"Dữ liệu Thế Tôn nhắc đến Abhidhamma (bộ tạng Thắng Pháp/ Vi Diệu Pháp) trong kinh Nikaya.
Xưa nay có không ít hành giả cho rằng Vi Diệu Pháp không do Thế Tôn thuyết vì họ nghĩ rằng nó không thiết thực.
Vi Diệu Pháp là bộ giải thích về trí tuệ." (Lê Thanh Hảo)
KINH NHƯ THẾ NÀO (Kinti Sutta)
...
– Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các ông nghĩ như sau: “Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp.”
Do vậy, này các Tỷ-kheo, những pháp Ta giảng cho các ông với thượng trí, như là Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy bồ-đề phần, Thánh đạo tám ngành. Ở đây, các ông phải học tập tất cả trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau. Và này các Tỷ-kheo, khi các ông học tập trong các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể có hai vị Tỷ-kheo nói khác nhau về Abhidhamma (Thắng pháp).
Ở đây, nếu các ông nghĩ như sau: “Giữa các vị Tôn giả này có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn;” ở đây, Tỷ-kheo nào các ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: “Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau.” Rồi một Tỷ-kheo nào của phái bên kia mà các ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: “Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau.” Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.
...
(Kinh Trung Bộ 2. Kinh Như Thế Nào.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét