẬT ?

Trẻ em từ nhỏ đã được dạy tập luyện các thói quen tốt như làm vệ sinh khi ngủ dậy, tập thể dục buổi sáng, rửa tay trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn, chăm chỉ học hành, giúp đỡ cha mẹ và người chung quanh v.v…Các thói quen tốt hình thành một nếp sống có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Rồi các thói quen khác như xây dựng nhà cửa, trang phục quần áo, chế biến ẩm thực, sáng tác thơ, nhạc, họa v.v…hình thành nếp sống văn hóa của một dân tộc. Nhưng trừ các bậc thánh trí, ít ai ngờ rằng tập quán còn có ý nghĩa cực kỳ sâu xa hơn nữa, nó hình thành nên mọi thứ, bao gồm cả vật chất, thế giới, văn hóa và tinh thần. Bài này có mục đích nghiên cứu ý nghĩa sâu xa nhất của tập quán.

Albert Einstein và đạo Phật

Gần đây có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) và Đạo Phật như thế nào? Vì họ thấy đây đó có nhiều trích dẫn lời phát biểu của ông về Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến mối liên hệ ấy. Dù chưa đầy đủ lắm, nhưng hy vọng rằng nó sẽ là mấu chốt để chúng ta phăng tìm những tư liệu chi tiết về sau:

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

LUẬN BÀN VỀ SÁU NẺO LUÂN HỒI

Trong thuyết luân hồi của Phật Giáo, các kiếp liên tiếp nối theo nhau như một chuỗi mắt xích dài vô tận. Kiếp này là quả của kiếp trước và là nhân cho kiếp sau. Tất cả đều do nghiệp lực quyết định, nghĩa là do những việc thiện hay ác mà chúng sinh ấy làm trong kiếp trước đó. Có thể nói chúng sinh bị luân hồi trong 6 nẻo, còn gọi là lục đạo luân hồi.

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

CÁC DẠNG THỨC THÔNG TIN

Bài này có ý nghĩa sâu xa hơn tên tựa bài. Tựa bài có vẻ cũng giống như một bài báo bình thường, nhưng trên blog này các bài viết thường đi xa hơn những nhận thức phổ thông của con người, các bài viết thường đề cập đến thắng nghĩa đế chứ không dừng lại ở tục đế.

NHỮNG ĐIỀU CỐT YẾU CỦA PHẬT PHÁP

Stephen Hawking 
Giáo pháp của Đức Phật nói rằng vũ trụ vạn vật, không gian, thời gian, số lượng vật chất chỉ là ý thức, là cảm giác, chứ không có thật, thế gian chỉ là huyễn ảo. Bát nhã ba la mật đa tâm kinh nói : “Chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức , vô nhãn nhĩ tị thiệt thân ý , vô sắc thanh hương vị xúc pháp…”