Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (2)

PHẦN III: TIỀM LỰC TINH THẦN QUA TỪ TRƯỜNG VẬT LÝ

Năm 1970, một nhà phân tâm học người Âu, ông Pierre Wiel đã đưa ra một bản kê khai 5 khả năng của tinh thần con người như sau:
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (1)
1- Khả năng thức tỉnh (hay giác ngộ): Dù sống trong môi trường nào, con người không sớm thì muộn, cũng tự phân biệt được thiện ác.

2- Khả năng siêu việt: Mỗi cá nhân đều nghĩ rằng mình có tiềm lực vượt lên khỏi tính phàm, để trở thành siêu nhân hay thánh nhân.

Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật (1)

Lời nói đầu

Tập sưu tầm nói về khoa học và sự tái sinh này gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn đề cập đến một số “khía cạnh” của năng lực tinh thần, xuyên qua thể xác đang sống. Cách diễn tả được trình bày dưới dạng một “liên quan” khoa học. Tựu trung tất cả đều hướng về sự sống và tiềm lực tái sinh sau khi chết, theo nhà Phật.

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Những Người Chết Sống Lại

Lời dịch giả: 
Sau cuốn “Embraced by the Light” dẫn đầu về số bán, lại có các cuốn “Saved by the Light”, “Closer to the Light”, “Into the Light”, “Life after life”, “Reflection on the after life”, “Life at Death”, “Return from Death”,… cuốn nào cũng bán rất chạy, phá kỷ lục trong các loại sách tâm linh và lôi kéo theo nhiều cuộc tranh luận hết sức sôi nổi. Chi tiết các cuốn sách trên không khác nhau bao nhiêu, ai cũng kể rằng sau khi chết họ thấy mình được bao trùm trong một luồng ánh sáng êm dịu, tinh khiết, và được hướng dẫn về tinh thần. Tất cả đều kết luận rằng chết không phải là điều ghê gớm đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ mà chỉ là một sự “chuyển tiếp” giữa các kiếp sống, một kinh nghiệm tâm linh mà những ai trải qua sẽ không thể quên được. Mặc dù những cuốn sách trên ghi nhận hàng trăm những trường hợp người chết sống lại, chúng tôi chỉ lựa chọn một vài trường hợp đặc biệt để cống hiến quý vị độc giả…

Tiểu luận về Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Tâm Kinh là tinh hoa của tư tưởng Phật giáo Đại thừa (Mahayana). Phật giáo được phát triển từ Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) hay Tiểu thừa đến Đại thừa. Phật giáo ở Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Campuchia và Lào chủ yếu theo Tiểu thừa. Phật giáo tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Tây Tạng và Mông Cổ chủ yếu theo Đại thừa. Tuy nhiên, Tiểu thừa cũng đã từng xuất hiện ở Việt Nam sớm như Đại thừa.
Trong quá trình phát triển dài của Phật giáo, quan niệm chính yếu về Không (emptiness, void, Sũnya trong tiếng Phạn) đã theo đó phát triển. Cuộc đời là vô thường (non-permanent) bởi vì mọi thứ đến và đi, tùy thuộc vào nhân duyên (the law of causation). Cuộc đời vì thế là ảo ảnh, không thực. Nói cách khác, đời là Không.

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

GIỖ

Giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt nhằm tưởng nhớ đến những người đã mất. Giỗ được tổ chức vào đúng ngày mất theo Âm lịch của người được thờ cúng. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, đôi khi trong cùng nghề. 

Tại sao người do thái thông minh

" Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, họ dường như được sinh ra là để làm chủ thế giới này". Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao họ lại thông minh như vậy? Tại sao họ lại được sinh ra với quá nhiều ưu việt như thế? Có phải tất cả đều là tự nhiên? Liệu Việt Nam chúng ta có thể tạo ra những thế hệ ưu việt như thế không?

Sách: Tây phương huyền bí

LỜI DẪN

Một vài độc giả chắc còn nhớ, cách đây vài năm ở gần khu Covent Garden ở Luân Đôn có một tiệm sách cũ. Tôi nói “một vài” vì đa số mọi người chắc hẳn không thích thú bao nhiêu với những bộ cổ thư quý giá mà ông D., chủ tiệm và cũng là bạn cố tri của tôi, đã phí công lao suốt cả một đời để góp nhặt và chồng chất lên những kệ sách đầy bụi bám.