Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Nguồn gốc tên gọi 12 con giáp - Tuất (chó)

Nguồn gốc tên gọi 12 con giáp - Tuất *swot chó (phần 12A)
Nguyễn Cung Thông [1]

Bài này viết về năm Tuất, năm có biểu tượng là loài chó trong 12 con giáp. Các dữ kiện ngôn ngữ, đặc biệt khi xem lại các từ Hán cổ liên hệ, đều cho thấy nguồn gốc phi-Hán (không phải của Trung Quốc) như nhiều người đã lầm tưởng từ Đông sang Tây và qua bao ngàn năm nay.

KHI EINSTEIN CHIA BUỒN

Chúng ta biết rằng nhà khoa học Albert Einstein có những quan điểm rất gần với nhà Phật. Nhưng rồi cũng sẽ bất ngờ, khi thấy có lúc Einstein nói y hệt, gần như 100% y hệt như giáo lý nhà Phật. Đặc biệt là khi Einstein viết thư chia buồn một người bạn thân năm 1950...

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

SỬA ĐỔI

"Các bạn phải luôn sẵn sàng rằng sẽ sửa đổi bất cứ kết quả nào, khái niệm lại bất cứ khái niệm nào, định nghĩa lại bất cứ định nghĩa nào, thậm chí phải thêm vào từ điển ngôn ngữ của nhân loại một số từ mới, nếu phát hiện nó có sai sót, thừa thiếu, và sẵn sàng hủy bỏ nó nếu nó không còn giá trị sử dụng.

THẮNG TRI

Thắng tri (Abhijànàti) là một thuật ngữ Phật học chỉ cho sự hiểu biết đưa đến buông bỏ mọi trói buộc khổ đau thuộc thế giới sinh tử luân hồi. Đó là sự thấy biết đặc biệt phát khởi ở những tâm hồn bắt đầu nhận ra sự thật phiền toái khổ đau của sự kiện hiện hữu, thấy rõ bản chất giới hạnvà bất an của thế giới ngũ uẩn, không còn mong muốn tìm cầu lạc thú thế gian, nỗ lực nhiếp phục và chuyển hóa đời sống theo Bát Thánh đạo hay con đường xuất ly Giới-Định-Tuệ.

NẾU AI CÓ HỎI, HÃY NÓI VỊ ẤY ĐẾN GẶP TÔI.

Con đường Giác ngộ là con đường duy nhất,
Đạo đức Giác ngộ là đạo đức vô lượng,
Trí tuệ Giác Ngộ là trí tuệ tối thượng,
Bình an Giác ngộ là bình an tuyệt đối,
Hạnh phúc Giác ngộ là hạnh phúc vô biên,
Thể tánh Giác ngộ là thể tánh vĩnh hằng.

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

CĂN CỨ ĐỂ HIỂU ĐÚNG CHÁNH PHÁP.

Khi Đức Phật sắp nhập diệt, các vị đệ tử hỏi rằng sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thì làm sao để biết được đâu là giáo pháp đúng. Đức Phật trả lời: căn cứ theo Tứ Y pháp và Tam Pháp Ấn để hiểu đúng.
Như vậy, để đối chiếu phân biệt đâu là tà giáo ngoại đạo thời mạt pháp, thì phải căn cứ vào Tứ Y Pháp và Tam Pháp Ấn.
Tứ Y Pháp bao gồm:
• Y pháp bất y nhân
• Y nghĩa bất quy lời
• Y liễu nghĩa bất quy bất liễu nghĩa
• Y trí bất quy thức

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Nước có thể chữa bệnh

1. TẮM ÐÚNG CÁCH 
Nước lã được dùng từ khi con người tiến hóa nhưng hiểu và biết cách sử dụng nước thì mới được các nhà khoa học phát hiện từ thế kỷ 19. Tôi xin giới thiệu "tắm đúng cách có thể chữa bệnh".

CỰU NGUYÊN


Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

Tiếng Việt tuyệt vời...

Bài thơ sau đây có 8 cách đọc.
Có lẽ chỉ có tiếng Việt mới phong phú như thế!
1. Bài thơ gốc (bài 1):
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

CHẾT

"ĐỪNG BAO GIỜ SỢ CHẾT VÌ TA ĐÃ CHẾT, ĐANG CHẾT, SẼ CHẾT VÀ KHÔNG CHẾT".
(Pháp Không Chân Như)

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

TÁNH CỦA MỌI VẬT CHẤT LÀ CHÂN KHÔNG.

Xưa nay, con người đều có tư duy nhận thức rằng không gian trong veo kia (xem như không có không khí) là vùng trống rỗng, không có gì cả. Vì tư duy nhận thức như vậy đưa đến các nhận thức sai lầm về thế giới vật chất xung quanh.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

SÁNG TẠO - CÁCH NGHE PHÁP - THOÁT KHỎI NGŨ UẨN (THÂN KIẾN) - HỮU THỨC HÓA VÔ THỨC

SÁNG TẠO

Hỏi: Thưa Thầy, có người nói phút giây sáng tạo là trở về chính mình và người sáng tạo trong sự tỉnh thức đó cũng chính là Thượng Đế. Xin Thầy hoan hỷ giải thích, con xin thành kính tri ân Thầy!

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

THIỀN LÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH

Con người ai cũng muốn khỏe mạnh không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai tránh khỏi hiểm họa nầy. Bác sĩ, Y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó, và thuốc cũng không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ (side effect). Hơn hai ngàn năm tôn giáo Đông phương có một loại thần dược vô giá không tốn tiền mà nhiều người chưa biết đến, hoặc có biết, có nghe nhưng không chứng minh được lợi ích của loại “thuốc” nầy. Loại thần dược đó là THIỀN.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

LÚC VỀ GIÀ

1- Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.
Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?

PHÁ VỠ CẤU TRÚC NỘI TẠI

"Một cử chỉ nhỏ của các bạn cũng làm cho mọi điểm trong vũ trụ bị biến động. Nếu các bạn gây ra các biến động càng mạnh thì nó sẽ làm cho nội tại của vũ trụ biến động càng mạnh. Ảnh hưởng mạnh nhất chính là khu vực của các bạn, môi trường sống của các bạn, cơ thể của các bạn, sinh vật xung quanh các bạn, mọi người xung quanh các bạn, hành tinh của các bạn.

Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh

Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh” (1), nhưng cũng có thể đọc như độc lập, vì phần lớn sẽ dựa vào đối chiếu với một số Kinh Tạng Pali. Bài viết cũng không có ý tranh luận với bất kỳ quan điểm nào khác, chỉ thuần túy muốn đưa ra một số cách nhìn thiết yếu cho việc tu học và thiền tập. Bài Bát Nhã Tâm Kinh từ nhiều thế kỷ được đưa vào Kinh Nhật Tụng Bắc Tông chủ yếu là để cho mọi thành phần, kể cả bậc đại trí thức và người kém chữ, biết lối thể nhập vào Bản Tâm (nói theo Thiền) hay vào Tánh Không (nói theo Trung Quán Luận). Nghĩa là, để văn, để tư và để tu. Không để tranh biện kiểu thế trí. Bài này cũng sẽ nhìn theo cách truyền thống của Phật Giáo Việt Nam.

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH LƯỢC GIẢI

I. GIẢI THÍCH ĐỀ KINH

Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH:

CẤU TRÚC NỘI TẠI

"Mọi tồn tại có cấu trúc nội tại đều sẽ hủy hoại, biến đổi, và cứ như thế, cho dù nó tồn tại ở trạng thái mà con người nhận biết được hay không nhận biết được, cho dù nó tồn tại ở dạng vi mô hay vĩ mô, cho dù nó tồn tại ở trạng thái tĩnh hay động, cho dù nó tồn tại dưới dạng có hình tướng hay không có hình tướng, cho dù nó là thân thể của thánh thần. Trong vũ trụ, không có bất cứ nơi nào tránh khỏi sự hủy diệt này. Không có bất cứ thứ gì làm cho điều đó không xảy ra. Các bạn hãy cố gắng để thoát ra khỏi sự khốn khổ đó". 
Pháp Không Chân Như

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

6 cây thuốc nam trị mất ngủ tốt nhất hiện nay

Thảo dược là vị thuốc được tin dùng và phổ biến trong việc giải quyết căn bệnh mất ngủ mãn tính vì dược tính cao và an toàn.

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

BA PHÁP QUÁN HOA NGHIÊM

Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.

Sinh viên dân tộc thiểu số chê cải tiến chữ viết của TS Bùi Hiển thiếu văn hóa, thiếu khoa học

Mới đây một thanh niên người dân tộc thiểu số đã có bài phân tích sâu sắc cho thấy kiến thức của Tiến Sĩ Bùi Hiển về chữ viết còn nhiều hạn chế.

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

GIẢI PHẪU TIẾNG VIỆT

kh được diễn tả bằng hình lá nhau (placenta). 
Một sinh viên y khoa muốn hiểu rõ về cơ thể con người cần phải mổ xẻ xác người. Muốn hiểu rõ ngôn ngữ Việt ta cũng cần phải mổ xẻ các từ Việt ra để nghiên cứu. Xin đưa tiếng Việt lên bàn mổ xem có thể học hỏi được điều gì chăng? Trong Tiếng Việt Huyền Diệu tôi đã viết một chương về Giải Phẫu Tiếng Việt với tính cách bao quát, ở đây xin khai triển thêm. Muốn nghiên cứu một từ chưa hiểu rõ nghĩa nhất là những từ dùng trong truyền thuyết, cổ sử, triết thuyết, tín ngưỡng, ta cần phải dùng tới dao kéo.

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

BA THÂN VÀ MŨ GIÁP

Mũ giáp gồm trong nó cả ba thân. Bồ-tát mặc mũ giáp là mặc cả ba thân của Đại thừa: Pháp thân, Báo thân, và Hóa thân.

1. Pháp thân tức tánh Không, được kinh diễn tả như sau:

“Nơi mũ giáp này chẳng có được mảy mún pháp nào, hoặc trong hoặc ngoài, hoặc thô hoặc tế, hoặc xa hoặc gần, hoặc quá khứ hiện tại vị lai, hoặc hữu vi vô vi, hoặc trụ hoặc chẳng trụ”.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ

Trích Chương 3:
KHÔNG GIAN TÂM LINH 

Câu chuyện này được hòa thượng Thiền Tâm kể và chúng tôi đã từng thuật lại trong cuốn "Luận về Nhân Quả". 

Có lũ trẻ chăn trâu, lùa trâu về ngang qua bờ đất. Chợt một đứa trong đám ngã lăn ra giãy dụa la hét thảm thiết. Những đứa trẻ khác sợ hãi chạy đến giữ tay, giữ chân nó lại. Nhưng nó vẫn gào thét dữ dội. Qua một lúc lâu thì nó mới thôi làm dữ, nhưng khắp người nó nhiều vết cháy xém. Khi được hỏi nguyên do, nó kể rằng khi đi đến bờ đất, chợt nó thấy hiện ra một cổng thành lớn bên trong lửa cháy rừng rực. 

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

TỨ DIỆU ĐẾ, 3 CHUYỂN 12 HÀNH

NGUỒN GỐC
Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn.

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana-sutta)

Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Ðức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ Thế Tôn nói với năm vị Tỳ Kheo:
"Này các thầy, sắc không phải là ta, là tự ngã. Nếu sắc là ta thì sắc sẽ không gây đau khổ (bệnh tật) và đối với thân thể ta có thể ra lệnh: "Thân tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi". Thế nhưng, bởi vì thân thể không phải là ta, nên nó không tránh khỏi bệnh tật và không ai có thể ra lệnh cho thân thể: "Thân tôi phải như thế này hay như thế kia theo ý tôi".

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ CHÂN KHÔNG LÀ MỘT.

Hạt vật chất cội gốc có môi trường nội tại là chân không, đây là một môi trường liên tục. Ngoại trừ môi trường chân không liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác thuộc về hạt vật chất cội gốc.

VẬT CHẤT, PHẢN VẬT CHẤT VÀ KHÔNG GIAN VŨ TRỤ: TẤT CẢ ĐỀU LÀ CHÂN KHÔNG.

Nói riêng về thế giới vật chất, nghĩa là chỉ không nói về thế giới Tánh Linh, môi trường nội tại của Vũ Trụ là trường chân không liên tục, ngoại trừ trường chân không liên tục, không có bất cứ môi trường nào khác hoặc bất cứ thứ gì khác có mặt trong Vũ Trụ.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Công đức và phước đức

Khi làm các Phật sự, chúng ta thường nghĩ là được nhiều công đức và thường được tán dương đã làm được vô lượng công đức, cho nên cứ tiếp tục làm hằng năm.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Trì kinh

Thực ra chẳng nên bi quan thời mạt pháp! Biết đâu thời mạt pháp này nhờ có internet mà kinh Phật được phổ biến rộng rãi hơn xưa gấp triệu lần, nhờ sống trong đời “ác trược” mà người ta “thiện” nhiều hơn, nhờ “Khổ tập” mà người ta tìm đến “Diệt đạo”! Mặt khác, chẳng phải nhờ khoa học tiến bộ mà người ta thấy rõ duyên sinh, duyên khởi, thấy những hạt nhỏ hạ nguyên tử nối kết mà thành vật chất để có hằng hà sa vũ trụ này. Thấy để giật mình. Thấy để làm quen. Và dĩ nhiên không dừng ở đó, bởi rồi đây sẽ đến lúc nhận ra “bổn lai vô nhất vật”, “thực tướng vô tướng” vậy!

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

ĐẤT ĐAI, MỒ MẢ, HÀI CỐT VỚI CON NGƯỜI

Từ xưa, khoa phong thủy đã hiểu rõ mối tương quan giữa địa linh và nhân kiệt, mối tương quan giữa con người với môi trường chung quanh cũng như các tương tác về tâm - sinh - lý giữa sinh vật này với sinh vật khác. Nhờ quan sát thực nghiệm về tâm - sinh - lý và các biến thái của nó, khoa phong thủy đã nắm vững sự quan hệ của siêu vật lý giữa mồ mả tổ tiên với số mệnh của con cháu... Cha ông ta đã từng nói: "Người ta giàu vì mồ, vì mả, không ai giàu vì kẽ cả bát cơm" hoặc "Không mả đố gả làm nên"...

AN TÂM VỚI BÌNH ĐẲNG

Bình đẳng là mơ ước của loài người. Trải qua lịch sử của mình, con người đã tạo ra hiến pháp, pháp luật, những loại xã hội có tổ chức, những quy định về kinh tế, chính trị, xã hội… để đem lại sự bình đẳng cho tất cả mọi người, Nhưng sự bình đẳng do con người tổ chức ấy vẫn là tương đối, vì khi mới sinh ra đã có những khác biệt không thể lấp đầy: có người thông minh hơn, may mắn hơn, giàu có hơn, sống thọ hơn, ít bệnh tật hơn… Có vẻ sự bất bình đẳng đã gắn liền với số phận con người. Và điều này tạo ra sự không yên tâm, oán thân trách phận suốt cả một đời người.

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

HẠT CƠ BẢN: KHÔNG PHẢI CHỈ CÓ HẠT NHỎ.

Có vô số hạt vật chất cội gốc có khối lượng bằng nhau ở mức vô cùng bé đến ở mức vô cùng lớn, có vô số hạt vật chất cội gốc có khối lượng khác nhau từ vô cùng bé đến vô cùng lớn.
________________
Tuyên bố thứ 17 - Sáu mươi tuyên bố tổng quát sự thật về Vũ Trụ - Pháp Không Chân Như.

CẦU MONG