Hiển thị các bài đăng có nhãn KINH NIKAYA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KINH NIKAYA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (Cùlakammavibhanga sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Pháp nào được hành trì nhiều?

1. Trong sự chứng đạt chân lý, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự chứng đạt chân lý, pháp nào được hành trì nhiều.
Trong sự chứng đạt chân lý, này Bharadvaja, tinh cần được hành trì nhiều. Nếu không tinh cần theo đuổi chân lý thì không thể chứng đạt chân lý. Nhưng nếu tinh cần thì chứng đạt được chân lý. Do vậy, trong sự chứng đạt chân lý, tinh cần được hành trì nhiều.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Năm nguy hại này đối với người thất niệm

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có năm nguy hại này đối với người thất niệm, không tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?

Ngủ một cách khổ sở; thức dậy một cách khổ sở; thấy ác mộng; chư Thiên không phòng hộ; bất tịnh chảy ra.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Vòng luân hồi: từ sanh đến trưởng thành

Này các Tỷ-kheo, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình:
1. Ở đây, cha mẹ có giao hợp và người mẹ không trong thời có thể thụ thai, và Thức (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.
2. Ở đây, cha và mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưng Thức (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình.
3. Và này các Tỷ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và Thức có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình.

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Có phải Như Lai tồn tại sau khi chết?

...Bạch Thế Tôn, có phải Như Lai tồn tại sau khi chết? Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội không?...

Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya

9. Kinh Potthapàda (Bố-sá-bà-lâu)
(Potthapàda sutta)
1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Sàvatthi (Xá-vệ), rừng Jetavana (Kỳ viên), vườn Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, du sĩ ngoại đạo Potthapada (Bố-sá-bà-lâu) cùng với đại chúng du sĩ ngoại đạo khoảng ba trăm vị, ở tại vườn của hoàng hậu Mallika (Mạt-lê-viên) tên là Ekasàlaka có hàng rào cây tinduka, một hội thảo trường luận bàn về chánh kiến, tà kiến.

Phật Pháp Dành Cho Ai?

Phải chăng Phật Pháp
dành cho tất cả mọi người?
❶ Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người ít dục, Pháp này không phải để cho người nhiều dục;
❷ Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ;
❸ Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng;
❹ Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác;

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

"1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Kinh Ðại Thiện Kiến vương (Mahàsudassana sutta)

Trái đất này ngày xưa đã từng như một thiên giới.

17. Kinh Ðại Thiện Kiến vương
(Mahàsudassana sutta)

Tụng phẩm I
1. Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ngụ tại Upavattana (Hồ-bạt-đan) ở Kusinàrà (Câu-thi-la) trong rừng Sà la của giòng họ Mallà, giữa hai cây Sàla song thọ, khi ngài sắp nhập Niết bàn.

KINH HẠNH PHÚC (Mangala Sutta)

1) Không gần kẻ ngu si, 
Thân cận người hiền trí, 
Cúng dường bậc xứng đáng, 
Là điềm lành tối thượng

KINH NHƯ THẾ NÀO (Kinti Sutta)

"Dữ liệu Thế Tôn nhắc đến Abhidhamma (bộ tạng Thắng Pháp/ Vi Diệu Pháp) trong kinh Nikaya.
Xưa nay có không ít hành giả cho rằng Vi Diệu Pháp không do Thế Tôn thuyết vì họ nghĩ rằng nó không thiết thực.
Vi Diệu Pháp là bộ giải thích về trí tuệ." (Lê Thanh Hảo)

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

TÌM HIỂU TRUNG BỘ KINH Tập 1.2.3

THÍCH CHƠN THIỆN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

Nhận định tổng quát

Có thể nói rằng chỉ trong mười kinh đầu tiên của Trung Bộ I, con đường nhận thức và tu tập của Phật giáo đã được giới thiệu đầy đủ. Các pháp tu ấy và chánh kiến ấy trên thực tế được Thế Tôn và các đại tôn giả giảng dạy trong suốt 45 năm dưới nhiều hình thức trình bày, ngôn ngữ, thí dụ khác nhau. Tất cả vẫn là sự vận hành của Năm uẩn, Mười hai nhân duyên, tẩy sạch tâm cấu uế, sống viễn ly, hiện tại lạc trú, tịch tịnh trú, biến mãn Tứ vô lượng tâm khắp mười phương để đắc Tam minh, Lục thông, hay Bất động tâm giải thoát, hoặc Vô thủ trước Niết bàn. Giản dị hơn là nội dung: Giới, Định, Tuệ, Giải thoát và Tri kiến giải thoát.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Mộng

(VI) (196) Mộng

1. - Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, này các Tỷ-kheo, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, có năm mộng lớn hiện ra. Thế nào là năm?

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

HÀNH LÀ VÔ THƯỜNG, HỮU VI, DO DUYÊN SANH.

"11) Ngoại trừ hai nhóm cội gốc, mọi thứ khác được cho là có mặt trong Vũ trụ thì chúng là sản phẩm của hai nhóm cội gốc". (Trích 60 Tuyên bố sự thật về Vũ trụ - Pháp Không Chân Như)
---
Này các Tỷ-kheo, pháp đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn niệm xứ đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn chánh cần đã được giải thích, thuyết giảng. Bốn như ý túc đã được giải thích, thuyết giảng. Năm căn đã được giải thích, thuyết giảng. Năm lực đã được giải thích, thuyết giảng. Bảy bồ-đề phần đã được giải thích, thuyết giảng. Thánh đạo Tám ngành đã được giải thích, thuyết giảng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, pháp được Ta giải thích, thuyết giảng.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

CHỨNG ĐẠT TAM MINH

11. [Saccaka Aggivessana hỏi Thế Tôn] – Phải chăng Tôn giả Gotama không bao giờ có một lạc thọ nào khởi lên, có thể xâm chiếm tâm và tồn tại? Phải chăng Tôn giả Gotama không bao giờ có một khổ thọ nào khởi lên, có thể xâm chiếm tâm và tồn tại? 

12. – Này Aggivessana, sao có thể không như vậy được? Ở đây, này Aggivessana, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: “Ðời sống gia đình bị gò bó, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia như sống giữa hư không. Thật rất khó sống tại gia đình mà có thể sống hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh đời sống phạm hạnh thuần tịnh. Hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”.

BA HẠNG NGƯỜI ĐEM LẠI HẠNH PHÚC CHO CHƯ THIÊN VÀ LOÀI NGƯỜI.

Này các tỳ-khưu, có ba hạng người này xuất hiện ở đời, xuất hiện đem lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Thế nào là ba? 

Ở đây, này các tỳ-khưu, Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la- hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, trình bày phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Này các tỳ-khưu, đây là hạng người thứ nhất xuất hiện ở đời, xuất hiện đem lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. 

BỐN PHÁP THÀNH TỰU DỰ LƯU.

– Thành tựu bốn pháp, này các tỳ-khưu, vị thánh đệ tử là bậc Dự lưu, không có thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ. Thế nào là bốn?

(1) Ở đây, này các tỳ-khưu, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: “Ðây bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”.

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ TRÍ TUỆ

– Này các tỳ-khưu, có tám nhân và duyên này, khiến căn bản phạm hạnh chưa chứng được có thể chứng được với trí tuệ; nếu chứng được thì đưa đến tăng trưởng, tăng rộng, được tu tập, được viên mãn. Thế nào là tám? 

(1) Ở đây, tỳ-khưu sống dựa trên bậc Ðạo sư hay bậc đồng phạm hạnh đóng vai trò y chỉ sư, vị ấy được an trú tàm quý một cách sắc sảo, được ái mộ, được kính trọng. Đây là nhân và duyên thứ nhất, khiến căn bản phạm hạnh... được viên mãn. 

PHÂN TÍCH BÁT CHI THÁNH ĐẠO

– Này các tỳ-khưu, Ta sẽ giảng và phân tích Bát Chi Thánh Đạo này. Hãy lắng nghe và khéo tác ý. Ta sẽ giảng. 

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 

Các tỳ-khưu ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

– Này các tỳ-khưu, thế nào là Bát Chi Thánh Đạo? Tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

TÂM TỪ

11. Này chư tỳ-khưu, có năm loại ngôn ngữ mà các ông có thể dùng khi nói với các người khác: “Ðúng thời hay phi thời, chân thực hay không chân thực, nhu nhuyễn hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm”. Khi nói với các người khác, các ông có thể nói đúng thời hay phi thời. Khi nói với các người khác, các ông có thể nói lời chân thực hay nói lời không chân thực. Khi nói với các người khác, các ông có thể nói lời nhu nhuyễn hay nói lời thô bạo. Khi nói với các người khác, các ông có thể nói lời lợi ích hay nói lời không lợi ích. Khi nói với các người khác, các ông có thể nói với từ tâm hay với sân tâm.