Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023

SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ

"Mọi tồn tại có cấu trúc nội tại đều sẽ hủy hoại, biến đổi, và cứ như thế, cho dù nó tồn tại ở trạng thái mà con người nhận biết được hay không nhận biết được, cho dù nó tồn tại ở dạng vi mô hay vĩ mô, cho dù nó tồn tại ở trạng thái tĩnh hay động, cho dù nó tồn tại dưới dạng có hình tướng hay không có hình tướng, cho dù nó là thân thể của thánh thần. Trong vũ trụ, không có bất cứ nơi nào tránh khỏi sự hủy diệt này. Không có bất cứ thứ gì làm cho điều đó không xảy ra. Các bạn hãy cố gắng để thoát ra khỏi sự khốn khổ đó". (Pháp Không Chân Như)

PHẦN 1: THÀNH TỰU CỦA KHOA HỌC HIỆN NAY 

Trước khi nghe nói sự thật về Vũ trụ, chư vị cần biết tổng quan về những thành tựu của khoa học hiện nay về Vũ trụ từ vi mô đến vĩ mô.

1. Hố đen: Quái vật dải ngân hà - Thuyết minh
Vũ Trụ Hố đen: Quái vật dải ngân hà 


2. Thế giới lượng tử
Công nghệ tương lai The Quantum World - Thế giới lượng tử


3. Stephen Hawking và thuyết vạn vật 1
Stephen William Hawking (stee-ven haw-king; 8 tháng 1 năm 1942) là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức…


4. Stephen Hawking và thuyết vạn vật 2
Stephen William Hawking (stee-ven haw-king; 8 tháng 1 năm 1942) là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức…



5Vũ trụ giãn nở 
Các nhà khoa học Mỹ kết luận vũ trụ sẽ giãn nở không ngừng sau khi tiến hành nghiên cứu mới nhất về năng lượng tối, một trong những bí ẩn lớn nhất của vũ trụ...


6. Vũ trụ vô tận - HD Thuyết minh
Vũ Trụ - Thiên văn Cosmic Voyage - Vòng quanh vũ trụ


Hết phần 1 

Sau khi chư vị đã xem tròn đủ 6 video về thành tựu khoa học hiện nay, tôi sẽ nói về nguyên nhân đưa đến sai lầm và bế tắc của khoa học hiện nay.

Chào chư vị,


Đây là sự kiện trọng đại vô song về thế giới vật chất nếu không kể đến sự kiện bởi chư Phật. Dù chư vị là ai, đang làm gì ở cõi đời này, khi chư vị đến đây, hãy gác cái tôi qua một bên để được nghe trình bày sự thật về Vũ trụ. Vì đây là điều khó có được ở đời và nhiều kiếp vị lai của chư vị. Nó sẽ khai thông trí huệ cho chư vị.

PHẦN 2: NHỮNG SAI LẦM CỦA KHOA HỌC 

I. Thuyết vạn vật của Newton là sai lầm

Khoa học cho rằng vạn vật hấp dẫn với nhau, tức là chúng hút nhau. Ví như Trái đất và chư vị hút nhau, tôi và chư vị hút nhau, các chư vị hút nhau, Trái đất và Mặt trăng hút nhau, Mặt trăng và Mặt trời hút nhau, Mặt trăng và sao Hỏa hút nhau, Mặt trăng và sao Thủy hút nhau, Mặt trăng và các vật chất trong Thiên hà của chúng ta hút nhau,... Càng gần nhau thì hút nhau càng mạnh, càng xa nhau thì hút nhau càng yếu. Kết quả này là sai lầm.

Chư vị đã biết sự kiện Nguyệt thực toàn phần (xem hình đính kèm). Khi ấy Mặt trăng, Trái đất, Mặt trời tương đối thẳng hàng với nhau. Trái đất ở giữa Mặt trời và Mặt trăng. Nếu chúng hút nhau, tức Mặt trời hút Mặt trăng, Trái đất hút Mặt trăng. Khi ấy Mặt trăng sẽ rơi vào Trái đất.

Nếu nói rằng do vận tốc di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất đủ lớn làm cho lực ly tâm của Mặt trăng cân bằng với hai lực hút của Trái đất và Mặt trời thì hãy xét sự kiện Nhật thực.

Khi Nhật thực, Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất tương đối thẳng hàng với nhau. Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời. Nếu nói lực ly tâm của Mặt trăng cân bằng với tổng hai lực hút của Mặt trời và Trái đất khi Nguyệt thực thì khi Nhật thực, Mặt trăng sẽ rơi vào Mặt trời vì nó vừa bị lực ly tâm ra xa Trái đất vừa bị Mặt trời hút.


Bên cạnh đó, Mặt trăng còn chịu lực hút của nhiều hành tinh, ngôi sao, thiên hà khác mà chúng cũng đang di chuyển với vận tốc lớn. Điều này sẽ làm cho Mặt trăng không thể có quỹ đạo di chuyển ổn định. Nó sẽ di chuyển bất ổn định và cuối cùng va chạm vào một hành tinh khác trong thời gian rất ngắn.


Trong thực tế, chúng ta chưa bao giờ thấy hai vật hút nhau như: giữa các chư vị, giữa hai vật nặng đặt trên bàn có ma sát nhỏ, hai xe tải gần nhau, hai quả núi gần nhau,... mà chỉ thấy một số trường hợp hút nhau như: cực âm và dương của hai cục nam châm, Trái đất và Mặt trăng, Trái đất với vật chất trên Trái đất, Trái đất với Mặt trời,...

Điều mà tôi muốn nói với chư vị rằng, không phải trường hợp nào hai vật cũng hút nhau. Ví như giữa Mặt trăng và Mặt trời, chúng không hút nhau. Ví như giữa chư vị và tôi không hút nhau. Ví như giữa hai vật đặt trên bàn không hút nhau. Ví như hai xe tải đặt gần nhau không hút nhau,... Chúng không hút nhau.

Newton đã tuyên bố luật hấp dẫn vạn vật và mọi người đã nghe theo. Một niềm tin khoa học. Niềm tin trong sự chủ quan. Dựa vào việc Trái đất hút vật trên Trái đất để kết luận cho vạn vật là một kết luận chủ quan.

Về vạn vật hấp dẫn, tôi muốn nói chư vị những điều như sau:

- Nếu vạn vật đều hút nhau thì vạn vật trong Vũ trụ này sẽ tiến lại gần nhau, tức là Vũ trụ sẽ co lại thành một khối đậm đặc. Nhưng thực tế, Vũ trụ đang giãn ra.

Thuyết vạn vật hấp dẫn trái với sự giãn nở của Vũ trụ, không có cách nào khác, con người thừa nhận thuyết này và lý giải sự giãn nở của Vũ trụ theo một chiều hướng không có lời giải cho sự lý giải đó. Họ cho rằng có năng lượng tối đã làm cho Vũ trụ giãn nở. Nhưng họ không biết năng lượng tối như thế nào, từ đâu ra và chưa từng được biết đến.

Sự sai lầm của thuyết vạn vật đưa đến sự bế tắc để lý giải những điều đang xảy ra như Vũ trụ đang giãn nở.

- Chúng ta chỉ biết đến được rằng, trong một phạm vi nhất định, các vật hút nhau. Đây là điều mà chúng ta được biết đến. Ví như chúng ta đang ở trên mặt đất và chịu lực hút bởi Trái đất. Ví như chúng ta biết Mặt trăng chịu lực hút của Trái đất. Ví như chúng ta biết đến Trái đất chịu lực hút của Mặt trời. Ví như chúng ta biết đến Hệ Mặt trời chịu lực hút của Thiên hà... Nhưng chúng ta chưa được biết đến rằng, lực hút giữa chúng ta với nhau, lực hút giữa Mặt trăng và Mặt trời, lực hút giữa hai ngọn núi cạnh nhau, lực hút giữa Trái Đất và Thiên hà. Chúng ta chưa từng biết đến và sẽ không bao giờ được biết đến. Vì rằng, chúng không hút nhau.

Tôi muốn nói rằng, chúng chỉ tương tác trực tiếp nhau nếu chúng ở trong phạm vi với nhau. Tức là có giới hạn về khoảng cách.

- Đây là một phương pháp thí nghiệm để chứng minh sự sai lầm của thuyết vạn vật. Tôi hướng dẫn chư vị thực hiện nếu chư vị muốn kiểm chứng.

Thí nghiệm này đơn giản và có thể thực hiện tại các phòng thí nghiệm.

Trên mặt đất, lấy một bình kín, mặt trong bên trên của bình có gắn thiết bị nhận biết khí Hidro. Hút hết không khí bên trong bình đảm bảo trong bình là chân không. Sau đó bơm một lượng nhỏ khí Hidro vào trong bình ở vị trí đáy bình. Chư vị sẽ thấy khí Hidro xuất hiện ở mặt trên bên trong bình.

Điều này cho thấy, Trái đất không hút khí Hidro. Chứng minh vạn vật hấp dẫn là sai.

Tôi chưa từng thí nghiệm nhưng chắc chắn có kết quả như vậy.

- Và đây là một thí nghiệm chứng minh chúng chỉ tương tác trong phạm vi với nhau, tức là có giới hạn về khoảng cách.

Thí nghiệm này có thể áp dụng giữa Trái đất và Mặt Trăng hoặc giữa Mặt Trời và Trái đất.

Giữa Trái đất và Mặt trăng có một vị trí, một bề mặt vị trí, khi đặt một vật A có khối lượng là M1 qua khỏi vị trí đó về hướng Mặt Trăng thì bị Mặt trăng hút, qua khỏi vị trí đó về hướng Trái đất thì Trái đất hút. Cũng vị trí đó, bề mặt vị trí đó, khi đặt một vật B có khối lượng là M2 qua khỏi vị trí đó về hướng Mặt Trăng thì bị Mặt trăng hút, qua khỏi vị trí đó về hướng Trái đất thì Trái đất hút. Nghĩa là, sự thay đổi chiều lực hút khi qua khỏi vị trí đó không phụ thuộc khối lượng của Vật. Điều này sẽ chứng minh thuyết vạn vật là sai.

II. Thuyết vạn vật của Einstein là sai lầm.

Ở trên, tôi nói rằng thuyết vạn vật của Newton là sai lầm. Bây giờ tôi nói rằng thuyết vạn vật của Einstein là sai lầm.

Kết quả nghiên cứu của Einstein cho thấy rằng không gian bị bẻ cong xung quanh một vật. Khác với Newton, Einstein thấy rằng có một thứ gì đó hấp dẫn mọi vật xung quanh một vật. Và ông cho rằng sự hấp dẫn này không phải thuộc tính của vật mà là thuộc tính của không gian và thời gian. Từ đó, ông đưa đến kết luận không thời gian bị bẻ cong xung quanh một vật.


Riêng về quan điểm vạn vật hấp dẫn lẫn nhau, tức hút nhau của hai thuyết vạn vật ở trên đều trái với sự giãn nở của Vũ trụ.

Với Einstein cho rằng không thời gian bị bẻ cong xung quanh một vật. Chúng ta biết rằng, một vật dù lớn hay nhỏ mà ta nhìn thấy bằng mắt thường, chúng được cấu tạo từ những vật nhỏ hơn. Như thân của ta cấu tạo từ những tế bào, Trái đất cấu tạo từ những vật chất đất, đá,... Mặt trăng cũng như vậy, Mặt trời, Thiên hà cũng như vậy,... Như theo Einstein thì từng vật nhỏ cấu thành kia có không gian xung quanh bị cong. Khi chúng hợp lại thì chúng vẫn là chúng, vẫn có không gian cong xung quanh. Nhưng cũng theo Einstein, vật lớn được cấu thành từ những vật nhỏ kia cũng có không gian cong xung quanh. Không gian cong xung quanh của vật lớn từ đâu mà có. Nó là kết quả của các không gian nhỏ hợp lại chăng. Nếu chúng hợp lại thì không gian cong xung quanh các vật nhỏ kia không còn. Như thế là mâu thuẫn nội tại.

Newton và Einstein đều có điểm chung đó là càng gần tâm vật thì lực hấp dẫn càng lớn. Theo kết quả khoa học mà hai vị này ứng dụng thì vật lớn được cấu tạo từ vật nhỏ hơn, khối lượng của vật lớn là tổng khối lượng của các vật cấu thành vật lớn. Chúng ta thấy rằng khi một vật A tiến gần về tâm vật lớn thì vật lớn không còn là vật lớn nữa. Vì rằng từ vật A trở ra ngoài, các vật chất thuộc vật lớn ban đầu trở thành một vật khác, nó không còn thuộc vật lớn ban đầu để nói rằng nó hút vật A về tâm vật lớn. Phần vật chất bên ngoài vật A phải hút vật A ngược ra ngoài. Vì chúng cũng là vật chất. Cho nên, phần khối lượng của vật lớn có tác dụng hút vật A về tâm của nó sẽ càng nhỏ khi vật A tiến về tâm vật lớn. Khi đến tâm thì lực hút bằng 0. Trong khi đó, theo hai thuyết vạn vật nêu trên thì lực này tiến đến lớn vô cùng tận.

Tuy nhiên, tôi nói rằng Einstein là một nhà khoa học vĩ đại nhất nhân loại từ xưa đến nay về khoa học Vũ trụ. Vì sao tôi nói như thế? Vì ông thấy rằng sự hấp dẫn của các vật không phải là lực mà là một thứ gì đó kéo chúng lại với nhau. Đây là một tiệm cận của chân lý.

Nhưng ông không biết được sự thật. Đã tiệm cận nhưng không thể biết và đưa đến kết luận sai lầm.

Vì sao các nhà khoa học thường mắc phải những sai lầm và đưa đến bế tắc, tôi sẽ nói nguyên nhân khi nói xong các sai lầm điển hình của khoa học.

III. Những hiểu biết sai lầm của khoa học về lỗ đen trong Vũ trụ

Hôm nay tôi nói những hiểu biết sai lầm của khoa học về lỗ đen trong Vũ trụ.

Đối với khoa học hiện nay chỉ dừng lại ở những hiểu biết sơ bộ và là những quan điểm, chưa có kết luận khoa học nào.

Một nhóm khoa học này cho rằng lỗ đen là nơi hút tất cả vật chất tiếp cận với nó và các vật chất đó chui ra ở miệng lỗ bên kia Vũ trụ. Đây là một quan điểm sai lầm.


Không có một cái lỗ đen Vũ trụ nào đúng nghĩa là một cái lỗ như hố nước xoáy. Sự thật không có cái lỗ như vậy trong Vũ trụ.

Một nhóm khoa học cho rằng lỗ đen là một vùng vật chất rất đậm đặc, có khối lượng rất lớn, do hấp dẫn, nó hút mọi vật tiếp cận với nó vào bên trong và không thể thoát ra ngoài kể cả ánh sáng. Đây là một quan điểm sai lầm.


Sự thật, lỗ đen, trong một phạm vi bán kính nào đó từ tâm lỗ đen, vật chất không vào bên trong đó. Nếu có, không phải là tất cả. Vật chất ấy, trong điều kiện tương tác thích hợp nào đó xảy ra, nó có thể thoát khỏi lỗ đen.

Họ cho rằng lỗ đen Vũ trụ như một con quái vật kinh tởm, đáng sợ của Vũ trụ vì nó nuốt mọi thứ vào bên trong. Họ phát sợ nếu như Hệ Mặt trời gặp phải nó. Sự sai lầm trong nhận thức đưa đến sự sợ hãi và kinh tởm trong họ.

Sự thật, chúng ta đang sống kế cận lỗ đen. Nhưng chúng ta vẫn sống.

Ở các phần tuyên bố sự thật về Vũ trụ, tôi sẽ trình bày rõ tường về lỗ đen Vũ trụ cho chư vị nghe.

IV. Thế giới vật chất vi tế 

Bây giờ chúng ta đến với thế giới vật chất vi tế. Sau đó, chúng ta quay lại thời kỳ ban đầu khởi sinh Vũ trụ mà khoa học đã xây dựng.

Trước khi đi vào thế giới vật chất vi tế, tôi xin phép chèn vào đây một đoạn kệ trong kinh Phật (Kinh Hoa Nghiêm) để chư vị biết vì sao chúng ta phải đến đó.

Như có quyển kinh lớn
Lượng bằng cõi tam thiên
Chứa trong một hạt bụi
Tất cả hạt cũng thế
Có một người thông tuệ
Mắt sáng nhìn thấy rõ
Đập hạt bụi lấy kinh
Làm lợi cho muôn loài.

Chúng ta được học và được biết đến cấu trúc của nguyên tử. Nguyên tử là một dạng vật chất cơ bản cấu tạo nên vật chất trên mặt đất như khí hidro, khi oxy, khi nito, sắt, đồng, vàng, bạc, than, nhôm, nước,...

Khoa học cho rằng nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân và các hạt điện tích quay xung quanh. Hạt nhân bao gồm hạt neutron và proton. Hạt điện tích mang điện tích âm, hạt neutron không mang điện, hạt proton mang điện tích dương. Khi có tương tác phóng xạ thì nguyên tử bị phá hủy, hạt neutron giải phóng ra thành hai hạt bao gồm hạt điện tích và hạt proton. Đây là một sai lầm.


Sai lầm này cũng giống như sai lầm vì cho rằng Mặt trăng đang quay quanh Trái đất. Sự thật, Mặt trăng không phải quay quanh Trái đất, hạt điện tích không phải đang quay quanh proton.

Sự thật là Mặt trăng đang ở trong Trái đất, hạt điện tích đang ở trong hạt proton.

Khoa học nói rằng hạt neutron được cấu tạo bởi các hạt Quark (1 hạt Quark lên và 2 hạt Quark xuống).


Đó là một lý thuyết được xây dựng. Họ đi tìm.

Họ đầu tư xây dựng một cỗ máy lớn dài khoảng 27km đặt ở độ sâu khoảng 50m đến 175m. Tổng chi phí xây dựng lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, có hàng ngàn nhà khoa học làm việc. Đó là máy gia tốc hạt proton với mục đích tăng tốc hạt proton để chúng va chạm với nhau với mong muốn rằng, sau va chạm, họ tìm thấy một thứ gì đó.


Và họ cũng tìm thấy vết tích sau những lần va chạm các chùm hạt proton. Đó là một dạng hạt gần giống với đặc tính của hạt Quark mà lý thuyết đã đưa ra. Họ rất hài lòng với kết quả đó.

Tuy nhiên, trong mô hình lý thuyết này, còn một hạt quan trọng mà họ cần phải tìm kiếm. Đó là hạt có nhiệm vụ truyền khối lượng cho các hạt khác, gọi là hạt Higgs. Và rồi, họ cũng tìm được hạt có đặc tính gần giống như lý thuyết đã xây dựng. Họ rất hài lòng với việc đó. Có nhiều người đặt thêm cái tên cho nó là hạt của Chúa.


Nhưng tôi nói rằng, những kết quả đó là sai lầm.

Người ta nói rằng trong Vũ trụ này có 17 hạt cơ bản cấu tạo nên mọi vật chất. Đó là những hạt rất nhỏ bé. Đây là sự sai lầm.

Với cấu trúc vật chất mà khoa học đã xây dựng lý thuyết, khám phá và kết luận đã nêu ở trên, có một số nhóm nhà khoa học không đồng thuận và họ xây dựng lý thuyết khác. Tuy nhiên các lý thuyết đó ít được nhiều người ủng hộ. Tất nhiên, các lý thuyết đó cũng không đúng. Ở đây tôi chỉ nói đến lý thuyết được nhiều người ủng hộ làm điển hình cho việc trình bày này.

Lý thuyết mà tôi vừa nói đến gọi là Mô Hình Chuẩn vật lý vi mô. Lý thuyết này và kết quả về cấu tạo nguyên tử có các sai lầm chủ yếu sau đây:

1. Hạt điện tích đang quay quanh hạt nhân, tức cũng đang quay quanh hạt proton là sai lầm. Sự thật, hạt điện tích đang ở trong hạt proton.

2. Proton là hạt nằm trong nhân của nguyên tử là sai lầm. Sự thật, proton không nằm trong nhân của nguyên tử.

3. Cấu tạo của proton là do 03 hạt, gồm 02 hạt Quark lên và 01 hạt Quark xuống, là sai lầm. Sự thật, proton không có cấu trúc bên trong.

4. Cấu tạo của neutron là do 03 hạt, gồm 02 hạt Quark xuống và 01 hạt Quark lên, là sai lầm. Sự thật, neutron cấu tạo bởi proton và hạt điện tích.

5. Vũ trụ được cấu tạo bởi 17 hạt cơ bản nhỏ bé, là sai lầm. Sự thật, Vũ trụ có vô số hạt cơ bản có khối lượng từ vô cùng bé đến vô cùng lớn.

6. Nhận diện kết quả xuất hiện sau các đợt va chạm các proton để kết luận là sai lầm. Sự thật, va chạm càng mạnh, các tính chất của proton sẽ thay đổi và do đó kết quả nhận được không phải là proton nhưng chính là proton, nhưng họ không biết. 

Bên cạnh đó, bên trong proton, sự việc rằng có hạt nhỏ bé khác đang ở bên trong nhưng không phải là thành phần cấu tạo ra proton, có thể thoát ra ngoài proton khi va chạm. Người ta bắt gặp và kết luận hạt mà họ bắt gặp là thành phần cấu tạo nên proton, là sai lầm. Ví như quả cầu thủy tinh có vài hạt bụi lẫn lộn bên trong. Đập nó ra thì thấy vài hạt bụi. Nhưng các hạt bụi ấy không phải là thành phần cấu tạo quả cầu thủy tinh. Nghĩa rằng, có hay không có các hạt bụi ấy, quả cầu thủy tinh vẫn là quả cầu thủy tinh.

Có những sai lầm, tôi có thể phản biện ngay tại đây, có những sai lầm chỉ có thể làm sáng tỏ khi tôi trình bày sự thật về Vũ trụ.
Ví như Mô Hình Chuẩn cho rằng hạt Higgs có nhiệm vụ truyền khối lượng cho các hạt khác, cho rằng neutron cấu tạo bởi 03 hạt, gồm 02 hạt Quark xuống và 01 hạt Quark lên. Vậy thì hạt higgs lấy khối lượng từ đâu để truyền cho các hạt khác và cái gì truyền khối lượng cho hạt higgs. 
Khi neutron bị phá vỡ thì sinh ra một hạt điện tích, một hạt proton và một lượng năng lượng. Như vậy, ta thấy rằng:
Neutron (u+d+d) = proton (u+u+d) + e + E = u+ (u+e+E) + d.
Như vậy, hạt Quark xuống cấu tạo bởi hạt Quark lên và hạt điện tích. Điều này có nghĩa là không có hạt Quark xuống. Vậy sao nói là có hạt Quark xuống và là hạt cơ bản nhất.

Tôi có lời nhắn đối với mọi người rằng hãy bảo vệ sự sống trong Vũ trụ và trên Trái đất, dừng lại các hành động tương tác mạnh và khai thác trong lòng đất vì rất nguy hiểm đến Trái đất và sự sống trong Vũ trụ, kết thúc việc nghiên cứu về Vũ trụ và chấm dứt cuộc truy tìm một nơi ở mới bên ngoài Trái đất cho sinh vật và con người trên Trái đất vì vô ích. 

Bây giờ, tôi tiếp tục nói đến thế giới vi tế, đó là ánh sáng nói riêng và sóng điện từ nói chung

Khoa học cho rằng ánh sáng vừa là dạng sóng vừa là dạng hạt, nó là những hạt photon luôn bay không ngừng. Photon là một hạt vật chất. Kết luận đó là sai lầm.

Nếu ánh sáng là hạt photon thì photon lấy nhân gì để có thể bay không ngừng và lấy nhân gì khi nó vào môi trường đậm đặc trong suốt thì vận tốc giảm rồi khi ra khỏi môi trường đó vào không khí thì lại tăng tốc. Cái gì làm photon tăng tốc.

Photon là hạt cơ bản, photon không sinh ra photon. Khi một chùm ánh sáng đang đi thẳng trong chân không nhưng không gian xung quanh chùm ánh sáng vẫn sáng. Vì là chùm hạt đang đi thẳng, hoặc là photon sinh ra photon thì mới có hạt rẽ hướng khác để sáng, hoặc là chính nó rẽ hướng khác. Như vậy là mâu thuẫn với lý thuyết ánh sáng.

Sự thật, không có hạt photon ánh sáng. Ánh sáng không phải là chùm hạt vật chất.

V. Lý thuyết khởi sinh Vũ trụ

Chúng ta đến với lý thuyết khởi sinh Vũ trụ. Khoa học hiện nay có một lý thuyết về khởi sinh Vũ trụ được nhiều người ủng hộ đó là Big Bang. Thuyết Big Bang cho rằng Vũ trụ được khởi sinh từ một điểm Kỳ dị mà họ không thể biết đến. Họ chỉ biết đến từ sau thời điểm khởi sinh một khoảng thời gian 10 mũ (-43) giây. Họ tính toán được rằng Vũ trụ ra đời cách đây khoảng 13,9 tỷ năm.

Từ đó đến nay, họ cho rằng Vũ trụ luôn giãn nở lớn hơn. Họ đã giải thích sự phát triển Vũ trụ qua từng thời kỳ. Ở đây chúng ta sẽ không quan tâm đến điều này. Họ cho rằng trước thời điểm khởi sinh Vũ trụ, không có gì cả, không có không gian, thời gian và vật chất. Quan điểm này là đúng.

Tuy nhiên, những diễn giải sau đó, tức là quá trình hình thành sau khi khởi sinh đến nay là sai lầm. Tuổi của Vũ trụ đến nay được 13,9 tỷ năm cũng là sai lầm (1).
(1) Tuổi của Vũ trụ là vô lượng, không thể tính đếm.

Những sai lầm này cơ bản là do họ đã xây dựng nó trên các lý thuyết mà tôi đã nói ở trên về vi mô và vĩ mô. Nó được xây dựng trên nền tảng sai lầm. Về sau này, Big Bang có hai hướng quan điểm, một là co lại rồi sinh ra Vũ trụ mới, hai là vẫn luôn tiếp tục giãn nở. Khả năng thứ hai là một quan điểm đúng.

VI. Những sai lầm và bế tắc của khoa học

Đây là những nguyên nhân chủ yếu đưa đến những sai lầm và bế tắc của khoa học:

(1) Những hạt vật chất luôn biến dạng và biến dạng càng lớn khi tương tác càng mạnh.

(2) Khi truy tìm nguồn gốc và sự hình thành của Vũ trụ, họ đã quên mất tâm linh của chính họ. Tâm linh của chính họ không được đề cập đến trong quá trình truy tìm nguồn gốc của Vũ trụ. Nghĩa là, những thứ mà họ cần tìm, trong đó không có tâm linh của chính họ. Trong khi tâm linh của chính họ là một thành phần của Vũ trụ.

(3) Khả năng của 5 giác quan của con người bị giới hạn. Nó không thể nhận biết đầy đủ và đúng đắn khi nó tiếp túc với sự vật, hiện tượng.

(4) Tư duy của con người luôn bị cái đã biết trước đó chi phối. Trong khi những cái biết trước không đúng.

(5) Tâm thức của con người xác định rằng vật chất trong Vũ trụ được cấu tạo bởi những hạt vật chất nhỏ bé. Tâm thức này là nền tảng tư duy của họ.

(6) Tâm thức của con người xác định rằng vật chất và không gian là những thứ khác nhau. Tâm thức của con người xác định rằng vật chất và chân không là những thứ khác nhau. Tâm thức này là nền tảng tư duy của họ.

PHẦN 3: TUYÊN BỐ TỔNG QUÁT SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ



1) Không có bất cứ thứ gì có mặt kể cả không gian và thời gian khi Vũ trụ “chưa” khởi sinh.
2) Bất cứ thứ gì có mặt kể cả không gian và thời gian thì đều thuộc về Vũ trụ.
3) Chỉ có hai nhóm cội gốc có mặt trong Vũ trụ đó là nhóm các Tánh linh và nhóm các hạt vật chất cội gốc. (Sau đây, chúng được gọi là hai nhóm cội gốc).
4) Nhóm các Tánh linh có vô số Tánh linh, nhóm các hạt vật chất cội gốc có vô số hạt vật chất cội gốc.
5) Có vô số Tánh linh giống nhau và có vô số Tánh linh khác nhau, có vô số hạt vật chất cội gốc giống nhau và có vô số hạt vật chất cội gốc khác nhau.
6) Số lượng Tánh linh bằng số lượng hạt vật chất cội gốc.
7) Số lượng Tánh linh không bao giờ thay đổi, số lượng hạt vật chất cội gốc không bao giờ thay đổi.
8) Các Tánh linh không bao giờ sáp nhập với nhau để biến mất hoặc để tạo thành một Tánh linh hoặc để tạo thành nhiều Tánh linh khác, các hạt vật chất cội gốc không bao giờ sáp nhập với nhau để biến mất hoặc để tạo thành một hạt vật chất cội gốc hoặc để tạo thành nhiều hạt vật chất cội gốc khác.
9) Mỗi Tánh linh không bao giờ biến mất hoặc biến đổi thành một Tánh linh khác hoặc biến đổi thành nhiều Tánh linh, mỗi hạt vật chất cội gốc không bao giờ biến mất hoặc biến đổi thành một hạt vật chất cội gốc khác hoặc biến đổi thành nhiều hạt vật chất cội gốc.
10) Cứ mỗi Tánh linh thì có một hạt vật chất cội gốc đối xứng với nó, cứ mỗi hạt vật chất cội gốc thì có một Tánh linh đối xứng với nó.
(Hai thứ đối xứng với nhau là hai thứ tương sinh nhau để có mặt mà không nhờ vào bất cứ thứ gì hoặc bất cứ nguyên nhân nào, và khi gặp nhau một cách tương ứng hoàn toàn về không gian và nội tại của chúng thì chúng biến mất vĩnh viễn).
11) Ngoại trừ hai nhóm cội gốc, mọi thứ khác được cho là có mặt trong Vũ trụ thì chúng là sản phẩm của hai nhóm cội gốc.
12) Không có bất cứ sản phẩm nào của hai nhóm cội gốc trở thành Thành Phần Cội Gốc Mới có mặt trong Vũ trụ.
13) Hạt vật chất cội gốc có môi trường nội tại là chân không, đây là một môi trường liên tục. Ngoại trừ một môi trường chân không liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác thuộc về hạt vật chất cội gốc.
14) Mỗi hạt vật chất cội gốc sở hữu riêng biệt một lượng chân không cố định.
15) Thể tích của toàn bộ chân không thuộc sở hữu của một hạt vật chất cội gốc là thể tích của hạt vật chất cội gốc đó.
16) Khối lượng là một đại lượng đặc trưng được dùng để nhận biết lượng chân không, cường độ (mật độ) khối lượng là một đại lượng đặc trưng được dùng để nhận biết cường độ chân không.
17) Có vô số hạt vật chất cội gốc có khối lượng bằng nhau ở mức vô cùng bé đến ở mức vô cùng lớn, có vô số hạt vật chất cội gốc có khối lượng khác nhau từ vô cùng bé đến vô cùng lớn.
18) Trong một hạt vật chất cội gốc, chân không được phân bố theo khuynh hướng: Luôn luôn tồn tại một vị trí mà tại đó có cường độ khối lượng lớn nhất, và xung quanh vị trí đó, tính từ vị trí đó, cường độ khối lượng giảm dần sao cho lượng chân không của các mặt cầu lấy vị trí đó làm tâm là bằng nhau và cường độ khối lượng tại mọi vị trí của mỗi mặt cầu đều bằng nhau.
(Sau đây, vị trí trong hạt vật chất cội gốc có cường độ khối lượng lớn nhất được gọi là tâm của hạt. Sau đây, tuyên bố thứ 18 được gọi là quy tắc phân bố chân không của hạt).



19) Chân không luôn có khuynh hướng trương nở về mọi hướng xung quanh.

20) Khuynh hướng trương nở của chân không của một hạt vật chất cội gốc là nguồn năng lượng của hạt đó.
21) Tại một vị trí, chân không tại vị trí đó sẽ trương nở về hướng mà cường độ khối lượng tại vị trí kế cận với nó theo hướng đó nhỏ hơn cường độ khối lượng tại vị trí đó.

22) Tại một vị trí, chân không tại đó sẽ bị co lại khi cường độ khối lượng xung quanh vị trí đó đều lớn hơn cường độ khối lượng tại vị trí đó.
23) Sự co lại của chân không là do sự trương nở của chân không xung quanh gây ra.
24) Tâm của hạt vật chất cội gốc luôn có khuynh hướng di chuyển về trọng tâm không gian thể tích của hạt.



25) Một hạt vật chất cội gốc sẽ trương nở về hướng mà cường độ khối lượng bề mặt của hạt ở hướng đó lớn hơn cường độ khối lượng bên ngoài hạt tiếp xúc với vùng bề mặt đó.
(Xem phần tử M trong ảnh).



26) Một hạt vật chất cội gốc sẽ bị co lại từ hướng mà cường độ khối lượng bề mặt của hạt ở hướng đó nhỏ hơn cường độ khối lượng bên ngoài hạt tiếp xúc với vùng bề mặt đó.
27) Quá trình di chuyển của một hạt từ vị trí này đến vị trí kia là quá trình mà hạt co lại từ hướng này và trương nở về hướng kia. (Xem phần tử B trong ảnh).


28) Một hạt vật chất cội gốc sẽ trương nở ra mọi hướng khi mọi vị trí tiếp xúc giữa chân không xung quanh với bề mặt của hạt đều có cường độ khối lượng nhỏ hơn cường độ khối lượng bề mặt của hạt.
29) Một hạt vật chất cội gốc sẽ bị co lại từ mọi hướng khi mọi vị trí tiếp xúc giữa chân không xung quanh với bề mặt của hạt đều có cường độ khối lượng lớn hơn cường độ khối lượng bề mặt của hạt.
30) Tại vị trí tiếp xúc giữa hai hạt vật chất cội gốc, sự co giãn không xảy ra khi và chỉ khi cường độ khối lượng của hai hạt tại vị trí đó bằng nhau. Nghĩa là, cường độ khối lượng của hai hạt tại vị trí tiếp xúc có khuynh hướng cân bằng với nhau.
31) Khi hạt vật chất cội gốc này nằm trong hạt vật chất cội gốc kia, hạt này có khuynh hướng di chuyển hướng về tâm của hạt kia nếu hạt này có mật độ khối lượng trung bình lớn hơn mật độ khối lượng trung bình của hạt kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng. Nghĩa là, hạt này có khuynh hướng di chuyển về nơi có mật độ khối lượng cân bằng với nó theo phương ngắn nhất.
(Xem phần tử B trên hình minh họa)


32) Khi hạt vật chất cội gốc này nằm trong hạt vật chất cội gốc kia, hạt này có khuynh hướng di chuyển hướng ra xa tâm của hạt kia nếu hạt này có mật độ khối lượng trung bình nhỏ hơn mật độ khối lượng trung bình của hạt kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng. Nghĩa là, hạt này có khuynh hướng di chuyển về nơi có mật độ khối lượng cân bằng với nó theo phương ngắn nhất.
(Xem phần tử C trên hình minh họa)


33) Khi hạt vật chất cội gốc này nằm trong hạt vật chất cội gốc kia, hạt này nằm yên bất động trong hạt kia khi và chỉ khi bốn trường hợp cân bằng đồng thời xảy ra:
- Một là, cường độ khối lượng tại mọi vị trí tiếp xúc giữa hai hạt là bằng nhau và không thay đổi trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động;
- Hai là, mật độ khối lượng trung bình của hạt này và mật độ khối lượng trung bình của hạt kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng là bằng nhau và không thay đổi trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động;
- Ba là, sự phân bố chân không trong hạt này đạt được quy tắc phân bố chân không của hạt và ổn định trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động;
- Bốn là, trong khoảng thời gian hạt này nằm yên bất động, tâm của hạt luôn luôn nằm tại trọng tâm của hạt.
34) Nói riêng về thế giới vật chất, nghĩa là chỉ không nói về thế giới Tánh linh, môi trường nội tại của Vũ trụ là trường chân không liên tục, ngoại trừ trường chân không liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác có mặt trong Vũ trụ.
35) Không gian là thuộc tính của chân không, được biểu hiện bởi chân không, nơi nào có chân không thì nơi đó có không gian, nơi nào có không gian thì nơi đó chính là chân không.
36) Bất cứ vị trí nào trong Vũ trụ, hoặc là nó thuộc hạt vật chất cội gốc này hoặc là nó thuộc hạt vật chất cội gốc kia.
37) Khi một vị trí trong hạt vật chất cội gốc biến thiên (thay đổi) cường độ khối lượng thì độ biến thiên cường độ khối lượng được lan truyền đến mọi vị trí xung quanh và tuân theo quy tắc phân bố chân không của hạt.
Độ biến thiên cường độ chính là phần cường độ tăng lên hoặc giảm xuống. Ví như ta có 10 ngàn đồng. Mất 01 ngàn còn 09 ngàn. Hoặc được lợi thêm 01 ngàn được 11 ngàn. 01 ngàn đó gọi là độ biến thiên.
38) Khi lan truyền độ biến thiên cường độ khối lượng từ hạt vật chất cội gốc này sang hạt vật chất cội gốc kia thì độ biến thiên cường độ khối lượng được lan truyền trong hạt kia tuân theo quy tắc phân bố chân không của hạt kia.
39) Vũ trụ thì luôn luôn trương nở với gia tốc mở rộng giảm dần và gia tốc mở rộng giảm dần không bao giờ bằng không.


40) Bề mặt của hạt vật chất cội gốc luôn luôn biến dạng, thể tích của nó luôn luôn thay đổi, tâm của nó luôn luôn di chuyển.
41) Bốn trường hợp cân bằng sau đây, không có trường hợp cân bằng nào xảy ra trong một khoảng thời gian:
- Một là, cường độ khối lượng tại mọi vị trí tiếp xúc giữa hai hạt vật chất cội gốc là bằng nhau (trong một khoảng thời gian).
- Hai là, mật độ khối lượng trung bình của hạt vật chất cội gốc này và mật độ khối lượng trung bình của hạt vật chất cội gốc kia xét tại vùng và xét theo thể tích mà hạt này chiếm đóng trong hạt kia là bằng nhau (trong một khoảng thời gian).
- Ba là, sự phân bố chân không trong hạt vật chất cội gốc đạt được quy tắc phân bố chân không của hạt (trong một khoảng thời gian).
- Bốn là, tâm của hạt vật chất cội gốc nằm tại trọng tâm của hạt (trong một khoảng thời gian).
42) Ánh sáng, sóng điện từ, sóng hấp dẫn và những thứ tương tự như thế nếu được nói thêm đều là một thứ duy nhất, đó là hiện tượng của quá trình lan truyền độ biến thiên cường độ khối lượng trong chân không (trong không gian, trong vật chất).
(Lưu ý tuyên bố thứ 13, tuyên bố thứ 34, tuyên bố thứ 35 và tuyên bố thứ 36).
43) Vận tốc lan truyền độ biến thiên cường độ khối lượng (vận tốc ánh sáng, sóng điện từ, sóng hấp dẫn và những thứ tương tự như thế nếu được nói thêm) trong chân không (trong không gian, trong vật chất) không phải là hằng số.
44) Các loại lực tương tác cơ bản như lực tương tác hấp dẫn, lực tương tác điện từ, tương tác mạnh, lực tương tác yếu và những thứ lực tương tác cơ bản khác nếu được nói thêm đều là một lực tương tác duy nhất, đó chính là sức trương nở của chân không theo quy tắc phân bố chân không của hạt.
45) Hai hạt vật chất cội gốc chỉ có thể tương tác với nhau khi và chỉ khi chúng tiếp xúc với nhau.
46) Sự chênh lệch cường độ khối lượng của hai hạt vật chất cội gốc tại mặt tiếp xúc giữa hai hạt là nguyên nhân làm cho hai hạt vật chất tương tác với nhau (hút với nhau, đẩy lẫn nhau).
47) Trường hợp hai hạt nêu tại tuyên bố thứ 31 là trường hợp hai hạt hút nhau, trường hợp hai hạt nêu tại tuyên bố thứ 32 là trường hợp hai hạt đẩy nhau.
48) Tất cả chúng hữu tình đều có Tánh linh.
49) Mỗi Tánh linh đều có môi trường nội tại liên tục (sau đây được đặt tên là Linh Quang, ai đó muốn gọi tên khác đều được vì đây là từ mới), xuyên thấu mọi vị trí và trùm khắp Vũ trụ. Ngoại trừ môi trường Linh Quang liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác thuộc về Tánh linh.
50) Không có hai loại Linh Quang khác nhau.
51) Mỗi Tánh linh sở hữu riêng biệt một “lượng” Linh Quang cố định.
52) Có vô số Tánh linh có “lượng” Linh Quang như nhau ở mức vô cùng bé đến ở mức vô cùng lớn, có vô số Tánh linh có “lượng” Linh Quang khác nhau từ vô cùng bé đến vô cùng lớn.
53) Thời gian là thuộc tính của Linh Quang.
54) Tính biết để biết về mọi thứ và mọi thứ thuộc về chân tâm là thuộc tính của Linh Quang.
55) Trường nội tại của Vũ trụ bao gồm một trường chân không liên tục, xuyên thấu mọi vị trí và trùm khắp Vũ trụ và vô số trường Linh Quang liên tục, đều xuyên thấu mọi vị trí và đều trùm khắp Vũ trụ. Ngoài ra, không có bất cứ môi trường nào khác, không có bất cứ thứ gì khác.
56) Vũ trụ đã khởi sinh “từ” Hư vô.
(Không có bất cứ thứ gì có mặt kể cả không gian và thời gian được gọi là Hư vô).
57) Vũ trụ khởi sinh cũng chính là hai nhóm cội gốc khởi sinh, hai nhóm cội gốc khởi sinh cũng chính là Vũ trụ khởi sinh.
58) Vũ trụ thì luôn luôn duy nhất.
(Không bao giờ có mặt nhiều Vũ trụ).
59) Không thể tính đếm thời gian đã có mặt của Vũ trụ, tuổi của Vũ trụ thì vô cùng.
60) Vũ trụ thì không bao giờ mất đi.

(Cập nhật ngày 05-6-2016)
Pháp Không chân Như (thuyết giảng)
Tại: https://www.facebook.com/events/ 
Hoàng Lạc (kết tập)
Nguồn: https://hoangvanlac31.blogspot.com/
_______________________________________

Phụ Lục: (Trích) Đối thoại Sự Thật Về Vũ Trụ:
Qwerty87:
Thầy có thể kể về một ứng dụng cụ thể dựa trên những gì mà Thầy đã ngộ ra được không? Qwerty87 đọc nhiều rốt cục cũng chỉ để làm ra một cái gì đó hữu ích thật sự... chứ chưa đến mức mong cầu giác ngộ rốt ráo tất cả vấn đề.
Pháp Không Chân Như:
Đã là Sự Thật Về Vũ Trụ thì có vô lượng ứng dụng.
Vì vậy mà không thể kể ra cho hết. Và nó được ứng dụng mãi mãi về sau.
Tuy nhiên, để Qwerty87 hiểu thêm về lợi ích bất khả tư nghị của nó, tôi liệt kê dưới đây các ứng dụng quan trọng mà cả thế giới hiện nay đã và đang rất cần, cũng là các đề tài mà báo chí và khoa học luôn nhắc đến.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ từ đâu mà có.
- Giúp cho con người biết con người từ đâu mà có.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ là trường hay là số.
- Giúp cho con người biết thế nào là hạt sơ cấp.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ được cấu trúc như thế nào.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ luôn mở rộng và không bao giờ ngừng mở rộng hoặc bị co lại.
- Giúp cho con người biết sự thật về cấu trúc các nguyên tử liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev.
- Giúp cho con người biết sự thật về lỗ đen.
- Giúp cho con người biết nguyên lý cấu trúc của các hệ vật chất tồn tại quanh khối tâm.
- Giúp cho con người biết sự thật về ánh sáng.
- Giúp cho con người biết vạn vật không hấp dẫn.
- Giúp cho con người biết mọi tư tưởng, ý thức, suy nghĩ, hành động của con người đều ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại và toàn thể Vũ Trụ.
- Giúp cho con người biết một số hằng số vật lý không phải là hằng số.
- Giúp cho con người biết sự nhầm lẫn của Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, Thuyết tương đối rộng của Einstein, Thuyết Big Bang.
- Giúp cho con người biết sự nhầm lẫn của Thuyết mô hình chuẩn, Lý thuyết dây, Lý thuyết hấp dẫn, Lý thuyết siêu hấp dẫn, Lý thuyết U của vật lý hạt cơ bản.
- Giúp cho con người biết, ngoài các nguyên tử liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev được cấu tạo từ các hạt proton và electron nhỏ bé, còn có vô lượng loại hạt nguyên tử được cấu tạo từ các hạt siêu lớn hoặc siêu bé. Nghĩa là trong Vũ Trụ, còn có vô lượng loại vật chất không giống như ở hệ Mặt Trời và thân thể sinh vật trên Trái Đất lẫn con người không thể hấp thu được nó (không thể sống bằng các vật chất đó).
- Giúp cho con người giải thích vô số hiện tượng vật lý tự nhiên trong Vũ Trụ.
- Giúp cho con người thống nhất lớn được các lực tương tác cơ bản gồm lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu thành một lực duy nhất.
- Giúp cho con người biết rõ càn khôn Vũ Trụ.
- Là nền tảng cho khoa học phát triển đúng hướng với các kết quả không nhầm lẫn trong tương lai.
- Là nền tảng cho tâm linh nhân loại.
 
-0-
TÁNH KHÔNG
THẬT TƯỚNG VÀ TRÍ HUỆ NHƯ LAI
CHÂN TƯỚNG CỦA VŨ TRỤ
VŨ TRỤ

Không có nhận xét nào: