Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

QUY LUẬT ÂM DƯƠNG TRONG NGÔN TỪ VIỆT.

Người Việt nói = Nhơn viết (chứ không phải “Tử viết” đâu nha): Âm – Dương là triết lý của người Việt từ ngàn xưa đã ăn vào trong tâm khảm cho nên nó được mang vào trong tiếng nói từ ngàn xưa cũng không có gì lạ! Nay dẫn chứng sơ vài nét để thấy “tính phổ biến” của nó.
Đặc điểm đặc sắc nhất của tiếng Việt là “đơn âm thành nghĩa” (theo khẳng định của các học giả Trung Quốc, khi nghiên cứu ngôn ngữ Bách Việt cổ đại trên lãnh thổ Trung Quốc ngày nay) tức là nói ra một “tiếng” là đã thành một nghĩa hoàn chỉnh, đó chính là một “từ” (theo khẳng định của giáo sư ngôn ngữ học Việt Nam Cao Xuân Hạo). Một tiếng (phát ra là đơn âm tiết) mà có ngay một nghĩa hoàn chỉnh, đó chính là một “nhất nguyên”. Từ Nhất Nguyên sinh ra Âm – Dương.
Quý bằng hữu đã xem bài viết “Quy tắc tạo từ trong Tiếng Việt” rồi thì đã nắm bắt, bằng hữu nào chưa xem thì xem lại theo link này:
Xin nhắc lại và giải thích thêm rằng, các Quy tắc (QT) được học giả Lãn Miên (LM) đặt tên như: QT Tơi-Rỡi, QT lướt … nó là các QT mang “tính phổ biến” trong Tiếng Việt chứ không phải do ngài LM tự đặt ra. Tức là, các QT ấy đã có sẵn trong Tiếng Việt, Học giả LM chỉ nhận mặt nó và đặt cái tên cho nó là QT lướt, QT Vo, QT Nở… để chúng ta dễ hiểu do nương theo khái niệm có trước. Nó cũng y như ta giải bài Toán thì phải nương theo các Tiên đề, Định luật… có trước. Ngoài các QT trong bài đã dẫn để tìm từ nguyên, trong Tiếng Việt còn có QT Chính – Phụ (Đề - Thuyết), QT Âm – Dương. Bài này, tôi đưa dẫn chứng về quy luật Âm – Dương theo sự hiểu của tôi để quý vị tường lãm = tám cho vui kkk
Quy luật Âm – Dương trong Tiếng Việt được thể hiện trong các cách nói (mà tôi tạm gọi) như sau:
+ Âm – Dương đối lập:
Vd: Đứng ngồi -> Đứng ngồi không yên; lui tới -> Anh chỉ nhà anh đặng tui biết đường lui tới; phải – trái -> Tui với anh ngồi đây nói chuyện phải trái cho rành; trắng đen -> trắng đen cho rạch ròi; trước sau -> trước sau như một; rào đón -> rào trước đón sau; không có -> Ăn không nói có; nắng mưa - > dãi nắng dầm mưa; ngắn dài -> than vắn thở dài; một hai -> một nắng hai sương hay một hai đòi cho bằng được; … và còn rất nhiều không thể kê hết kể cả trong ca dao tục ngữ:
Ăn dầm nằm dề; ăn vóc học hay; ăn trên ngồi trốc; ăn cỗ đi trước lội nước theo sau; Nhớ ai ra ngẫn vào ngơ; Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi; Công cha như núi thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra …. Thiết nghĩ liệt kê bao nhiêu đã đủ, quý bằng hữu cứ tiếp tục tìm nghen.
+ Âm Dương tương hỗ:
Thường thấy trong các từ đôi như: Đối xứng, kẻ sĩ, ruột rà, gà qué, rơm rạ, bỏ qua, văn vẻ, bạt ngàn, rời rạc, chăm bẵm, châm chích, giàu có, đầy đủ, hẻo lánh… Còn rất nhiều từ mà nếu kể ra chắc phải viết trăm trang giấy.
Đặc điểm chung của các từ đôi trên là, dùng hai từ có cùng nôi khái niệm (cùng hay gần nghĩa) để nhấn mạnh ý.
+ Âm Dương chuyển hóa:
Ta có các từ như: không có, không biết, không được (mang nghĩa phủ định); được chưa, đâu đó, đâu đây (mang nghĩa không chắc chắn); chẳng thà (mang ý tiết nuối); …
Đặt điểm của loại này là dùng hai từ trái nghĩa để phủ định hoặc có ý không chắc chắn.
+ Âm Dương bình hành:
Quy tắc này thấy rõ ở các từ đôi mà tên Hàn lâm gọi là "từ ghép đẳng lập" như: làng xóm, ao hồ, sông suối, nhà cửa, đường sá, cầu cống, xe cộ, giày dép, bút mực, kềm kéo, học tập, tìm kiếm, sửa chữa, đào bới, mặt mày, tóc tai…
Điểm chung của các từ này là dùng hai từ gần chủng loại làm nhẹ, làm hay cái ý muốn nói. Vd: Dạo này sao mặt mày hốc hát thế con!
Cái mà tui tạm gọi là AD tương hỗ thì ngôn ngữ Hàn lâm gọi là "từ láy".
Quy luật Đề - Thuyết thì họ gọi là Chủ ngữ - Vị ngữ (câu), Phụ âm - Nguyên âm (từ).
Các vị hàn lâm họ học theo Tây nên phân tích Tiếng Việt kiểu Tây do đó không thấy cái lý Dịch - Âm Dương sinh Tứ tượng trong Tiếng Việt. Cái gọi là Chủ - Vị họ chỉ dạy học trò để phân tích câu chứ không phân tích các Từ đơn. (Chủ yếu phân tích từ đơn để đánh vần. Đây là thiếu sót vì đặc điểm tiếng Việt là một âm thành nghĩa, trong một từ đã có Đề thuyết - LM gọi là Tơi Rỡi).
Như đã nói, Tiếng Việt là đơn âm, mỗi âm khi phát ra là một từ đã mang nghĩa. Ví dụ (Vd) khi đọc A hay Á thì đã có nghĩa đau hay giật mình rồi. Khi đọc B (bờ) thì có nghĩa là cái bờ rồi; hoặc chữ Ô khi đọc lên đã có nghĩa ngạc nhiên. Hoặc I, Ị, Ĩ, Ì, Í, Ỉ chỉ đọc lên đã có nghĩa rồi .v.v … và chữ A hay B hay Ô hay I này là cái Nhất nguyên.
Từ Nhất nguyên sinh ra AD nên mới có QT "Nở" từ một cái "Nôi khái niệm" hình thành nên một lô từ.
Vd: I = Đi = Di = Dời = Dịch = Do …
Hoặc: Ô = Mô = Một = Mỗi = Mai = Mãi ...
Nhưng trước khi Nở ra một đám con thì nó phải nở ra Âm Dương.
Vd: từ cái nôi Ô nở ra hai từ Mô/Một (0/1) …
Xét riêng một từ thì đâu là đề đâu là thuyết?
Vd: xét từ Nôi thì N là Dương (Tơi) Ôi là Âm (Rỡi) nhưng Ôi còn có Ô là cái Lõi. (N là đề, Ôi là thuyết)
Ngoài ra 6 thanh điệu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang ở mỗi con chữ làm cho nó phân tính Âm Dương rõ ràng hơn và nó như Lục khí cũng chia tam Âm, tam Dương.
Xét chữ Nôi ta có cái Đề là N nhưng ta đổi cái Thuyết Ối, Ồi, Ổi thì thành từ Nối, Nồi, Nổi. Nếu ta giữ thuyết thay Đề N thành H thì có Hối, Hồi, Hổi. Quy luật này học giả LM gọi là thay Tơi (N thành H).
Đó là nói cái Đề - Thuyết về từ chứ trong Ca dao, tục ngữ, thơ văn Việt thì đầy thí dụ. Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật là điển hình của cái Đề - Thuyết theo cấu trúc Tiếng Việt. Cho nên nó mới có 2 câu đầu gọi là Đề, 2 câu kế gọi là Thực, câu 5-6 gọi là Luận, 2 câu cuối (7-8) gọi là Kết.
Cái lý của Việt Dịch thì Tứ tượng biến hóa vô cùng nên ngoài các loại từ ghép theo 4 quy tắc trên, trong Tiếng Việt còn các loại từ ghép (là danh từ) như: con heo, trái ổi, xe lửa, cầu thang, cầu chì, học sinh, giáo viên … .
- Hoặc các từ ghép (là tính từ) như: xanh lơ, xanh ngắt, đỏ ối, vàng khè … .
- Hoặc các từ mà bây giờ họ gọi là từ láy như: chang chang, xanh xanh, luôn luôn, ào ào, vân vân… và trong đó họ còn phân tích là từ láy cấu tạo bởi 2 từ "vô nghĩa" như: bâng khuâng, chơ vơ, thút thít… 
- Hoặc kết hợp bởi 1 từ có nghĩa và 1 từ vô nghĩa như: thơm tho, nhỏ nhen, láu nháu, tắm táp, lạ lùng, lạ lẫm, lì lợm...
Thật ra là vì không hiểu nghĩa gốc của các từ này nên họ cho là nó "vô nghĩa" chứ Tiếng Việt mỗi Tiếng đã có nghĩa thì tại sao dùng ký tự ghi lại cái Tiếng đó để thành Từ thì lại không có nghĩa?
Vd như: lạ lẫm, có nghĩa là cái lạ khi lẫm chẫm biết đi, là cái lạ ban đầu. Chứ còn lạ mà lâu rồi, Lạ đến mức Vụng = Lùng = Lạ lùng; lạ đến kỳ quặc = hoắc = lạ hoắc. Đó là các cấp độ của Lạ trong tiếng Việt.
Đến đây ta lại thấy từ ghép "Lẫm chẫm" mà họ gọi nó là từ láy bằng hai từ "vô nghĩa".
Làm gì có chuyện nó vô nghĩa? Vì họ không phân tích tiếng Việt theo Âm Dương nên họ không thấy từ Lẫm nó nằm chung với Lầm, Lấm, Lâm, Lậm. Từ Chẫm nó nằm chung với các từ thuộc "họ nhà nó" là Chầm, Chấm, Chẩm, Châm, Chậm.
Bài đã dài nên dừng ở đây, nhường suy tư lại cho các bằng hữu.
Nhơn Huỳnh
Nguồn: https://www.facebook.com/profile.php?id=100005684174635

Không có nhận xét nào: