Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN

Văn Lang thân mến.
Tôi đang viết thì không biết chạm vào nút gì trên máy làm nó tắt mất, làm hỏng cả một bài viết rất dài Bây giờ phải viết lại.
Dưới đây là toàn văn bài viết của Thạc sĩ Đào Tiến Thi, Biên tập viên NXB Giáo dục Việt Nam,Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam .
Trước hết xin bác đừng nặng lời quy kết như thế. 2700 năm chỉ là một con số, không phải là một nhận xét, làm sao kết luận được một thái độ? Còn về niên đại 2700 xin nói ngắn gọn với bác như sau:
4000 năm lịch sử từ lâu đã là câu nói cửa miệng của người VN ta. Con số đó ghi trong các cuốn sử cũ thời phong kiến. Gần 2000 năm (thậm chí có sách ghi 2879 năm) thời Hùng Vương chủ yếu dựa trên truyền thuyết và sự phỏng đoán. Các nhà sử học thời hiện đại lúc đầu cũng căn cứ vào các tài liệu sử cũ đó.
Nhưng những nghiên cứu vài chục năm gần đây cho con số trên là không chính xác. GS. Lê Văn Lan có lần kể với tôi chính ông đã trực tiếp đến hội nghị của Quốc hội để thuyết trình vấn đề này. Và như ta thấy, hiến pháp VN năm 1992 đã sửa cụm từ "bốn ngàn năm lịch sử" thành "mấy ngàn năm lịch sử". Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết: “Dựa vào những tài liệu và những tài liệu nghiên cứu về thời Hùng Vương hiên nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN” (trang 46)
Tôi cũng có trong tay cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt của Hà Văn Thùy. Tôi rất trân trọng nỗ lực của ông Hà Văn Thùy, song đó cũng chỉ là một ý kiến. Vả lại chính ông Hà Văn Thùy cũng chỉ đoán định trên cơ sở các nguồn tài liệu có trong tay.
Nói thêm rằng tuổi của một dân tộc không quyết định giá trị của dân tộc ấy. Nước Mỹ mới lập hơn 200 năm nhưng giữ vai trò lãnh đạo cả thế giới, trong đó có nước Anh, tổ tiên của họ. Nước Singapore mới lập chưa đầy 50 năm nay, thế mà thành nước phát triển nhất ở Đông Nam Á, sánh ngang với Châu Âu.
Bây giờ tôi xin phân tích từng đoạn một, để thấy thực chất của cái gọi là "khoa học" của luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt.
Trước hết xin bác đừng nặng lời quy kết như thế. 2700 năm chỉ là một con số, không phải là một nhận xét, làm sao kết luận được một thái độ?
Đây là ngôn từ của vị Thạc Sĩ ngôn ngữ học và là Ủy viên ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam. Khi bị phản biện thì chối bỏ trách nhiệm, tự phủ nhận luận điểm. Cứ theo như đúng ngôn từ của vị Ủy viên ban chấp hành hội Ngôn Ngữ học Việt Nam thì làm như cái con số ấy nó chẳng nói lên điều gì cả. Làm như nó chỉ là một con số thuần túy và người ta có thể gắn vào đằng sau con số đó một danh từ, như: 2700 con cào cào, châu chấu....đại để vậy. Trong khi bản chất của vấn đề là con số đó nằm trong ngữ cảnh của một luận điểm phủ nhận truyền thống văn hiến sử trải gần 5000 năm của dân tộc Việt. Nó không phải kết quả của một nhận xét thì nó từ đâu rơi xuống vậy?
Đấy là cách diễn đạt của vị Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục với học vị Thạc Sĩ, tức là thuộc hàng tri thức chờ cao cấp. Còn các hạng lóc cóc, leng keng thì không biết thế nào?!
Còn về niên đại 2700 xin nói ngắn gọn với bác như sau:
4000 năm lịch sử từ lâu đã là câu nói cửa miệng của người VN ta. Con số đó ghi trong các cuốn sử cũ thời phong kiến. Gần 2000 năm (thậm chí có sách ghi 2879 năm) thời Hùng Vương chủ yếu dựa trên truyền thuyết và sự phỏng đoán.
Đồng ý là con số hơn 4000 năm văn hiến ghi trong sử cũ thời phong kiến. Nhưng sử cũ thời phong kiến thì không phải là sử chăng? Nó là đồ giẻ rách vứt sọt rác chăng? Vậy theo vị thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục thì sử Việt thời phong kiến và truyền thuyết đều không đáng tin cậy chăng? Rồi ông ta nói truyền thống văn hiến Việt sử trải gần 5000 năm là phỏng đoán?! Căn cứ vào đâu để xác định là phỏng đoán? Cá nhân tôi với những tư liệu lịch sử Việt đã xem thì không hề có sự phỏng đoán trong cổ sử. Cho dù là truyền thuyết thì cũng là sự xác định rất rõ ràng: "Vào thời Hùng Vương thứ.....". Rất rõ ràng về mặt thời gian, không có gì là phỏng đoán ở đây cả. Vấn đề còn lại là người ta nhận thức thế nào về nội dung truyền thuyết đó mà thôi. Điều này sẽ bàn tiếp ở dưới.
Nhưng những nghiên cứu vài chục năm gần đây cho con số trên là không chính xác. GS. Lê Văn Lan có lần kể với tôi chính ông đã trực tiếp đến hội nghị của Quốc hội để thuyết trình vấn đề này. Và như ta thấy, hiến pháp VN năm 1992 đã sửa cụm từ "bốn ngàn năm lịch sử" thành "mấy ngàn năm lịch sử". Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết: “Dựa vào những tài liệu và những tài liệu nghiên cứu về thời Hùng Vương hiên nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN” (trang 46)
Hiến Pháp ghi mấy ngàn năm lịch sử thì không có nghĩa là phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. "Mấy" là bao nhiêu nhỉ? Tại sao cụm từ "Mấy ngàn năm lịch sử" lại được diễn giải là "nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN". Đấy là cách hiểu và cách sử dụng ngôn ngữ của Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục chăng?
Ông ta dẫn chứng: Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết....". Đấy là mấy ông đó viết còn bản thân ông Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục không có chính kiến của mình chăng? Ai viết sao thì cứ theo đó mà vỗ tay chăng? Này ông Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục xem lại đoạn dưới đây của Hồ Chủ tịch viết:
Kể năm hơn 4000 năm.
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.
Hồng Bàng là tổ nước ta.
Nước ta khi ấy gọi là Văn Lang.
Theo ông thì Hồ Chủ Tịch viết đúng hay sai? Nếu ông căn cứ vào khoa học để cho rằng các ông Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh viết là đúng, thì ông hãy xem chính đoạn tiếp theo của ông: "Sách Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1 (Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Nxb Giáo dục, 1998) cũng viết: “Dựa vào những tài liệu và những tài liệu nghiên cứu về thời Hùng Vương hiên nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII – VI tr.CN” . Tại sao lại "có thể đoán định" mà không phải là sự chứng minh khoa học xác định?! Trong khi ở câu trên tự ông gán cho sử Việt của ông cha ta thời phong kiến chỉ là "phỏng đoán" thì chính ông cũng chỉ là "có thể đoán định"?! Thế là thế nào? Đấy là những lập luận được coi là khoa học chăng?
Tôi cũng có trong tay cuốn Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt của Hà Văn Thùy. Tôi rất trân trọng nỗ lực của ông Hà Văn Thùy, song đó cũng chỉ là một ý kiến. Vả lại chính ông Hà Văn Thùy cũng chỉ đoán định trên cơ sở các nguồn tài liệu có trong tay.
Tất nhiên với chức danh của một Nxb thì việc ông có trong tay một cuốn sách của một tác giả nào đó chẳng có gì là lạ. Điều đó không phải là bằng chứng khoa học. Nó chỉ là bằng chứng quyền cho phép xuất bản của ông thôi. Có lẽ cuốn sách này chưa được cấp giấy phép xuất bản phải không ông? Vì nó đi ngược lại quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử mà các ông đề xướng phải không? Nếu quả đúng như vậy thì ông làm ơn nhắn giúp tác giả Hà Văn Thùy đưa bài viết lên trang mạng Lý học Đông phương, cá nhân tôi - chẳng có gì làm giầu có lắm - sẽ trả tiền bản quyền cho tác giả và đăng miễn phí cho tất cả mọi người xem. Ông nói ông Hà Văn Thủy chỉ là "đoán định" và chính mấy tác giả mà ông dẫn chứng cũng chỉ là "có thể đoán định". Vậy theo tính thần khoa học thực sự thì những tiếng nói đoán định đều phải được ngang bằng như nhau chứ nhỉ? Làm gì có chuyện có một loại "đoán định" thì được ưu tiên còn một loại "đoán định" thì lu mờ ngay từ một người làm công tác xuất bản vậy; trong khi cả hai đều nhân danh khoa học? Cá nhân tôi chúc mừng ông Hà Văn Thùy - mặc dù chưa một lần liên hệ, hoặc giao lưu với ông - nếu ông được in sách. Cá nhân tôi sẽ tài trợ nếu ông có giấy phép in là 10. 000. 000VND.
Đã vậy, còn về phần ông Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục còn công nhiên viết rằng:
Nói thêm rằng tuổi của một dân tộc không quyết định giá trị của dân tộc ấy. Nước Mỹ mới lập hơn 200 năm nhưng giữ vai trò lãnh đạo cả thế giới, trong đó có nước Anh, tổ tiên của họ. Nước Singapore mới lập chưa đầy 50 năm nay, thế mà thành nước phát triển nhất ở Đông Nam Á, sánh ngang với Châu Âu.
Này ông Thạc sĩ Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn Ngữ Học Việt Nam và đang công tác tại Nxb Giáo Dục , tôi nói với ông và những người cùng quan điểm với ông cần nhớ rằng: Tôi và những người chứng minh cho cội nguồn Việt sử trải đến nay gần 5000 năm văn hiến không so sánh để đánh giá giá trị của dân tộc này với dân tộc khác. Với cá nhân tôi, mọi con người, mọi dân tộc đều bình đẳng trên thế gian này. Chúng tôi đi tìm chân lý chứ không phải để chứng minh dân tộc Việt Nam là siêu đẳng. Chúng tôi không sovanh nước lớn. Hai vấn đề khác hẳn nhau. Ông và những người cùng quan điểm với ông đừng có nhầm lẫn, hoặc cố tình gán ghép như vậy. Đấy không phải là luận cứ khoa học. Nước Trung Quốc mới lớn chứ nhỉ! Ấn độ mới lớn chứ nhỉ? Hoa Kỳ mới lớn chứ nhỉ? Còn nước nào lớn và vĩ đại thì ông cứ kê toa ra đây và chứng minh rằng họ mới lập quốc chỉ vài chục năm nay. Chuyện này không liên quan gì đến việc đi tìm Việt sử 5000 năm văn hiến cả. Các ông cố tình gán ghép hai vấn đề này với nhau nhằm mục đích gì?
Bởi vậy, chỉ một hiện tượng gán ghép phản khoa học của đám tư duy loại này, đủ để thấy tính phản khoa học của luận điểm phủ nhận văn hóa sử Việt trài gần 5000 năm văn hiến.
Nhưng khoa học gì cái đám này? Đằng sau luận điểm này là cái gì khi luận điểm phản khoa học của họ vẫn nhơn nhơn đầy trên các phương tiện thông tin cả trong và ngoài nước và không hề có chỗ cho một bài minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến trên các phương tiện thông tin đó. Thậm chí BBC còn trâng tráo cho một người đàn bà tiến sĩ lên tiếng phủ nhận cội nguồn dân tộc Việt rồi trắng trợn tuyên bố: "Đấy là kiến thức học được ở nhà trường". Bởi vậy, một nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam phải thốt lên: "Khoa học Việt Nam đang tuyệt tự" cũng chính bởi cái đám mệnh danh là trí thức ấy có những thứ tư duy rất phản khoa học. Đây là một thí dụ.còn đây nữa - một tiến sĩ toán học - đã phát biểu như sau: "Nếu lấy 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương mà đem chia cho 18 đời vua Hùng Vương thì mỗi ông vua trị vì gần 150 năm". Và xác quyết rằng: "Đây là một điều rất vô lý cho tuổi sinh học của một đời người". Thế là đám tư duy "Ở trần đóng khố" vỗ tay rào rào. Hẳn toán học - một bộ môn khoa học mũi nhọn của nền khoa học hiện đại - lại hẳn tiến sĩ toán thì chắc không thể sai được. Đi đâu khi đụng đến vấn đề này thì luận cứ "vững chắc" này cũng được đưa ra để gọi là bảo vệ luận điểm gọi là khoa học của đám "hầu hết" và "cộng đồng". Thảo nào một vị giáo sư viện sĩ nổi tiếng hàng đầu của Việt Nam phải thốt lên đâu mới năm ngoáí rằng: "Nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự". Phàm để thực hiện một bài toán - dù là cao cấp hay phổ thông - thì các đại lượng phải đồng đẳng. Chẳng ai đem số gà trừ đi số vịt rồi hỏi còn mấy con. Con số 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương là một con số thực, còn con số 18 là con số ảo còn tranh cãi là 18 thời hay 18 đời (Nguyên văn cổ thư là "thập bát thế"). Nhưng nó được đám "hầu hết" và "cộng đồng" không cần minh chứng "khoa học" mà áp đặt luôn là 18 đời vua để lấy làm số chia. Đây là sai lầm căn bản nhất của toán học ở trình độ phổ thông. Nhưng nó được một tiến sĩ toán công bố và được hầu hết và cộng đồng nhân danh khoa học coi như là một luận cứ sắc xảo.
Thật trơ tráo vô liêm sỉ đến tận cùng.

Thiên Sứ Lạc Việt 

Không có nhận xét nào: