Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

CỘI GỐC SANH TỬ VÀ CỘI GỐC NIẾT BÀN

Thật ra người tu không phải ham tu là tu được, mà đòi hỏi phải thâm nhập Phật pháp cho sâu, sau đó ứng dụng tu mới đạt kết quả tốt. Nếu chỉ biết tu mà không hiểu Phật pháp, đó là một thiếu sót lớn, có thể dẫn đến nguy hại. Bởi người không hiểu Phật pháp dễ đi lệch lạc, rơi vào tà đạo lúc nào không hay. Vì vậy đối với Tăng Ni cũng như Phật tử, hiểu Phật pháp là mấu chốt trọng yếu trên đường tu.

[27] CHÁNH NGỮ

Nếu bạn yêu thương mình, 
Và lo nghĩ cho người,
Xin phát lòng thương xót,
Nói lên điều lợi ích,
Chánh Pháp và chánh Luật,
Giữ gìn lời Từ phụ,

[26] VÔ VI LÀ GÌ?

Tự nhiên, vạn pháp không phải hữu vi mà cũng chẳng phải vô vi. Nó là nó vậy.
Nói có pháp hữu vi, có pháp vô vi, vì rằng có bạn, có tôi, có chúng ta.
Vì rằng với bạn, với tôi, với chúng ta, sáu căn này nhận diện các pháp có sai khác so với sự thật về chính pháp ấy.

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

[25] CHÚNG TA PHẢI THAY ĐỔI NẾU ĐANG SAI LẦM.

Sống trên đời, chúng ta không chỉ có làm việc kiếm tiền.
Hầu hết chúng ta đều đã đi những bước đi sai lầm trong cuộc đời vì nghiệp cộng đồng.
Từ nhỏ, chúng ta học và chỉ biết học. Hết học, chúng ta chỉ biết làm việc. Xét cho cùng, từ nhỏ đến hiện tại, rồi tiếp theo, đa số chúng ta sống chỉ vì kiếm tiền và phục vụ lục dục. Bởi vì hầu hết thời gian sống trên đời, chúng ta dành cho việc kiếm tiền và ngủ.

[24] GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT TOÀN GIÁC.

Trong thời kỳ có giáo huấn của đức Phật toàn giác.
Khi chúng ta chưa thấy lời dạy của đức Phật toàn giác là tối thượng, không có ngang bằng, không thể thay thế dù ít dù nhiều lời dạy của bất kỳ ai khác(*), chúng ta sẽ không thể thành tựu đạo quả tối hậu và cũng không thể hướng dẫn người khác thành tựu đạo quả tối hậu.

[23] TAI HẠI CỦA TRUYỀN THỐNG DÁN NHÃN TỪ NGỮ.

Áp dụng từ ngữ không phù hợp phạm vi, phạm trù đưa đến nhiều tai hại.
Chấp dính nhãn mác theo truyền thống do tiền bối tự tri kiến dán, quy chụp lên lời khéo thuyết của Thế Tôn là rào cản ngăn che ta hiểu đúng lời dạy của Phật.
Khi đọc, học, tư duy kinh điển, ta nên bám sát từng lời Phật dạy, đừng bao giờ dùng từ ngữ có tính phổ quát hơn hay hạn hẹp hơn lời kinh để dán chồng lên lời kinh.

[22] PHÁP THÂN VÀ HƯ KHÔNG

Xin được chia sẻ một số nội dung trong kinh nghiệm của bản thân, vì cho rằng nó sẽ giúp ích cho rất nhiều hành giả, đặc biệt dành cho các vị có phát nguyện trở thành đức Phật toàn giác.
- Tôi không thấy một pháp nào, dù hữu vi hay vô vi, có xứ bên ngoài Pháp Thân.
- Tôi không thấy một pháp nào khác ngoại trừ Pháp Thân, dù hữu vi hay vô vi, có thể tánh không phải là hư không (cũng là không đại hay chân không). Không gian là tướng hữu vi của hư không.