PHẦN 1: NỘI DUNG CHÍNH.
(Thiền quán bởi Pháp Không Chân Như, được diễn đạt trong giới hạn của ngôn ngữ)
Nội dung của phần 1 được gọi là: Sự Thật Của Vũ Trụ.
Vũ trụ đã được sinh khởi từ “Cái Không Có”. “Cái Không Có” diễn đạt cho không có bất cứ tồn tại, kể cả không gian và thời gian. Để gán cho “Cái Không Có” một cái tên, cái tên đó được đặt trong ngoặc đơn này: (). Từ đây trở về sau, khi nói () tức là nói “Cái Không Có”.
Mốc 0 của thời gian vũ trụ, được định nghĩa là thời điểm đầu tiên sinh khởi vũ trụ, sinh khởi mọi tồn tại, kể cả không gian và thời gian.
Lưu ý: Không có bất cứ khái niệm dành cho sự tồn tại xảy ra “trước” mốc 0 của thời gian vũ trụ. Khi nói “trước” tức là nói đến thời gian trước thời điểm đang xét. Nếu nói “trước” mốc 0 của thời gian vũ trụ, tức nói rằng trước mốc 0 của thời gian vũ trụ có tồn tại thời gian. Vậy nên, không bao giờ nói “trước mốc 0 của thời gian vũ trụ”. Không có cái gọi là “trước” mốc 0 của thời gian vũ trụ, kể cả chữ “trước”. Mốc 0 của thời gian vũ trụ biểu thị tột cùng thời điểm quá khứ của mọi tồn tại.
Tại mốc 0 của thời gian vũ trụ, từ () sinh khởi đồng thời tồn tại các cặp đối xứng gồm một tập vô hạn phần tử phi vật chất Ā {Ā1, Ā2,…, Ā∞} và một tập vô hạn phần tử phản phi vật chất A {A1, A2,…, A∞} cùng với không gian và thời gian. Phi vật chất Ā là phi vật chất duy nhất được sinh khởi từ (). Ngoài phi vật chất Ā, không có bất cứ phi vật chất khác. Phản phi vật chất A là phản phi vật chất duy nhất được sinh khởi từ (). Ngoài phản phi vật chất A, không có bất cứ phản phi vật chất khác.
Vị trí mà vũ trụ từ đó được sinh khởi tại thời điểm mốc 0 của thời gian vũ trụ, được gọi là vị trí khởi nguyên vũ trụ. Vị trí khởi nguyên vũ trụ và mốc 0 của thời gian vũ trụ, được gọi là Sự kiện khởi nguyên. (Xem hình minh họa H1-1, H1-2).
Lưu ý: Không có bất cứ khái niệm dành cho sự tồn tại “ở bên ngoài” vũ trụ. Khi nói “ở bên ngoài” tức là nói đến không gian nằm ở bên ngoài cái đối tượng đang xét. Nếu nói “ở bên ngoài” vũ trụ, tức nói rằng ở bên ngoài vũ trụ có tồn tại không gian. Vậy nên, không bao giờ nói “ở bên ngoài vũ trụ”. Không có cái gọi là “ở bên ngoài” vũ trụ, kể cả chữ “ở bên ngoài”. Vũ trụ luôn là biểu thị tột cùng của không gian ở mọi thời điểm.
Trong phạm vi của bài viết này, phản phi vật chất A được diễn đạt nhiều để làm nền tảng cho khoa học và sự hiểu biết của con người về vật chất trong vũ trụ, còn phi vật chất Ā được diễn đạt sơ lược. Phi vật chất Ā sẽ được diễn đạt nhiều trong Đạo.
Phân loại tập phi vật chất Ā và tập phản phi vật chất A:
Phần tử của tập này có tính đối xứng với phần tử tương ứng của tập kia. Phần tử của tập này có tính phân tranh thì phần tử của tập còn lại có tính hòa hiệp. Tập chứa phần tử có tính phân tranh được gọi là tập phản phi vật chất A, và sẽ được gọi là tập vật chất A. Tập chứa phần tử có tính hòa hiệp được gọi là tập phi vật chất Ā.
Mỗi phần tử là một phần tử cơ sở, tồn tại độc lập, không bị đồng hóa hoặc chia tách:
Mỗi phần tử phi vật chất Āj là một phần tử cơ sở của tập phi vật chất Ā, là một tồn tại độc lập trong tập phi vật chất Ā. Mỗi phần tử Āj sở hữu bởi chính nó, luôn luôn tồn tại nó một cách riêng biệt trong tập phi vật chất Ā. Không có sự kết hợp giữa các phần tử trong tập phi vật chất Ā mà sự kết hợp đó để trở thành một phần tử khác của tập phi vật chất Ā, tức không có sự đồng hóa giữa các phần tử thành một phần tử của tập phi vật chất Ā. Không có sự tách một phần tử Āj trong tập phi vật chất Ā thành nhiều phần tử của tập phi vật chất Ā.
Mỗi phần tử vật chất Aj là một phần tử cơ sở của tập vật chất A, là một tồn tại độc lập trong tập vật chất A. Mỗi phần tử Aj sở hữu bởi chính nó, luôn luôn tồn tại nó một cách riêng biệt trong tập vật chất A. Không có sự kết hợp giữa các phần tử trong tập vật chất A mà sự kết hợp đó để trở thành một phần tử khác của tập vật chất A, tức không có sự đồng hóa giữa các phần tử thành một phần tử của tập vật chất A. Chỉ có sự kết hợp giữa các phần tử của tập vật chất A tạo thành tập con của tập vật chất A. Không có sự tách một phần tử Aj trong tập vật chất A thành nhiều phần tử của tập vật chất A. Chỉ có sự tách một tập con của tập vật chất A thành các tập con nhỏ hơn hoặc thành các phần tử ban đầu của tập vật chất A.
Mỗi phần tử là một trường liên tục, không có cấu trúc nội tại, đồng nhất với không gian và thời gian vũ trụ:
Mỗi phần tử trong tập phi vật chất Ā là một trường liên tục phi vật chất Ā, không có cấu trúc nội tại, đồng nhất với không gian và thời gian vũ trụ. Không gian của phần tử Āj là không gian mà tại mọi điểm trong đó đều tồn tại phi vật chất Ā thuộc sở hữu của phần tử Āj.
Mỗi phần tử trong tập vật chất A là một trường liên tục vật chất A, không có cấu trúc nội tại, trong điều kiện không bị phân tranh (xem thêm mục phần tử có tính phân tranh) thì nó có không gian đồng nhất với không gian vũ trụ và có thời gian đồng nhất với thời gian vũ trụ. Không gian của phần tử Aj là không gian mà tại mọi điểm trong đó đều tồn tại vật chất A thuộc sở hữu của phần tử Aj.
Đồng nhất với không gian và thời gian vũ trụ là một thuộc tính cố hữu của mỗi phần tử. Trong điều kiện không gian của một phần tử không đồng nhất với không gian vũ trụ thì nó luôn có khuynh hướng đồng nhất với không gian vũ trụ.
Trong bất cứ thời điểm của thời gian vũ trụ, mọi điểm trong không gian vũ trụ đều tồn tại vật chất A và phi vật chất A.
Các đại lượng biểu thị cho một phần tử:
Năng phần: Năng phần của một vùng không gian là tổng giá trị phi vật chất Ā (hoặc tổng giá trị vật chất A) trong vùng không gian đó. Mỗi phần tử có một đại lượng biểu thị cho nó, được gọi là năng phần của phần tử. Năng phần của một phần tử phi vật chất Āj là tổng giá trị phi vật chất Ā của phần tử Āj. Năng phần của một phần tử vật chất Aj là tổng giá trị vật chất A của phần tử Aj.
Năng phần của mỗi phần tử thì không đổi.
(Chữ “năng” không có nghĩa là năng lượng).
Mật độ năng phần: Mật độ năng phần của một vùng không gian là đại lượng đo bằng tỷ số giữa năng phần của vùng không gian đó và thể tích của vùng không gian đó. Mật độ năng phần của phần tử là đại lượng đo bằng tỷ số giữa năng phần của phần tử và thể tích không gian của phần tử đó.
Cường độ năng phần: Cường độ năng phần tại một điểm là giá trị phi vật chất Ā (hoặc giá trị vật chất A) tại điểm đó. Cường độ năng phần của phần tử phi vật chất Āj tại điểm X là giá trị phi vật chất Ā tại điểm X nằm trong không gian của phần tử phi vật chất Āj. Cường độ năng phần của phần tử vật chất Aj tại điểm Y là giá trị vật chất A tại điểm Y nằm trong không gian của phần tử vật chất Aj.
Phần tử có tính hòa hiệp (là phần tử của tập phi vật chất Ā):
Phần tử có tính hòa hiệp không phân tranh bất cứ không gian nào của phần tử có tính hòa hiệp khác hoặc của phần tử có tính phân tranh.
Phần tử có tính phân tranh (là phần tử của tập vật chất A):
Tính phân tranh của phần tử có ba đặc tính cố hữu ràng buộc bao gồm đặc tính phân bố có tâm, đặc tính phân tranh, đặc tính cân bằng tĩnh.
(Nội dung trình bày dưới đây về các đặc tính này không phân biệt về trình tự trước sau giữa các đặc tính).
Đặc tính phân bố có tâm: Mỗi phần tử có tính phân tranh đều có tâm, tức là tại đó có cường độ năng phần lớn nhất, và cường độ năng phần giảm dần đều theo một quy luật khi càng cách xa tâm. (Xem hình minh họa H2).
Trong mọi điều kiện, mọi phần tử có tính phân tranh luôn có khuynh hướng phân bố có tâm. Cho nên, đặc tính này được gọi là đặc tính cố hữu của phần tử có tính phân tranh.
Đặc tính phân tranh: Mỗi phần tử đều có tính phân chia không gian và tranh giành không gian. (Xem hình minh họa H3-1, H3-2).
Phân chia không gian có nghĩa là có mặt ranh giới để phân biệt không gian giữa các phần tử. Vật chất A thuộc sở hữu của phần tử này không nằm trong không gian của phần tử kia. Mặt ranh giới không gian giữa các phần tử có tính phân tranh được gọi là mặt phân cách giữa các phần tử. Tại mọi điểm trên mặt phân cách giữa hai phần tử, cường độ năng phần của phần tử này độc lập với cường độ năng phần của phần tử kia, tức không cộng hưởng, không chồng chất. Mặt phân cách có hai loại: mặt khép kín và mặt hở.
Tranh giành không gian có nghĩa là phần tử này chen lấn hoặc và chiếm lấy không gian của phần tử kia do sự chênh lệch cường độ năng phần tại mỗi điểm ở mặt phân cách và do sự chênh lệch mật độ năng phần của hai không gian tương ứng, theo chiều hướng sao cho giữa các phần tử đạt được sự cân bằng về cường độ năng phần tại mỗi điểm ở mặt phân cách và cân bằng về mật độ năng phần của hai không gian tương ứng. Hai không gian tương ứng là phần không gian của phần tử này và phần không gian của phần tử kia được xét cùng vị trí đồng nhất với không gian biểu kiến giao nhau giữa hai phần tử. Quá trình phân tranh kết thúc khi: cân bằng về cường độ năng phần tại mỗi điểm trên mặt phân cách, cường độ năng phần tại mọi điểm của mỗi phần tử không còn thay đổi, và cân bằng về mật độ năng phần của hai không gian tương ứng.
Trong mọi điều kiện, mọi phần tử có tính phân tranh luôn có khuynh hướng phân tranh. Cho nên, đặc tính này được gọi là đặc tính cố hữu của phần tử có tính phân tranh.
Đặc tính cân bằng tĩnh: Trạng thái ban đầu khi sinh khởi của mọi phần tử đều là trạng thái cân bằng tĩnh, tức là trạng thái mà tâm của nó trùng với trọng tâm không gian của nó và không có bất cứ biến động nội tại. Trạng thái của mọi phần tử trong điều kiện chưa từng phân tranh và chưa từng bị phân tranh là trạng thái cân bằng tĩnh. (Xem hình minh họa H4-1, H4-2, H4-3).
Khi phân tranh và bị phân tranh, không gian của phần tử bị biến dạng, cho nên phần tử không còn ở trạng thái cân bằng. Vì vậy, khi phân tranh và bị phân tranh, để trở về trạng thái cân bằng, cường độ năng phần tại mọi điểm trong không gian của phần tử này phân bố lại, đồng thời tâm ở vị trí cũ dịch chuyển về trọng tâm không gian đã bị biến dạng của phần tử. Khi không gian của phần tử bị biến dạng, nếu tâm của nó không nằm ở vị trí trọng tâm của không gian đã bị biến dạng thì tâm của nó luôn ở trạng thái dịch chuyển về vị trí trọng tâm của không gian đã bị biến dạng của phần tử. Khi phần tử này nằm bên trong phần tử kia thì phần tử này tham gia sự cân bằng của phần tử kia.
Trong mọi điều kiện, mọi phần tử có tính phân tranh luôn có khuynh hướng trở về trạng thái cân bằng tĩnh. Cho nên, đặc tính này được gọi là đặc tính cố hữu của phần tử có tính phân tranh.
Các hậu quả của tính phân tranh của phần tử có tính phân tranh:
Mặt đồng mức: Trong một phần tử, tập hợp mọi điểm có cùng cường độ năng phần là một mặt. Mặt mà mọi điểm của nó có cùng cường độ năng phần được gọi là mặt đồng mức. Trong một phần tử, các mặt đồng mức không cắt nhau. Hình dạng của các mặt đồng mức của một phần tử phụ thuộc vào sự phân tranh của các phần tử khác xung quanh nó và các phần tử nằm trong nó. Đường đồng mức là đường giao nhau giữa một mặt phẳng với mặt đồng mức. Đường đồng mức xích đạo là đường giao nhau giữa một mặt phẳng qua tâm của phần tử với mặt đồng mức. (Xem hình minh họa H5).
Vùng khống chế bề mặt: Vùng không gian của phần tử này, mà cường độ năng phần của phần tử này tại mọi điểm ở trong vùng không gian đó lớn hơn cường độ năng phần tại tâm của phần tử kia và nhỏ hơn hoặc bằng năng phần của phần tử kia, được gọi là vùng khống chế bề mặt của phần tử kia trong phần tử này. Mọi phần tử không thể tự phân tranh vào (chen lấn vào) vùng khống chế bề mặt của nó trong phần tử đang xét. Mọi phần tử có tâm nằm ở trong vùng khống chế bề mặt của nó trong phần tử đang xét đều tồn tại dưới dạng có bề mặt khép kín, bề mặt này cũng chính là mặt phân cách giữa hai phần tử. (Xem hình minh họa H6-1, H6-2).
Vùng giới nghiêm: Vùng không gian của phần tử này, mà cường độ năng phần của phần tử này tại mọi điểm trong vùng không gian đó lớn hơn năng phần của phần tử kia, được gọi là vùng giới nghiêm đối với phần tử kia trong phần tử này. Bề mặt của vùng giới nghiêm được gọi là mặt giới nghiêm. Mọi phần tử không thể tự phân tranh vào (chen lấn vào) và cũng không thể tự tồn tại trong vùng giới nghiêm đối với nó trong phần tử đang xét. Mọi phần tử ở trong vùng giới nghiêm đối với nó trong phần tử đang xét đều tồn tại dưới dạng một điểm và luôn bị phần tử đang xét phân tranh làm cho nó di chuyển ra khỏi mặt giới nghiêm. Một phần tử có chứa các phần tử khác có năng phần nhỏ hơn nằm trong nó, khi nó di chuyển vào vùng giới nghiêm thì nó và các phần tử nằm trong nó đều trở thành những phần tử tồn tại dưới dạng điểm và rời rạc nhau. (Xem hình minh họa H7).
Phần tử có bề mặt và phần tử không có bề mặt: Phần tử có bề mặt khép kín thì được gọi là phần tử có bề mặt. Phần tử tồn tại dưới dạng một điểm cũng được gọi là phần tử có bề mặt. Phần tử có bề mặt thì sẽ luôn tồn tại dưới dạng phần tử có bề mặt. Mọi phần tử khác được gọi là phần tử không có bề mặt. Con người không thể bắt gặp phần tử không có bề mặt vì chúng không tồn tại được trong các hệ thiên thể. (Xem hình minh họa H8).
Vùng đồng mật độ, vùng mật độ cao, vùng mật độ thấp: (Xem hình minh họa H9-1, H9-2, H9-3).
Vùng không gian mà ở bất cứ khu vực trong không gian đó, khoanh một không gian có thể tích, hình dạng, chiều hướng giống một không gian đang xét mà không gian được khoanh có mật độ năng phần bằng mật độ năng phần của không gian đang xét, thì được gọi là vùng đồng mật độ so với không gian đang xét.
Vùng không gian mà ở bất cứ khu vực trong không gian đó, khoanh một không gian có thể tích, hình dạng, chiều hướng giống một không gian đang xét mà không gian được khoanh có mật độ năng phần cao hơn mật độ năng phần của không gian đang xét, thì được gọi là vùng mật độ cao so với không gian đang xét.
Vùng không gian mà ở bất cứ khu vực trong không gian đó, khoanh một không gian có thể tích, hình dạng, chiều hướng giống một không gian đang xét mà không gian được khoanh có mật độ năng phần thấp hơn mật độ năng phần của không gian đang xét, thì được gọi là vùng mật độ thấp so với không gian đang xét.
Vùng đồng mật độ luôn nằm ở giữa vùng mật độ cao và vùng mật độ thấp và được giới hạn giữa hai mặt đồng mức.
Một phần tử có bề mặt nằm trong vùng mật độ cao sẽ bị phần tử đang chứa nó phân tranh làm cho nó hoặc bị di chuyển ra vùng đồng mật độ hoặc bị thu hẹp không gian để cân bằng mật độ năng phần. Một phần tử có bề mặt nằm trong vùng mật độ thấp sẽ phân tranh với phần tử đang chứa nó làm cho nó hoặc di chuyển vào vùng đồng mật độ hoặc mở rộng không gian để cần bằng mật độ năng phần.
Khi một phần tử có bề mặt nằm trong vùng đồng mật độ thì nó và phần tử chứa nó sẽ phân tranh trong vùng đồng mật độ cho đến khi quá trình phân tranh kết thúc. Kể từ khi quá trình phân tranh kết thúc, nó sẽ tồn tại ổn định tự do trong vùng đồng mật độ mà không có sự phân tranh xảy ra giữa nó và phần tử chứa nó nếu phần tử chứa nó không thay đổi mật độ.
Tâm bất định: Khi bị phân tranh, không gian của mỗi phần tử bị biến dạng. Vì đặc tính phân bố có tâm và đặc tính cân bằng tĩnh, nên cường độ năng phần của mỗi phần tử sẽ phân bố lại, điều này làm cho cường độ năng phần tại mọi điểm trong mỗi phần tử sẽ thay đổi. Khi đó, cường độ năng phần của mỗi phần tử tại mỗi điểm trên mặt phân cách cũng bị thay đổi. Vì vậy, ngay trong quá trình cường độ năng phần của mỗi phần tử phân bố lại, mỗi phần tử liên tiếp phân tranh và bị phân tranh. Cho nên, trong quá trình bị phân tranh, vị trí tâm của phần tử có tính phân tranh luôn thay đổi phức tạp. (Xem hình minh họa H10)
Nội dung này chỉ đề cập thuần túy về vật chất.
Vật chất được hiểu là bao gồm vật chất có cấu trúc nội tại và các phần tử của tập vật chất A.
Mọi vật chất có cấu trúc trong vũ trụ được cấu tạo và chỉ được cấu tạo từ các phần tử của tập vật chất A. Các phần tử của tập phi vật chất Ā không có trong thành phần cấu tạo của vật chất có cấu trúc.
Tính phân tranh là nguyên lý tương tác cơ bản duy nhất của thế giới vật chất trong vũ trụ.
Sự phân tranh với nhau giữa các phần tử được gọi là tương tác phân tranh. Tương tác phân tranh là tương tác cơ bản duy nhất của thế giới vật chất trong vũ trụ. Đại lượng biểu thị cho độ mạnh yếu và hướng của tương tác phân tranh được gọi là lực phân tranh. Lực phân tranh là lực tương tác duy nhất của thế giới vật chất trong vũ trụ.
Tương tác phân tranh giữa các vật chất có cấu trúc là tập hợp tương tác phân tranh giữa các phần tử nằm trong các vật chất có cấu trúc với nhau và với các phần tử xung quanh.
Các phần tử phân tranh với nhau, chúng có thể có năng phần giống nhau hoặc khác nhau ít hoặc khác nhau nhiều; Chúng có thể có cường độ năng phần tại tâm giống nhau hoặc khác nhau ít hoặc khác nhau nhiều; Không gian của mỗi phần tử bao gồm thể tích, hình dạng và hướng có thể giống nhau hoặc khác nhau ít hoặc khác nhau nhiều; Ngoài sự phân tranh với nhau của các phần tử, chúng còn phân tranh và bị phân tranh đối với các phần tử khác xung quanh chúng; Sự phân bố cường độ năng phần của mỗi phần tử và của các phần tử xung quanh cũng bị thay đổi trong quá trình phân tranh và bị phân tranh; Không gian của mỗi phần tử và của các phần tử xung quanh cũng bị biến dạng trong quá trình phân tranh và bị phân tranh; Và liên tiếp kéo theo nhiều sự thay đổi nội tại bao gồm cường độ năng phần, mật độ năng phần, vị trí tâm và không gian của mỗi phần tử và của các phần tử xung quanh. Vì vậy, tương tác phân tranh thì đa dạng về độ mạnh và yếu, hướng, mức độ biến thiên về độ mạnh, yếu và hướng.
Mọi tương tác khác nhau đều là những dạng khác nhau của tương tác phân tranh.
Tương tác phân tranh thì rất phức tạp và liên đới mọi điểm trong vũ trụ.
+++ Hết phần Sự Thật Của Vũ Trụ +++
PHẦN 2
NỘI DUNG THAM KHẢO
Nội dung tham khảo trong phần 2 là nội dung để tham khảo, không phải là nội dung Sự thật của vũ trụ.
Chú giải:
1. Cặp đối xứng là cặp đối tượng được sinh khởi từ () hoặc được sinh khởi từ một tồn tại mà tồn tại đó không thay đổi khi sinh khởi cặp đối tượng đó, biểu hiện sự tồn tại của nhau, khi tác hợp đồng nhất với nhau thì hủy diệt lẫn nhau trở thành () và không để lại bất cứ tàn dư nào, và: cái này sinh nên cái kia sinh, cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có mặt, cái này diệt nên cái kia diệt.
2. Nếu có người cho rằng tại mốc 0 của thời gian vũ trụ, từ () sinh khởi duy nhất một phần tử cùng với không gian và thời gian thì có đúng không?
Không đúng. Nội dung chính ở trên được diễn đạt từ kết quả thiền quán, kết quả thiền quán này là sự thật của vũ trụ. Sự thật của vũ trụ thì không thay đổi theo cách nghĩ của con người, cái gọi là cho rằng, cho là, suy ra rằng, khẳng định rằng, theo tôi là, theo người kia thì,… Mặt khác, không có bất cứ trường hợp mà từ không có bất cứ thứ gì lại sinh khởi được duy nhất một tồn tại (một cái có). Khi không có bất cứ thứ gì lại sinh khởi tồn tại (cái có) thì tồn tại đó phải là những cặp đối xứng, mà mỗi cặp đối xứng khi tác hợp đồng nhất với nhau thì chúng hủy diệt, không còn tồn tại, tức trở thành như lúc đầu không có bất cứ thứ gì. Ví như không có bất cứ tiền mà sau đó có được một đồng, thì hoặc là mượn một đồng (tức là nợ một đồng), hoặc phải bỏ sức ra tương đương một đồng (tức là mất sức tương đương một đồng), hoặc được người khác cho một đồng (tức là người khác mất một đồng),... Ví như con số 0 chỉ có thể bằng số 2 cộng với số -2, bằng số (3+4) cộng với số (-3-4),…, không thể từ số 0 mà sinh ra chỉ duy nhất số 2, hoặc số -2, hoặc số 3, hoặc số -3,…
3. Nếu có người cho rằng tại mốc 0 của thời gian vũ trụ, từ () sinh khởi duy nhất một cặp phần tử đối xứng cùng với không gian và thời gian thì có đúng không?
Nội dung chính ở trên được diễn đạt từ kết quả thiền quán, kết quả thiền quán này là sự thật của vũ trụ. Sự thật của vũ trụ thì không thay đổi theo cách nghĩ của con người, cái gọi là cho rằng, cho là, suy ra rằng, khẳng định rằng, theo tôi là, theo người kia thì,… Mặt khác, khi duy nhất một cặp phần tử đối xứng được sinh khởi từ (), chúng đồng nhất với không gian và thời gian được sinh khởi, cho nên ngay lập tức chúng tác hợp đồng nhất với nhau trở thành (). Nói cho đúng, không có bất cứ khoảng thời gian để chúng tồn tại.
4. Nếu có người cho rằng sau mốc 0 của thời gian vũ trụ hoặc trong tương lai, cặp đối xứng gồm một tập vô hạn phần tử phi vật chất Ā {Ā1, Ā2,…, Ā∞} cùng một tập vô hạn phần tử vật chất A {A1, A2,…, A∞} tác hợp với nhau trở thành () thì có đúng không?
Không đúng. Nội dung chính ở trên được diễn đạt từ kết quả thiền quán, kết quả thiền quán này là sự thật của vũ trụ. Sự thật của vũ trụ thì không thay đổi theo cách nghĩ của con người, cái gọi là cho rằng, cho là, suy ra rằng, khẳng định rằng, theo tôi là, theo người kia thì,… Mặt khác, khi chúng được sinh khởi, vì tính phân tranh của các phần tử có tính phân tranh, ngay lập tức, các phần tử có tính phân tranh phân tranh không gian lẫn nhau giữa chúng, không gian của mỗi phần tử này ngay lập tức bị biến dạng. Trong khi không gian của mỗi phần tử có tính hòa hiệp thì đồng nhất với không gian vũ trụ. Vì vậy, các phần tử có tính phân tranh không thể tác hợp đồng nhất tương ứng với các phần tử có tính hòa hiệp để trở thành ().
5. Nếu có người cho rằng tại mốc 0 của thời gian vũ trụ, từ () sinh khởi đồng thời n tập vô hạn phần tử phi vật chất và n tập vô hạn phần tử vật chất thì có đúng không?
Điều này có khác gì chia tập vô hạn phần tử phi vật chất thành n tập con vô hạn phần tử phi vật chất, và chia tập vô hạn phần tử vật chất thành n tập con vô hạn phần tử vật chất.
6. Không gian và thời gian là gì?
Để nhận thức, để phân biệt, để nhận biết thì sinh vật phải có ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ thì mỗi sinh vật không thể có nhận thức, có phân biệt, có nhận biết ngay cả đối với sự tồn tại của chính bản thân. Trong khi Sự thật của vũ trụ thì không có ngôn ngữ.
Không gian và thời gian là một cặp đối tượng song hành quyết định về sự nhận thức, sự phân biệt, sự nhận biết của sinh vật. Không có cặp đối tượng này, sinh vật không thể có nhận thức, có phân biệt, có nhận biết ngay cả đối với sự tồn tại của chính bản thân.
Sự thật của vũ trụ không có bất cứ liên quan đến ngôn ngữ cho nên không thể dùng ngôn ngữ để khái niệm về không gian và thời gian một cách tuyệt đối. Khái niệm không gian và thời gian là một khái niệm tương đối, và phải thừa nhận nó như thừa nhận ngôn ngữ.
Mỗi tồn tại đều có giá trị tồn tại của chính nó. Mỗi giá trị tồn tại của mỗi tồn tại luôn thể hiện thông qua hai mặt của chính nó. Một mặt là giá trị tự tồn tại – giá trị nội tại, mặt kia là giá trị được tồn tại – giá trị ngoại tại. Giá trị nội tại và giá trị ngoại tại cùng là một giá trị thể hiện giá trị tồn tại của mỗi tồn tại, nhưng hướng thể hiện ngược nhau. Ví dụ, một người tự biết mình đang tồn tại thì gọi đó là giá trị nội tại, người khác thấy có người này nên cho là có tồn tại người này thì đó là giá trị ngoại tại, hai giá trị này đều cùng là một giá trị tồn tại của người đó; Một mặt cầu thì có hai mặt, mặt trong và mặt ngoài, mặt trong thì gọi là giá trị nội tại, mặt ngoài thì gọi là giá trị ngoại tại, hai mặt này đều cùng là một mặt.
Mỗi tồn tại đều có không gian và thời gian. Không gian là giá trị ngoại tại, thời gian là giá trị nội tại, cả hai thể hiện cùng một giá trị tồn tại của tồn tại đó. Ví dụ, một người nhắm mắt lại và định tâm để không nhận thức từ bên ngoài thì người này không thấy mình có không gian, không thấy mình có thân thể nhưng người này biết mình đang tồn tại; Người này biết mình đang tồn tại vì người này có thời gian; Nếu người này không có thời gian, người này không thể biết mình đang tồn tại; Trong khi đó, một người ngoài nhìn thấy người này nên biết người này đang tồn tại; Người ngoài biết người này đang tồn tại vì người này có không gian; Nếu người này không có không gian, người ngoài không thể biết người này đang tồn tại.
Không gian và thời gian là hai mặt của một giá trị của mỗi tồn tại, nên chúng cùng giá trị và trái ngược nhau. Nếu một tồn tại không còn tồn tại thì đồng thời không tồn tại không gian và thời gian của tồn tại đó. Tức là không gian và thời gian của tồn tại đó đã tác hợp đồng nhất với nhau để hủy diệt nhau, không còn tồn tại. Tuy nhiên, không có tồn tại nào bị hủy diệt, không còn tồn tại, nó chỉ có thể bị hủy hoại và biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ dạng này sang dạng khác. Không gian biểu hiện sự tồn tại của thời gian và thời gian biểu hiện sự tồn tại của không gian. Không gian và thời gian: cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt. Cho nên, không gian và thời gian là một cặp đối xứng.
Mỗi tồn tại là một tập hợp các tồn tại sự kiện điểm liên tục, mỗi sự kiện điểm bao gồm một không điểm và một thời điểm. Giá trị của không điểm và giá trị của thời điểm đều cùng là giá trị của sự kiện điểm. Như vậy, không gian cũng là một tập hợp các không điểm liên tục, thời gian cũng là một tập hợp các thời điểm liên tục. Không-thời gian là một tập hợp các sự kiện điểm liên tục.
Kích thước của không điểm và thời lượng của thời điểm. Kích thước của không điểm là kích thước phát sinh trong một thời lượng của thời điểm. Thời lượng của thời điểm là thời lượng cần tiêu tốn để phát sinh được một kích thước của không điểm. Kích thước của không điểm thì bằng thời lượng của thời điểm. Kích thước của không điểm và thời lượng của thời điểm là giá trị nhỏ nhất nhưng khác không.
Đơn vị đo khoảng cách và đơn vị đo thời gian. Khoảng cách và thời gian có cùng đơn vị đo. Nếu chọn “mét” là đơn vị đo khoảng cách và “giây” là đơn vị đo thời gian thì phải chọn hệ số để quy đổi một mét bằng bao nhiêu giây. Hệ số này chính là tốc độ mở rộng không gian vũ trụ.
7. Nếu có người cho rằng tại mốc 0 của thời gian vũ trụ, từ () sinh khởi một cặp đối xứng gồm không gian và thời gian, sau đó hoặc trong tương lai, chúng tác hợp với nhau trở thành () thì có đúng không?
Không đúng. Nội dung chính ở trên được diễn đạt từ kết quả thiền quán, kết quả thiền quán này là sự thật của vũ trụ. Sự thật của vũ trụ thì không thay đổi theo cách nghĩ của con người, cái gọi là cho rằng, cho là, suy ra rằng, khẳng định rằng, theo tôi là, theo người kia thì,… Mặt khác, khi chúng được sinh khởi, mỗi phần tử của tập vật chất A có một không gian riêng. Mặt khác, không gian và thời gian biểu hiện sự tồn tại của mỗi phần tử. Phần tử và Không-thời gian, cái này sinh khởi nên cái kia sinh khởi, cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này không có mặt thì cái kia không có mặt, cái này diệt nên cái kia diệt. Trong khi các phần tử không bị hủy diệt như đã nêu tại mục 4., nó luôn có mặt kể từ khi sinh khởi. Cho nên, không gian vũ trụ không thể tác hợp đồng nhất với thời gian vũ trụ để trở thành () trong khi các phần tử vẫn tồn tại.
Các phản ánh về khoa học và hiện tượng vật lý điển hình ở thang vi mô và vĩ mô của vũ trụ:
(Trong nội dung này, khi nói phần tử tức là nói đến phần tử có tính phân tranh).
1. Mô hình hệ tọa độ Không-Thời Gian:
Hiện nay, hệ tọa độ Không-Thời Gian và vectơ-4 đã được sử dụng trong khoa học. Tuy nhiên, nó được sử dụng một cách miễn cưỡng. Vì rằng, trong cùng hệ tọa độ Không-Thời Gian, chưa tìm thấy mối liên hệ nào giữa không gian và thời gian, chúng vẫn tách biệt nhau. Cho nên, không thể đo vẽ được hệ tọa độ Không-Thời Gian và không thể biểu diễn vectơ-4 R = [X, Y, Z, T] dưới dạng R = X + Y + Z + T.
Không gian vũ trụ (viết tắt là KGVT) là không gian có được của vũ trụ tại thời điểm đang xét so với sự kiện khởi nguyên. Thời gian vũ trụ (viết tắt là TGVT) là thời gian đã tiêu tốn của vũ trụ tại thời điểm đang xét so với sự kiện khởi nguyên. Không gian vũ trụ và thời gian vũ trụ là cặp đối xứng được sinh khởi từ (): Nếu gọi TGVT là vectơ biểu diễn thời gian vũ trụ, và KGVT = X + Y + Z là vectơ biểu diễn không gian vũ trụ thì: TGVT + KGVT = 0 => TGVT + X + Y + Z = 0. Tích vô hướng của hai vectơ thời gian vũ trụ: TGVT2 = X2 + Y2 + Z2.
Hệ tọa độ Không-Thời Gian vũ trụ là hệ tọa độ bao gồm hệ tọa độ không gian ba chiều Oxyz và Quả Cầu Không-Thời Gian vũ trụ có tâm tại O với mặt cầu có phương trình t2
= x2 + y2 + z2, trục thời gian Ot bất định hướng, với điểm O trùng với sự kiện khởi nguyên. Mặt cầu t2
= x2 + y2 + z2 được gọi là Mặt Cầu Thời Điểm t. Giao điểm của Mặt Cầu Thời Điểm với trục Ot sao cho hướng của Ot ngược hướng với hướng từ O đến không điểm (x; y; z) là giá trị thời điểm t. Mọi điểm trong Quả Cầu Không-Thời Gian vũ trụ (còn gọi là Quả Cầu Vũ Trụ) đều chứa hai giá trị bằng nhau và trái ngược nhau (nếu sử dụng con số để đo lường thì nó trái dấu nhau) đó là giá trị không điểm và giá trị thời điểm nhưng giá trị không điểm của điểm này là giá trị thời điểm của điểm kia đối xứng với điểm này qua tâm O, giá trị thời điểm của điểm này là giá trị không điểm của điểm kia đối xứng với điểm này qua tâm O. (Xem hình minh họa H12-1)
Hệ tọa độ Không-Thời Gian mét-giây, và tọa độ thời gian tKTG: KGVT và TGVT là một cặp đối xứng (TGVT + KGVT = 0), nên chúng có cùng độ lớn và cùng đơn vị. Nếu chọn MÉT (viết tắt là m) là đơn vị đo độ dài không gian và chọn GIÂY (viết tắt là s) là đơn vị đo độ dài thời gian, thì tỷ lệ MÉT/GIÂY là một giá trị quy đổi từ độ dài không gian sang độ dài thời gian và giá trị này được gọi là V: V = MÉT/GIÂY = m/s. V chính là vận tốc mở rộng không gian vũ trụ trong một khoảng thời gian vũ trụ so với sự kiện khởi nguyên.
Mọi tồn tại trong vũ trụ, không có tồn tại nào có vận tốc lớn hơn vận tốc mở rộng vũ trụ.
Gọi v là vận tốc của một tồn tại Q, Q đi một quảng đường s trong thời gian t. Một tồn tại M có vận tốc V, M đi một quảng đường S = s + Ds trong thời gian t. Tồn tại Q phải cần thêm một khoảng thời gian Dt để đi hết quảng đường Ds với vận tốc v.
Ds = (V-v).t và Ds = v.Dt => (V-v).t = v.Dt => Dt + t = (V/v).t. Đại lượng tKTG = (V/v).t = ((m/s)/v).t = t/v.(m/s) = t/v (m/s) là thời gian của Q trong hệ tọa độ Không-Thời Gian mét-giây với thời gian thực (Dt + t) = (V/v).t của Q.
Trong hệ tọa độ Không-Thời Gian mét-giây, sự kiện G (x; y; z; tKTG) có tọa độ không gian G(x; y; z) và tọa độ thời gian G(tKTG). G(tKTG) được xác định là giao điểm của trục Ot với Mặt Cầu Thời Điểm có bán kính tKTG = t/v (m/s) có tâm tại O, với Ot có phương đi qua G (x; y; z) và có hướng ngược với hướng từ O đến G (x; y; z). Tỷ lệ đo vẽ độ dài thời gian và độ dài không gian trong hệ tọa độ Không-Thời Gian mét-giây là 1:1. Đơn vị trên các trục toạ độ trong hệ tọa độ Không-Thời Gian mét-giây có thể tùy chọn, mét hoặc giây. (Xem hình minh họa H12-2)
Một thước kẻ trong không gian ba chiều có chiều dài L thì vectơ biểu diễn thước kẻ trong hệ tọa độ Không-Thời Gian là: LKTG = L + TKTG = X + Y + X + TKTG. L và TKTG ngược hướng nhau.
2. Nhận xét về nguyên lý bất định của Heisenberg.
Nguyên lý bất định xác định rằng sẽ không thể xác định chính xác cùng một lúc cả hai đại lượng gồm vị trí của một hạt và vận tốc của nó.
Nguyên lý bất định của Heisenberg phù hợp với Sự thật của vũ trụ thông qua nội dung Tâm bất định.
3. Cấu trúc chung của các hệ thiên thể.
Ở đây, hệ thiên thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc hẹp tùy theo nhu cầu xem xét, hệ thiên thể có thể là thiên hà, ngân hà, hệ mặt trời, Trái Đất, mặt trăng,… Hệ thiên thể là một hệ vật chất tồn tại quanh một khối tâm chung.
Cấu trúc vật chất ở thang vi mô của vũ trụ và ở thang vĩ mô của vũ trụ có đặc điểm chung đó là cấu trúc đó được một phần tử làm chủ hoặc một nhóm phần tử làm chủ, chi phối cho toàn bộ cấu trúc đó. Để thuận tiện trình bày, đặt tên chung cho phần tử làm chủ và nhóm phần tử làm chủ là phần tử chủ. Phần tử chủ không có nghĩa rằng luôn luôn chỉ có một phần tử. Nó chỉ là phương tiện để diễn đạt.
Không gian của hệ thiên thể bao gồm cả không gian vật chất nhận biết được và không gian vật chất không nhận biết được (ví dụ như chân không). Không gian của hệ thiên thể là không gian của phần tử chủ. Không gian của phần tử chủ được giới hạn bỡi mặt phân cách với các phần tử khác hoặc các phần tử chủ khác xung quanh phần tử chủ của hệ thiên thể đang xét, hoặc bỡi mặt phân cách với phần tử chủ khác chứa phần tử chủ của hệ thiên thể đang xét. Tâm của hệ thiên thể là tâm của phần tử chủ, có cường độ năng phần cao nhất trong hệ thiên thể.
Cấu trúc chung của hệ thiên thể bao gồm các lớp sau đây (diễn đạt không theo trình tự):
Hình dạng của các lớp cũng như của hệ thiên thể phụ thuộc vào hình dạng của lõi trong, tốc độ quay, tốc độ di chuyển của hệ thiên thể và tương tác phân tranh xung quanh.
- Lõi trong: là vùng không gian tại tâm và xung quanh tâm, có mật độ năng phần cao nhất trong hệ thiên thể, gắn chặt với phần tử chủ (tức là phần tử chủ và lõi trong đồng nhất về chuyển động). Tùy theo từng hệ thiên thể, lõi trong có thể có các phần tử khác phần tử chủ, có mật độ năng phần tương đồng với mật độ năng phần của lõi trong, chúng tồn tại dưới dạng có không gian hoặc dạng điểm, chúng có thể ở trạng thái rời rạc hoặc liên kết với nhau (vật chất có cấu trúc). Các phần tử có năng phần thấp hơn cường độ năng phần tại các điểm nằm trên bề mặt của lõi trong sẽ không có mặt ở lõi trong. Lõi trong là một dạng vùng giới nghiêm.
- Lớp mặt lõi trong: là lớp mỏng bao bọc xung quanh lõi trong. Lớp này được hình thành do các phần tử có năng phần thấp hơn cường độ năng phần của các điểm trên bề mặt của lõi trong đã xâm nhập vào lõi trong. Cho nên chúng tồn tại dưới dạng điểm và bị đẩy ra bên ngoài bề mặt của lõi trong, bồi tụ hình thành lớp mặt lõi trong. Lớp mặt lõi trong là một loại vùng đồng mật độ.
- Lớp lõi ngoài: là vùng không gian kế tiếp lớp mặt lõi trong và xung quanh lớp mặt lõi trong, là loại vùng mật độ thấp. Trong lớp này bao gồm cácphần tử tồn tại dưới dạng điểm hoặc dưới dạng có không gian và chúng có thể ở trạng thái rời rạc hoặc liên kết với nhau (vật chất có cấu trúc). Chúng có mật độ năng phần tương đồng nhau và cao hơn mật độ năng phần của lõi ngoài. Nghĩa là chúng đang ở trong vùng mật độ thấp, chịu lực hút của phần tử chủ (gọi là lực hút bởi vì tương tác phân tranh giữa phần tử chủ và các vật chất này làm cho các vật chất này có khuynh hướng di chuyển vào vùng cùng mật độ năng phần với các vật chất này).
- Các lớp tự do: là các loại vùng đồng mật độ. Mỗi hệ thiên thể có thể có một hoặc nhiều lớp tự do hoặc không, tùy theo mật độ năng phần của các vật chất có mặt trong hệ thiên thể và trình tự trong quá trình bồi tụ hình thành hệ thiên thể. Các phần tử tồn tại trong các lớp tự do có thể tồn tại dưới dạng có không gian hoặc dạng điểm, có thể rời rạc hoặc liên kết với nhau. Vật chất trong các lớp tự do không chịu lực hút và lực đẩy của phần tử chủ (gọi là lực đẩy khi tương tác phân tranh giữa phần tử chủ và các vật chất làm cho các vật chất này có khuynh hướng di chuyển hoặc di chuyển ra vùng cùng mật độ năng phần với các vật chất này).
Các lớp tự do, không có nghĩa rằng chúng phải nằm kế lớp lõi ngoài, hoặc chúng phải nằm kế nhau, hoặc chúng phải nằm cách nhau bỡi các lớp khác. Trường hợp nào cũng có thể có tùy theo mỗi hệ thiên thể. Vật chất ở đây có thể bao gồm hệ thiên thể khác.
- Các lớp bị hút: là các loại vùng mật độ thấp. Mỗi hệ thiên thể có thể có một hoặc nhiều lớp bị hút hoặc không, tùy theo mật độ năng phần của các vật chất có mặt trong hệ thiên thể và trình tự trong quá trình bồi tụ hình thành hệ thiên thể. Các phần tử tồn tại trong các lớp bị hút có thể tồn tại dưới dạng có không gian hoặc dạng điểm, có thể rời rạc hoặc liên kết với nhau. Vật chất trong các lớp bị hút chịu lực hút của phần tử chủ (gọi là lực hút bỡi vì tương tác phân tranh giữa phần tử chủ và các vật chất này làm cho các vật chất này có khuynh hướng di chuyển vào vùng cùng mật độ năng phần với các vật chất này).
Các lớp bị hút, không có nghĩa rằng chúng phải nằm kế lớp lõi ngoài, hoặc chúng phải nằm kế nhau, hoặc chúng phải nằm cách nhau bỡi các lớp khác. Trường hợp nào cũng có thể có tùy theo mỗi hệ thiên thể. Vật chất ở đây có thể bao gồm hệ thiên thể khác.
- Khi xem xét chuyển động quay và tự quay của vật chất trong các lớp cần phải quan tâm đến chúng đang nằm trong lớp tự do hay lớp bị hút, quan tâm đến chuyển động “lăn tròn” trên mặt đồng mức, chúng lăn trên đường đồng mức hay đường đồng mức xích đạo, quan tâm đến chu kỳ quay và chu kỳ tự quay, quan tâm đến tỷ số giữa chu kỳ quay và chu kỳ tự quay, quan tâm đến chúng có đang chuyển động trên một mặt đồng mức hay là không, quan tâm đến chúng có chuyển động trên một đường đồng mức hay là không, quan tâm đến hình dạng của các mặt đồng mức và các đường đồng mức, quan tâm đến tốc độ quay của lõi trong (tức của phần tử chủ). Đối với công thức trong chuyển động tròn, nó chỉ đúng khi vật chất quay quanh một trục nhưng không tự quay, nghĩa là mọi điểm trong vật chất đó cùng với vật chất đó đều quay đồng thời như nhau quanh một trục.
Mặt đồng mức, đường đồng mức, tốc độ quay và hình dạng của lõi trong, hình dạng của phần tử chủ, vị trí của vật chất đang xét thuộc lớp tự do hay lớp bị hút và độ lớn của lực hút tại lớp bị hút, chúng có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, quỹ đạo, chu kỳ quay và tự quay, phương của trục quay và trục tự quay của vật chất (vật chất có thể bao gồm hệ thiên thể khác nằm trong hệ thiên thể đang xét).
- Vật chất quay quanh lõi trong sẽ gây ra tương tác phân tranh giữa vật chất đó với lớp trong kế cận và lớp ngoài kế cận, sinh ra nhiệt và các hỗn loạn tại các mặt tiếp giáp. Sự tự quay của vất chất quanh tâm của nó sẽ gây ra tương tác phân tranh giữa vật chất đó với vật chất xung quanh vật chất đó, sinh ra nhiệt và các hỗn loạn tại mặt tiếp giáp. Sự trượt của các lớp tự do khi phần tử chủ tự quay sẽ sinh ra nhiệt rất lớn. Tốc độ trượt càng lớn thì nhiệt độ ở đó càng lớn.
4. Lỗ đen.
Định nghĩa lỗ đen phổ quát: Lỗ đen phổ quát là vùng giới nghiêm đối với phần tử đang xét trong phần tử chủ. Loại lỗ đen phổ quát này gọi là lỗ đen phổ quát cơ bản. Một không gian có chứa vật chất có cấu trúc hay không chứa vật chất có cấu trúc mà không gian đó được phủ kín xung quanh bỡi các lỗ đen phổ quát cơ bản, kể cả không gian của các lỗ đen phổ quát cơ bản, cũng gọi là lỗ đen phổ quát. Không có khái niệm lỗ đen đối với tất cả vật chất. Lỗ đen đối với một vật chất phụ thuộc vào năng phần của phần tử của vật chất đó.
Lỗ đen đối với ánh sáng: là lỗ đen phổ quát đối với ánh sáng, nghĩa là năng phần của phần tử của ánh sáng nhỏ hơn cường độ năng phần tại mỗi điểm trên mặt giới nghiêm (bề mặt lỗ đen). Khi ánh sáng chạm vào bề mặt lỗ đen, hoặc là nó bị phản xạ (tức là vận tốc của nó không đủ lớn để xuyên vào bề mặt lỗ đen), hoặc nó vào trong lỗ đen.
Khi ánh sáng bị phản xạ, ta nói ánh sáng không vào được trong lỗ đen. Đây là nguyên nhân làm cho bề mặt lỗ đen phát sáng vì trong vũ trụ có nhiều tia sáng va chạm với lỗ đen.
Khi ánh sáng đi vào trong lỗ đen thì ngay lập tức nó bị phân rã thành các phần tử tồn tại dưới dạng điểm, tức không còn tính ánh sáng, và các phần tử này bị lỗ đen đẩy ra nằm ở bên ngoài bề mặt lỗ đen. Các phần tử này sẽ nằm trên mặt đồng mức với nó (đây chính là quá trình bồi tụ ở bề mặt lỗ đen). Trường hợp này ta nói lỗ đen “nuốt” ánh sáng.
5. Hiện tượng ánh sáng bị bẻ cong khi đi ngang qua gần một Sao, như sao lùn trắng KOI-256.
Một người quan sát bắt gặp ánh sáng từ một nguồn phát sáng. Họ thấy đường đi của ánh sáng bị bẻ cong và thời gian di chuyển bị trễ khi nó đi ngang qua Sao so với đường biểu kiến di chuyển là đoạn thẳng từ nguồn sáng đến người quan sát và thời gian di chuyển của ánh sáng trên đoạn thẳng đó.
Nếu nói ánh sáng bị bẻ cong do “trường hấp dẫn” của Sao tác dụng lực hút lên nó thì không đúng vì “lực hấp dẫn” đã được xác định là không tác dụng lên hạt không có khối lượng nghỉ. Nói “trường hấp dẫn” xung quanh của Sao làm cong không gian (đường thằng bị bẻ cong) và làm giãn thời gian (thời gian bị trễ). Nói như vậy cũng không đúng.
Sự thật, đường thẳng ở đó không bị bẻ cong, mà là ánh sáng di chuyển theo đường cong-gãy khúc phức tạp. Sự thật, thời gian ở đó không bị giãn, mà là thời gian di chuyển của ánh sáng theo đường cong-gãy khúc phức tạp dài hơn so với thời gian để ánh sáng di chuyển theo đường thẳng.
Mô tả này đã lược bỏ các tương tác phân tranh phức tạp nhưng ảnh hưởng không đáng kể trong quá trình ánh sáng di chuyển, chỉ sử dụng hai đại lượng có ảnh hưởng lớn đó là lực phân tranh giữa phần tử chủ của Sao và ánh sáng, và vận tốc của ánh sáng. F1 là lực phân tranh mà phần tử chủ của Sao tương tác phân tranh với ánh sáng. Thành phần F1 làm cho ánh sáng chuyển động với vận tốc V1 tại thời điểm đang xét. V2 là vận tốc riêng của ánh sáng tại thời điểm đang xét. Hướng của vận tốc tổng hợp V = V1 + V2 là hướng di chuyển của ánh sáng tại từng thời điểm đang xét. Trong vùng mật độ thấp, F1 là lực “hút” – lực phân tranh hướng vào Sao. Trong vùng đồng mật độ, F1 = 0. Trong vùng mật độ cao, F1 là lực “đẩy” – lực phân tranh hướng ra xa Sao. Xét ánh sáng di chuyển theo hành trình (hình H9-1) đầu tiên, trong vùng mật độ thấp, ánh sáng di chuyển cong vào gần Sao, tiếp theo, trong vùng đồng mật độ, ánh sáng di chuyển theo đường tương đối thẳng, tiếp theo, trong vùng mật độ cao, ánh sáng di chuyển cong ra xa Sao, tiếp theo, trong vùng đồng mật độ, ánh sáng di chuyển theo đường tương đối thẳng, tiếp theo, trong vùng mật độ thấp, ánh sáng di chuyển cong vào gần Sao. Hình H9-2 là hành trình ánh sáng không di chuyển qua vùng mật độ cao. Hình H9-3 là hành trình ánh sáng chỉ di chuyển qua vùng mật độ thấp.
Vậy, ánh sáng di chuyển theo đường cong-gãy khúc phức tạp khi đi ngang qua gần một Sao do tương tác phân tranh gây ra. Hiện tượng này như là một thấu kính phân kỳ, khi nhìn một nguồn phát sáng phía sau một Sao, sẽ thấy thành nhiều nguồn sáng.
6. Quỹ đạo của ánh sáng và vận tốc của ánh sáng.
Khi ánh sáng di chuyển theo hướng vuông góc với các mặt đồng mức của một phần tử thì quỹ đạo di chuyển nằm trên đường thẳng. Ngoài ra, quỹ đạo di chuyển của ánh sáng không bao giờ là đường thẳng.
Độ lớn của vận tốc của ánh sáng luôn thay đổi.
7. Nhận xét Thuyết tương đối rộng của Einstein.
Thuyết tương đối rộng xác định rằng “trường hấp dẫn” là một tính chất của không gian và thời gian, “lực hấp dẫn” không phải là ngoại lực. “Trường hấp dẫn” làm cho không gian bị cong và thời gian bị giãn, tức làm cho không- thời gian bị móp méo.
Xác định như vậy thì không sự thật. Einstein đã phụ thuộc vào việc khẳng định hai đại lượng bất biến của ánh sáng đó là quỹ đạo của ánh sáng trong chân không là đường thẳng và độ lớn vận tốc của ánh sáng trong chân không thì không đổi. Và phụ thuộc vào Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, trong đó thể hiện rằng ánh sáng không bị hút bỡi “lực hấp dẫn” do không có khối lượng nghỉ. Cho nên Einstein đã dùng nó để làm chuẩn mực trong các phép biến đổi.
Sự thật, không gian không bị cong mà là ánh sáng di chuyển theo đường cong-gãy khúc phức tạp. Sự thật, thời gian không bị giãn mà là thời gian di chuyển của ánh sáng trên quỹ đạo cong-gãy khúc phải dài hơn trên đường thẳng. Cho nên, không gian không bị cong, thời gian không bị giãn, càng không bị tương tác bỡi “trường hấp dẫn” hoặc lực hút.
Vì vậy, “trường hấp dẫn” không phải là một tính chất của không gian và thời gian, “lực hấp dẫn” – “lực hút” là một ngoại lực. Lực hút ở đây không hiểu theo “lực hấp dẫn” trong Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, mà hiểu theo lực phân tranh trong vùng mật độ thấp.
Tuy nhiên, Einstein đặt tên thuyết này là Thuyết “tương đối”. Có thể xem xét tính “tương đối” của thuyết này theo phương cách khác. Ví dụ, quy đổi không-thời gian thực sang không-thời gian ảo bị móp méo trong điều kiện nào đó, để đơn giản cho các tính toán và diễn đạt.
8. Nhận xét về Mô hình chuẩn của vật lý hạt cơ bản.
Trong mô hình chuẩn thiết lập 17 hạt cơ bản trực tiếp hoặc trung gian hình thành nguyên tử, trong đó xác định rằng có tồn tại năm “hạt” trung gian nối kết và truyền tải tương tác các hạt cơ bản khác với nhau để cấu thành nguyên tử, mỗi “hạt” làm một “nhiệm vụ”. Một hạt truyền tương tác điện từ, hai hạt truyền tương tác yếu, một hạt truyền tương tác mạnh, một hạt tạo ra khối lượng cho vật chất. Khoa học thực nghiệm bằng phương pháp va chạm trực diện các tia proton đã xác nhận các “hạt” này “có mặt”.
Ngoài ra, trong Mô hình chuẩn có hai hạt cơ sở nền tảng là quark u và quark d. Đã là hạt cơ sở nền tảng sao lại có trường hợp hạt quark u phân rã thành quark d và electron. Điều này là một mâu thuẫn nội tại.
Xác định như vậy thì không sự thật. Sự thật, mỗi phần tử có đầy đủ các “nhiệm vụ”. Sự thật, mỗi phần tử có thể có bất cứ dạng tương tác khác nhau của tương tác phân tranh. Sự thật, có phần tử có mặt trong thành phần cấu tạo nguyên tử, có vô số phần tử không có mặt trong thành phần cấu tạo nguyên tử. Sự thật, có phần tử có năng phần vô cùng lớn, có phần tử có năng phần vô cùng bé. Sự thật, có phần tử có kích thước vô cùng lớn, có phần tử có kích thước vô cùng bé, có phần tử tồn tại dưới dạng điểm. Mỗi “hạt” đã được thực nghiệm xác nhận “có mặt” không có ý nghĩa rằng nó phải trực tiếp hoặc trung gian hình thành nguyên tử, cũng không có ý nghĩa rằng nó khác cái này thì nói nó là cái khác. Ví như đổ một bao cát xuống sông rồi sau đó hốt lại vào trong bao, cát vừa được hốt lại không có ý nghĩa rằng nó là cát vừa được đổ xuống. Ví như viên gạch, đem nghiền nhuyễn nó ra và vò thành cục đất, rồi cho rằng cục đất đó không phải viên gạch, nhưng quá khứ của cục đất đó là viên gạch.
Sử dụng toán học để phân chia một “hạt” đã biết thành nhiều “hạt” nhỏ hơn chưa biết phù hợp với một mô thức vật lý nào đó là một sai lầm. Ví như đem số 1 phân tích thành 1/2+1/4+1/8+1/16+… Trong đó, vế trái là hạt đã biết, vế phải là các hạt thành phần chưa biết. Cách làm này được xem là trò ảo thuật của toán học. Vũ trụ không tuân theo trò ảo thuật của toán học.
9. Nhận xét về kết quả thực nghiệm bằng phương pháp va chạm trực diện giữa các tia proton.
Có vô số phần tử đang tồn tại. Có phần tử có mật độ năng phần vô cùng lớn, có phần tử có mật độ năng phần vô cùng nhỏ. Có phần tử có năng phần vô cùng lớn, có phần tử có năng phần vô cùng nhỏ. Mỗi phần tử dù có năng phần lớn hay nhỏ đều có thể tồn tại dưới dạng điểm hoặc tồn tại dưới dạng có không gian với vô số kích thước và hình dáng khác nhau. Có phần tử có mặt trong thành phần cấu tạo nguyên tử, có phần tử không có mặt trong thành phần cấu tạo nguyên tử. Ngay trong chân không, hoặc ngay tại khu vực trước khi xảy ra va chạm các tia proton, có thể tồn tại các phần tử không có mặt trong thành phần cấu tạo nguyên tử, có thể tồn tại các phần tử có mặt trong thành phần cấu tạo nguyên tử nhưng đang tồn tại dưới dạng khác.
Khi các tia proton va chạm trực diện càng mạnh thì các proton và các phần tử xung quanh nó sẽ tương tác phân tranh vô cùng phức tạp, chúng bị biến dạng và chúng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau mà mỗi dạng tồn tại lại thể hiện tính chất khác. Nghĩa là, kết quả nhận được khi thực hiện va chạm mạnh giữa các tia proton sẽ không sự thật. Va chạm các tia proton càng mạnh thì kết quả nhận được càng không sự thật. Chúng “hiển lộ” – “có mặt” khi tương tác phân tranh xảy ra, không có ý nghĩa rằng chúng phải có mặt trong thành phần cấu tạo nguyên tử, không có ý nghĩa rằng chúng phải liên quan chặt chẽ với việc hình thành nguyên tử, không có ý nghĩa rằng chúng khác hoàn toàn với một hạt đã biết thì nói nó là một hạt mới.
Tóm lại, khi tương tác phân tranh càng mạnh sẽ nhận được các kết quả càng không sự thật, nhưng nó gây hại cho vật chất có cấu trúc, làm thay đổi tính chất hoặc hủy hoại cấu trúc cơ bản của vật chất.
10. Sự lan truyền.
Nếu có tương tác phân tranh xảy ra tại một điểm trong vụ trụ thì làm cho cường độ năng phần tại điểm đó thay đổi. Do tính phân tranh của các phần tử, làm cho các phần tử ở khu vực đó tương tác phân tranh với nhau, tiếp theo, tương tác phân tranh xảy ra giữa các phần tử xung quanh các phần tử đó, tiếp tục như vậy, tương tác phân tranh xảy ra trong toàn vũ trụ. Nghĩa là cường độ năng phần tại một điểm trong vũ trụ thay đổi thì nó làm cho cường độ năng phần tại mọi điểm trong vũ trụ cũng thay đổi. Quá trình thảy đổi cường độ năng phần tại mọi điểm trong vũ từ sự thay đổi cường độ năng phần tại một điểm là sự lan truyền. Sự lan truyền cần có thời gian.
11. Nhận xét Thuyết tương đối hẹp của Einstein.
Thuyết tương đối hẹp xác định rằng năng lượng của một vật thì bằng khối lượng toàn phần m nhân với bình phương vận tốc ánh sáng (E=m.c^2).
Xác định như vậy thì không sự thật. Einstein đã phụ thuộc vào việc khẳng định hai đại lượng bất biến của ánh sáng đó là quỹ đạo của ánh sáng trong chân không là đường thẳng và vận tốc của ánh sáng trong chân không thì không đổi. Cho nên đã dùng nó làm chuẩn mực cho các phép biến đổi.
Sự thật, quỹ đạo của ánh sáng trong “chân không” không phải lúc nào cũng là đường thẳng. Sự thật, độ lớn vận tốc của ánh sáng luôn thay đổi. Hằng số c không còn ý nghĩa. Không thể khẳng định rằng khi vận tốc ánh sáng c biến thiên thì mọi vật chất trong vũ trụ phải nhất quán thay đổi theo quy luật E=m.c^2. Ánh sáng không phải là một tồn tại làm chuẩn mực so sánh cho mọi vật chất trong vũ trụ.
Tuy nhiên, Einstein đặt tên thuyết này là Thuyết “tương đối”. Có thể xem xét tính “tương đối” của thuyết này theo phương cách khác. Ví dụ, thay thế vận tốc c của ánh sáng bằng hằng số d = 299.792.458 (m/s) biểu thị cho một quy luật phân bố cường độ năng phần của phần tử trong điều kiện nào đó, E=m.d^2.
Có thể xem xét phát triển Thuyết tương đối hẹp của Einstein lên một tầm nhìn tổng quát về mối liên hệ giữa năng lượng, khối lượng, quy luật phân bố lại cường độ năng phần.
12. Nhận xét về Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton và phương pháp xác định khối lượng của một hệ thiên thể bằng Định luật vạn vật hấp dẫn.
Một vật nằm trong vùng mật độ cao thì bị đẩy ra xa tâm, nằm trong vùng mật độ thấp thì bị hút hướng về tâm, nằm trong vùng đồng mật độ thì không bị hút cũng không bị đẩy. Vậy vạn vật hấp dẫn (hút nhau) thì không sự thật, nghĩa là Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton phản ánh không sự thật.
Ngoài ra, kết luận rằng hệ số hấp dẫn có từ một kết quả thí nghiệm tương tác hấp dẫn giữa hai vật nhỏ cũng chính là hằng số hấp dẫn của vạn vật (thí nghiệm bởi Cavendish vào năm 1797) là một kết luận thiếu độ tin cậy. Và từ hằng số G thiếu tin cậy, khối lượng Trái Đất được xác định. Kết quả này cũng thiếu tin cậy.
Ví dụ: tính lực hấp dẫn của một vật trên mặt đất bằng công thức: Fhd = G.M.m/r^2. M là khối lượng Trái Đất, m là khối lượng của vật. Gọi Ma = M/k, Ga = k.G, k là hệ số. Giả thiết rằng Ma là khối lượng đúng của Trái Đất và Ga là hằng số hấp dẫn đúng của Trái Đất. Khi giả thiết như vậy, M không phải khối lượng của Trái Đất, G không phải hằng số hấp dẫn của Trái Đất, nhưng lực hấp dẫn theo công thức của Newton vẫn không đổi: Fhd = Ga.Ma.m/r^2 = G.M.m/r^2. Đây là một ví dụ cho thấy, nếu có sai sót nội tại thì kết quả tính lực hấp dẫn vẫn không thay đổi.
Xét về hệ thiên thể, lực “hấp dẫn” – lực hút chỉ xảy ra ở các lớp bị hút. Một hệ thiên thể này có thể tồn tại trong lớp tự do của hệ thiên thể kia nên hệ thiên thể này không chịu lực hút của phần tử chủ của hệ thiên thể kia trong khi khối lượng của hệ thiên thể kia có thể rất lớn. Nếu không gian của phần tử chủ của hệ thiên thể chỉ vừa đủ phủ bề mặt lớp chất rắn của hệ thiên thể, tức trên bề mặt rắn của hệ thiên thể chỉ có lực hút rất nhỏ với khoảng cách ảnh hưởng rất nhỏ bởi các phần tử nằm trên bề mặt thì các vật gần bề mặt hệ thiên thể không bị hút trong khi hệ thiên thể có thể có khối lượng rất lớn.
Theo Định luật vạn vật hấp dẫn thì sẽ xảy ra trường hợp phi lý khi xem xét hấp dẫn của Mặt Trời và Trái Đất đối với Mặt Trăng tại thời điểm nhật thực và nguyệt thực, Mặt Trăng sẽ bị rời khỏi quỹ đạo của nó khi ở thời điểm nguyệt thực.
Lực hút của một hệ thiên thể đối với một vật nằm trong nó không phải do các vật chất nằm trong phần tử chủ đó gây ra mà do phần tử chủ gây ra. Xem xét riêng đối với Trái Đất, mọi vật trên mặt đất bị hút bởi phần tử chủ của Trái Đất vì mọi vật này đang tồn tại trong lớp bị hút, chứ không phải do vật chất các lớp bên trong và mặt đất gây ra.
Khối lượng của một hệ thiên thể phải được xem xét là khối lượng toàn phần bao gồm khối lượng của phần tử chủ và khối lượng của các vật chất tồn tại trong phần tử chủ.
Có thể xem xét Định luật vạn vật hấp dẫn theo một phương cách khác. Ví dụ, thay thế tích “G.M” bởi một hằng số K biểu thị cho một quy luật phân bố cường độ năng phần của phần tử trong điều kiện nào đó, Fhd=m.K/r^2.
Về phương pháp tính khối lượng hệ thiên thể bằng Định luật vạn vật hấp dẫn: Kết quả sẽ không sự thật. Nếu có một kết quả đúng từ việc áp dụng công thức Fhd = G.M.m/r^2 để tính khối lượng của một thiên thể thì kết quả đó là một sự trùng hợp chứ không phải công thức đó đúng.
13. Nhận xét về các đại lượng vật lý cùng các đơn vị đo lường.
Năng lượng, khối lượng, vận tốc, tương tác điện từ, tương tác yếu, tương tác mạnh, tương tác “hấp dẫn”, lan truyền sóng, vân vân và vân vân, về tất cả mọi thứ mà con người dùng để phân biệt, nhận thức, nhận biết sự tồn tại và sự khác nhau của vật chất đều là các mặt khác nhau của một vật chất duy nhất. Con người nhận thức, phân biệt, nhận biết về sự tồn tại và sự khác nhau của vật chất thông qua ba đại lượng đó là không-thời gian, cường độ năng phần và tính phân tranh của nó. Không có thứ gì khác ngoài ba đại lượng đó. Con người đã vô tình phân nó ra thành nhiều đại lượng cùng nhiều đơn vị đo lường cho các đại lượng đó. Bây giờ, có thể thống nhất tất cả các đại lượng vật lý chỉ còn lại ba đại lượng cùng với đơn vị đo lường cho ba đại lượng đó: không thời gian, cường độ năng phần, tính phân tranh. Ba đại lượng này có mối liên hệ với nhau thông qua một phép biến đổi. Nếu gọi F là đại lượng tính phân tranh, G là đại lượng không-thời gian, P là đại lượng cường độ năng phần thì F = f(G,P).
14. Một một số cấu trúc vi mô cơ bản của vật chất có cấu trúc. (Xem hình minh họa H13-1, H13-2, H13-3, H13-4, H13-5, H13-6. H13-7, H13-8)
+++ Hết phần tham khảo +++
PHẦN 3
LỜI NHẮN CỦA PHÁP KHÔNG CHÂN NHƯ
1. Trước khi xem xét lại kết quả khoa học vũ trụ hiện nay cả ở thang vi mô và vĩ mô của vũ trụ, các bạn luôn ghi nhớ rằng lý thuyết và kết luận của thực nghiệm khoa học vũ trụ là kết quả có được từ thực tại, mà thực tại chỉ là hình vẽ của chân lý, nên kết quả đó chưa thể chắc chắn là chân lý. Căn cứ vào cái chưa chắc chắn là chân lý để làm nền tảng xem xét một kết quả nào đó có chân lý hay không chân lý, hoặc làm nền tảng để xây dựng chân lý là việc làm sai lầm. Các bạn phải căn cứ vào chân lý để xem xét một kết quả nào đó có chân lý hay không chân lý, hoặc làm nền tảng để xây dựng chân lý.
Các bạn phải luôn sẵn sàng rằng sẽ sửa đổi bất cứ kết quả nào, khái niệm lại bất cứ khái niệm nào, định nghĩa lại bất cứ định nghĩa nào, thậm chí phải thêm vào từ điển ngôn ngữ của nhân loại một số từ mới, nếu phát hiện nó có sai sót, thừa thiếu, và sẵn sàng hủy bỏ nó nếu nó không còn giá trị sử dụng. Các bạn phải luôn trong trạng thái không bị ràng buộc bởi các thứ đã biết. Tâm lý sẵn sàng như vậy sẽ giúp các bạn dễ dàng đạt được nhiều thành tựu.
Ngôn ngữ luôn thừa sót. Ngay cả khi viết từ “chân lý” cũng không phải chân lý vì chữ “chân lý” được vẽ lại bằng cây bút và từ “chân lý” do con người đặt ra. Diễn đạt kết quả thiền quán – sự thật của vũ trụ bằng ngôn ngữ, cho nên kết quả diễn đạt cũng có thừa sót. Nếu các bạn có thể diễn đạt nó tốt hơn, các bạn hãy làm, tôi ủng hộ việc làm đó của các bạn. Tôi không giữ bản quyền Sự thật của vũ trụ vì sự thật của vũ trụ là của vũ trụ, không phải của tôi. Dù có tôi hay không có tôi, dù có các bạn hay không có các bạn, dù có diễn đạt hay không diễn đạt, thì sự thật của vũ trụ vẫn luôn là nó, không sai khác.
Nội dung Sự thật của vũ trụ là nền tảng để phản ánh mọi vấn đề về khoa học vũ trụ cả ở thang vi mô và vĩ mô. Nội dung Sự thật của vũ trụ luôn luôn đáp ứng bất cứ nhu cầu về khoa học vũ trụ cả ở thang vi mô và vĩ mô, vì nó là sự thật của vũ trụ. Nội dung Sự thật của vũ trụ sẽ giúp các bạn đơn giản các phức tạp. Tất cả kết quả khoa học vũ trụ và mọi giải thích về hiện tượng tự nhiên phải tuân theo nội dung Sự thật của vũ trụ. Các bạn tự tìm giải đáp cho các nhu cầu về khoa học vũ trụ cả ở thang vi mô lẫn vĩ mô dựa vào nội dung Sự thật của vũ trụ.
Tôi không phải là nhà khoa học, càng không phải là nhà triết học, hay nhà thần học, hay nhà tư tưởng, hay nhà nghiên cứu.
2. Một cử chỉ nhỏ của các bạn cũng làm cho mọi điểm trong vũ trụ bị biến động. Nếu các bạn gây ra các biến động càng mạnh thì nó sẽ làm cho nội tại của vũ trụ biến động càng mạnh. Ảnh hưởng mạnh nhất chính là khu vực của các bạn, môi trường sống của các bạn, cơ thể của các bạn, sinh vật xung quanh các bạn, mọi người xung quanh các bạn, hành tinh của các bạn. Đặc biệt là các hành động liên quan đến sự phá vỡ cấu trúc nội tại của vật chất ở thang vi mô có ảnh hưởng rất lớn, vì hành động đó là những tương tác phân tranh mạnh. Nó sẽ làm biến đổi các cấu trúc nội tại của vật chất làm cho vật chất trở nên không còn bình thường, thay đổi tính chất. Nó sẽ làm hủy hoại môi trường sống, hủy hoại cơ thể, tạo ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo do cấu trúc vật chất không còn bình thường, đã thay đổi tính chất. Nó sẽ làm hủy hoại mọi sinh vật, hủy hoại hành tinh của các bạn, hủy hoại các hành tinh khác, hủy hoại các hệ thiên thể khác. Ngoài ra, việc khai thác tài nguyên trong lòng đất sẽ làm cho nước biển di chuyển bất thường; làm cho nhiệt độ mặt đất tăng cao; làm cho mặt đất sụp đổ; làm cho dòng lưu chất có nhiệt độ cao trong lòng đất thoát ra và tràn khắp nơi trên mặt đất; làm cho sự sống trên Trái Đất bị hủy diệt.
Tôi diễn đạt nội dung Sự thật vũ trụ nhằm mục đích chia sẻ với các bạn để các bạn hiểu đầy đủ hơn về vũ trụ, về cái nơi mà các bạn đang có mặt. Để từ đó, các bạn biết rằng không còn con đường nào khác con đường phải hướng đến bảo vệ hòa bình, hướng đến bảo vệ tài nguyên và thiên nhiên, hướng đến bảo vệ nơi bạn đang có mặt, hướng đến bảo vệ chính mình, bảo vệ những người xung quanh, bảo vệ sinh vật, bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất, bảo vệ sự sống ở các hành tinh khác, bảo vệ sự tồn tại các hệ thiên thể khác, hướng đến cái tốt đẹp, hướng đến cái thiện, hướng đến hạnh phúc, hướng đến an lành.
3. Vui lòng không bao giờ gọi nội dung Sự thật của vũ trụ (phần 1: nội dung chính) là sản phẩm của văn hóa, hay là kết quả nghiên cứu khoa học, hay là một lý thuyết, hay là một học thuyết, hay là sản phẩm triết học.
4. Mọi tồn tại có cấu trúc nội tại đều sẽ hủy hoại, biến đổi, và cứ như thế, cho dù nó tồn tại ở trạng thái mà con người nhận biết được hay không nhận biết được, cho dù nó tồn tại ở dạng vi mô hay vĩ mô, cho dù nó tồn tại ở trạng thái tĩnh hay động, cho dù nó tồn tại dưới dạng có hình tướng hay không có hình tướng, cho dù nó là thân thể của thánh thần. Trong vũ trụ, không có bất cứ nơi nào tránh khỏi sự hủy diệt này. Không có bất cứ thứ gì làm cho điều đó không xảy ra. Các bạn hãy cố gắng để thoát ra khỏi sự khốn khổ đó.
-0-
Phụ Lục: (Trích) Đối thoại Sự Thật Về Vũ Trụ:
Qwerty87:
Thầy có thể kể về một ứng dụng cụ thể dựa trên những gì mà Thầy đã ngộ ra được không? Qwerty87 đọc nhiều rốt cục cũng chỉ để làm ra một cái gì đó hữu ích thật sự... chứ chưa đến mức mong cầu giác ngộ rốt ráo tất cả vấn đề.
Pháp Không Chân Như:
Đã là Sự Thật Về Vũ Trụ thì có vô lượng ứng dụng.
Vì vậy mà không thể kể ra cho hết. Và nó được ứng dụng mãi mãi về sau.
Tuy nhiên, để Qwerty87 hiểu thêm về lợi ích bất khả tư nghị của nó, tôi liệt kê dưới đây các ứng dụng quan trọng mà cả thế giới hiện nay đã và đang rất cần, cũng là các đề tài mà báo chí và khoa học luôn nhắc đến.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ từ đâu mà có.
- Giúp cho con người biết con người từ đâu mà có.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ là trường hay là số.
- Giúp cho con người biết thế nào là hạt sơ cấp.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ được cấu trúc như thế nào.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ luôn mở rộng và không bao giờ ngừng mở rộng hoặc bị co lại.
- Giúp cho con người biết sự thật về cấu trúc các nguyên tử liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev.
- Giúp cho con người biết sự thật về lỗ đen.
- Giúp cho con người biết nguyên lý cấu trúc của các hệ vật chất tồn tại quanh khối tâm.
- Giúp cho con người biết sự thật về ánh sáng.
- Giúp cho con người biết vạn vật không hấp dẫn.
- Giúp cho con người biết mọi tư tưởng, ý thức, suy nghĩ, hành động của con người đều ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại và toàn thể Vũ Trụ.
- Giúp cho con người biết một số hằng số vật lý không phải là hằng số.
- Giúp cho con người biết sự nhầm lẫn của Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, Thuyết tương đối rộng của Einstein, Thuyết Big Bang.
- Giúp cho con người biết sự nhầm lẫn của Thuyết mô hình chuẩn, Lý thuyết dây, Lý thuyết hấp dẫn, Lý thuyết siêu hấp dẫn, Lý thuyết U của vật lý hạt cơ bản.
- Giúp cho con người biết, ngoài các nguyên tử liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev được cấu tạo từ các hạt proton và electron nhỏ bé, còn có vô lượng loại hạt nguyên tử được cấu tạo từ các hạt siêu lớn hoặc siêu bé. Nghĩa là trong Vũ Trụ, còn có vô lượng loại vật chất không giống như ở hệ Mặt Trời và thân thể sinh vật trên Trái Đất lẫn con người không thể hấp thu được nó (không thể sống bằng các vật chất đó).
- Giúp cho con người giải thích vô số hiện tượng vật lý tự nhiên trong Vũ Trụ.
- Giúp cho con người thống nhất lớn được các lực tương tác cơ bản gồm lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu thành một lực duy nhất.
- Giúp cho con người biết rõ càn khôn Vũ Trụ.
- Là nền tảng cho khoa học phát triển đúng hướng với các kết quả không nhầm lẫn trong tương lai.
- Là nền tảng cho tâm linh nhân loại.
Thầy có thể kể về một ứng dụng cụ thể dựa trên những gì mà Thầy đã ngộ ra được không? Qwerty87 đọc nhiều rốt cục cũng chỉ để làm ra một cái gì đó hữu ích thật sự... chứ chưa đến mức mong cầu giác ngộ rốt ráo tất cả vấn đề.
Pháp Không Chân Như:
Đã là Sự Thật Về Vũ Trụ thì có vô lượng ứng dụng.
Vì vậy mà không thể kể ra cho hết. Và nó được ứng dụng mãi mãi về sau.
Tuy nhiên, để Qwerty87 hiểu thêm về lợi ích bất khả tư nghị của nó, tôi liệt kê dưới đây các ứng dụng quan trọng mà cả thế giới hiện nay đã và đang rất cần, cũng là các đề tài mà báo chí và khoa học luôn nhắc đến.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ từ đâu mà có.
- Giúp cho con người biết con người từ đâu mà có.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ là trường hay là số.
- Giúp cho con người biết thế nào là hạt sơ cấp.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ được cấu trúc như thế nào.
- Giúp cho con người biết Vũ Trụ luôn mở rộng và không bao giờ ngừng mở rộng hoặc bị co lại.
- Giúp cho con người biết sự thật về cấu trúc các nguyên tử liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev.
- Giúp cho con người biết sự thật về lỗ đen.
- Giúp cho con người biết nguyên lý cấu trúc của các hệ vật chất tồn tại quanh khối tâm.
- Giúp cho con người biết sự thật về ánh sáng.
- Giúp cho con người biết vạn vật không hấp dẫn.
- Giúp cho con người biết mọi tư tưởng, ý thức, suy nghĩ, hành động của con người đều ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại và toàn thể Vũ Trụ.
- Giúp cho con người biết một số hằng số vật lý không phải là hằng số.
- Giúp cho con người biết sự nhầm lẫn của Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, Thuyết tương đối rộng của Einstein, Thuyết Big Bang.
- Giúp cho con người biết sự nhầm lẫn của Thuyết mô hình chuẩn, Lý thuyết dây, Lý thuyết hấp dẫn, Lý thuyết siêu hấp dẫn, Lý thuyết U của vật lý hạt cơ bản.
- Giúp cho con người biết, ngoài các nguyên tử liệt kê trong bảng tuần hoàn Mendeleev được cấu tạo từ các hạt proton và electron nhỏ bé, còn có vô lượng loại hạt nguyên tử được cấu tạo từ các hạt siêu lớn hoặc siêu bé. Nghĩa là trong Vũ Trụ, còn có vô lượng loại vật chất không giống như ở hệ Mặt Trời và thân thể sinh vật trên Trái Đất lẫn con người không thể hấp thu được nó (không thể sống bằng các vật chất đó).
- Giúp cho con người giải thích vô số hiện tượng vật lý tự nhiên trong Vũ Trụ.
- Giúp cho con người thống nhất lớn được các lực tương tác cơ bản gồm lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh, lực hạt nhân yếu thành một lực duy nhất.
- Giúp cho con người biết rõ càn khôn Vũ Trụ.
- Là nền tảng cho khoa học phát triển đúng hướng với các kết quả không nhầm lẫn trong tương lai.
- Là nền tảng cho tâm linh nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét